96
chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945) và thời kì 1945 – 1954, sau đó là Việt Nam Cộng hòa 1954 -1975. 3. Nhà nước Việt Nam thống nhất tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa III. Tình hình tranh chấp trên biển Đông hiện nay. 1.Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2. Tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới biển và thềm lục địa chồng lấn. IV. ASEAN và các nước lớn trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. - Quan điểm, lập trường của ASEAN. - Quan điểm, lập trường của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ. V. Lập trường của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. VI. Một số giải pháp góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. | Khái quát thực trạng tranh chấp ở biển Đông hiện nay và cho biết thái độ của các nước lớn về vấn đề biển Đông. Trình bày quan điểm của ASEAN và một số nước lớn về vấn đề biển Đông hiện nay. Nêu lập trường của Việt Nam trong giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Việt Nam đã và đang thực hiện những giải pháp nào để giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc ? |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 11
- Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 12
- Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 13
- Tổng Hợp Kết Quả Thực Nghiệm Sư Phạm Từng Phần Biện Pháp 1
- Hướng Dẫn Hs Tự Học Với Sgk, Các Tài Liệu Tham Khảo.
- Tổ Chức, Hướng Dẫn Học Sinh Tranh Luận, Phản Biện Về Sự Kiện Lịch Sử
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
97
Tiểu kết chương 3
Từ những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu trong Chương 3, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
Nội dung phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình SGK Lịch sử THPT. Đây là phần nội dung kiến thức lịch sử phản ánh rất nhiều sự kiện vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, lí luận cao, phản ánh quy luật vận động, phát triển và thắng lợi từng bước của cách mạng Việt Nam, gắn với sự hình thành, phát triển của những khuynh hướng cứu nước mới, trong đó khuynh hướng cách mạng Vô sản với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đưa cách mạng Việt Nam phát triển, thắng lợi. Việc giáo viên dạy chuyên thiết kế tốt nội dung các chủ đề phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay có ý nghĩa quan trọng góp phần làm sâu sắc, khái quát, hệ thống, hoàn thiện kiến thức cho HS; đồng thời là cơ sở để hoàn thành mục tiêu dạy học bộ môn; góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh.
Để nâng cao chất lượng, hoàn thành mục tiêu dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay, khi tiến hành thiết kế các chủ đề học tập cho HS chuyên Sử, việc lựa chọn nội dung chủ đề cần đáp ứng được những yêu cầu của việc đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp và phù hợp với lí luận dạy học bộ môn; đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học, tính kế thừa và sự phát triển phù hợp với trình độ HS. Thông qua nội dung học tập của các chủ đề GV cần giúp HS hình thành và phát triển các năng lực chung như: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đến và sáng tạo; các thành phần năng lực bộ môn như: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử. Đồng thời, thông qua nội dung các chủ đề lịch sử cần phát huy được những lợi thế của bộ môn trong việc giáo dục những phẩm chất công dân chủ yếu như: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Nội dung các chủ đề Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay phản ánh nhiều lĩnh vực, vấn đề của cách mạng giải phóng dân tộc; gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng, sự nghiệp và những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Trên cơ sở những yêu cầu đã đặt ra, chúng tôi đã lựa chọn, thiết kế, hệ thống thành những chủ đề cơ bản, trọng tâm, bám sát chương trình lịch sử THPT. Các chủ đề này góp phần phản ánh tính toàn diện, phong phú và làm sâu sắc hơn lịch sử dân tộc ở chặng đường từ năm 1919 đến nay.
Với vai trò là một nguồn kiến thức, nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh, nội dung các chủ đề lịch sử nói trên có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập cho HS ở trên lớp; đồng thời cũng có thể sử dụng cho các hoạt động ngoại khóa và hoạt động tự học của học sinh chuyên Sử; góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn nội dung kiến thức lịch sử và nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
98
CHƯƠNG 4
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Dạy học lịch sử theo chủ đề là một trong những hình thức góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, ở Chương 4, chúng tôi đi sâu làm rõ các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay cho đối tượng HS chuyên Sử theo hướng phát triển NLHS; đồng thời tiến hành TNSP toàn phần và phân tích kết quả thực hiện để khẳng định tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất trong đề tài luận án.
4.1. Kết hợp các dạng bài học và mô hình tổ chức dạy học chủ đề
Chúng ta đều biết rằng, quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông được tiến hành qua các bài học/chủ đề lịch sử. Đây là một khâu của quá trình dạy học. Nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chương trình, sách giáo khoa, góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu môn học. Đó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập: giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh được hoạt động tích cực nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện và phát triển kĩ năng; bồi dưỡng tư tưởng, hình thành phẩm chất công dân.
Để tổ chức hiệu quả việc học tập các chủ đề lịch sử, giáo viên có thể vận dụng, kết hợp các dạng bài học khác nhau như: bài nghiên cứu kiến thức mới; bài ôn tập, sơ kết, tổng kết; bài kiểm tra kiến thức; bài học hỗn hợp; lớp học đảo ngược...vv.
Các dạng bài học này có thể được tiến hành xen kẽ để hỗ trợ lẫn nhau; trong đó bài nghiên cứu kiến thức mới vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Điều này do tính chất, nội dung quá trình dạy học quy định. Nguyên tắc bao trùm khi tiến hành các dạng bài học trên là đảm bảo mối quan hệ giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động nhận thức của học sinh.
4.1.1. Bài học nghiên cứu kiến thức mới
Nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố chủ đạo của quá trình dạy học ở trường phổ thông. Nội dung của nó là những kiến thức cơ bản mà HS cần nắm vững để hiểu rõ các vấn đề lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới ở một giai đoạn, một thời kì nhất định, trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: đấu tranh giai cấp, hoạt động kinh tế, đời sống chính trị, văn hóa. Nghiên cứu kiến thức mới được xây dựng trên cơ sở của việc giáo viên thiết kế, tổ chức các hoạt động để học sinh lĩnh hội kiến thức mới thông qua các nhiệm vụ học tập với việc HS tham gia các nhiệm vụ học tập, trả lời câu hỏi hoặc báo cáo các sản phẩm học tập. Để tổ chức hiệu quả bài học nghiên cứu kiến thức mới,
99
giáo viên có thể sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm hình thành kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực cho HS. Những công việc này đều nhằm tích cực hóa việc lĩnh hội tái tạo, sáng tạo của HS thông qua việc giải quyết các bài tập nhận thức.
Đối với HS chuyên Sử, việc lĩnh hội kiến thức mới qua các chủ đề lịch sử có vai trò quan trọng đối với quá trình học tập của các em trong môi trường chuyên. Bài học nghiên cứu kiến thức mới theo chủ đề góp phần làm giàu cho học sinh chuyên kiến thức, cảm xúc, kĩ năng, tư duy lịch sử. Vì chương trình lịch sử ở cấp phổ thông hiện được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, nên việc tiếp thu kiến thức mới được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện kiến thức đã học và nâng cao, đào sâu kiến thức mới. Vì vậy, việc thiết kế thành các chủ đề lịch sử cần đảm bảo tốt mối quan hệ giữa truyền thụ, lĩnh hội kiến thức mới trong bài học ở SGK với cấu trúc và nội dung cơ bản của SGK sẽ giúp HS học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà hiệu quả hơn.
Ví dụ, để xây dựng chủ đề: Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930), giáo viên đã tích hợp kiến thức của 3 bài 13,14,15 trong SGK Lịch sử 12 nâng cao, bên cạnh hệ thống kiến thức cơ bản được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm phát triển từ chương trình lớp 9, hệ thống kiến thức mới mà HS cần khái quát, phân tích sâu hơn ở chủ đề này đó là: Những điều kiện lịch sử dẫn đến sự xuất hiện của hai khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và vô sản; các phong trào yêu nước thuộc khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản; vai trò của các tổ chức cách mạng; sự phù hợp và bất cập của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và tư sản; từ đó rút ra được đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930; giải thích được tại sao khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại còn khuynh hướng cách mạng vô sản lại giành được quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.
4.1.2. Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết
Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình.
Nhiệm vụ cụ thể của loại bài học này là củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Trên cơ sở những sự kiện cụ thể, bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng và quá trình lịch sử đã học và hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức đã tiếp thu. Đồng thời, trên cơ sở những kiến thức cơ bản về các mặt hoạt động chính của từng giai đoạn hay quá trình lịch sử đã biết, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bản chất những mối quan hệ, giải thích sâu hơn những khái niệm phức tạp đã được hình thành.
Bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết góp phần thực hiện tối đa khả năng tổng hợp, củng cố, khái quát kiến thức cho học sinh ở một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay một vấn đề lịch sử của chương trình.
100
Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh chuyên, hình thành cho các em những hiểu biết về khoa học lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các kĩ năng, thái độ, hình thành các năng lực nói chung và năng lực bộ môn nói riêng.
Ví dụ, sau khi học xong kiến thức cơ bản của thời kì kháng chiến chống Pháp, giáo viên có thể thiết kế và tổ chức cho HS chuyên ôn tập, tổng kết với chủ đề: Các thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Đây chính là cơ hội, điều kiện để học sinh được ôn tập, hệ thống lại những kiến thức cơ bản trên mặt trận quân sự - một mặt trận đấu tranh có tính chất quyết định của cuộc kháng chiến. Trên cơ sở ôn tập, hệ thống những kiến thức cơ bản, các em tiếp tục có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật quân sự; đồng thời có điều kiện so sánh các chiến dịch để thấy được những điểm giống và khác nhau của các chiến dịch, sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp, sự trưởng thành trong tác chiến của quân dân ta qua mỗi chiến dịch. Qua đó đánh giá được vai trò, ý nghĩa của mặt trận quân sự đối với cuộc kháng chiến; mối quan hệ và tác động của mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao.
4.1.3. Bài hỗn hợp
Bài học hỗn hợp là sự kết hợp của các dạng bài học nghiên cứu kiến thức mới; bài ôn tập, sơ kết, tổng kết và bài học kiểm tra, đánh giá. Sự kết hợp này được sử dụng hiệu quả trong dạy học lịch sử theo chủ đề khi lượng thời gian học tập của chủ đề được kéo dài hơn, giáo viên có thể vận dụng hiệu quả dạng bài học này. Theo đó, HS được củng cố kiến thức đã học, nghiên cứu kiến thức mới; đồng thời làm các bài tập kiểm tra đánh giá về nội dung của chủ đề đó. Các yếu tố cơ bản của bài học hỗn hợp theo chủ đề: ôn tập, hệ thống lại kiến thức đã học; nêu mục đích, nhiệm vụ của chủ đề mới; tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới; bài tập.
Ví dụ, khi tổ chức cho HS học tập chủ đề: Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, từ Hiệp định Sơ bộ (1946) đến Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pari (1973), HS có điều kiện ôn tập, củng cố lại kiến thức về các sự kiện quan trọng – kết quả đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó; GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức mới khi so sánh những điểm giống và khác nhau giữa các Hiệp định; giải thích được những điểm tích cực và hạn chế của các Hiệp định; đánh giá được vai trò của mặt trận ngoại giao đối với cuộc kháng chiến. Kết thúc chủ đề; giáo viên có thể tổ chức cho HS kiểm tra dưới cả hình thức trắc nghiệm và tự luận nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức lịch sử của HS.
4.1.4. Bài kiểm tra, đánh giá
Bài kiểm tra đánh giá nhằm xem xét kết quả thu nhận và vận dụng kiến thức của học sinh để giải quyết các câu hỏi, bài tập. Bài kiểm tra, đánh giá cũng là cơ hội để
101
HS được hoàn thiện tri thức, hình thành thế giới quan, phát triển tư duy, ngôn ngữ, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù bộ môn. Đồng thời các bài kiểm tra, đánh giá cũng là dịp để giáo viên đánh giá lại việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập theo chủ đề của HS về: khối lượng kiến thức của chủ đề có phù hợp với năng lực và trình độ tư duy của HS hay không; cách thức tổ chức các hoạt động học tập của HS đã hiệu quả hay chưa; có phát huy được tính tích cực của HS trong học tập hay không. Bên cạnh đó, thông qua bài học kiểm tra đánh giá, giáo viên hiểu được tình hình học tập của từng HS, để kịp thời có sự hỗ trợ, định hướng cho HS.
Việc kiểm tra, đánh giá việc học tập chủ đề của HS có thể diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức học tập các chủ đề trong các phần khởi động đầu giờ học hoặc ở phần củng cố, vận dụng kiến thức cuối giờ học. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra định kì kết hợp cả trắc nghiệm với tự luận, hoặc chỉ tự luận. Thời lượng kiểm tra tự luận đối với HS chuyên có thể là 45 phút, 90 phút hoặc 180 phút, tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra. Để học tập theo chủ đề trở nên hiệu quả hơn, trong quá trình kiểm tra, đánh giá,
đối với HS chuyên, chúng ta nên tránh các câu hỏi buộc HS phải nhớ máy móc, lặp lại một cách đơn giản mà cần đầu tư nhiều hơn cho những câu hỏi yêu cầu HS biết vận dụng, khai thác hiệu quả các kiến thức cơ bản, từ đó mà góp phần hình thành và phát triển năng lực ở HS.
Ví dụ, khi kiểm tra, đánh giá việc học tập của HS đối với chủ đề: Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1930, GV có thể thiết kế các dạng câu hỏi yêu cầu HS cần vận dụng, khai thác kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi; đồng thời có tư duy lí luận, biết so sánh, đánh giá, rút ra đặc điểm chứ không đơn thuần là trình bày sự kiện một cách máy móc, như:
Câu 1. Phân tích những điều kiện lịch sử dẫn đến sự xuất hiện của hai khuynh hướng cứu nước ở Việt Nam trong 20 năm đầu của thế kỉ XX.
Câu 2. Trong vai trò là một phóng viên, em hãy phản ánh lại sự phân hóa của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929). Đánh giá khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời kì này.
Câu 3. Lí giải tại sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đánh giá vai trò của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam 1925 – 1929.
Câu 4. Trên cơ sở khái quát sự phát triển của phong trào công nhân Việt Namtừ năm 1919 – 1930, em hãy đánh giá vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Câu 5. Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Câu 6. Đặc điểm lớn nhất của phong trào cách mạng Việt Nam 1919 – 1930 là gì? Lí giải tại sao khuynh hướng cách mạng vô sản lại thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam?
102
Dạng câu hỏi này, đòi hỏi HS trên cơ sở nắm chắc kiến thức cơ bản, cần phân tích, khái quát, vận dụng để trả lời yêu cầu của đề bài. Giải quyết được những câu hỏi này, năng lực tư duy, kĩ năng lập luận, ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh tiếp tục được rèn luyện, phát triển ở mức độ cao hơn so với những câu hỏi chỉ yêu cầu HS trình bày kiến thức đơn thuần.
4.1.5. Bài học tại thực địa, trong nhà bảo tàng lịch sử - cách mạng
Những bài học lịch sử không chỉ được tiến hành ở trên lớp mà còn được tiến hành tại nơi xảy ra các sự kiện, quá trình lịch sử, trong nhà bảo tàng lịch sử - cách mạng.
Việc tiến hành bài học tại thực địa, nhà bảo tàng lịch sử - cách mạng khác với hoạt động ngoại khóa. Nó thực hiện theo nội dung được quy định trong chương trình học, có thể là nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. Tuy hình thức học tập có thể thay đổi, song bài học tại thực địa, bảo tàng, nhà truyền thống là những bài học nội khóa, là một mắt xích trong toàn bộ khóa trình, có liên quan đến bài học lịch sử khác.
Học tập tại thực địa, nhà bảo tàng có ý nghĩa có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục và phát triển năng lực HS. Nó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hóa các hoạt động nhận thức, tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về kiến thức lịch sử, văn hóa, qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, hình thành phẩm chất công dân.
Việc tiến hành bài học tại thực địa, nhà bảo tàng hoàn toàn thích hợp khi GV tổ chức cho HS học tập theo chủ đề. Ví dụ, khi thiết kế các chủ đề về dạy học di sản, chúng ta có thể tổ chức để HS được học tập tại những di sản phản ánh nội dung các sự kiện lịch sử có trong chủ đề; hoặc khi HS học tập chủ đề: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, GV có thể tổ chức để các em được học tập tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Để việc học tập tại bảo tàng đạt được hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần có sự chuẩn bị trước cho HS về tư tưởng và kiến thức chuyên môn, nêu mục đích, yêu cầu đối với HS, hướng HS vào những vấn đề cần đạt. Học tập tại bảo tàng là một cơ hội tốt để HS được tận mắt chứng kiến những hiện vật, những minh chứng, tư liệu phản ánh đầy đủ, sinh động, cụ thể cuộc đời hoạt động và những đóng góp to lớn của Người đối với lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đó, củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề đang học, phát triển óc quan sát, trình độ tư duy, giáo dục lòng tôn kính lãnh tụ, hình thành ý thức phấn đấu, mong muốn được cống hiến của bản thân đối với quê hương, đất nước.
4.1.6. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược
Một trong những mô hình dạy học mới nhằm phát huy tối đa khả năng tự học, phát triển năng lực ở HS, đặc biệt rất phù hợp với đối tượng HS chuyên đó là mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom). Theo mô hình này, HS sẽ chủ động làm việc với bài giảng/chủ đề học tập trước thông qua việc đọc, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông
103
qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowerPoint, và khai thác các tài liệu trên mạng Internet do GV cung cấp, định hướng. Thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải quyết bài tập, củng cố nâng cao kiến thức, thảo luận, giải quyết vướng mắc. Thầy cô giáo, thay vì thuyết giảng, đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp HS giải quyết những vấn đề khó hiểu trong bài học.
Mô hình lớp học đảo ngược phù hợp với đối tượng HS chuyên, vì các em là những HS ít nhiều có năng khiếu học tập bộ môn, ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, có niềm yêu thích nhất định đối với môn học. Việc áp dụng mô hình này trong dạy học các chủ đề lịch sử cho đối tượng HS chuyên Sử khá phù hợp vì nó đáp ứng cả yêu cầu về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập trên nền tảng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin; đồng thời, đáp ứng cả yêu cầu về mở rộng chương trình giảng dạy, nâng cao kiến thức cho HS.
Hình 4.1. Mô hình lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược
Nguồn: http://elearning.dnebr.com/mod/page/view.php?id=216
Quan sát sơ đồ trên, chúng ta sẽ thấy sự khác nhau giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược. Nếu như ở lớp học truyền thống, việc tìm hiểu kiến thức mới sẽ diễn ra chủ yếu trên lớp, việc ôn tập, làm bài tập sẽ chủ yếu diễn ra ở ngoài không gian lớp học; thì ở lớp học đảo ngược, hoạt động tự học có hướng dẫn của HS sẽ diễn ra chủ yếu ở ngoài không gian lớp học. HS sẽ được xem các slide bài giảng, video bài học từ các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính, tài liệu văn bản do giáo viên định hướng. Hoạt động học tập chủ yếu trên lớp sẽ là giải đáp thắc mắc, thảo luận những vấn đề khó để đánh giá về các sự kiện hiện tượng lịch sử.
Trên thực tế, mô hình lớp học đảo ngược đã được chúng tôi vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong giai đoạn dịch bệnh Covid, khi mô hình lớp học truyền thống được tạm dừng để hạn chế việc lây lan dịch bệnh. Việc giáo viết thiết kế bài giảng, lựa chọn tư liệu,