Sử Dụng Hệ Thống Bài Tập Lịch Sử.


128


những câu trả lời đúng cho những câu hỏi GV đưa ra. Từ đó mà chủ động chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành những năng lực thiết yếu cho bản thân, trong đó có năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử để hoàn thành sản phẩm dự án. Vì vậy hình thức này khá phù hợp với các bài học lịch sử theo chủ đề; đặc biệt đối với đối tượng HS chuyên Sử.

Ví dụ, khi tổ chức cho HS học tập chủ đề: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam; chúng tôi đã vận dụng phương pháp dạy học theo dự án như sau:

Thứ nhất, Chọn chủ đề và xác định mục tiêu của dự án. GV và HS thống nhất tên chủ đề; cùng đề xuất các ý tưởng, tiểu chủ đề. HS có thể lựa chọn, bốc thăm các chủ đề nhỏ, thành lập các nhóm làm việc theo chủ đề nhỏ:

Nhóm 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với Cách mạng Việt Nam từ 1911 đến 1930.

Nhóm 2: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nhóm 3: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975).

Nhóm 4. Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Thứ hai, Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. Ở giai đoạn này, từ các tiểu chủ đề được phân công nói trên, các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc gồm: Phác thảo đề cương; Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm; dự kiến thời gian và dự kiến sản phẩm hoàn thành

+ Nhóm 1: Sắp xếp tư liệu làm một phóng sự, bài trình chiếu trên Power Point, thuyết minh về bối cảnh xuất hiện, hành trình tìm đường cứu nước và đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1930.

Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 18

+ Nhóm 2: Thiết kế một bài trình chiếu trên Power Point, hùng biện về vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Nhóm 3: Sắp xếp tư liệu, xây dựng bài hùng biện về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ

+ Nhóm 4: Sắp xếp tư liệu thành phóng sự, giới thiệu về tư tưởng Hồ Chí Minh và đánh giá giá trị di sản tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

Đây là giai đoạn khá quan trọng, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và chất lượng dự án của các nhóm. Vì vậy, giáo viên cần hỗ trợ các nhóm xác định tốt các công việc cần thực hiện; sản phẩm cần đạt được sau khi hoàn thành dự án và cung cấp bộ câu hỏi định


129


hướng gồm các câu hỏi khái quát và câu hỏi nội dung để HS thực hiện đúng định hướng mục tiêu; Dự trù thời gian cần thiết để hoàn thành dự án, phổ biến cách thức phân công nhiệm vụ trong nhóm; gợi ý cách thức làm việc cho từng nhóm; cung cấp các tiêu chí đánh giá, giới thiệu tài liệu tham khảo hỗ trợ cho HS, chuẩn bị phương tiện, thiết bị cần thiết; Kiểm tra tính khả thi, hướng giải quyết, phương pháp thực hiện dự án; có thể hướng dẫn hoặc điều chỉnh lại nếu các nhóm đi chệch hướng.

Nhiệm vụ của HS trong giai đoạn này là dựa trên mục tiêu chung, xác định mục tiêu dự án của nhóm mình; bầu nhóm trưởng và thư kí của nhóm; phân công nhiệm vụ tới các thành viên theo năng lực sở trường của các bạn; thực hiện, chi tiết hóa dự án của nhóm. Dựa vào sự phản hồi của GV, xem xét, chỉnh sửa kế hoạch cũng như phương pháp thực hiện dự áncủa nhóm.

Thứ ba, Thực hiện dự án. Ở giai đoạn này, GV theo dõi quá trình thực hiện của HS; kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm; trợ giúp giải quyết các câu hỏi mà HS thường gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, chú ý phân tích những nguồn thông tin đúng và nguồn thông tin không chính xác. HS tiến hành nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm, thu thập thông tin và xử lí thông tin; trao đổi, thảo luận trong nhóm; giải quyết nhiệm vụ của nhóm; tổng hợp thông tin, thiết kế nội dung báo cáo sản phẩm của nhóm thành bản thu hoạch, viết báo cáo thu hoạch.

Thứ tư, trình bày sản phẩm dự án. GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm; chủ trì để các nhóm trao đổi, thảo luận, đặt ra câu hỏi cho các nhóm giải quyết; Bổ sung, gợi ý cho các nhóm thực hiện nhằm hoàn thiện dự án; chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết (máy tính, máy chiếu,...) cho các nhóm báo cáo sản phẩm của dự án. Nhiệm vụ của HS là lựa chọn hình thức trình bày phù hợp với sản phẩm của nhóm; trao đổi để hoàn thiện dự án và báo cáo dự án

Thứ năm, đánh giá dự án. Ở giai đoạn này, giáo viên đưa ra các tiêu chí đánh giá dựa trên các yếu tố: mục tiêu cần đạt của dự án, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, thời gian hoàn thành, nội dung bài báo cáo, hình thức, việc trình bày và trả lời câu hỏi của các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, GV tổ chức cho HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. Từ đó, GV tổng hợp, đánh giá chung về quá trình thực hiện và sản phẩm của dự án. Đối với từng thành viên trong nhóm, việc đánh giá của GV dựa trên sự theo dõi, đánh giá của nhóm trưởng, của các thành viên trong nhóm và sự tự đánh giá.

Nhiệm vụ của HS trong giai đoạn này là tự đánh giá quá trình làm việc của bản thân; đánh giá kết quả làm việc các thành viên trong nhóm và đánh giá sản phẩm và hiệu quả báo cáo của các nhóm.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của việc vận dụng mô hình dạy học dự án trong việc tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam cho HS chuyên Sử, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm khi tổ chức cho HS học tập chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái


130


Quốc – Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam. Qua trao đổi trực tiếp kết hợp với phiếu điều tra từ thầy cô giáo và các em HS, chúng tôi đã thấy được những lợi thế, tính khả thi của dạy học dự án trong việc phát triển những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù bộ môn. Cô giáo Trần Thanh Mai, GV trường THPT Chu Văn An nhận xét : Khi vận dụng dạy học dự án để tổ chức cho HS học tập lịch sử theo chủ đề, đã rèn luyện và phát triển ở HS năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. HS tự lực sắp xếp tư liệu, sáng tạo trong cách thiết kế và trình bày sản phẩm học tập của mình, các em đã vận dụng được nhiều kiến thức, kĩ năng lịch sử trong quá trình thiết kế nội dung, hình thức sản phẩm của mình.

Em Nguyễn Hiền Thảo – HS lớp 11 chuyên Sử, trường THPT Chu Văn An khi được hỏi về cảm nhận và đánh giá tính hiệu quả của việc học tập theo dự án. Em cho biết: Học tập theo dự án chúng em phải làm việc nhóm thực sự, phải hợp tác mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và có sản phẩm báo cáo chất lượng. Chúng em được báo cáo sản phẩm, được đánh giá quá trình làm việc của các bạn trong nhóm và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn, chúng em đã có được nhiều kinh nghiệm và kĩ năng học tập sau khi hoàn thành sản phẩm báo cáo.

Tóm lại, từ quá trình vận dụng dạy học dự án cho HS chuyên khi học tập chủ đề lịch sử, chúng tôi nhận thấy phương pháp này giúp học sinh chủ động học tập, khám phá một khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng; rèn luyện nhiều kĩ năng như khai thác, tìm kiếm, chọn lọc thông tin; có cơ hội được thuyết trình một sản phẩm do chính các em hoàn thành; được tham gia thảo luận; đánh giá, nhận xét; được sử dụng các phương tiện công nghệ trong thiết kế và trình bày sản phẩm. Đặc biệt, các kĩ năng sống như kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, trao đổi, chia sẻ thông tin, kĩ năng tự định hướng, tự điều chỉnh và xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các nhiệm vụ học tập…vv. Các kĩ năng này sẽ giúp các khẳng định được năng lực của mình, là một trong những cơ sở cho sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn, giúp các em tự tin và thành công trong cuộc sống sau này.

Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo dự án cũng đòi hỏi nhiều thời gian cho việc thiết kế, tổ chức, huy động các phương tiện dạy học hiện đại, thậm chí cả tài chính để có thể tổ chức dạy học hiệu quả. Đồng thời đòi hỏi sự tham gia tích cực, trách nhiệm, phát huy hết năng lực, sở trường học tập của HS. Vì vậy, không phải dạy học bất cứ nội dung hay chủ đề nào cũng vận dụng phương pháp dự án; chúng ta cần vận dụng nó một cách phù hợp, đảm bảo cường độ về thời gian không quá liên tục để HS có thời gian chuẩn bị, đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập khác. Chủ đề nào được áp dụng phương pháp dự án, cần có sự đầu tư công phu để GV và HS phát huy hết được những ưu thế của nó.

4.4.2. Vận dụng phương pháp đóng vai


131


Trong hệ thống các phương pháp dạy học, đóng vai là một trong những phương pháp đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, bởi đây chính là một hình thức trải nghiệm của HS qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù bộ môn.

Theo từ điển tiếng Việt, đóng vai là “thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng hành động, nói năng như thật” [110, 377].

Đóng vai theo cách hiểu thông dụng nhất là đóng kịch đã được sử dụng trong lớp học và cho thấy hiệu quả rất cao nếu có sự chuẩn bị chu đáo. Theo PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh, “đóng kịch là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập” [93, 227].

Từ các khái niệm trên có thể hiểu, đóng vai là một hoạt động trải nghiệm, trong đó HS hòa mình vào nhân vật hay tình huống lịch sử, phản ánh lại những đặc tính, bản chất hoạt động của nhân vật. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng vai, GV phải chuyển giao được nhiệm vụ cho HS; tổ chức HS đóng vai; trao đổi, thảo luận, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm đóng vai trước tập thể lớp và nhận xét, đánh giá kết quả đạt được. GV đồng thời là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt trước khi HS “diễn” trước tập thể lớp. HS phải vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng mới có thể nhập vai vào các nhân vật, phản ánh được đặc tính và làm bộc lộ phẩm chất của nhân vật.

Thông qua vai diễn của mình, các “diễn viên” phải khắc họa được hình tượng nhân vật (về thần thái, tính cách…). Do vậy, việc “diễn” là phần khá quan trọng. Thứ hai, việc đóng vai thường do một HS (độc “diễn”) hoặc một vài HS đảm nhận (có HS đảm nhận vai trò người dẫn chuyện, có HS đảm nhận vai nhân vật cần cụ thể hoặc có HS đóng vai người phỏng vấn, có HS đóng vai nhân vật lịch sử được phỏng vấn…). Thứ ba, việc xây dựng kịch bản và tập diễn do HS tiến hành trước khi đến lớp, tức là có sự chuẩn bị trước.

Ví dụ: khi dạy học chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, để làm rõ một trong những yếu tố làm bùng nổ cuộc cách mạng, đó là: quần chúng cách mạng không thể sống như cũ được nữa, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai – khắc họa tình cảnh người nông dân trong nạn đói năm 1945 – thông qua việc diễn xuất về tình cảnh nạn đói năm 1945, để thấy được hậu quả to lớn của chính sách thống trị của Pháp, Nhật đối với nhân dân ta; từ đó mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Đảng và Mặt trận Việt Minh đã phát động phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói như thế nào. Từ đây, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

Hoặc, khi dạy học chủ đề: Các thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Khi tìm hiểu về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ,


132


GV có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống.

Bước 1: GV cung cấp tình huống để HS suy nghĩ: Ngày 14-1-1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy mặt trận của Việt Minh phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án “đánh nhanh thắng nhanh” và ngày nổ súng dự định là 26-1. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong thời gian ngắn, tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu, đã được Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Quân ủy Trung ương cùng Bộ Tổng tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc.

Vậy, tại sao Bộ chỉ huy Mặt trận, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điều chỉnh phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của ông.

Đóng vai là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, em hãy đưa ra những cơ sở để lí giải cho sự chuyển hướng này.

Bước 2: GV đưa ra một số câu hỏi liên quan đến tình huống để HS suy nghĩ.

1. Em biết gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ? Ông đã có những thành tựu gì trong lãnh đạo quân đội Việt Nam chiến đấu trong cuộc kháng chiến?

2. Những yếu tố nào đã tạo cơ sở để Đại tướng quyết định chuyển kế hoạch tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”?

Bước 3: HS tiến hành thảo luận tình huống đưa ra. Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 5: GV – HS, tổng kết, nhận xét và đánh giá kết quả hoạt đông của các nhóm, rút ra kết luận các giải pháp cho tình huống.

Để giải quyết được tình huống trên, HS cần thảo luận, trao đổi, vận dụng những kiến thức đã biết về đại tướng Võ Nguyên Giáp, đánh giá khái quát những thành tựu ông đã đạt được trong công cuộc kháng chiến; đồng thời đóng vai Đại tướng để phân tích những cơ sở cho sự quyết định chuyển hướng từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Trong đó cần làm rõ được những cơ sở sau đây:

Trước ngày lên đường ra mặt trận, Bác Hồ đã căn dặn Đại tướng: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Lúc đầu, ta thực hiện phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” vì cho rằng địch vừa mới đổ quân xuống, binh lực chưa nhiều, công sự còn sơ sài, bố phòng còn sơ hở… trong khi đó bộ đội ta còn sung sức, hừng hực khí thế, vì vậy cần tranh thủ thời gian. Khai thác những hạn chế của địch, ta tập trung ưu thế binh hỏa lực, đánh thốc thẳng vào trung tâm Mường Thanh, tạo thế chia cắt, cô lập từng cứ điểm, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch… tạo nên sự chuyển biến tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập


133


đoàn cứ điểm.

Tuy phương châm đã được nêu ra, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không thôi cân nhắc về quyết định sinh tử này. Bên cạnh đó, tình hình tại mặt trận Điện Biên Phủ diễn biến rất nhanh từng ngày. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ không còn ở trạng thái phòng ngự lâm thời nữa. Nếu đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thì khó mà bảo đảm “chắc thắng”. Đêm 25-1, Đại tướng quyết định lui quân còn do những khó khăn rõ rệt: Thứ nhất, Bộ đội ta đến thời điểm đó chưa thành công trong việc đánh các công sự nằm liên hoàn trong một cứ điểm. Thứ hai, đây là một trận đánh hiệp đồng lớn, nhưng pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập. Thứ ba, bộ đội Việt Minh từ trước chỉ quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu, chưa có kinh nghiệm tấn công đồn ban ngày trên địa hình bằng phẳng, nhất là với một đối phương có ưu thế lớn về máy bay, pháo binh, xe tăng chi viện. Từ đó, Đại tướng cho rằng phương án “đánh nhanh thắng nhanh” mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên do vậy không thể đảm bảo chắc thắng. Ông kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án “đánh chắc tiến chắc” dài ngày theo kiểu “bóc vỏ” dần tập đoàn cứ điểm.

Trong vòng gần 2 tháng sau đó, pháo được kéo ra, quân Việt Minh tiếp tục đánh nghi binh, mở đường rộng hơn, dài hơn chung quanh núi rừng Điện Biên Phủ, rồi lại kéo pháo vào, xây dựng công sự kiên cố hơn, hào được đào sâu hơn, tiếp cận gần hơn căn cứ của quân Pháp, lương thảo, vũ khí từ hậu phương dồn lên cho mặt trận nhiều hơn. Tất cả chuẩn bị cho trận đánh dài ngày, có thể sang đến cả mùa mưa.

Có thể nói, việc hóa thân vào nhân vật trong học tập lịch sử là một trong những bài tập khó, nhưng thú vị đối với HS. Bởi nếu hoàn thành tốt, các em đã có thêm một trải nghiệm bổ ích, lộc lộ được khả năng tự nhận thức, giao tiếp, phát huy được tư duy sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng được những hiểu biết của bản thân để giải quyết các vấn đề đặt ra, rèn luyện khả năng thực hành và thúc đẩy sự thay đổi nhận thức của cá nhân. Phương pháp này cũng góp phần làm tăng hiệu quả dạy và học ở các nhà trường và đặc biệt là trường phổ thông. Bởi lẽ nó tạo được hứng thú cho việc học tập của học sinh, luôn hấp dẫn học sinh đến hết tiết học do có nhiều hoạt động để học sinh cùng làm như thảo luận nhóm để viết kịch bản, tham gia đóng vai và diễn xuất trước lớp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: thường mất nhiều thời gian, phải suy nghĩ để xây dựng"kịch bản", lựa chọn "diễn viên"… đối tượng học sinh có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều, cần số lượng học sinh tham gia phải đủ lớn mới có hiệu quả....Đối với HS chuyên Sử, phương pháp này hoàn toàn khả thi khi áp dụng vì các em là HS chuyên, yêu thích môn học, thời lượng dành để học tập, nghiên cứu lịch sử nhiều hơn so với các lớp khác, các em có nhiều cơ hội được tương tác với thầy cô và với các thành viên trong lớp học, được nhận thức sâu sắc hơn nội


134


dung lịch sử đang học, phát triển trí tuệ và hình thành phẩm chất cá nhân. Trải nghiệm với hình thức đóng vai giúp các em vận dụng, tổng hợp các giác quan để tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn, tối đa hóa được năng lực sáng tạo, tính năng động và khả năng thích ứng. Các em được trải qua quá trình tự khám phá, tự tìm giải pháp nên những năng lực cá nhân, sự tự tin tăng lên, các kỹ năng sống được lặp đi lặp lại qua những gì trải nghiệm giúp các em tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó trong thực tiễn bằng những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật… Vì vậy, việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử có những ý nghĩa to lớn trong việc phát triển toàn diện đối với HS.

4.4.3. Sử dụng hệ thống bài tập lịch sử.

Hoàn thành các bài tập lịch sử là nhiệm vụ đưa ra cho HS để củng cố và vận dụng kiến thức đã học, là sự cản trở của tư duy ở mức độ nhất định mà giải quyết nó sẽ đạt được mục đích học tập.

Bài tập lịch sử được xây dựng sau khi kết thúc một nội dung, một phần/chương, một bài học hay một chủ đề/chuyên đề lịch sử. Việc hoàn thành các bài tập giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, đồng thời rèn luyện kĩ năng tư duy, vận dụng và mở rộng kiến thức môn học.

Hiện nay, trong hoạt động củng cố, vận dụng, mở rộng bài học lịch sử trên lớp ở trường phổ thông, GV thường sử dụng hai dạng bài tập để giao nhiệm vụ học tập cho HS, đó là bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận.

Bài tập trắc nghiệm

Là dạng bài tập rất phổ biến từ sau khi thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá đến nay. Các câu hỏi trắc nghiệm thường được đặt ra ở đầu hoặc cuối mỗi bài học hay chủ đề để củng cố kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ với kiến thức mới sẽ học; đồng thời cũng là dạng bài tập để kiểm tra các mức độ tư duy, vận dụng, liên hệ, mở rộng kiến thức của HS.

Những năm gần đây, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra các cấp để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, hay với cả một cấp học; hoặc để tuyển chọn HS có năng lực nhất định vào học một khoá học. Các câu hỏi trắc nghiệm thường được thiết kế theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao…vv.

Đối với HS chuyên Sử, các em khá tự tin hoàn thành tốt các bài tập trắc nghiệm ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Vì thế, các em thường được yêu cầu trả lời tốt các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng là dạng câu hỏi đòi hỏi HS phải biết vận dụng, xâu chuỗi, tổng hợp kiến thức để lí giải, phân tích đặc điểm, tính chất của các sự


135


kiện, hiện tượng lịch sử; biết so sánh những điểm giống và khác nhau, mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng; biết đánh giá về nhân vật, sự kiện, hiện tượng, biết rút ra những bài học kinh nghiệm về sự kiện có thể vận dụng vào bối cảnh cuộc sống hiện tại…vv

Ví dụ: Khi học xong chủ đề : Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930), các em cần trả lời được một số câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng như:

Câu 1. Sự thất bại của các khuynh hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đặt ra yêu cầu nào sau đây?

A. Tìm ra con đường cứu nước mới.

B. Tăng cường khối liên minh công - nông.

C. Đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu.

D. Kiên trì đấu tranh chỉ bằng phương pháp vũ trang.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?

A. Chuẩn bị về chính trị tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng.

B. Đào tạo, huấn luyện cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

C. Tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc về nước.

D. Góp phần làm cho khuynh hướng dân chủ tư sản từng bước thắng thế.

Câu 3. Cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng vô sản và tư sản trong nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng dẫn đến

A. xu hướng cách mạng theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế.

B. xu hướng cách mạng theo khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế.

C. cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai khuynh hướng.

D. cách mạng Việt Nam có sự kết hợp giữa hai khuynh hướng.

Câu 4. Những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng vô sản từng bước giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì

A. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

C. đưa giai cấp công nhân chuyển sang đấu tranh tự giác.

D. đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng công – nông.

Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm bao trùm cách mạng Việt Nam những năm 1919 – 1930?

A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng của khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.

B. Sự khẳng định từng bước vai trò lãnh đạo của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

C. Hai khuynh hướng đều giành được quyền lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

D. Giai cấp công nhân và nông dân thay thế giai cấp tư sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí