Ngôn Ngữ Với Vấn Đề Bảo Tồn, Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa


những kiểu cấu trúc ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ để giãi bày những điệp khúc trữ tình hay tâm trạng khác nhau của nhân vật. Đặc biệt là nghệ thuật lặp hư từ, các kiểu cấu trúc ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ mà câu thơ vẫn không bị khô cứng, vẫn có sự uyển chuyển, sức hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục người đọc:

“Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân”.

(Câu 1271 - 1272)

“Hải đường mơn mởn cành tơ,

Ngày xuân càng gió, càng mưa, càng nồng.”

(Câu 1283 - 1284)

Làm cho, cho mệt, cho mê, Làm cho đau đớn, ê chề cho coi.

(Câu 1617 - 1618)

Ngôn ngữ với tư cách là một chất liệu mang nghĩa, nó chuyển tải toàn bộ nội dung, tư tưởng, suy nghĩ tâm tư tình cảm của con người. Do đó, “nội dung ngữ nghĩa mà ngôn ngữ biểu hiện rất đa dạng, phong phú, thuộc mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống của con người…” [155, tr.38]. Nhờ thuộc tính này của ngôn ngữ, nhà nghệ sỹ khi sáng tác văn chương có thể đi sâu khám phá, phân tích từng ngò ngách trong tâm hồn con người với những xúc cảm tế vi, nhuần nhị và có thể giãi bày, thể hiện xúc cảm của mình trên từng con chữ. Điều đó cũng góp phần thể hiện sự nhạy cảm, nỗi đau hay sự chiêm nghiệm của họ trước những biến thiên của cuộc đời. Đặc tính nghĩa của chất liệu ngôn ngữ là một trong những ưu thế căn bản góp phần kiến tạo nên tính đa nghĩa của tác phẩm văn chương với tư cách là sản phẩm văn hoá tinh thần. Đồng thời, nó cũng là một ưu thế đối với độc giả khi tiếp cận, lĩnh hội tác phẩm văn chương. Bởi lẽ khi ấy, người đọc sẽ huy động toàn bộ năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và kể cả vốn văn hoá, vốn sống của cá nhân để cắt nghĩa, lý giải và tái hiện hình tượng theo kinh nghiệm thẩm mỹ riêng biệt của mình. Bên cạnh đó, với một kiểu tổ chức và cơ chế hoạt động cá nhân của mình, nghệ thuật thơ văn sẽ có những nét đặc sắc, đậm cá tính trong cảm thụ và kiến tạo thế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.


giới hình tượng của tác phẩm văn chương. Do đó, để có thể tái hiện lại thế giới hình tượng cụ thể, giúp chúng lần lượt xuất hiện trong dòng ý thức, trong quá trình chiếm lĩnh của người tiếp nhận văn chương, có lẽ chúng ta cần phải duy trì sự ăn khớp cái biểu đạt và nội dung biểu đạt với nội dung biểu đạt phái sinh.

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 5

Trên cơ sở của các lý thuyết tiếp cận văn hóa, ứng chiếu vào văn học và ngôn ngữ, chúng ta sẽ nhận ra được nhiều chân giá trị được sáng tạo, tích hợp trong các phông nền thẩm mỹ của các nhà nghệ sĩ ưu tú. Bởi lẽ, những tác phẩm văn học tinh túy luôn tắm mình trong bản sắc văn hóa của dân tộc và được thể hiện một cách sinh động qua lớp ngôn từ đặc sắc của nó. Do vậy, qua việc tiếp cận mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn chương nhìn từ góc độ văn hóa, tác giả sẽ đạt đến một trình độ thẩm mỹ sáng tạo vô tư và mang đến cho đối tượng thưởng thức một một sự cảm nhận đúng hướng, tạo nên những hiệu ứng, khoái cảm thẩm mỹ nhất định, góp phần thúc đẩy quá trình tiếp nhận, đồng sáng tạo ở các thế hệ bạn đọc văn chương.

Nhìn chung, trong dòng chảy văn hoá của một dân tộc, với những chức năng cơ bản của mình, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện, là công cụ tư duy, giao tiếp, lưu trữ ký ức,… mà nó còn là chất liệu cơ bản để xây dựng nên thế giới nghệ thuật ngôn từ thấm đẫm những sắc màu văn hoá của một dân tộc, một thời đại hay một cá nhân văn hoá cụ thể - nhà nghệ sĩ. Ngoài ra, với tư cách là mạch ngầm văn hoá, ngôn ngữ còn được xem là một trong những yếu tố cấu thành văn hoá, có sức lan toả sâu rộng và làm sáng tỏ những tính chất trội bật của bản sắc văn hoá trong đời sống xã hội của một dân tộc.

1.1.2. Sự tác động của ngôn ngữ đối với văn hoá

Trong những thập kỷ gần đây, hướng nghiên cứu ngôn ngữ, văn hoá từ góc độ liên ngành được chú ý và đạt nhiều thành tựu khả quan. Từ những bước phát triển này, những vấn đề liên quan đến tính dân tộc, sự giao lưu tiếp xúc hay quá trình tiếp biến trong ngôn ngữ luôn được chú trọng. Và dĩ nhiên, sự quan tâm ấy luôn thể hiện trong các kết quả nghiên cứu về văn hoá, mối quan hệ, tương tác giữa ngôn ngữ, văn hoá của một dân tộc, một nền văn học cụ thể.


Khi bàn đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, các nhà nghiên cứu thường băn khoăn nhiều vấn đề như: đối tượng và phạm vi của văn hoá, văn hoá và ngôn ngữ cần khảo sát ở những phương diện nào, hoặc mối tương tác đặc thù giữa ngôn ngữ và văn hoá cần xem xét trên hệ quy chiếu nào... Theo cách hiểu thông thường nhất, ngôn ngữ được hàm chứa trong văn hoá, là một yếu tố cấu thành văn hoá, nhưng thực tế, trong hoạt động hành chức của nó, ngôn ngữ đã có những chi phối, tác động đến văn hoá trên nhiều phương diện, nhiều cấp độ, tầng bậc khá nhau, rất phong phú, linh hoạt và đa dạng.

Khi nói đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hoá, điều đầu tiên cần khẳng định rằng, ngôn ngữ chính là cửa sổ, cầu nối giúp cho quá trình mở rộng tầm hiểu biết về văn hoá của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, nếu dừng ở đây thì có lẽ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá sẽ tương đồng với mối quan hệ giữa văn hoá với các ngành khoa học khác. Trong Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học (1998), khi bàn về mối quan hệ giữa văn học và ngôn ngữ với văn hoá, nhà nghiên cứu Ngữ học Nguyễn Lai cho rằng “ở đây có một vấn đề gì đó nằm trong chiều sâu hơn cần đặt ra. Đó là: sự hình thành ngôn ngữ là tiền đề nhiều mặt của sự hình thành văn hoá, mặc dù xếp theo hình thức thì ngôn ngữ nằm trong phạm trù văn hoá” [78, tr.05]. Cũng giống như các ngành khoa học xã hội - nhân văn khác, văn hoá, ngôn ngữ đều được xem là những “thiết chế trừu tượng” (F.de Saussure) và cùng phát triển với “con người xã hội” (F.Engels). Và, trong tính hiện thực của nó, ngôn ngữ là tiền đề cơ bản kích thích sự phát triển, tiến hoá của tư duy con người, tác động đến quá trình hình thành “con người xã hội”. Như vậy, “theo cách nhấn mạnh của F.Engels, rò ràng ngôn ngữ không chỉ là tiền đề tạo nên đối tượng văn hoá, mà hơn thế nữa - từ trong chiều sâu - trước hết nó là tiền đề tạo ra con người.” [78, tr.06], đồng thời từ đó con người tiếp tục tạo ra những giá trị văn hoá, tạo ra những tiền đề chủ quan và khách quan khác làm phong phú thêm đối tượng của văn hoá. Đó là những chỗ phức tạp, là sự tác động có chiều sâu của ngôn ngữ đối với văn hoá mà không phải ai cũng nhận thấy được. Tuy nhiên, “nhìn chung những hoạt động thuộc về lĩnh vực ngôn ngữ hay văn hoá đều là những hoạt


động tinh thần, cả hai đều được xử lý và đều dựa vào quá trình ước lệ, thẩm mỹ hoá gắn liền với yếu tố tâm lý xã hội.” [78, tr.07 - 08]. Hiểu được sự phức tạp này, chúng ta mới có thêm những cơ sở khoa học để phân tích, biện giải cho mối quan hệ tương tác qua lại giữa ngôn ngữ, văn hoá. Đặc biệt, nhận thức rò sự ảnh hưởng đa chiều ấy, người nghiên cứu luôn luôn nâng cao ý thức kết hợp giữa ý nghĩa nhân văn với tiền đề tâm lý xã hội trong văn hoá được biểu hiện qua ngôn ngữ. Đó cũng là lý thuyết, cơ sở lý luận góp phần cắt nghĩa, lý giải những nguyên nhân sâu xa, những cơ sở khoa học, tiền đề nhân văn tạo nên bản sắc, cá tính và chiều sâu văn hoá, ngôn ngữ của một dân tộc cụ thể.

Riêng đối với hệ thống ngữ liệu văn hoá trong văn học cổ điển, quá trình phát triển ý nghĩa từ thực chỉ (nét nghĩa được dùng để chỉ một đối tượng cụ thể, rò ràng nào đó), đặc chỉ (nét nghĩa được dùng để nói về một đối tượng có tính chất đặc biệt hoặc có ý nghĩa tổng quát nào đó) đến phiếm chỉ (nét nghĩa được dùng để chỉ riêng một loại sự vật hiện tượng nào đó), hư chỉ (từ không mang nét nghĩa thực mà được dụng để ngầm chỉ một đối tượng hay sự vật khác) đều có những nguyên nhân văn hoá của nó. Với một đơn vị từ vựng cụ thể, nếu như vừa có thể chỉ tổng quát các loại sự vật hiện tượng vừa có thể chỉ riêng một loại sự vật cụ thể nhất định trong tổng loại đó thì loại trước là phiếm chỉ, hư chỉ, loại sau là đặc chỉ, thực chỉ. Đối với một từ cụ thể, nghĩa thực chỉ là nghĩa có trước rồi trong quá trình hành chức và hoạt

động của nó mới sản sinh ra nghĩa hư chỉ, chẳng hạn như từ súc sinh 畜牲 là một từ

thực chỉ các loài cầm thú nói chung nhưng trong thực tế ngôn ngữ từ này còn được dùng để chỉ cho hạng người tính cách không tốt, đó là nghĩa hư chỉ. Từ sơn hà 山河 có ý nghĩa chỉ cụ thể về núi và sông, song trong quá trình phát triển ý nghĩa của

nó, từ này thường được dùng để chỉ cho toàn bộ đất đai của một dân tộc nhất định. Có lẽ, theo lôgic này, chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của hai câu thơ trong bài Xuân vọng 春望 của nhà thơ Đỗ Phủ 杜甫 đời Đường:

Quốc phá sơn hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm...

Tạm dịch: “Nước đã mất rồi nhưng núi sông hãy còn mãi


Toà thành đang đi vào mùa xuân, cây cỏ trở nên rậm rạp...”

Từ ý nghĩa hư chỉ toàn bộ đất đai của một dân tộc, chúng ta mới có thể nhận thấy được tính dân chủ trong quan niệm về hiện thực của Đỗ Phủ, một triều đại cụ thể dù có mất đi nhưng đất đai của nhân dân là còn mãi. Tính nhân dân trong thơ của nhà thơ hiện thực bậc nhất này do đó trở thành một đặc điểm lớn về nội dung. Trong mối quan hệ giữa đặc chỉ và phiếm chỉ thì tình hình có khác. Phiếm chỉ hay đặc chỉ là cách nói tương đối. Không có phiếm chỉ thì không có đặc chỉ. Ý nghĩa phiếm chỉ, hư chỉ và đặc chỉ, thực chỉ không xuất hiện cùng một lúc mà nó có quan

hệ văn hoá khá rò. Chẳng hạn, hai từ Nữ là những từ phiếm chỉ con trai

con gái nói chung đã dần chuyển sang nghĩa đặc chỉ là nam nữ thanh niên chưa thành

gia lập thất. Quẻ Quy muội 歸妹 trong Dịch kinh 易經 có câu:

Nữ thừa khuông, vô thực 女承筐無實

Sĩ khuê dương, vô huyết 士刲羊無血

(Người con gái xách giỏ, trong giỏ không có đồ; Người con trai giết dê, không có huyết).

Học giả Lý Đạo Bình 李 道 平 đã chú sớ rằng: “Viết nữ viết sĩ, vị thành phu

phụ chi từ 曰女曰士未成夫婦之辭” (Nữ và sĩ là từ gọi con gái, con trai chưa thành vợ thành chồng). Nhận định về sự thay đổi ngữ nghĩa trong ngôn ngữ văn học cổ điển Trung Hoa, Dương Lâm 楊琳, nhà nghiên cứu văn học cổ điển Trung Hoa,

trong Hán ngữ từ hối dữ Hoa Hạ văn hoá 漢語詞匯與華夏文化 đã nhận định:

Việc phát sinh ra nghĩa phái sinh này không hoàn toàn chịu sự câu thúc của các nhân tố văn hoá. Đối với một số từ cụ thể, chúng ta có thể tìm hiểu những nguyên nhân văn hoá dẫn đến nghĩa phiếm chỉ và đặc chỉ của từ trong quá trình phát triển và hành chức. Song, do mối quan hệ trước sau của nghĩa phiếm chỉ và đặc chỉ không phải lúc nào cũng dễ xác định, cá biệt có những lúc mối quan hệ dẫn đến và bị dẫn đến những đảo lộn nhưng không ảnh hưởng đến sự tồn tại của các quy luật ngôn ngữ... [182, tr.210].

Tiếp cận từ chiều sâu của một hoạt động không tách rời sức sống của tư duy,

ngôn ngữ được coi là một phương tiện duy nhất có khả năng giải mã cho tất cả các


loại hình gắn liền với phạm trù văn hoá. Nhờ vào tiềm năng này, ngôn ngữ có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đặc sắc, đánh dấu những bước trưởng thành về mặt văn hoá của một cộng đồng. Những nét trội bật trong ngôn ngữ truyện Nôm, ngâm khúc và hát nói trong văn học cổ điển Việt Nam là ví dụ điển hình. Hệ thống ngôn ngữ biểu trưng, các hình tượng nghệ thuật ước lệ, cổ kính như các sáng tác của Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn đã được đưa vào ngôn ngữ tác phẩm uyển chuyển, sáng tạo đánh dấu quá trình lao động nghệ thuật tâm huyết của nhà thơ. Điều này không chỉ thể hiện đặc trưng nghệ thuật, tâm huyết của nhà thi sĩ mà hơn bất kỳ một sự phát triển nào hết, việc vận dụng hệ thống ngữ liệu văn hoá này đã đánh dấu sự trưởng thành trong tư duy nghệ thuật, một bước tiến trong tư tưởng, góp phần tạo nên sắc thái trang trọng quý phái của văn chương cổ điển. Như vậy, mối quan hệ, tác động giữa văn hoá và ngôn ngữ ở đây được xác định trong biên độ của sự hấp thụ và chuyển hoá, tạo nên chất lượng nghệ thuật, nội hàm tư tưởng của ngôn từ tác phẩm. Khi hoá thân vào nghệ thuật, ngôn ngữ như được thăng hoa, vượt qua chính bản thân nó để tạo nên bức tranh sinh động, đa diện, đa thanh của văn chương và xã hội. Nếu bản thân tác phẩm không hề có mối liên hệ với mạch ngầm văn hoá dân tộc thì tác phẩm ấy sẽ không còn là công trình nghệ thuật.

Ngoài những đặc tính trên, chúng ta có thể nhận thấy, ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ trong việc khúc xạ, thể hiện và phát triển những giá trị văn hoá - một phạm trù có tính cốt lòi của văn hoá. Nó là thước đo nhân bản của xã hội, con người. Theo một số nhà nghiên cứu, giá trị văn hoá được xem là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh, kết tinh đời sống văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần của con người. Đó còn là những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp... được con người cho là chân, thiện, mỹ, là thước đo nhân văn của xã hội. Soi chiếu ngôn ngữ từ góc độ văn hoá sẽ giúp cho con người dễ dàng thấu triệt khi tiếp nhận các giá trị văn hoá như kết quả của quá trình tri nhận, tư biện, chuyển hoá, lựa chọn của cá nhân. Ngôn ngữ - một hiện hữu vật chất - sẽ giúp cho văn hoá cùng với các giá trị căn bản của nó sẽ khúc xạ, ngấm sâu và dần hình thành chiều sâu văn hoá, phong cách văn hoá của từng cá nhân trong quá trình tồn tại của cá nhân mình.


Tóm lại, về mặt hình thức, ngôn ngữ và văn hoá đều mang tính biểu trưng, ước định. Nó nằm trong quỹ đạo của hoạt động tinh thần, do đó, bản thân chúng luôn thể hiện mối quan hệ, tác động lẫn nhau. Tuy ngôn ngữ là một thành tố cấu thành văn hoá nhưng trên thực tế ngôn ngữ luôn là tiền đề sâu xa chi phối, tác động đến văn hoá. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giải mã mà đồng thời cũng là công cụ được sử dụng để mã hoá đối tượng của văn hoá. Nó là biểu hiện sinh động nhất cho quá trình tác động của văn hoá đến đời sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng dân tộc riêng biệt.

1.1.3. Ngôn ngữ với vấn đề bảo tồn, xây dựng và phát triển văn hóa

Ngôn ngữ là một thành tố văn hoá được con người sáng tạo trong lịch sử xã hội. “Sapir E, một trong những nhà ngôn ngữ hàng đầu của thế giới đã nhận định ngôn ngữ là nghệ thuật lớn lao và phổ biến nhất mà chúng ta biết được, đó là một công trình vĩ đại và vô danh của nhiều thế hệ vô tình.” [78, tr.100]. Cũng theo tác giả này, ngôn ngữ là công trình nghệ thuật cổ xưa nhất, to lớn nhất và giá trị nhất mà trí tuệ con người đạt được, ngôn ngữ tạo dựng nên văn hoá. Cùng với lao động, ngôn ngữ cũng được xem là cội nguồn của văn hoá. Sự phát triển của văn hoá dân tộc có thể được xem xét trên bình diện ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ đã đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình văn minh của xã hội loài người.

Từ góc nhìn văn hoá, thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ, chúng ta có thể tìm hiểu được đặc trưng tâm lý văn hoá dân tộc. Điều đó được thể hiện qua các kết quả khảo sát cụ thể về các phương thức sản sinh từ ngữ, các quy luật phát triển từ ngữ, quy luật ngữ pháp, kết hợp từ, nhất là ở ngôn ngữ văn chương. Nếu không có sự phân tích, giải thích từ góc độ văn hoá thì sự tìm hiểu các đặc tính nói trên trong một ngôn ngữ cụ thể sẽ không được toàn diện, thậm chí sai lầm. Vì vậy, ở Trung Quốc đại lục, nhà Ngữ văn học cổ điển Dương Lâm đã nêu rò:

Sự lý giải, tìm hiểu của mọi người về ngôn ngữ học văn hoá không hoàn toàn thống nhất. Ngôn ngữ học văn hoá được lý giải bao gồm hai mặt: Một mặt là đem ngôn ngữ đặt vào trong bối cảnh văn hoá, nêu rò tác dụng của văn hoá trong quá trình hình thành, phát triển ở một số hiện tượng ngôn


ngữ, đi sâu vào sự lý giải chính xác của mọi người đối với ngôn ngữ. Mặt khác, hiệu quả của việc nghiên cứu này sẽ cung cấp tri thức ngôn ngữ để nghiên cứu, giải thích, nói rò sự hình thành, phát triển của các hiện tượng văn hoá cụ thể. [182, tr.10].

Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng nói và viết, được thể hiện qua hình thức vật

chất đặc thù, đó là âm thanh, văn tự. Khảo sát nguồn gốc của ngôn ngữ, văn tự ra đời muộn hơn so với âm thanh. Ngôn ngữ văn tự đã thể hiện một trình độ tư duy trừu tượng, năng lực khái quát hoá cao. Trước khi có chữ viết, con người muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm, truyền thụ kinh nghiệm đều phải thông qua lời nói, tức âm thanh. Vì vậy, trong kho tàng văn hoá dân gian của mỗi dân tộc đã lưu giữ hàng vạn câu ca, lời hát từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đó là một trong những đóng góp quan trọng của ngôn ngữ đối với việc duy trì và bảo tồn vốn cổ dân tộc. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương thức lưu giữ này là hiện trạng “tam sao thất bổn”, thất thoát qua thời gian, hạn chế về không gian địa lý và mức độ phổ biến... Vì thế, sự ra đời của văn tự đã làm một cuộc cách mạng, tạo nên một bước ngoặt lịch sử kỳ diệu thúc đẩy sự phát triển về tư duy và văn hoá. Nó đã trở thành một công cụ lưu trữ văn hoá tốt nhất. Văn tự đã phần nào khắc phục được những khiếm khuyết của phương thức lưu trữ âm thanh, truyền miệng. Mặt khác, nó còn là một động lực cơ bản kích hoạt sự sáng tạo, phổ biến và lưu truyền những kinh nghiệm của đời sống, phong tục tập quán của dân tộc qua các thế hệ kế tiếp nhau.

Ngôn ngữ và văn hoá đã tồn tại trong một mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng, hữu cơ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện thể hiện văn hoá và văn hoá được chứa đựng trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ - văn tự là kết tinh của văn hoá dân tộc, văn hoá nhờ ngôn ngữ, văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hoá cũng nhờ vào ngôn ngữ để duy trì và phát triển. Nhà nghiên cứu Trần Trí Dòi khi bàn về vấn đề Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội [26] đã cho rằng hướng tiếp cận ngôn ngữ đối với văn hoá, khảo sát mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ sẽ góp phần đi sâu lý giải về bản chất xã hội và chức năng văn hoá đích thực của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ có chức năng lưu giữ, bảo tồn mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của văn hoá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022