Tổng Hợp Kết Quả Thực Nghiệm Sư Phạm Từng Phần Biện Pháp 1


104


giao nhiệm vụ học tập cho HS đã diễn ra thường xuyên trên các nhóm lớp, kết hợp với các phần mềm dạy học trực tuyến như: Thanhedu.com.vn; Zoom; Google Classroom; TranS Conference đã giúp duy trì được hoạt động học tập cho HS; đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển năng lực tự học và các năng lực bộ môn cho HS, đặc biệt là HS chuyên.

Mô hình lớp học đảo ngược giúp chúng ta thực hiện tốt mục tiêu giảng dạy lấy người học làm trung tâm, chú trọng nhiều hơn và hoạt động học và tự học ở ngoài không gian lớp học và các hoạt động tương tác trên lớp học. Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập, tương tác thú vị. Ưu điểm của lớp học đảo ngược là giúp người học phát triển khả năng tự học trong môi trường thuận lợi nhất. Ở lớp học truyền thống, học sinh ở những trình độ và khả năng tiếp nhận khác nhau phải bắt kịp với nhịp điệu, tốc độ tổ chức các hoạt động học tập của GV, thì ở lớp học đảo ngược, HS với các nguồn tài liệu, kênh thông tin hỗ trợ có quá trình tự học, tìm hiểu nội dung bài học, hoàn thành bài tập một cách tự chủ, chủ động trong việc sắp xếp việc học theo tốc độ và phong cách học tập của mình.

Khi lồng ghép với các cấp độ tư duy Bloom (Bloom Taxonomy), trong mô hình lớp học đảo ngược, HS sẽ tự thực hiện các hoạt động tư duy cấp thấp như ghi nhớ và hiểu ở nhà thông qua tư liệu do GV cung cấp. Trên lớp sẽ tập trung vào những hoạt động tư duy cấp cao như phân tích, ứng dụng, đánh giá và sáng tạo.


Hình 4 2 Các cấp độ tư duy của Bloom Taxonomy Nguồn 1

Hình 4.2. Các cấp độ tư duy của Bloom Taxonomy

Nguồn: https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-tai-truong- fulbright/flipped-classroom-lop-hoc-dao-nguoc-la-gi/

Lớp học đảo ngược còn cho phép GV dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân HS, đặc biệt những HS chưa hiểu kĩ bài giảng. Bên cạnh đó, lại có thể phát triển năng lực vận dụng kiến thức lịch sử, năng giải quyết vấn đề và sáng tạo đối với những HS có năng khiếu, đã hoàn thành tốt bài tập, dự án được giao, có cơ hội trình


105


bày sản phẩm, ý tưởng, cách giải quyết vấn đề, thậm chí có thể là chủ tọa, dẫn dắt, hoặc trả lời những thắc mắc của các bạn trong nhóm.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong việc tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm khi tổ chức cho HS học tập chủ đề: Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975) ở các lớp chuyên Sử của trường THPT Sơn Tây và trường THPT chuyên Nguyễn Huệ thuộc Thành phố Hà Nội. Thời điểm thực nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian HS được nghỉ học do dịch bệnh Covid. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Thanhedu.com.vn; Zoom; Zalo; Messenger để cung cấp tư liệu viết (Nội dung chủ đề); chia sẻ đường link tư liệu phóng sự (Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946.

https://www.youtube.com/watch?v=y3mNEx0ddjA; Hiệp định Giơ-ne-vơ - https://www.youtube.com/watch?v=6mhXgLxteWc; Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Hiệp định Pari 1973 - https://www.youtube.com/watch?v=Exsim87Y3FY; Bài giảng trên truyền hình về Hiệp định Pari, so sánh với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 https://www.youtube.com/watch?v=5MPpT5lKabM&t=40s) cùng địa chỉ một số website đáng tin cậy để HS có thể khai thác thêm thông tin tư liệu như: Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - http://baochinhphu.vn/70-mua-thu- Cach-mang/Ngoai-giao-gop-phan-xung-dang-xay-dung-va-bao-ve-To- quoc/234114.vgp; Tạp chí Cộng sản https://www.tapchicongsan.org.vn/tin-tieu- diem/-/asset_publisher/s; Tạp chí Quân đội nhân dân - https://www.qdnd.vn/45-mua- xuan-toan-thang/dong-gop-cua-ngoai-giao-viet-nam-vao-chien-thang-lich-su-mua- xuan-nam-1975-616708; định hướng; giao bài tập cho HS :

Câu 1. Trong vai trò là một nhà ngoại giao, em hãy phản ánh lại cuộc đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân Trung Hoa dân quốc và thực dân Pháp từ sau ngày 2/9//1945 đến ngày 19/12/1946 ? Phân tích và đánh giá về Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946.

Câu 2. Phân tích những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Đánh giá điểm tích cực và hạn chế của Hiệp định Giơ- ne-vơ.

Câu 3. Khái quát quá trình đấu tranh ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua đó, đánh giá vai trò của mặt trận ngoại giao đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975).

Câu 4. Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975).

Câu 5. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ


106


(1954) về Đông Dương với Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973).

Trong quá trình HS tự học, GV đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sau thời gian đó, các tiết học trên lớp, chúng tôi tổ chức để HS báo cáo kết quả học tập; thảo luận, giải đáp thắc mắc; thống nhất nội dung, tổng kết, nhận xét, đánh giá.

Qua phân tích kết quả kiểm tra (Bảng 4.1), kết hợp trao đổi, lấy ý kiến của GV và HS, chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định tính khả thi của việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học các chủ đề lịch sử cho đối tượng HS chuyên Sử trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp 1

Lớp/sĩ số HS

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ %)

< 5

5 - 6

7 - 8

9 – 10

TN: 76 HS

0 – 0%

2 – 2.6%

45 – 49.2%

29 – 38.2%

ĐC: 68 HS

2 – 2.9%

6 – 8.8%

49 – 72.1%

11 – 16.2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Cô Nguyễn Thị Nhung – GV trường THPT chuyên Nguyễn Huệ cho rằng: Mô hình lớp học đảo ngược phù hợp khi áp dụng cho đối tượng HS chuyên Sử. Trong quá trình tổ chức cho HS học tập theo mô hình này, Cô đã nhận được sự đồng thuận ủng hộ của phụ huynh và HS. Mô hình này khiến HS phải chủ động, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập. Qua đó, các em rèn luyện được đức tính chăm chỉ, kĩ năng tự chiếm lĩnh kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề, biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi nâng cao.

Em Hà Quang Dũng – HS lớp 12 chuyên Sử trường THPT Sơn Tây, khi được hỏi về mô hình học tập này, em nói: Việc học tập theo mô hình này khiến em phải dành thời gian nhiều hơn. Nhưng đổi lại, em nắm kiến thức chắc hơn vì phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ học tập được giao; em có thể chủ động lên lịch học tập cho mình, có nhiều thời gian để tự học. Sau khi hoàn thành một bài tập nào đó, em thấy bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng kiến thức để trả lời các dạng bài tập.

Khi được hỏi về ý nghĩa việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược đối với hoạt động học tập của HS, 75/75 HS chiếm tỉ lệ 100% HS được hỏi đều lựa chọn đáp án cho rằng: học tập theo mô hình này giúp các em rèn luyện kĩ năng tự học; chủ động và chăm chỉ hơn; 59/75 HS chiếm tỉ lệ 80% lựa chọn đáp án cho rằng học tập theo mô hình lớp học đảo ngược giúp các em hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Như vậy, từ quá trình phân tích và dẫn chứng thực nghiệm nêu trên, chúng tôi thấy rằng, bên cạnh mô hình lớp học truyền thống, việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược là có tính khả thi trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới nội dung,


107


chương trình, phương pháp giảng dạy, làm đa dạng, phong phú hơn các mô hình học tập cho HS. Mô hình này có thể vận dụng cho nhiều đối tượng, trong đó có HS THPT, đặc biệt là đối tượng HS chuyên. Nó không chỉ giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, mà còn rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng và sáng tạo; đồng thời góp phần hình thành một trong những phẩm chất công dân thiết yếu như : chăm chỉ và trách nhiệm…vv

4.2. Các biện pháp phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử khi tổ chức dạy học chủ đề

Năng lực tìm hiểu lịch sử là khả năng nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. Để hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho đối tượng HS chuyên Sử, chúng ta có thể vận dụng một số biện pháp sau đây:

4.2.1. Tổ chức cho HS tìm hiểu nguồn tài liệu thành văn (tư liệu chữ viết)

Tài liệu thành văn đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta khôi phục lại quá khứ lịch sử. Đây là nguồn tài liệu chiếm số lượng nhiều nhất, phong phú, đa dạng, có thể thu thập dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong tài liệu thành văn có các loại như: tư liệu gốc (tư liệu đầu tiên, duy nhất liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện), SGK, các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài báo của các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, các học giả trong và ngoài nước…vv

Trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử, việc tìm hiểu các nguồn tài liệu viết để khôi phục lại sự kiện, hiện tượng lịch sử là điều căn bản đầu tiên không thể bỏ qua. Trong học tập lịch sử, đặc biệt với đối tượng HS chuyên Sử, các em cần rèn luyện được kĩ năng sưu tầm tư liệu, chọn lọc thông tin, phê phán tư liệu, xác định được độ tin cậy của thông tin từ sử liệu, trên cơ sở đó mà khôi phục được bức tranh lịch sử với đầy đủ tính chính xác, cụ thể, sinh động về không gian, thời gian, nhân vật, diễn biến, kết quả của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đây chính là giai đoạn quan trọng đầu tiên giúp các em có thể trình bày, mô tả, tường thuật lại sự kiện, hiện tượng lịch sử. Chỉ khi khôi phục lại được bức tranh quá khứ - hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử thì HS mới có cơ sở để hình thành và phát triển năng lực tư duy, vận dụng kiến thức lịch sử.

Đối với học sinh, tài liệu thành văn giúp các em có được những minh chứng cụ thể về lịch sử, về quá khứ và những luận cứ khoa học đã được chứng minh, làm rõ về sự kiện, nhân vật, hiện tượng. Đây sẽ là cơ sở để học sinh tự nhận thức, tự đánh giá, nhận xét theo quan điểm của bản thân đi theo đúng con đường của nghiên cứu khoa học. Nó là cơ sở tạo ra bước tập dượt để học sinh tự nghiên cứu, tự đánh giá một vấn


108


đề lịch sử. Trên cơ sở đó mà phát triển được kĩ năng tư duy lịch sử, biết phân tích, giải thích, tranh luận và phản biện về sự kiện, nhân vật và các quan điểm thể hiện trong tư liệu. Việc khai thác và sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học các chủ đề lịch sử còn góp phần khơi gợi xúc cảm lịch sử, khuyến khích sự tham gia học tập của HS, là cơ sở để giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất công dân cho học sinh. Tài liệu thành văn còn rèn luyện cho các em tinh thần chủ động, chuyên cần, hăng say và sáng tạo trong lao động, học tập.

Ví dụ, khi tổ chức cho HS học tập chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945ở Việt Nam, để giúp các em có thêm cơ sở khẳng định tính chất của Cách mạng tháng Tám, giáo viên yêu cầu HS khai thác tiến trình của cách mạng, kết hợp nghiên cứu Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941): “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của một bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”[37,122]

“Vì cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”. Vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng” [37,119].

Dựa trên cơ sở thực tiễn của cách mạng, kết hợp với tư liệu viết nói trên, HS sẽ có thêm cơ sở để khẳng định: tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình.

Hoặc khi tổ chức cho HS học tập chủ đề Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), để HS miêu tả, trình bày được vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ, đồng thời có thêm cơ sở để lí giải tại sao ta và Pháp lại chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược, GV cung cấp thêm tư liệu sau: “Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, chiều dài gần 20 km, chiều rộng từ 6 đến 8 km, nằm sát biên giới Việt – Lào, cách biên giới cách nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 300 km, cách Hà Nội 300 Km, cách Luông Pha Băng 200 Km đường chim bay, cách hậu phương chính của ta (Việt Bắc và Khu IV) từ 300 đến 500 km đường bộ. Điện Biên Phủ được coi là một vị trí chiến lược quan trọng. Nếu ai chiếm được vùng này thì có thể khống chế được miền Bắc Việt Nam, một phần Thượng Lào và miền Nam Trung Quốc. Theo đánh giá của Nava và giới quân sự Pháp thì Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á – một trục giao thông nối liền các miền


109


biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc. Đó là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào” một “bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc”[111,301].

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, tài liệu thành văn là một trong những nguồn tư liệu quan trọng không chỉ phục vụ nghiên cứu mà còn phục vụ đắc lực cho quá trình giảng dạy, học tập của GV, HS. Đó chính là cơ sở quan trọng giúp HS tiếp cận với quá khứ lịch sử, giúp hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử - năng lực đầu tiên – nền tảng cho sự hình thành và phát triển các năng lực tư duy, vận dụng kiến thức và kĩ năng lịch sử.

4.2.2. Khai thác phim tư liệu, tranh ảnh, hiện vật lịch sử

Phim tư liệu, tranh ảnh (ảnh chụp hiện vật, chân dung nhân vật, tranh vẽ), sơ đồ, lược đồ …vv, là kênh hình – phương tiện trực quan sinh động nhất, chứa đựng nguồn tri thức phong phú, đa dạng, góp phần tạo biểu tượng, minh họa kiến thức, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập. Đây là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học lịch sử; giúp HS được học tập theo đúng quá trình tư duy biện chứng là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

Trong học tập lịch sử tranh ảnh, phim tư liệu, sơ đồ, lược đồ …vv là phương tiện truyền tải thông tin, giúp HS gián tiếp được tiếp xúc, quan sát, lắng nghe một phần của quá khứ lịch sử; HS phát huy được nhiều giác quan trong quá trình học tập, vì vậy việc tìm hiểu thông tin về sự kiện lịch sử có thế dễ dàng, hấp dẫn hơn, kiến thức được nhớ lâu hơn; nó có ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo cảm xúc lịch sử tích cực đối với HS; giảm tính trừu tượng, tạo điều kiện hình thành biểu tượng, khái niệm lịch sử. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử, kết hợp với các yếu tố khác tạo thành một chỉnh thể của quá trình dạy học.

Trong quá trình dạy dạy học Lịch sử, kênh hình có thể được sử dụng ngay ở phần khởi động - tạo không khí, khơi gợi cảm hứng học tập cho HS, giúp HS dự đoán, kết nối được kiến thức đã biết với kiến thức chưa biết; kênh hình có thể được sử dụng trong quá trình hình thành kiến thức mới, trong hoạt động luyện tập, củng cố, vận dụng, kiểm tra, đánh giá giúp HS khai thác, vận dụng thông tin để giải quyết các bài tập nhận thức.

Để phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS nói chung, HS chuyên Sử nói riêng, đòi hỏi HS phải rèn luyện được khả năng quan sát, phát hiện nội dung thông tin, kết nối và phản ánh được thông tin chứa đựng trong phim tư liệu, tranh ảnh, hiện vật lịch sử. GV có thể xác định một số tiêu chí để đánh giá năng lực tìm hiểu lịch sử của HS như:

- Biết quan sát, nhận diện đúng các loại kênh hình (tranh ảnh (chân dung nhân vật, công trình văn hóa, kiến trúc, tranh cổ động, tranh biếm họa; phim tài liệu (về nhân vật biến cố lịch sử hay nền văn hóa…vv).


110


- Biết khai thác nội dung, thông tin lịch sử phản ánh trong kênh hình (về mặt giá trị lịch sử, văn hóa...), tóm tắt, trình bày, nêu được nội dung lịch sử phản ánh trong tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, phim tài liệu…vv

- Biết thể hiện cảm xúc và biểu cảm nhất định với tư liệu lịch sử (xúc động, tự hào, lên án, đồng cảm...).

Để rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình lịch sử, trên cơ sở đó hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, trong quá trình tổ chức hoạt động học tập của học sinh, ngay từ đầu giáo viên cần thiết kế các dạng câu hỏi, bài tập định hướng phù hợp với từng loại kênh hình.

Ví dụ: khi dạy học chủ đề: Các thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), ở phần tìm hiểu về Chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950, để giúp HS hiểu sâu hơn về kết quả, ý nghĩa, tác động của sự thất bại ở Biên giới đến phía ta và thực dân Pháp, GV có thể sử dụng tranh biếm họa Thua cay cắn quan (Hình 4.3)

Hình 4 3 Tranh Thua cay cắn quan Nguồn Lí Trực Dũng 2011 Biếm họa Việt Nam 2

Hình 4.3. Tranh Thua cay cắn quan

(Nguồn: Lí Trực Dũng (2011), Biếm họa Việt Nam, NXB Mĩ thuật, tr.37)

Sử dụng các câu hỏi gợi mở, để HS khai thác nội dung bức tranh:

+ Quan sát tranh, kết hợp với kiến thức đã học ở phần diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới, em hãy cho biết kết quả của chiến dịch đã tác động như thế nào đến hai phía ta và Pháp?

+ Quan hệ giữa Pháp và Mĩ được phản ánh như thế nào trong cuộc chiến tranh Đông Dương.


111


+ Em hãy cho biết thái độ của tác giả khi phác họa bức biếm họa này?

Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS khai thác được: Trong tranh, tác giả phác họa đội ngũ lãnh đạo cao nhất của Pháp ở trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954), sau thất bại ở Đông Khê đã bị cấp trên xử lí ra sao. Dưới tiêu đề của tranh có 4 dòng chữ ghi:

– Sau trận Đông Khê, Leon Pignon (Cao ủy Pháp ở Đông Dương những năm 1948 – 1950), Carpentier (Tổng chỉ huy của quân Pháp ở Đông Dương) cách chức tướng Marshall (quyền chỉ huy Bắc Bộ).

– Bộ trưởng Letourneau và đại tướng Juin (Cao ủy Pháp ở Đông Dương 1950 – 1952) sang hỏi tội Pignon và Carpentier.

– Rene Pleven đã nghe Letourneau và Juin báo cáo.

– Mĩ chê Pháp bất lực ở Đông Dương.

Dưới 4 dòng chữ, bức tranh chia thành 4 phần. Mỗi phần phác họa lại nội dung phản ánh nói trên. Trong đó, người cuối cùng trong hệ thống chóp bu Pháp bị phê bình là Rene Pleven (Bộ trưởng Quốc phòng Pháp) – trong tư thế đứng cúi mình trước một người Mĩ, áo ông ta mặc có họa tiết là kí hiệu của đồng đôla Mĩ – cho thấy Mĩ đang viện trợ tài chính cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương, dưới chân người Mĩ là hình ảnh một chú chó trong thế đang sủa. Đây là bức tranh thể hiện sự châm biếm, đả kích, giễu cợt thẳng thừng của tác giả đối với đội ngũ chóp bu thực dân Pháp.

Qua quá trình giải quyết các câu hỏi nêu trên. HS sẽ thấy rõ rằng: sau thất bại ở Đông Khê, Pháp đã phải rút chạy khỏi các cứ điểm trên Đường số 4. Ta khai thông con đường liên lạc quốc tế và giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Thắng lợi này của ta có ý nghĩa như một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngược lại, thất bại ở Chiếc dịch Biên giới đã đẩy Pháp rơi vào thế phòng ngự bị động, điều này tác động không nhỏ đến tham vọng của cả Pháp và Mĩ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương. Chính vì sự tác động không mong muốn đó mà giới lãnh đạo chóp bu trong chiến tranh Đông Dương của Pháp đã từng bước luân phiên nhau bị chỉ trích và người có quyền chỉ trích cao nhất lại là Mĩ. Điều đó cũng cho thấy Pháp đang từng bước lệ thuộc vào Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

Khi tổ chức cho HS tìm hiểu về chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, GV sử dụng lược đồ chiến cuộc Đông Xuân 1954 – 1954, lược đồ trận địa Điện Biên Phủ, tổ chức cho HS em video tư liệu về hai chiến dịch này; đồng thời trước khi HS xem phim tư liệu, GV đặt ra nhiệm vụ cho HS như sau:

Quan sát lược đồ, kết hợp với xem phim tư liệu về hai chiến dịch, em hãy:

1. Xác định 5 vị trí tập trung binh lực của thực dân Pháp.

2. Tường thuật lại diễn biến chính của chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954.

3. Miêu tả trận địa Điện Biên Phủ.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí