Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 4

sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền núi cao hùng vĩ hoang sơ nhưng cũng rất thơ mộng và trữ tình- chính mảnh đất đó đã ươm mầm và nuôi dưỡng hồn thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Từ nhỏ chị đã được sống trong bầu văn hóa của dân tộc mình: từ nhừng làn điệu xường, rang, những áng sử thi đồ sộ, cùng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, hùng vĩ, tươi đẹp của núi non trùng điệp đã bồi đắp cho chị một hồn thơ trong trẻo, mới lạ, hồn nhiên, tươi tắn, giàu hình ảnh, trữ tình, mềm mại, mang đậm bản sắc văn hóa Mường nhưng vẫn hiện đại và đó cũng chính là nguồn cảm hứng vô tận trong các sáng tác của chị. Vì thế dù có đi đâu thì xứ Mường vẫn luôn gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của chị. Không chỉ có vậy, Hòa Bình cũng từng là khu căn cứa địa cách mạng trong những năm kháng chiến. Bản thân gia đình nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai cũng là gia đình cách mạng và có truyền thống văn chương, sớm được giác ngộ nên một lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo Đảng và Bác Hồ. Trong thời bình như hiện nay chị và gia đình không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên để xây dựng quê hương tươi đẹp. Là nữ trí thức dân tộc thiểu số, một nhà thơ (thuộc dạng hiếm hoi) của dân tộc Mường, hơn ai hết, Bùi Thị Tuyết Mai là người thấu hiểu những giá trị lớn lao mà Đảng và nhà nước đã dành cho quê hương và dân tộc mình để có được cuộc sống yên bình, ấm no như hôm nay. Vì vậy các tác phẩm của chị còn là tiếng hát ngợi ca, tin tưởng vào Đảng, vào Bác Hồ và chế độ xã hội mới.

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm chị nhận công tác tại Trường Đảng (nay là Trường Chính trị) tỉnh Hoà Bình đến năm 2009 chị chuyển công tác về Ban Tuyên giáo, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Hà Nội. Là một người yêu thích văn chương do được nuôi dưỡng và bồi đắp từ nguồn văn hóa dân gian của dân tộc mình từ bé cộng với sự tỉ mỉ thu lượm vốn hiểu biết của mình qua hàng loạt cuốn sách kim cổ Đông Tây của ông nội chị để có thể sở hữu một vốn kiến thức cơ bản, sâu rộng phục vụ cho nghiệp văn sau này của chị. Hiện nay ngoài công việc chính, chị rất tích cực sáng tác thơ và làm văn. Chị là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên hội VHNT các DTTS Việt Nam.

Hơn hai mươi năm công tác ở nhiều vị trí khác nhau nhưng dường như tình yêu thơ đối với Bùi Thị Tuyết Mai chưa bao giờ vơi cạn. Thơ ca không phải là nghề chính nhưng nó trở thành duyên nợ, là nghiệp vận vào thân. Vì thế chị viết rất nhiều, viết đều tay và các sáng tác của chị đều có chất lượng nghệ thuật. Công việc bù đầu họp hành rồi viết báo cáo, thậm chí thức hôm thức đêm để làm nhưng không thể làm giảm đam mê sáng tác của chị mà ngược lại đó chính là nhân tố làm sáng lên vẻ đẹp trí tuệ đậm tính triết lí cũng như nuôi dưỡng và làm giàu thêm cảm xúc cho thơ của chị. Chị đã từng tâm sự: “Khi nào về Hà Nội, tôi sẽ mang theo chiếc khung cửi. Mỗi lúc rảnh, tôi sẽ ngồi dệt vải cho đỡ buồn. Hơn nữa, dệt vải và làm thơ là hai trong ba âm thanh biểu đạt hạnh phúc của một đời người theo quan điểm của một người Mường”. Với chị làm thơ như một nhu cầu tự thân không thể nào thay thế, hệt như tình yêu của con người trong cuộc sống, nó mang lại niềm vui: Tất cả những gì bàn chân tôi lướt đi/ Ôi niềm vui sáng tác/ Là hơi thở óng vàng/ đắm say kết hạt/ Sức nóng của một con tằm đang rút ruột làm thơ (Đường đua).

Là người phụ nữ đa tài, tuy nhiên, dường như cuộc sống không hề ưu ái đối với chị. Thời gian có thể đem lại cho con người ta hạnh phúc hoặc đau khổ, nhưng có điều chắc chắn rằng, thời gian sẽ làm cho ta trở nên từng trải, thấm thía hơn về nhân tình thế thái. Sau khi chị chuyển về Hà Nội một thời gian, Bùi Thị Tuyết Mai đã tìm cho mình một bến đỗ mới trong cuộc đời. Chị những tưởng sau sự đổ vỡ lần đầu tiên thì tình yêu là một thứ gì đó thật xa xỉ, những không, tình yêu giống như một thứ ảo ảnh bất thường nhưng đầy sắc màu kì diệu vốn hiện hữu đâu đây, khiến chị không thể chìm đắm trong tuyệt vọng mà luôn hướng về phía trước với những sắc màu rực rỡ : Người đàn bà một mình trong phố đêm Hà Nội với chiếc áo ngọt thơm màu táo chín và nụ cười bàng bạc/ Nàng bước đi trong hương cốm và tiếng tàu điện leng keng xưa với chiều Tây Hồ lựng cúc vàng/ Tất cả gom trong nỗi mong chờ lành lạnh/ Không ai choàng lên đôi vai nàng chiếc áo khoác mỏng, chỉ có trăng/ Những bước đi, bước đi run rẩy như

làn gió thơm về (Thu đi). Và tôi biết khi Tình yêu mất đi/ Thì mùa hè vẫn cháy/ Hoa trăng vẫn nở/ Màu tím lửng lơ xưa/ Tôi kiếng chân nhưng không với tới bao giờ (Khi tình yêu mất đi).

Và Bùi Thi Tuyết Mai đã chứng minh bản lĩnh của mình bằng cả một quá trình rèn luyện, miệt mài trong sáng tạo nghệ thuật không ngừng. Kết quả là chị đã được nhận các giải thưởng như: Giải B (không có giải A) giải thưởng VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1998 cho tập thơ Mưa trong nhà; tập thơ Trầu đỏ môi ai được giải C Cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật Báo chí tỉnh Hòa Bình 10 năm Đổi mới (1991-2000); Tập thơ Nơi cất rượu được giải C văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2004; Tập thơ Mường trong được giải A văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình 5 năm (2001-2006); Tập thơ Binh boong đạt giải C, giải thưởng văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2008; Giải tư Thơ về Hà Nội 2008-2010, Giải tư cho cuốn Tiểu luận phê bình văn học nghệ thuật. Hiện nay chị là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hội viên Hội VHNT các DTTS Việt Nam.

Đối với chị, thơ chính là để bộc bạch, giãi bày tâm tư tình cảm của con người, về cuộc sống, thế sự.... Đọc thơ chị ta thấy chất thơ mộc mạc, giản dị, trong sáng, biểu cảm, giàu tính tạo hình; một sự suy tư nhưng không ủy mị, không buồn mà luôn lấp lánh những kỉ niệm, hồi ức và hi vọng; một tính cách mạnh mẽ, tự tin ... đặc biệt một cái Tôi cá nhân mang vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại mang những nét riêng của một con người bản lĩnh, sắc sảo, sôi nổi, chân thành, tinh tế và nhiều mộng mơ. Trong số không nhiều cây bút nữ dân tộc thiểu số có đóng góp phần vào nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Bùi Thị Tuyết Mai là cây bút có bản sắc riêng. Nếu Nông Thị Ngọc Hòa trầm lắng, suy tư, giàu sức biểu hiện; Dư Thị Hoàn (Hoa) tinh tế, đằm thắm đôi khi chua chát; Chu Thùy Liên- Chu Tá Nộ (Hà Nhì) nhuần nhị, kín đáo… thì Bùi Thị Tuyết Mai lại sôi nổi, mạnh mẽ những cũng đầy chất suy tư. Có được nét phong cách đó là cả một quá trình đam mê, say sưa rèn luyện của nữ nhà thơ Mường đầy cá tính này.

Xuất hiện khoảng những năm 80 trở lại đây với một số bài thơ được in trên báo, dân dần chị đã khẳng định được phong cách, bản lĩnh riêng đọc đáo của mình. Trong hơn 20 năm lao động nghệ thuật bền bỉ, không mỏi, đều đặn nghiêm túc và sáng tạo, Bùi Thị Tuyết Mai đã có một sự nghiệp đáng kể, người đọc biết đến thơ chị qua tập thơ Mưa trong nhà (1998). Tập thơ là hợp tuyển những bài thơ chị viết khi còn trẻ, nó nhẹ nhàng, xinh xắn như hơi thở của người thiếu nữ với những vần thơ giản dị, chân thành, tự nhiên. Tiếp sau đó, năm 1999, chị lại cho ra mắt bạn đọc tập thơ Trầu đỏ môi ai. Có thể thấy, thành công lớn nhất của hai tập thơ này là chất trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của người thiếu nữ miền sơn cước. Mặc dù trong thơ những vấn đề xã hội còn ít được đề cập tới mà chủ yếu là lấy chất liệu từ cuộc sống tâm tình của chính bản thân tác giả nhưng thơ chị đã có sức hấp dẫn và lôi cuốn độc giả. Nếu như Phan Thị Thanh Nhàn nhờ hương bưởi nói hộ tình yêu: Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu (Hương thầm). Hay Nông Thị Ngọc Hòa nhờ gió làm sứ giả của tình yêu: Mình muốn uống trời nhụy đất/ Vơi đầy nghiêng rót sừng trâu/ Trái tim dường như thắp lửa/ Ánh nhìn nhờ gió trao (Rượu cần) say sưa viết về tình yêu thuở ban đầu với những kiêu kì, hãnh diện của người con gái được yêu: Gió thỉnh thoảng đùa vui trong tán lá, Thỉnh thoảng chim thảng thốt cất lời ca/ Hoa thỉnh thoảng đưa hương vào hoang vắng/ Còn một người thỉnh thoảng ngoái nhìn ta (Thỉnh thoảng). Thì Bùi Thị Tuyết Mai viết về tâm tình mới lớn của người thiếu nữ chớm yêu cũng rất nhẹ nhàng, ý nhị, kín đáo:

Con gái mẹ có lần đi thật khẽ

Đến đằng sau ôm vai mẹ nói thầm Bí mật lắm đừng có ai hỏi nhé

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Chỉ được riêng một mình mẹ biết thôi (Tâm tình người thiếu nữ)

Trong hai tập thơ trên, người con gái ấy đã đón nhận cuộc sống bằng tất cả đam mê của tuổi trẻ. tình yêu trong thơ chị mang nét gần với vẻ đẹp truyền

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 4

thống DTTS, tình yêu thường được thể hiện một cách kín đáo, tế nhị, rụt rè nhưng sôi nổi, mạnh mẽ, hồn nhiên. Và điều đáng trân quý ở hai tập thơ này không chỉ bởi sự trong sáng trong tình yêu, sự hồn nhiên, tươi mới của một hồn thơ giàu sức sống mà qua đó, Bùi Thị Tuyết Mai còn thể hiện một một tình cảm tha thiết, say mê với thơ, coi thơ gắn với cuộc sống của mình, là nghiệp đã gắn vào thân: Ôi niềm vui sáng tác/ Là hơi thở óng vàng / Đắm say kết hạt/ Sức nóng của một con tằm đang nhả hạt làm tơ! (Đường đua).

Tập thơ Mưa trong nhà Trầu đỏ môi ai mới chỉ dừng lại trong phạm vi nhỏ hẹp của những tình cảm riêng tư của bản thân mà chưa có sức khái quát về đời sống xã hội. Có lẽ do cuộc đời của chị lúc này còn trẻ, kinh nghiệm cùng vốn sống thực tế còn ít. Tuy nhiên, trong những bước đi đầu tiên, sự chập chững là điều khó tránh. Mặc dù vây, cái hay trong thơ của chị chính là luôn như được tuôn trào từ mạch nguồn văn hóa Mường. Thơ chị luôn có sự chen lẫn, chuếnh choáng giữa triết lí nhân sinh hiện đại và cái nhìn về thế giới mộc mạc, hồn nhiên của vũ trụ Mường, văn hóa Mường. Chính vì thế ngay từ tập thơ trình làng năm 1998- Mưa trong nhà, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận định: “Thơ Bùi Tuyết Mai có ba phẩm chất nổi trội và quan trọng. Đó là sự thảng thốt, Tính ý tưởng và trí tưởng tượng, và một phẩm chất đương nhiên mà dù chị không cố tình phô bày, nó cứ nằm trong nhiều câu thơ, đôi khi chi phối toàn bộ bài thơ. Đó là cách cảm, cách nghĩ và thổ ngữ của dân tộc Mường của chị” [6]. Và ngay từ tập thơ đầu tiên, thơ Bùi Thị Tuyết Mai đã ẩn chứa một giọng điệu riêng- “Tĩnh trong động”. Trước khung cảnh của buổi chiều, chị đã khắc họa lên một bức tranh mang bút pháp “ tĩnh trong động” như : Tôi nghe tiếng cành khô vỡ vụn xuống chiều già/ Hoàng hôn xuống dưới hiên nhà vàng ệch (Chiều già). Và qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được ở nhà thơ này một tâm hồn đẹp, giàu chất mộng mơ và cũng rất nghiêm túc sâu sắc trong lao động nghệ thuật. Cùng với sự đam mê, nỗ lực của bản thân, chị đã bước vào làng thơ như một định mệnh.

Với tình yêu thơ và niềm đam mê sáng tác, Bùi Thị Tuyết Mai lại tiếp tục cho ra mắt bạn đọc ba tập thơ Nơi cất rượu (2003), Mường trong (2005), Binh boong (2008), Ba tập thơ mới lướt qua tưởng như không có gì là mới mẻ, cách tân so với các tập thơ trước nhưng lần giở từng trang và nghiền ngẫm một chút, độc giả sẽ bị hấp dẫn và lôi cuốn bởi lối viết giản dị, trong sáng, tự nhiên, mà không kém phần linh hoạt, biến ảo, cấu tứ bất ngờ, thú vị. Vẫn là đề tài tình yêu muôn thuở, nhưng điều đáng chú ý là trong ba tập thơ này có xuất hiện dày hơn những bài thơ viết về xứ Mường và bản sắc dân tộc Mường. Bùi Thị Tuyết Mai viết về quê hương yêu dấu với tất cả niềm say mê, tình yêu mến và sự trân trọng của mình, của một người từng trải, da diết, yêu quê:

-Tôi sinh ra giữa vũ trụ Mường Ba tầng bốn thế giới

Xênh xang áo váy

(Tháng giêng)

- Mường ta

Nơi đẻ Đất đẻ Nước

Đẻ ba tầng bốn thế giới

(Câu hát Mường).

Đối với Bùi Thị Tuyết Mai thì quê hương là những gì gắn bó, thân thương và thiêng liêng nhất. Chị không chỉ viết về Yên Thủy- một vùng đất vùng sâu, nơi có núi đá, có nhiều sỏi, nắng nhiều, ít nước, nơi tuổi thơ chị từng lớn lên, mà còn thể hiện lòng tự hào về vẻ đẹp của con người, cuộc sống, vẻ đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Dù đi đến bất cứ mảnh đất nào khác thì quê hương vẫn in đậm trong tâm tưởng của chị:

Mùa Mường trong cũng biết đếm mương phai Cái gió con trăng biết đếm cây gộc cụt

Khói cũng nhuộm nâu người như đất Con đường mòn biết đếm bước lạ quen

(Mường trong)

Là người con của xứ Mường, trong thơ của chị luôn sáng rõ niềm tự hào về một dân tộc có nền văn minh lâu đời và giàu bản sắc. Niềm tự hào đó được bộc lộ chị viết một cách đầy tự hào về những phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Một dân tộc giàu có về đời sống văn hóa tinh thần với những sử thi đồ sộ, các bài mo, các bài dân ca xường, rang, ví, đúm... ngọt ngào, da diết… luôn là nỗi nhớ niềm thương của nhà thơ và nó có sức ảnh lớn đến các sáng tác của Bùi Thị Tuyết Mai. Nếu Nông Thị Ngọc Hòa tự hào về nhạc cụ dân tộc mình, tuy nhỏ bé, đơn sơ nhưng chất chứa hồn vía của dân tộc: Hình như tiếng đàn trong gió/ Dồn lên vó ngựa kiêu hùng/ Róc rách lời khe, giọng suối/ Trăm nguồn về một dòng sông (Cây đàn tính); Thì Bùi Thị Tuyết Mai lại tự hào về nhạc cụ dân tộc mình: Ơi chiêng/ Ơi chiêng/ Đôi núm thiêng phập phồng hơi ấm (Ơi chiêng); Mặt trời xuống núi/ Bỏ âm vang trống đồng vào túi/ Đựng tiếng chiêng tiếng cồng vào ống tay áo (Đi hội).

Điều dễ nhận thấy trong các tập Nơi cất rượu, Mường trong, Binh boong, thơ viết về tình yêu không còn có cái nhìn ngây thơ, sôi nổi, hồn nhiên như trước nữa mà giờ đây đi vào chiều sâu, trầm lắng, suy tư với nhiều cung bậc cảm xúc. Đó là sự đằm thắm, dịu dàng đầy sự nâng niu trân trọng niềm hạnh phúc đời thường, mong muốn được sẻ chia cùng nhau mọi ngọt bùi cay đắng:

- Và đêm đêm anh hãy tin là em có thật Đợi anh về

Cỏ ướt Phố xa

(Cho anh)

-Được nâng trên đôi tay ấm Uống lời ru bầu ngọt

Người cất cánh bay

(Đôi cánh)

-Tôi muốn

Người nâng lên Dịu dàng như Mẹ

Hơi ấm đàn ông từng trải Xoa dịu trái tim này

(Về người đàn ông trẻ tuổi)

Bên cạnh đó còn là niềm dự cảm lo âu đầy khắc khoải về sự mong manh, phai tàn, đổ vỡ, của lòng người, của tình yêu:

Người gieo

Rồi người không gặt

Bỏ lại tôi thương nhớ cồn cào

(Ngày tàn)

Con sợ

Những tình yêu mặn nồng không dành cho con rồi sẽ lớn lên (Gọi)

Tình yêu đầy những dự cảm đó được tác giả khắc họa ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, khi thì đắm say hạnh phúc, khi thì day dứt suy tư... nhưng xuyên suốt mảng đề tài này là một tình yêu sâu nặng không để tàn phai vì không gian và thời gian.

Một đề tài nữa không thể không nhắc đến trong các tập thơ cua chị đó là đề tài viết về gia đình, về tổ ấm hạnh phúc của mình. Ẩn sâu chính là lòng hiếu thảo của một người con, chị viết về bà, về cha, về mẹ, về con trai. Ở đề tài này lúc nào trong thơ chị cũng rưng rưng nỗi nhớ cha, nhớ mẹ vô hạn: Tôi đi mà nhớ mẹ/ Tôi bước mà nhớ cha (Của cha mẹ); Mẹ hiền của con/ Mẹ áo nâu non/ Bàn tay mẹ ấm và thô con nhớ/ Quen thuộc cả trong từng giấc ngủ/ Ôi mẹ/ Mẹ là vũ trụ là tín ngưỡng duy nhất con yêu (Tạm biệt mẹ yêu)

Cũng có lúc giọng thơ của chị trở nên tươi vui, sôi nổi khi nhắc lại những kỷ niệm tình cảm sâu lắng, đẹp đẽ của người cha dành cho mẹ yêu : Cha chiều/

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí