Cảm Hứng Viết Về Cái Tôi Cá Nhân Người Phụ Nữ Mường Thời Kỳ Hiện Đại

người. Điều đó đã phản ánh một cách cụ thể cách cảm, cách nghĩ, cách tư duy, diễn đạt của người miền núi (ở đây là người Mường).

Ngôn ngữ trong thơ chị thật mộc mạc, hồn nhiên, dễ hiểu, nhiều lúc mang vẻ hoang sơ nhưng lại tươi mát, hồn nhiên, không cầu kì nhưng cũng đầy lãng mạn, bay bổng: Mùa em/ Mùa thiếu nữ/ Lần đầu biết nhớ/ Vì em như cái ớp pu quanh năm ôm lưng mẹ (Mùa em); Tôi lớn lên bằng lời ru nhưng nhức bồ hóng nhiều đời/ Gió nương/ Mật ong, ớt ré và mắc khén (Tháng giêng); Nào/ Chúng mình đi/ Chỗ nào cũng bản mà/ Ngồi đây thôi (Đồng hành)... Hoặc có lúc tác giả đã sử dụng các thủ pháp so sánh, ví von với những hình ảnh sinh động, phù hợp với cách nói của người dân tộc vùng cao: Đôi mắt em ấm và nóng như một hàng rào những con kiến lửa (Kiến lửa); Những người đàn bà như những con ong (Những người đàn bà)…

Có thể nói, nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai đã rất chú ý và đã thành công trong việc sử dụng lời ăn, tiếng nói, cách diễn đạt cùng lối so sánh ví von của người dân tộc miền núi cũng như cách tư duy của họ trong sáng tác của chị. Do đó, đã tạo nên một nét riêng với những câu thơ, hình ảnh thơ rất đặc biệt. Vừa hồn nhiên, chân thật, vừa lãng mạn, thú vị bởi bất ngờ, đáng yêu trong từng câu chữ, trong từng sự liên tưởng, trong từng hình ảnh của thơ chị. Qua đó, nữ nhà thơ đã có những đóng góp trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét đẹp của nền văn hóa dân tộc vốn rất phong phú và đặc sắc qua các sáng tác của mình. Chị cũng là một trong số các nhà thơ Mường trong việc góp phần làm hiện đại hóa thơ ca của dân tộc mình, làm phong phú, giàu thêm vốn ngôn ngữ thơ ca của dân tộc Mường. Chị là niềm tự hào, là người con ưu tú của dân tộc Mường nói riêng, của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung trong lĩnh vực văn hóa, văn học thời kì hiện đại.

2.4. Cảm hứng viết về cái tôi cá nhân người phụ nữ Mường thời kỳ hiện đại

Có thể nói, sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự thân của mỗi một tác giả, nhằm biểu đạt những trải nghiệm, những khát vọng, những lí tưởng, mục đích sống, tâm

tư tình cảm cũng như sự lạc quan tin tưởng của bản thân chị; cũng có thể đó là sự dao động rất mông lung của chính bản thân nhà thơ. Chính vì thế mỗi sáng tác đều in đậm dấu ấn riêng, mang phong cách đặc trưng riêng của từng nhà thơ.

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai là tiếng nói của của một tâm hồn người phụ nữ DTTS mang những đặc điểm, phẩm chất, tính cách mang đậm tính truyền thống; ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy ở chị là những cá tính cũng như khát vọng mãnh liệt trong tình yêu cuộc sống. Đó cũng chính là một trong những đặc điểm chính làm nên diện mạo và phẩm chất riêng của hồn thơ Bùi Thị Tuyết Mai, là sự thể hiện tập trung, rõ nét đặc điểm riêng của cây bút Bùi Thị Tuyết Mai.

2.4.1. Cái Tôi cá nhân mang vẻ đẹp truyền thống

Là một nhà thơ DTTS đồng thời cũng là người phụ nữ thời hiện đại nhưng Bùi Thị Tuyết Mai luôn có ý thức giữ gìn bảo lưu những giá trị truyền thống của dân tộc, chị mang những đặc điểm chung của mẫu phụ nữ truyền thống Việt Nam. Đó là tâm hồn đa cảm, tinh tế và nhiều mộng mơ. Người phụ nữ luôn sống trong kí ức của ngày xưa, trân trọng quá khứ và không bao giờ hết thôi thương nhớ về quê hương miền núi yêu dấu của mình: Rồi đi đâu về đâu/ Tôi cũng gặp/ Những mảnh nương màu mỡ/ Cay cay bầu khói quê hương (Nương quê tôi).

Quê hương, chiếc nôi ấm lời ru đầu đời của mỗi một con người, là nơi chúng ta cất tiếng khóc đầu tiên khi chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta lớn lên từ đó với những kỉ niệm ngọt ngào, những nỗi niềm buồn vui, và đó cũng chính là đề tài quen thuộc trong văn học từ xưa đến nay. Nếu như Nông Thị Ngọc Hòa viết về nỗi nhớ thương quê nhà một cách rất riêng, được biểu hiện không chỉ là tâm trạng hoài cổ mà nó còn được cụ thể hoá bằng những suy tư và những hành động: Con sẽ về nhặt lá vàng rơi/ Nơi thềm xưa mẹ ngồi chải tóc/ Tìm lại lúm đồng tiền thuở trước/ Khi mùa thu về gõ cửa trái tim (Khi mùa thu gõ cửa).Thì Bùi Thị Tuyết Mai lại là sự khao khát được quay trở lại với tuổi thơ để được đắm mình trong những kí ức ngọt ngào, tươi đẹp của một thời xưa cũ: Rồi đây giấc ngủ của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

con chắc sẽ bớt êm đềm/ Con sẽ khát lời ru của Mẹ/ Con sẽ nhớ Mẹ nhiều đêm/ Mẹ/ Quê hương (Tạm biệt mẹ yêu).

Chị sinh ra ở miền núi nhưng đã đến với phố phường bằng vị “chanh non”, chị vẫn luôn ý thức và tự nuôi dưỡng hồn thơ bằng những sự vật, hiện tượng gần gũi, tự nhiên, coi đó là nguồn nước trong lành để tưới mát trái tim thơ. Đó có thể là những hình ảnh của chú dế mèn, chiếc diều hoa, vỏ ốc, trăng tròn trong kí ức: Con đến phố phường bằng vị chanh non/ Mang giấc mơ hương cốm khơi xa/ Nếm ngọt mía vào thu, rượu môi sang rét/ Và mỉm cười với những vệt chân chim/

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 8

..../Ôi! Mẹ của con, con từng nhiều lần nằm trong lòng Mẹ/ Suốt tuổi dế mèn diều hoa vỏ ốc trăng tròn/ Tắm lời ru, uống lời ru xứ Mường ăm ắp ngọt/ Và bây giờ con tạm biệt Mẹ yêu (Tạm biệt Mẹ yêu).

Vâng, nhớ cố hương chính là nỗi niềm của những người xa xứ đã được Bùi Thị Tuyết Mai khắc họa rất riêng trong nỗi nhớ của chị. Nhà thơ đã tìm về đó như một miền kí ức yên bình để mà đắm mình trong đó với cảm xúc đầy vơi, để có thể cân bằng với cuộc sống đô thị hóa, công nghiệp và công nghệ 4.0 như hiện nay.

Là nhà thơ đồng thời chị cũng là người phụ nữ như bao người vợ, người mẹ, người con khác, Bùi Thị Tuyết Mai luôn luôn dành tình cảm yêu thương nhất cho những người thân yêu trong gia đình mình.Trong các sáng tác của chị chúng ta luôn bắt gặp hình ảnh của người cha, người mẹ yêu dấu. Với tình cảm sâu nặng nhất khi viết về đề tài gia đình có thể coi đây chính là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận trong thơ của chị: Mùa em mùa xa Mường/ Bước chân như con nai nhỏ/ Mùa em mùa xa Mường/ Đêm cựa mình nhớ lời ru của Mẹ (Mùa em); Cha yêu/ Vì em quanh năm em ôm lưng mẹ/ Cha chiều/ Vì suốt đời mẹ làm đẹp lòng cha/ Em là Ớp pu/ Là cánh hoa màu nâu của mẹ/ Là nậm rượu màu mật ong của cha (Ớp pu)...

Khi viết về những người thân yêu, chị luôn dành những tình cảm yêu mến, cùng những lời ru ngọt ngào nhất. Viết về mẹ, chị nhớ về những hình ảnh của một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chăm chỉ, cần cù: Những người đàn bà xây tổ/ Đựng ăm ắp tiếng khóc cười của trẻ thơ/ Tiếng đàn ông đọc sách/ Tiếng con mọt theo thóc xoáy tròn xuống vầng trăng dần khuyết (Những người đàn bà).

Những trang viết với ngôn từ mộc mạc, giản dị, gần gũi không bóng bẩy, gọt rũa với tình cảm chân thành, thân thương nhất . Người cha được coi là điểm tựa vững chắc đối với chị: Những ngày độc hành trên con đường cuồn cuộn sông/ Mỏi mệt và buồn/ Sau những đêm không ngủ/ Ta lại mơ về/ Bờ vai màu đồng như Cha ta/ Râm ran thứ cỏ mới phơi (Về bờ vai).

Những vần thơ mộc mạc, giản dị, chân thành như chính tâm hồn và tấm lòng của chị vậy. Chính tình yêu thương vô bờ bến đã thổi hồn vào những trang thơ của chị để kết thành những âm điệu buồn da diết. Qua những tâm sự chị bộc bạch ở trên, cho thấy sự biết ơn, kính trọng, cùng với tình yêu thương vô bờ đối với bậc sinh thành của chị. Với chị, gia đình chính là nơi sinh thành và nuôi dưỡng hồn thơ chị, là chỗ dựa mỗi khi mệt mỏi trên đường đời chị đều tìm về đó để có thêm sức mạnh, nghị lực để làm đẹp thêm và giàu có hơn vẻ đẹp tâm hồn để vững bước vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Bên cạnh vẻ đẹp tâm hồn mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc của con người miền núi của Cái Tôi- Bùi Thị Tuyết Mai còn được thể hiện ở việc rất nhạy cảm trước mọi vẻ đẹp của thiên nhiên. Bùi Thị Tuyết Mai cũng như bao người con gái khác, cũng mang trong mình những xúc cảm khi đứng trước thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ và dễ rung động trước những đổi thay của cuộc đời. Đọc thơ chị khi viết về đề tài thiên nhiên chúng ta luôn bắt gặp những cảm xúc suy tư, trăn trở, những khát vọng kể cả sự nổi loạn... trong thơ chị... nó xuất hiện thường xuyên dù là cảm xúc vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau: Tôi ầm ào/ Muốn uống cạn hoàng hôn/ Để trái đất ngập tràn ánh ngày/ Uống mọi chua cay đắng

chát/ Để cây cỏ lớn lên từ dòng sữa ngọt ngào/ .../ Tôi muốn thét cho ngày vỡ/ Muốn xô cho những ngọn núi cao nhất tan ra/ Tôi/ Đụn khói chiều / Muốn uống cạn mọi điều bất hạnh (Ngày vỡ)...

Bằng cặp mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm của tâm hồn người phụ nữ, trong thơ chị luôn tràn ngập hình ảnh thơ chân thực, sống động, giàu giá trị biểu đạt, gợi sự đồng cảm sâu xa. Ta luôn bắt gặp hình ảnh cuộc sống tươi mát, sinh động được phản ánh vào trong thơ của chị: Đó là trời, mây, núi, trăng, cỏ , cây, hoa, lá, cánh buồm ... và chỉ bằng vài nét phác họa giản đơn, từ một vài chi tiết trong thế giới thiên nhiên muôn màu, đa dạng đó, Bùi Tuyết mai đã cho người đọc thấy được một trái tim nhạy cảm, một tâm hồn với nhiều hoài bão, khát vọng và ước mơ : Biển/ Đôi khi giống tôi/ Bổ đôi cơn giận giữ/ Bằng nước/ Từ những ngọt mềm/ Mặn/ Trong/ Trẻ trung và giận giữ/ Biển dạy tôi giận dữ/ Biển lại khuyên tôi hiền từ (Biển). Hình ảnh biển đã gợi cho người đọc thấy được một không gian mênh mông, rộng lớn, dữ đội, mặn chát, nhưng cũng ngọt mềm, đa cảm giống như hình ảnh của biển trong thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh: “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”; Để từ đó khiến chúng ta liên tưởng đến tâm trạng phức tạp của người con gái khi yêu với những đối cực trong tình cảm khi thì ồn ào, dữ dội khi thì dịu yên, sâu lắng...

Là nhà thơ đa cảm, tinh tế nên nhà thơ rất dễ rung động trước cảnh sắc của thiên nhiên, đất trời, con người và cuộc sống. Tâm hồn chị dường như có sự giao hòa với cảnh sắc thiên nhiên nhất là khi thiên nhiên vào thu. Mùa thu dược nhắc đến trong nhiều bài, lúc trực tiếp khi gián tiếp gợi thấy cái mỏng manh, yếu mềm của nữ sĩ cùng với bao xao xuyến, hoài niệm và suy tư: Thu đi rồi ngơ ngác heo may (Những người đàn bà); Anh biết mùa thu đọng mãi ở Hòa Bình/ Hoa nắng vẫn lên nương tỉa bắp/ Chiếc gùi mây ngủ trên lưng câu hát/ “Hoa đất Mường lời con suối trong xanh”(Hoa đất Mường); Mùa thu/ Mía ngọt dần/ Một con chim lẻ bầy chấp chới/ phía chân trời hoa cúc/ Run rẩy đôi môi thiếu nữ muộn chồng (Thu).

Có thể nói cái Tôi trữ tình mang vẻ đẹp truyền thống của tác giả được thể hiện rõ nhất trong một trái tim nồng nàn, tha thiết, cháy bỏng, hết mình trong tình yêu trong cuộc sống của chị. Ngay từ khi những cảm xúc đầu đời xuất hiện, ta nhận thấy ở chị một tình yêu hồn nhiên, tự nhiên, trong trẻo như suối nguồn. Đó là những cảm xúc mãnh liệt với những rung động thấm kín chứa đựng đầy khao khát, với những rung động đắm say, mạnh mẽ mãnh liệt.

Nếu Nông Thị Ngọc Hòa viết về tình yêu với sự thể hiện một cách trực tiếp, thẳng thắn, không vòng vo: Ấy ơi cho ta leo ngược dốc/ Cho ta về làm ngựa tốt nhà em (Ấy ơi); thì trong thơ viết về tình yêu Bùi Thị Tuyết Mai cũng đã thể hiện điều đó ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Chúng ta có thể nhìn thấy đâu đó hình ảnh một cô gái kín đáo tỏ tình với một chàng tra: Mời anh về với hội Mường/ Xa về để gần/ Để thương/ Để nhớ/ Chung chum rượu thơm/ Chung niêu cơm mới/ Cùng gái trai đến hội Xéc- pùa (Mời anh); Hoặc cũng không quá e ấp, duyên dáng quá mà đôi khi lại táo bạo, mãnh liệt “thẳng”, không chút vòng vo: Em muốn gần anh như lúc đói muốn gần cơm / nên dạo qua nhiều ánh đồng to/ Muốn gặp anh như cá cạn khát nước/ mới cất công đi tìm biển lớn/ Muốn tỏ lòng với anh nên cất tiếng/ Em yêu anh thẳng (Em yêu anh thẳng)...

Tình yêu trong thơ chị dược thể hiện khá phong phú và đa dạng với nhiều cung bậc cảm xúc. Khi thì tự nhiên, chân thành, sôi nổi, mạnh mẽ, táo bạo, khi thì kín đáo, nồng nàn, sâu lắng. Yêu và nhớ là một trong những cung bậc cảm xúc đặc biệt của tình yêu, yêu càng say đắm thì nỗi nhớ càng mãnh liệt, càng da diết không nguôi. Chúng ta có thể bắt gặp các dạng nỗi nhớ trên những trang thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số như: Em nhớ anh/ Cứ nhấp nha nhấp nhổm/ Như có kiến cắn tim/ Như có lửa đốt bụng (Thương lắm nhớ nhiều- Hơ vê (H’rê)); Ta chênh vênh giữa hai bờ thức ngủ/Mây lang thang vần vũ ở trên đầu/Mắt khép lại những trái tim thao thức/ Nhớ ai dằng dặc đêm sâu (Xin đừng giận giấc mơ- Nông Thị Ngọc Hòa); Hoặc vẫn là nỗi nhớ da diết, mãnh liệt, cháy bỏng khôn nguôi; nhưng là nỗi nhớ như những âm thanh ngân vang của tiếng

cồng, là sức mạnh của dòng thác lũ, bởi tất cả đều toát lên từ niềm khát khao anh của Bùi Thị Tuyết Mai: Nỗi nhớ anh ngân vang át tiếng cồng/ Cháy một khoảng trăng rằm chín đỏ/ Khát khao anh cuồn cuộn trăng mùa lũ/ Núi ủ mặt trời chín đỏ mùa đông (Tình núi); Niềm khao khát đó đôi khi được bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thực, rất “thẳng”: Đừng bảo tôi lăng nhăng/ Bởi thấy những người đàn ông đẹp/ Chẳng lẽ không được khao khát điều gì (Mưa xuân). Và cũng rất mãnh liệt, cuồng nhiệt: Như uống phải vò rượu dao cứa/ Chum rượu ma lửa/ Như ăn phải miếng trầu nứa cạo/ Miếng trầu ma khói/ Như trúng múi tên thuốc độc/ Mũi tên ma nước/ Như vướng vào cơn lốc/ Như mặt trăng bị gấu ăn (Nhớ). Vốn là người phụ nữ miền núi nên khi yêu nữ sĩ họ Bùi luôn muốn được sống và cháy hết mình trong cảm giác của sự hòa hợp ở mức độ cao nhất đối với người mình yêu: Tôi muốn Người ôm rất chặt/ Và hôn/ Ngọn lửa đàn ông từng trải/ Đốt cháy đôi môi này, Tôi muốn Người nâng lên/ Dịu dàng như Mẹ/ Hơi ấm đàn ông từng trải/ Xoa dịu trái tim này (Về người đàn ông trẻ tuổi)...

Qua tìm hiểu một số cảm hứng chủ đạo trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai, người đọc có thể nhận thấy hình ảnh một cái Tôi trữ tình người phụ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại nhưng luôn mang trong mình vẻ đẹp truyền thống đậm bản sắc xứ Mường. Với những trang thơ viết về đề tài này Bùi Thị Tuyết Mai đã và đang tiếp tục làm giàu có thêm hình ảnh người phụ nữ DTTS Việt Nam hiện đại và hồn thơ của chị đã góp phần làm phong phú thêm cho thơ nữ Việt Nam hiện đại

.

2.4.2. Cái tôi cá nhân - người phụ nữ trí thức Mường thời kỳ hiện đại

Quay trở lại với thơ Bùi Thị Tuyết Mai, chúng ta nhận thấy bên cạnh hình ảnh người phụ nữ DTTS với những đặc điểm, phẩm chất, tính cách của người phụ nữ truyền thống thì thơ chị còn là tiếng nói để khẳng định một cái Tôi cá nhân mạnh mẽ của người phụ nữ trí thức thời kỳ hiện đại cùng với khát vọng mãnh liệt trong một tình yêu, trong văn chương nghệ thuật cũng như trong cuộc sống đời thường của chị.

Tình yêu là khát vọng muôn đời của con người, là đề tài muôn thuở đã khiến các nhà thơ phải tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó. Ngay cả Xuân Diệu, ông hoàng thơ tình cũng phải thốt lên rằng: Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào; và khi đã yêu thì bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải trải qua những cung bậc cảm xúc vốn có trong tình yêu, đó là những tâm trạng xốn xang, rạo rực, say đắm, thiết tha, đợi chờ, hờn ghen, nhớ mong, khổ đau, hạnh phúc, trách móc, hi vọng… và không phải ai cũng có thể bộc bạch nỗi niềm riêng tư tế nhị đó. Các cây bút nữ với tâm hồn đa cảm, tinh tế, nhiều mộng mơ cùng với trái tim yêu tha thiết, mãnh liệt, táo bạo và khao khát về một tình yêu hạnh phúc, vĩnh hằng đã dệt nên những vần thơ cháy bỏng đầy màu sắc với muôn vàn cung bậc cảm xúc trong câu chuyện tình yêu để bộc bạch cái Tôi trữ tình- người phụ nữ.

Như bao nhà thơ nữ khác, thơ viết về tình yêu của Bùi Thị Tuyết Mai- trước hết thể hiện ở những khát khao về tình yêu cá nhân và hạnh phúc lứa đôi. Là một người phụ nữ đa cảm, nhưng cũng rất tinh tế và nhiều khát vọng và làm thơ như một nhu cầu tự thân bộc bạch những tình cảm cháy bỏng, da diết, nồng nàn, say đắm, đầy tin yêu nhưng cũng đầy hoài nghi, đau đớn. Để rồi mỗi khi đọc thơ chị, chúng ta đều bắt gặp chính mình ở trong đó với những cảm xúc mãnh liệt đó về một tình yêu chân thành, đầy hạnh phúc và khổ đau: Người gieo / Rồi người không gặt/ Bỏ lại tôi thương nhớ cồn cào (Ngày tàn); Sẽ là không thường tình nếu anh không nhớ/ Em biết/ Anh không thể vô tâm với buổi tối một mình/ Buổi tối có vầng trăng như miếng cau/ nằm nghiêng nghiêng hờn dỗi/ Buổi tối có bàn giấy với telephon lặng im (Ngày của em); Nhớ nhau/ Đừng như cái áo/ Đừng như cái áo ...Yêu nhau/ Rồi quên nhau/ Rồi xa nhau (Gió kể). Bằng tình cảm chân thành, tự nhiên, không dấu giếm, Bùi Thị Tuyết Mai đã thể hiện niềm khao khát. đợi chờ trong tình yêu như vầng trăng nằm nghiêng nghiêng hờn dỗi cùng với ước muốn về một tình yêu chung thủy, vĩnh hằng; “đừng như cái áo cởi rồi quên nhau”; và tình yêu phải luôn luôn được ấp ủ như men rượu

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí