Nghệ Thuật Sử Dụng Ngữ Liệu Văn Hóa Trong Ngôn Ngữ Truyện Kiều


Nguyễn Du. Ở tác phẩm này, số lượng ngữ liệu văn hoá bình dân tuy chưa thật phong phú nhưng hệ thống này đã đặt tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển ngôn ngữ bình dân trong Truyện Kiều.

Khi khảo sát truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi nhận thấy, số lượng từ ngữ có sắc thái bình dân trong tác phẩm này cũng khá phong phú, đặc biệt, các ngữ liệu chịu ảnh hưởng của văn hoá Nam bộ, cụ thể ảnh hưởng văn hoá giao tiếp, khẩu ngữ là 75 ngữ liệu, ảnh hưởng của ca dao dân gian Nam bộ là 48 ngữ liệu. Số ngữ liệu này có ý nghĩa lớn và có tần số xuất hiện cao trong toàn bộ tác phẩm. Nó góp phần thể hiện bản sắc văn hoá Nam bộ và cá tính bộc trực của một nhà nho ưu thời mẫn thế. Đồng thời, hệ thống ngữ liệu đó cũng góp phần thể hiện những yếu tố tự thuật – một đặc tính khu biệt của truyện Nôm Lục Vân Tiên so với Hoa Tiên Truyện Kiều.

Riêng Truyện Kiều, trong tổng số 1.102 ngữ liệu được khảo sát, số lượng 445 thành ngữ được sử dụng là một con số khá lớn. Tât nhiên trong số này, 332 thành ngữ được sử dụng nguyên dạng và 113 thành ngữ được tác giả sáng tạo, tái tạo, vận dụng tách xen, lắp ghép như một phương tiện tu từ mà không mất đi vẻ cân đối, bóng bẩy của câu thơ. Chẳng hạn thành ngữ “gió táp mưa sa” được Nguyễn Du dùng trong câu 403 và 3.099 đều không hề có ý trùng lặp:

Tay tiên gió táp mưa sa, Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.

(Câu 403 - 404)

Ở câu thơ này, câu thành ngữ được sử dụng trong lời khen của Kim Trọng, dụng ý của Nguyễn Du khen tài thơ, bút lực và khả năng ứng đối nhanh của Thuý Kiều, hai ông Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim đã dẫn câu thơ cổ Phong vũ thôi thi tứ

風雨推詩思 (Cái thi tứ xuất hiện nhanh như thể là có gió mưa đun đẩy) để nói về ý

nghĩa của thành ngữ đã nêu. Tuy nhiên đến câu:

Bấy chầy gió táp mưa sa,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn.

(Câu 3099 - 3100)

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 14


Qua tìm hiểu, tiếp cận từ góc độ xuất xứ, ở thành ngữ “gió táp mưa sa” là một sự chuyển dịch rất thành công và rút gọn Phong vũ thôi thi tứ. Theo sách Cổ đại thi tứ cố sự 古代詩思故事, Lý Thương Ẩn 李商隱 (Đường ), Viên Mai 袁枚

(Thanh ) và một số nhà thơ khác đã sử dụng mỹ từ phong vũ này để diễn đạt

những khái quát về cuộc đời cũng như quá trình xây dựng tứ thơ trong sáng tác những bài thơ viết về hiện thực xã hội. Ở câu thơ 3099 - 3100 này, nhà thơ vận dụng thành ngữ đã nêu trong ngôn ngữ của Kiều nhằm dụng ý miêu tả cuộc đời đau khổ của nàng, dụng ý khái quát về cuộc đời phong trần “ong qua bướm lại đã thừa xấu xa” mà Kiều đã nếm trải. Có thể nói, ở nhiều trường hợp khác, tài nghệ khéo léo vận dụng linh hoạt thành ngữ của Nguyễn Du đã được thể hiện một cách thuần thục. Điều đó chứng tỏ nhà thơ không chỉ nắm rò ý nghĩa gốc của thành ngữ mà còn có khả năng gia tăng những nét nghĩa mới, góp phần làm cho ngữ cảnh được miêu tả thêm phần hấp dẫn. Về hệ thống thành ngữ tách xen, vận dụng sáng tạo, Nguyễn Du không chỉ sáng tạo ra những thành ngữ mới, lần đầu tiên xuât hiện trong ngôn ngữ văn chương cổ điển Việt Nam. Ví dụ như ở câu thơ sau:

Não người cữ gió, tuần mưa,

Một ngày nặng gánh tương tư một ngày.

(Câu 567 - 568)

Thành ngữ “cữ gió tuần mưa” được Nguyễn Du sáng tạo và sử dụng trong ngữ cảnh này nhằm làm tăng thêm dáng vẻ tình cảm, nỗi tương tư của Kim và Kiều sau những lần hạnh ngộ. Sau Nguyễn Du, có lẽ chưa có một thi nhân nào sử dụng những hình ảnh này để bộc lộ nỗi đau chia cách của những tài tử giai nhân vừa gặp gỡ đã chia phôi. Trong một trường hợp khác, nhà thơ chỉ sử dụng một phần của thành ngữ, hoặc tách rời các thành tố của thành ngữ nhằm diễn đạt những nghĩ suy của nhân vật:

Vả đây đường sá xa xôi,

Mà ta bất động, nữa người sinh nghi.”

(Câu 844 – 845)


Hai từ “bất động” trong thơ trên, nhà thơ đã mượn ý của câu thành ngữ “Án binh bất động”. Nhà thơ chỉ lấy ý, dẫn từ mà không dùng trọn vẹn thành ngữ trong suy tính của Mã Giám Sinh, để đặc tả tính cách bất lương, háo sắc, đểu giả của gã họ Mã này. Trong quá trình sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã rất chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của nó. Trong tổng số 445 thành ngữ được khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 170 ngữ cố định là những thành ngữ thường được sử dụng trong văn học dân gian, 162 cụm từ có hình thức là thành ngữ những nội dung ý nghĩa là của văn học từ chương như: trong nguyệt trên mây, nghiêng nước nghiêng thành, cây quỳnh cành dao, trên Bộc trong dâu, nhả ngọc phun châu… và 113 thành ngữ được nhà thơ vận dụng sáng tạo, có khi ông tạo ra những thành ngữ mới trên nền tảng của thành ngữ nguyên mẫu, có khi chỉ dẫn ý, hoặc sử dụng một phần. Chẳng hạn như câu: “Tình sâu mong trả nghĩa dày” vốn là lấy từ thành ngữ gốc là tình sâu nghĩa nặng, song có lẽ do áp lực về gieo vần của câu thơ lục bát nên ông đã thay đổi từ nghĩa nặng thành nghĩa dày cho hợp với vần “ay” ở chữ thứ 8 của câu bát trên và chữ thứ 6 của câu bát dưới. Hoặc nhà thơ không viết các thành ngữ theo kiểu phổ thông như: Đau như dần, rối như tơ vò, xấu chàng hổ thiếp…, ông chuyển thành câu thơ 8 âm tiết như sau:

Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau.” (Câu 1252) “Xấu chàng mà ai có khen chi mình.” (Câu 1610)

Ông cũng không viết trọn vẹn câu thành ngữ Miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm, ông

đã diễn đạt thành một cặp lục bát đầy triết lý:

Bề ngoài thơn thớt nói cười,

Mà trong nham hiểm giết người không dao.

(Câu 1815 - 1816)

Có lúc nhà thơ không dùng nguyên vẹn câu thành ngữ Hán Việt như Thủ khẩu như bình hoặc thành ngữ thuần Việt Ai khảo mà xưng, ông đã linh hoạt hoá thành một câu lục bát diễn tả những toan tính của Thúc Sinh khi về nhà:

Nghĩ: Đà bưng kín miệng bình, Nào ai có khảo mà mình lại xưng?

(Câu 1577 - 1578)


Ở một số trường hợp khác, khi cần nhấn mạnh nội dung ý nghĩa của thành ngữ, Nguyễn Du đã tận dụng một cách hợp lý kết cấu tiểu đối của thành ngữ, tạo nên những thành ngữ tách xen và thêm vào đó một số từ nhấn mạnh, ví dụ như ông không dùng hẳn thành ngữ Trong ấm ngoài êm, tình sâu nghĩa dày, hoa kia cành này mà viết:

Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.” (Câu 1506) “Tình sâu mong trả nghĩa dày,

Hoa kia đã chắp cành này cho chưa.

(Câu 1263 - 1264)

Bên cạnh đó, khác với một số nhà thơ đương thời, Nguyễn Du đã đưa vào tác phẩm của mình những từ ngữ có tính chất phong cách khẩu ngữ đậm nét. Với 331 ngữ liệu văn hoá bình dân được dẫn dụng, nhà thơ đã rất táo bạo, chấp nhận đổi mới phong vị ngôn ngữ của thơ ca đương thời. Ông thổi vào những câu thơ lục bát đầy tính chất tự sự của mình bằng những giai điệu rất trữ tình, ngọt ngào của ca dao, dân ca Việt Nam (83 ngữ liệu). Bên cạnh đó dường như trong vốn ngôn ngữ của mình, ông đã không cố tình thoát ly khỏi những ảnh hưởng của phương ngữ xứ Nghệ, của từ ngữ cổ xưa vẫn còn lưu dấu trong ngôn ngữ thường nhật, thôn quê, ông đã sử dụng 139 ngữ liệu có nguồn gốc từ phương ngữ xứ Nghệ và hệ thống từ cổ trong thi phẩm của mình. Sự phong phú của hệ thống từ cổ và từ địa phương trong ngôn ngữ Truyện Kiều đã không làm giảm đi giá trị phong cách, chiều sâu nhân văn của một nhà văn hoá lớn - Nguyễn Du. Ngoài ra, đối chiếu với số liệu thống kê của Nguyễn Quảng Tuân và Nguyễn Khắc Thuần trong Từ điển Truyện Lục Vân Tiên [160], so với Lục Vân Tiên, số lượng 434 thuần Việt đã được sử dụng trong Ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiều, trong đó chúng tôi nhận thấy, 351 từ láy thuần Việt đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên những giá trị phong cách đặc biệt qua nghệ thuật miêu tả, khắc hoạ và tạo dựng những khung cảnh, không gian đặc sắc được thể hiện trong tác phẩm.

Trong ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm, dường như mỗi khẩu ngữ thường chỉ được Nguyễn Du đưa vào tác phẩm một vài lần, trong đối thoại của một nhân vật nhất định nào đấy. Có lẽ với ông, mỗi khẩu ngữ khi xuất hiện đều có những lý do nghệ thuật của nó. Nguyễn Thuý Hồng cho rằng: “Thường trong Truyện Kiều,


các từ ngữ có phong cách khẩu ngữ được Nguyễn Du đặt nhiều trong ngôn ngữ nhân vật ở các hoàn cảnh có kịch tính của các nhân vật” [65, tr.35]. Qua khảo sát cụ thể, chúng tôi nhận thấy, qua tác phẩm, nhà thơ đã để lại những câu thơ sắc sảo mà cách dùng từ đặt câu mang hơi hướng của câu thơ hiện đại. Ví dụ như những câu kết luận bản án cuối cùng Kiều đã phán quyết cho Sở Khanh trong một nghịch cảnh mà Kiều là nạn nhân, Sở Khanh đã rủ nàng bỏ trốn rồi lại bỏ rơi nàng khiến cho Kiều phải rơi vào một trạng huống mà không bao giờ nàng nghĩ đến, một tình thế đầy bi kịch, xót xa.

Nàng rằng: Trời nhé có hay, Quyến anh rủ yến sự này tại ai? Đem người giẩy xuống giếng khơi, Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay! Còn tiên “tích việt” ở tay,

Rò ràng mặt ấy, mày này chứ ai?

(Câu 1179 - 1184)

Dường như nỗi căm phẫn và uất giận đã lên đến tột độ, Thuý Kiều cũng buông những lời mà sự ghê gớm, quyết liệt của nó cũng chẳng hề kém cạnh bất kỳ một nhân vật nào trong tác phẩm. Hay lời tâm sự của Thuý Kiều với Thuý Vân trong màn trao duyên và thở than về hoàn cảnh trớ trêu của mình, Kiều cũng rào trước đón sau một cách khéo léo và hợp tình lý:

Rằng: Lòng rỗn rã thức đầy,

Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong.

Hở môi ra cũng thẹn thùng,

Để lòng, thì phụ tấm lòng với ai!

(Câu 719 - 722)

Nếu phân chia nhân vật Truyện Kiều thành hai tuyến theo sắc thái nghệ thuật: ước lệ và hiện thực, chúng ta có thể nhận thấy các nhân vật có tính ước lệ có số lượt sử dụng những từ ngữ có phong cách khẩu ngữ trong các đoạn đối thoại, hội thoại ít hơn các nhân vật hiện thực. Chẳng hạn, Thuý Kiều đã sử dụng 114 từ khẩu ngữ trong tổng số 85 lượt thoại, Tú Bà sử dụng 20 từ khẩu ngữ trong 06 lượt


thoại… nhưng Kim Trọng thì chỉ sử dụng 19 từ khẩu ngữ trong 19 lần lượt thoại, Từ Hải cũng chỉ sử dụng 08 từ trong tổng số 08 lần đối thoại. Với một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng như vậy, việc sử dụng từ ngữ có phong cách khẩu ngữ có vai trò to lớn đối với việc cá thể hoá các nhân vật. Có lẽ, với Nguyễn Du nguyên tắc, nhân vật nào ngôn ngữ ấy đã được ông vận dụng triệt để và hữu lý. Thuý Kiều, một nhân vật giàu trả nghiệm nên không lạ gì khi nàng dùng khá nhiều khẩu ngữ như: dầu vậy cũng dầu…, thôi còn chi nữa…, thôi thế thì thôi…, đã đành…, thôi thế là xong…, đành vậy cũng vầy… Tuy cùng là từ ngữ khẩu ngữ nhưng lớp từ này hoàn toàn khác với những từ ngữ vô học mà Tú Bà luôn đặt ở cửa mồm của mình: con kia, lão này, chẳng văng vào mặt, đi đời nhà ma… Có thể nói, ở những trường hợp cụ thể này, ngôn từ của Nguyễn Du đã vươn tới một trình độ mới so với ngôn ngữ văn học thời bấy giờ. Nghệ thuật vận dụng lớp từ ngữ có phong cách khẩu ngữ của Nguyễn Du đúng lúc, đúng nơi, hợp tình, hợp lý đã góp phần kiến tạo cho câu thơ Kiều chất hiện thực, làm tăng khả năng biểu đạt, biểu cảm, khiến cho câu thơ thêm phần cụ thể, chân thực, chính xác.

Các số liệu về từ ngữ được so sánh và phân tích trên đã góp phần thể hiện một bức tranh ngôn ngữ đa dạng với nhiều thành phần khác nhau trong ngôn ngữ Truyện Kiều (qua so sánh đối chiếu với Hoa Tiên, Lục Vân Tiên). Có thể nói, trong lịch sử phát triển của tiếng Việt nói chung và ngôn ngữ thơ ca cổ điển Việt Nam nói riêng, chỉ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du thì ngôn từ, nhất là ngôn ngữ khẩu ngữ mới tự đứng lên biểu diễn như một nghệ thuật và có sức sống tràn trề, mãnh liệt. Ngoài ra, cùng với sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố văn hoá bác học và bình dân trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều, sự trội bật của ngôn ngữ văn hoá bình dân đã nâng cao giá trị, hiệu quả thẩm mỹ của ngôn ngữ tác phẩm.

2.3. Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hóa trong ngôn ngữ Truyện Kiều

2.3.1. Hệ thống ngữ liệu văn hoá được chuyển dẫn tự nhiên, biến hoá và thích hợp với nội dung ngữ cảnh

Như đã nói, trong văn học cổ điển Việt Nam tính chất, nguyên tắc quan

phương dường như đã trở thành một đặc điểm thẩm mỹ của ngữ liệu văn hoá. Đối


với ngôn ngữ tác phẩm văn chương cổ điển, việc sử dụng các ngữ liệu mang tính văn hoá là một thủ pháp, đặc trưng quan trọng. Trong kiệt tác Truyện Kiều, ngoài sự ảnh hưởng, tác động từ văn hoá, văn học dân gian, Nguyễn Du đã vận dụng rất thiết thực, tự nhiên, ý nhị, đa dạng và nhuần nhuyễn những từ ngữ có nguồn gốc từ văn hoá bác học, từ ngôn ngữ văn học, triết học cổ điển Trung Hoa. Miêu tả sự xuất hiện của Kim Trọng, tác giả đã viết:

Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.”

(Câu 0143 - 0144)

Hài văn là giày có thêu hoa vân nổi, cây quỳnh cành dao là ngữ liệu được chuyển dẫn dụng từ sách Thế Thuyết : “Vương Diễn thần thái như quỳnh lâm dao thụ phong trần ngoại vật 王衍神采如瓊林瑤樹風塵外物” (Thần thái của

Vương Diễn đẹp như cây ngọc dao trong rừng ngọc quỳnh, như ngoại vật ở còi đời gió bụi) [192, tr 798]. Chúng ta có thể hiểu, quỳnh dao (còn gọi là cây xương hô) là hai loại cây có đặc tính sinh trưởng khá kỳ lạ, nó thường nương tựa quấn quít với nhau, tồn tại gắn bó với nhau, tạo nên một sự hài hoà, tương hỗ nên người đời thường hay ví tình cảm vợ chồng gắn bó như cây quỳnh cành dao. Song, trong câu thơ đang đề cập trên, có thể Nguyễn Du cũng sử dụng ngữ liệu có nguồn gốc trong văn hoá dân gian đó. Cũng cần nói thêm rằng, ở trường hợp này, giữa Kim - Kiều chỉ là buổi sơ giao chưa kết thành phu phụ. Do đó, hình ảnh “cây quỳnh cành dao” chúng ta cũng có thể hiểu đó là hai thứ ngọc quý và đẹp, dùng để chỉ cho những người có phong thái nho nhã, khiến cho nét tạo hình và sắc thái miêu tả của ngữ cảnh được gợi tả. Có lẽ, hình ảnh có tính biểu trưng đó, không gian, phong thái của Kim Trọng khi xuất hiện sẽ thêm phần văn hoa, thống nhất với những già mà Nguyễn Du đã miêu tả về nhân vật này trong toàn thiên truyện. Dù không nắm vững về ngữ liệu, nhưng qua đoạn trích người ta vẫn có thể hình dung được phong thái trang nhã, đĩnh đạc của bậc tài tử văn nhân. Dường như, qua ngữ liệu văn hoá này, Nguyễn Du không chỉ tạo nên một kết hợp hoàn chỉnh giữa ánh sáng, màu sắc, tạo thành một nét thần trên một nền của một bức chân dung đẹp nhất về Kim Trọng mà


tác giả còn hướng người đọc đến một sự cảm nhận hài hoà về một vùng không gian văn hoá nên thơ, trang nhã và hấp dẫn. Đặc biệt, thông qua các ngữ liệu văn hoá trên, nhà thơ muốn lý tưởng hoá, cực tả hoá hình tượng những nhân vật có tính chất biểu trưng cho các mệnh đề luận lý của tác giả, vĩnh viễn hoá một không gian uy nghi cổ điển, tái tạo một xã hội luân lý được vận hành theo nguyên tắc của Lễ pháp

禮 法 . Xét riêng trong lĩnh vực nghệ thuật, đó là những nguyên tắc có tính ước lệ,

tức là mọi sự miêu tả, giới thiệu đều được tổ chức theo những quy định có tính nghi thức, câu thúc. Nếu miêu tả về người quân tử thì tướng mạo đĩnh đạc, kẻ anh hùng vóc dáng vạm vỡ, người cơ trí thì tướng mạo nho nhã, hài hoà. Miêu tả về nữ nhân thì chủ về đoan trang, hiền thục, cử chỉ ngôn hành đều tuân theo tứ đức, suy nghĩ, hành động và lối sống thì luôn gắn bó với tam tòng. Điều này được ghi nhận trong sách Ma Y tướng pháp (dành cho nam) và Liễu Trang diện tướng (dành cho nữ).

Hệ thống ngữ liệu trong Truyện Kiều phần lớn là những mỹ từ có chiều hướng thiên về quá khứ. Đó là những hình ảnh, tư tưởng của cổ nhân, nó phải thể hiện sự tôn sùng cái cũ, kinh nghiệm của quá khứ, suy tôn kinh, sử, thuật cổ, luận kim. Nó được thể hiện qua hàng loạt các từ ngữ thi ca, dẫn ngữ, thi liệu, điển cố... mà chúng tôi gọi chung là ngữ liệu văn hoá. Mở đầu cho thiên truyện, Tố Như tiên sinh đã sử dụng khá nhiều từ ngữ thi ca, ngữ liệu thường được sử dụng trong thơ văn cổ điển Việt Nam:

Trăm năm trong còi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng, Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

(Câu 01 - 06)

Những từ ngữ như trăm năm (bách niên 百年), bể dâu (thương hải tang điền滄海桑田), trời xanh (thanh thiên 青天), má hồng (hồng nhan 紅顏) là những từ ngữ có nguồn gốc trong Hán ngữ, ý nghĩa của nó biểu thị kỳ hạn của đời người, sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022