Hình Ảnh Thơ, Biểu Tượng Thơ Mang Đậm Màu Sắc Mường

nồng: Bóng người ta thương cay/ Như rượu ngấm/ Lửa yêu người nên ấm/ Mai ta lại ủ men (Lửa lại thắp lên)...

Bùi Thị Tuyết Mai viết nhiều về những mong ước, khát khao được yêu say dắm. Điều này không chỉ thể hiện ở nỗi nhớ, niềm yêu vô bờ mà nó còn được thể hiện ở sự tiếc nuối tình yêu trong quá khứ và mong muốn được chở che, chia sẻ, quan tâm trong một tình yêu mới, chính vì thế mà tình yêu trong thơ chị còn gắn liền với những dự cảm, những lo âu, trăn trở đời thường: Người xa / Góc hồ còn đó/ Lao xao/ Cơn gió chờn vờn/ Lời yêu lúc mờ lúc tỏ (Tôi vẫn đến hồ); Rì rào/ Người con gái nào đang yêu mà không/ trăn trở/ Những nụ hoa trong vườn mơ ngủ (Mưa xuân)...

Đọc thơ tình yêu của Bùi Thị Tuyết Mai, người đọc luôn bắt gặp sự trăn trở, day dứt của một người đàn bà với những nghĩ suy sâu sắc tạo nên một giọng điệu riêng, độc đáo. Đó là những vần thơ luôn đậm chất triết lí, trải nghiệm, sâu sắc và gợi được sự đồng cảm của trái tim độc giả. Và chính cái Tôi với khát khao về một tình yêu cá nhân và và hạnh phúc lứa đôi cháy bỏng, mãnh liệt đã làm nên nét hiện đại cho thơ của người con Xứ Mường- Bùi Thị Tuyết Mai.

Có thể nói, thời gian là một yếu tố để lại rất nhiều trăn trở trong thơ của Bùi Thị Tuyết Mai. Điều đó, cũng dễ hiểu bởi xuất phát từ chính khao khát được sống, được yêu và được cống hiến cháy bỏng và hết mình, cho nên Bùi Thị Tuyết Mai luôn bị ám ảnh, day dứt bởi bước đi của thời gian, sợ thời gian trôi qua cùng với những dự cảm bất trắc trong tình yêu: Con sợ/ Những tình yêu mặn nồng không dành cho con rồi sẽ lớn lên/ Ngấm vào nỗi buồn của con/ Và những người đàn ông con yêu/ Con sợ/ Một ngày kia cỏ cây héo tàn/ Trăng lửng lơ/ Mắt lửng lơ/ Treo lên bầu trời thiếu nợ/ Vì những tình yêu không trở về (Gọi); Góc hành trang nhỏ bé của em/ Có bóng một cuộc hẹn/ Cuộc hành trình dài dằng dặc của em/ Có một người ẩn hiện (Gửi nỗi buồn); Nhũng bước đi của em; Mờ dần trên con đường tỏ; Hoa cỏ trong em; Tàn dần giữa mùa nở (Gửi nỗi buồn)...

Với Bùi Thị Tuyết Mai thời gian như là nơi để bộc lộ sự nuối tiếc đầy nữ tính: Buổi tối ấy anh và em cùng thật/ Cùng đi chơi và ngủ riêng nhà/ Anh trải sao lên bầu trời phố/ Và xa/ Em khe khẽ nhìn ra/ Rồi sau này anh với em cùng tiếc/ Cùng gầm gào ồn ã tiếng xe ga/ Anh yên lặng nhớ/ Em im lặng/ Quãng đường thưa người lắm ổ gà (Buổi tối ấy); Thời gian chính là nơi để Bùi Thị Tuyết Mai bộc bạch tâm sự với nỗi nhớ cháy lòng: Nhớ anh đầu hồi/ Mặt trời không đỏ/ Quả cây trong em dần chín/ Mặt trăng tròn bỗng rơi /.../ Nhớ anh như trẻ nhỏ xa mẹ qua đêm/ Em ra ngõ lá rụng/ Ra sông thấy hoa trôi/ Gửi thầm mấy lời cho hòn cuội nhỏ/ Nhớ/ Gió lay mặt trời chín rụng/ Hòn cuội trắng trở thành hòn cuội đỏ/ Suối đổ thành dòng loang loáng bóng anh (Lại nói về nỗi nhớ); Anh hiện lên như một ngọn chông/ Phía chân mây/ Trái bứa mười bảy ứa nhựa trong mắt tôi/ Gồ ghề đá nhám/ Một đời hối tiếc/ Một đời yêu thương (Mười bảy). Thời gian đã gợi lên cả một bầu trời kỉ niệm đầy tiếc nuối nhớ thương của tuổi mười bảy đầy mộng mơ, sôi nổi. Thời gian qua đi cùng với đó là tình yêu cũng có thể qua đi, nhưng mỗi khi nhắc đến tình yêu thì thơ chị không buồn đau mà luôn lấp lánh những kỉ niệm và hồi ức và hy vọng. Có thể thấy, thời gian trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai chính là nơi để nhà thơ cất giữ những kỉ niệm, những khát vọng mang đậm chất nữ tính trong tâm hồn người phụ nữ đa cảm, đa tình, giàu tin yêu, luôn khao khát đi tìm hạnh phúc đời thường. Chỉ bằng vài nét khắc họa về nhịp thời gian trôi, nhưng Bùi Thị Tuyết Mai đã vẽ nên bức chân dung tâm hồn người phụ nữ hiện đại luôn đầy tự tin nhưng cũng đầy trăn trở, suy, tư, lo âu, khắc khoải, chứa chan khát vọng nhưng cũng bao hoài nghi đau khổ về tình yêu, cuộc sống.

Một điều mà chúng ta cần lưu ý đó là chất hiện đại trong thơ chị không chỉ thể hiện ở cách tư duy về tình yêu mới mẻ cùng những trải nghiệm buồn vui trong cuộc sống đời thường- mà nó còn thể hiện ở cách tư duy của chị về cuộc sống. Là người phụ nữ thông minh, vốn trải nghiệm phong phú, lại nhạy cảm trước hiện thực cuộc sống, nên trong thơ chị luôn phản ánh những gì chân thực

nhất về thế giới nhân sinh bằng cái nhìn, bằng sự suy nghĩ riêng của chính bản thân mình. Trong cuộc đời, Bùi Thị Tuyết Mai đã đi nhiều nơi trên khắp vùng miền của Tổ quốc, chị đã sống, đã dâng hiến và vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống để rồi có lúc thành công, có khi thất bại, khi hạnh phúc, khi khổ đau. Thơ chị thể hiện nhiều suy tư, chiêm nghiệm về nhân tình thế thái và cuộc sống cũng như nỗi khổ đau, cay đắng, ngọt ngào với sự biến đổi khôn lường của nó: Nhà sàn đúc bằng vàng/ Không bằng có đứa con ngoan/ Trong bồ sẵn tiền sẵn của/ Chẳng bằng trong nhà ai cũng chăm làm; Lúc giàu nhớ khi khó/ Lúc có nhớ giúp người nghèo (Lời xóm lời làng); Những cốm chanh vừa đợi xe buýt, vừa ăn xôi/ Ngón tay cái tới tấp mổ bàn phím/ Kỹ thuật số rồi/ Mọi khái niệm trở nên năng động/ Câu và từ đành phải mím môi (Bình minh phố)...

Đọc thơ chị, chúng ta luôn bắt gặp những nỗi niềm tâm sự riêng, chung của cuộc đời chị. Chị thường suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc sống, về tình cảm của con người bằng chính những trải nghiệm của bản thân. Tác giả đã vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết, vốn văn hóa của mình vào trong các sáng tác. Vì thế mà thơ chị có một giọng điệu riêng, mang màu sắc triết lí khá thâm trầm, sâu sắc với trường liên tưởng phong phú và lối diễn đạt riêng. Như vậy, có thể thấy cách nhìn và quan điểm của Bùi Thị Tuyết Mai về cuộc sống luôn có tính tích cực, ý nghĩa, chứ không phải chỉ là một sự hoài nghi, buồn chán.

Thơ của chị luôn quan tâm đến các vấn đề của xã hội và cuộc sống hiện đại, trong sự vận động phát triển của nó. Ta có thể bắt gặp sự thay đổi của cuộc sống, sự hối hả của dòng đời và dòng người khi xã hội bước vào cuộc sống hiện đại, thời công nghệ 4.0 như hiện nay: Chim Bẻ Chèm lảnh lót hóa thân vào điện thoại, ti vi và bất cứ cái gì để đến lúc đó đánh thức mọi người/ Dậy/ Dồn dập bước chân/ Dồn dập nước xối/ Dồn dập những đôi giày dép, những xe đạp, xe máy, ô tô và máy bay suốt một đêm ngủ say/ Giờ cồn cào khởi động (Bình minh phố). Là người phụ nữ có trái tim đa cảm và có cái nhìn sâu sắc trước những biến đổi của cuộc sống, của nhân tình thế thái và lòng người nên đôi khi tác giả cũng

rơi và tình trạng xót xa. cay đắng nhưng không vì thế mà bi lụy, sầu não- mà chị đã coi đó như là một tất yếu để tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương và dâng hiến. Thơ chị vì thế còn mang đậm chất triết lí nhân sinh, mang đậm tư tưởng nhân văn, nhân ái. Điều này đã góp phần tạo nên một cái Tôi vừa nữ tính, dịu dàng, nồng nàn, đam mê, hồn hậu, vừa mạnh mẽ, sắc sảo, bản lĩnh và sâu sắc… trước mọi tình huống của cuộc đời. Với chị làm thơ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nó giống như tình yêu của chị với cuộc sống, nó mang lại niềm vui: Tất cả những gì bàn chân tôi lướt đi/ Ôi niềm vui sáng tác/ Là hơi thở óng vàng/ đắm say kết hạt/ Sức nóng của một con tằm đang rút ruột làm thơ (Đường đua). Chị coi văn chương như một nhu cầu tự thân không thể nào thay thế, chị đã đặt sự nghiệp văn chương vào trong cuộc sống của mình và đã vì nó mà tiếp tục yêu, tiếp tục sống, tiếp tục sáng tạo. Điều này đã phản ánh được một cái Tôi lao động nghệ thuật bền bỉ, nghiêm túc, miệt mài, một trái tim hết mình cống hiến cho sự nghiệp văn chương của một nhà thơ dân tộc Mường- Bùi Thị Tuyết Mai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 9

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai đã nói lên được những nỗi niềm tâm sự riêng của một Cái Tôi người phụ nữ DTTS mang vẻ đẹp truyền thống nhưng cũng mang hơi thở của thời hiện đại. Vốn là một trí thức DTTS, Bùi Thị Tuyết Mai đã gắn bó sâu nặng với quê hương miền núi với bao phong tục tập quán mang đậm bản sắc Mường. Chị trân trọng vẻ đẹp vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Mường, do đó dù có xa quê chị vẫn một lòng đau đáu hướng về quê, vẫn yêu thích trang phục Mường, vẫn tha thiết với nương, ruộng, núi rừng; vẫn rộn ràng say đắm với các lễ hội Mường với những tiếng chiêng, tiếng cồng Mường, những điệu múa Mường. Ở chị luôn toát lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Mường. Nhưng bên cạnh đó, là người phụ nữ trí thức, công tác ở nhiều cơ quan khác nhau ở Thành phố và thủ đô, chị cũng đã mang những nét phẩm chất, nhũng lối suy nghĩ, tư duy... của thời công nghệ hiện đại. Vì vậy hình ảnh một người phụ nữ trí thức

Mường- Bùi Thị Tuyết Mai đã được khắc họa trọn vẹn, sinh động với vẻ đẹp truyền thống và hiện đại. Tiếng thơ của chị cũng chính là tiếng thơ của một người phụ nữ DTTS thời kỳ hiện đại; vừa nồng nàn, say đắm, hồn nhiên, chân mộc... nhưng cũng đầy ẩn ức, hoài nghi, trăn trở. Nhưng vượt lên hết là một tâm hồn thẫm dẫm yêu thương, tràn đầy khát vọng, đầy sự tha thứ và giàu lòng nhân ái. Điều đó đã làm nên một chân dung cái Tôi của Bùi Thị Tuyết Mai sinh động và cụ thể.

Chương 3

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NỔI BẬT TRONG THƠ BÙI THỊ TUYẾT MAI

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai không chỉ có sự cuốn hút, chinh phục nhất định người đọc về mặt nội dung mà còn thuyết phục được độc giả bằng cả những nét đặc sắc về nghệ thuật. Chúng tôi xin được nêu ra một số đặc điểm về mặt nghệ thuật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai với mục đích: Chỉ ra được những đóng góp mang tính sáng tạo, mang đậm phong cách, bản sắc văn hóa, hơi thở của văn hóa dân gian, của cuộc sống bình dị nơi Mường Động. Cái độc đáo của một hồn thơ đến từ xứ Mường đối với thơ dân tộc thiểu số nói riêng và thơ nữa Việt Nam thời kì hiện đại nói chung.

3.1. Hình ảnh thơ, biểu tượng thơ mang đậm màu sắc Mường

Thế giới nghệ thuật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai đầy ắp những hình ảnh chân thực, quen thuộc của không gian miền núi, không gian cộng dồng Mường thân thương đó đã đem lại cho thơ Bùi Thị Tuyết Mai cảm giác yên tĩnh, bình yên trong chặng đường đầy chông gai của cuộc sống. Trong cuộc sống đầy náo nhiệt và nghiệt ngã- những bóng cây, những dòng sông, con thuyền, những khu vườn, hình ảnh nhà sàn, những bông hoa, vầng trăng, hình ảnh núi rừng, sông suối, ruộng nương… đều trở thành nơi “chở che thương mến” của tâm hồn đầy xao động, đầy yêu thương nhưng cũng đầy đắng cay chua chát của Bùi Thị Tuyết Mai.

Những hình ảnh được khắc họa tự nhiên, nhưng cũng thể hiện chiều sâu của một tâm hồn nghệ sĩ giàu lòng yêu thương, một tấm lòng nặng tình với quê hương xứ sở, một sự tự hào về vẻ đẹp truyền thống, vẻ đẹp bản sắc văn hóa Mường.

3.1.1. Hình ảnh thơ đậm màu sắc Mường

Phương Lựu đã định nghĩa về hình ảnh thơ như sau: “hình ảnh là khả năng

gợi tả sinh động trong cách diễn đạt của con người. Ví dụ: Cách diễn đạt có hình ảnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh” . Từ định nghĩa trên ta có thể khẳng định khả năng

gợi tả của hình ảnh thể hiện trong nếp sống và tư duy của mỗi con người trước hiện thực. Chính nhờ khả năng này mà hình ảnh được sử dụng như một yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học, đặc biệt trong thơ hình ảnh giữ vai trò quan trọng. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng hình ảnh”. Qua hình ảnh thơ, người đọc cảm nhận được một góc nhỏ trong đời sống con người, một nét đẹp trong tính cách một nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh thơ chính là sản phẩm của quá trình tư duy, tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong thơ ca, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng là sự khách thể hóa những rung cảm nội tại để cái tôi nhìn nhận chính mình. Hình ảnh trong thơ đòi hỏi sự cảm nhận bằng thị giác, thính giác và cả trí tượng tượng.

Goethe- thiên tài văn học và triết học đã từng nói: “Tôi tìm những bức tranh trong các câu thơ” hay Đốpgiencô nói một cách có hình ảnh rằng: “Hai người cùng nhìn xuống một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia lại nhìn thấy được những vì sao”. Bởi vậy những con người có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, có sự tinh tế trong cách cảm nhận, có trí tưởng tượng phong phú chính là những người nghệ sĩ chuyên chở ý nghĩa thẩm mỹ, hiện thực khách quan thành hình tượng nghệ thuật.

Người miền núi giản dị trong cách nói, cách nghĩ, nếp sống và đặc biệt họ có cách tư duy vừa cụ thể, vừa giàu hình ảnh, bởi họ sống gần gũi và chan hòa với thiên nhiên, tôn trọng và yêu quý thiên nhiên. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và đời sống con người vùng cao hiện lên rất thân thiện, phong phú và linh hoạt. Thông qua hàng loạt những hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật... miền núi vùng Mường Động mang giá trị biểu cảm cao đã cho thấy sự tinh tế, đặc sắc của nữ nhà thơ trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ.

Hình ảnh trong thơ của Bùi Thị Tuyết Mai nhắc nhiều đến hình ảnh của dung dị, mang hơi thở của cuộc sống miền núi. Hầu như mọi sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống đều đi vào trong thơ với hình ảnh những con người

miền núi giản dị, đáng yêu. Những hình ảnh đó không đơn thuần chỉ để miêu tả, để phô diễn mà nó còn có khả năng gợi cho độc giả. Điều đặc trưng trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai là: cảm thấy “quen” mà “lạ”, giản dị mà độc đáo. Hình ảnh đôi khi là tả thực nhưng vẫn thấy cái ẩn ý chứa đựng đằng sau đó. Chẳng hạn khi miêu tả về tình yêu đôi lứa, nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai mượn hình ảnh của vầng trăng để thổ lộ nỗi lòng của cô gái: Sẽ là thường tình nếu anh không nhớ/ Em biết/ Anh không thể vô tâm với buổi tối một mình/ Buổi tối có vầng trăng như miếng cau, nằm nghiêng nghiêng hờn dỗi (Ngày của em)...

Thơ chị hiện lên con người và thiên nhiên đại ngàn, sông suối với đầy đủ sắc màu, hình khối. Đó là hình ảnh của thiên nhiên như trời, mây, gió, trăng, sông, suối, núi đồi, nương rẫy, mùa xuân, mùa đông, mùa hạ… hình ảnh của những sự vật xung quanh: đá, đất, cây cối, cỏ hoa; những con vật thân quen: ngựa, bò, trâu, gà, sóc, nai...; hình ảnh quê hương với những tập tục sinh hoạt, trang phục: cây đàn, khèn, chiêng, cồng, áo quần, khăn.

Nhưng có thể thấy hình ảnh xuất hiện với tần số cao mang tính biểu tượng lớn phải kể đến như: trăng, núi, sông suối,… có lẽ đó là cái cớ để nhà thơ bộc bạch nỗi lòng mình.

Qua tìm hiểu và khảo sát chúng tôi thấy hình ảnh trăng, núi, sông, suối xuất hiện trong khá nhiều tập thơ của chị. Hình ảnh “sông, suối” xuất hiện trong tập thơ Mưa trong nhà với tần số 3 lần/ 35 bài (ví dụ như: Qua nhiều suối ầm ầm thác réo/ Nước cuốn thành rải/ Suối này dữ dội hơn suối kia (Ngày vỡ) ; xuất hiện 10 lần/ 55 bài trong tập Binh boong (ví dụ như: Ta yêu nhau từ ấy cho núi xanh/ Dúi ở trong lòng ta biết tình ta sâu như sông/ Muốn đến thăm nhau cách sông cách núi (Lời tình lọ cọ); 5 lần/ 44 bài trong tập Nơi cất rượu (ví dụ như: Chiếc gùi mây ngủ trên lưng câu hát/ “Hoa đất Mường lời con suối trong xanh”(Hoa đất Mường); 6 lần/ 44 bài trong tập Mường Trong (Trong bài Về bờ vai có câu: Những ngày độc hành trên con đường cuồn cuộn sông/ Mỏi mệt và buồn). Hình ảnh “núi” xuất hiện trong tập thơ Mưa trong nhà với tần số 7

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023