Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 13



88


của thực dân Pháp khi tiến công Việt Bắc thu đông năm 1947


- Nêu được đặc điểm tình hình, chủ trương chiến đấu của Đảng ta trước âm mưu và hành động của thực dân Pháp.


- Khái quát được diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa và rút ra được nghệ thuật quân sự của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.


- Trình bày được những thuận lợi và khó khăn trước khi ta mở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.

- Nêu được chủ trương của Đảng khi

- Âm mưu, hành động của thực dân Pháp – kế hoạch Bôlae

- Chủ trương chiến đấu của ta

- Diễn biến ở các mặt trận

- Kết quả, ý nghĩa

- Nghệ thuật quân sự của chiến dịch

+ Là chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên của quân dân ta; làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

+ Đánh địch trên 3 mặt trận: Sông Lô; đường số 4 và đường số 3 nhằm phá vận tải tiếp tế địch, phục kích các đường rừng, đánh đường sông; với những vị trí nhỏ thì bao vây tiêu diệt.

+ Vận dụng công thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” trong cách đánh du kích và vận động chiến.

+ Thực hiện triệt để “tiêu thổ kháng chiến”… tránh các cuộc càn quét, đánh phá, cướp bóc của quân Pháp; làm trận địa giả, trận địa nghi binh để lừa địch …

+ Sử dụng lực lượng vũ trang địa phương vừa làm nhiệm vụ bảo vệ, vừa nghi binh, tạo giả (đốt rơm, rạ tạo khói; gây tiếng nổ…) nhằm thu hút hỏa lực địch về trận địa giả, tạo điều kiện, thời cơ cho các đơn vị bộ đội chủ lực (bộ binh, pháo binh, pháo cao xạ) tiến công tiêu

diệt địch.

Thủ đô trong 60 ngày đêm chiến đấu ở đô thị Hà Nội.

Vì sao cuối năm 1947, thực dân Pháp lại tấn công căn cứ địa Việt Bắc? Nêu âm mưu, hành động và đánh giá kết cục của cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp?


Phân tích nét nổi bật về nghệ thuật quân sự của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc có tác động gì đến sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta.

Vì sao Đảng, Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950. Nêu chủ trương của Đảng khi quyết định mở chiến dịch.

Quan sát 2 bức tranh biếm họa dưới đây, kết hợp với kiến thức đã học ở phần diễn biến chiến dịch Biên giới, em hãy cho biết kết quả

của chiến dịch đã tác động như thế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội - 13



89


quyết định mở chiến dịch Biên giới. Khái quát được diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch

- Trình bày được nét nổi bật về nghệ thuật quân sự của chiến dịch và đánh giá được tác động của chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.


- Trình bày được hoàn cảnh, nội dung và phân tích được những điểm hạn chế của kế hoạch Na-va

- Nêu được chủ trương tác chiến của ta và diễn biến của chiến cuộc Đông

– Xuân 1953 – 1954

- Lí giải được tại sao ta và Pháp lại chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược


- Khái quát được diễn biến, trình bày

3. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950

- Hoàn cảnh lịch sử trước khi ta mở chiến dịch

- Chủ trương của Đảng ta

- Diễn biến chính

- Kết quả, ý nghĩa; Nghệ thuật quân sự của Chiến dịch

- Tác động của chiến dịch Biên giới đối với cuộc kháng chiến

+ Địa bàn: rừng núi biên giới, nơi địch phòng ngự mỏng, phù hợp với lối đánh sở trường của bộ đội ta.

+ Lần đầu tác chiến theo cách “Đánh điểm diệt viện” . Chọn đúng điểm, chọn đánh ở đâu để khi bị đánh, bị bao vây cô lập, địch nhất định phải điều quân ứng cứu, giải vây vào đúng thời điểm ta đã chọn là một nghệ thuật.

+ Vận dụng nhiều hình thức chiến thuật thích hợp: du kích, phục kích, tập kích... tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch theo nguyên tắc: nắm chắc địch và thời cơ, bí mật triển khai thế trận hiểm, bất ngờ, tiến công nhanh, mạnh, lui quân mau lẹ.

+ Là chiến dịch hiệp đồng một số binh chủng, tác chiến hiệp đồng giữa bộ binh với pháo binh, giữa bộ phận phá vật cản, mở cửa với xung kích và giữa các hướng với nhau. Từ đây, phương thức tiến hành chiến tranh chính quy xuất hiện và ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển của chiến tranh du kích.

nào đến 2 phía Ta và Pháp?

Quan hệ giữa Pháp và Mĩ được phản ánh như thế nào trong cuộc chiến tranh Đông Dương.


Tại sao đến năm 1953 thực dân Pháp phải triển khai kế hoạch 90 được kết 1


Tại sao đến năm 1953 thực dân Pháp phải triển khai kế hoạch 90 được kết 2


Tại sao đến năm 1953, thực dân Pháp phải triển khai kế hoạch



90


được kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.


- Đánh giá được những nét nổi bật về nghệ thuật quân sự trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ


2. Về phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái: Kính trọng, biết ơn, khâm phục sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ trên mặt trận quân sự và tinh thần chiến đấu anh dũng, sáng tạo của quân dân ta trong kháng chiến.

Hiểu được giá trị của sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc.

- Trách nhiệm: biết trân trọng hòa bình, sống có ý nghĩa, có trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước.

4. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954

4.1. Kế hoạch NaVa của Pháp – Mĩ

- Hoàn cảnh

- Nội dung

- Nhận xét:

4.2. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

4.2.1. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954

4.2.2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

- Vì sao Ta và Pháp chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược.

- Diễn biến chính; - Kết quả, ý nghĩa

- Nghệ thuật quân sự

+ Linh hoạt trong phương án tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”

+ Thiết lập thế trận bao vây, sử dụng cách đánh “bóc vỏ” - tiêu diệt địch vòng ngoài, rồi tiến đánh vào vòng trong

+ Thiết lập được hệ thống chiến hào dài hàng trăm ki- lô-mét siết chặt từng phân khu, từng cụm cứ điểm.

+ Chủ động tạo lập thế trận trên nền tảng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, toàn dân kháng chiến.

+ Phát huy cao độ hiệp đồng binh chủng: pháo binh, bộ

binh, công binh…

Na-va. Trình bày nội dung và đánh giá hiệu quả việc triển khai kế hoạch Na-va trong Đông Xuân 1953

– 1954.

Phân tích điểm hạn chế của kế hoạch quân sự Na-va. Để từng bước làm phá sản kế hoạch này, Đảng ta đã có chủ trương gì trong Đông Xuân 1953 – 1954. Đánh giá việc triển khai chủ trương trên của Đảng ta trong Đông Xuân 1953 – 1954.

Vì sao ta và Pháp chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược. Kết quả trận Điện Biên Phủ đã tác động như thế nào đến cục diện chiến tranh.

Trên cơ sở diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, em hãy đánh giá những nét nổi bật về nghệ thuật quân sự của quân và dân ta.



91


CHỦ ĐỀ 7. ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ (1945 -1975)

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

Gợi ý thực hiện

1. Về kiến thức và kỹ năng

- Nêu được vai trò của mặt trận ngoại giao đối với cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.


- Khái quát được quá trình đấu tranh ngoại giao trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945

– 1975).


- Phân tích, làm rõ được sự thắng lợi từng bước trên mặt trận ngoại giao qua các hiệp định : Sơ bộ (6/3/1946);Giơ-ne-vơ (21/7/1954); Pari (27/1/1973).


- Phân tích được mối quan hệ giữa mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống

Mĩ.

1. Vai trò của mặt trận ngoại giao đối với cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.

2. Mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

- Đấu tranh ngoại giao trong những năm 1945 – 1946: thực hiện hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc, tập trung chống Pháp ở Nam Bộ (Từ 2/9/1945 đến trước 6/3/1946). Sau đó, thực hiện hòa hoãn với Pháp để đẩy quân Trung Hoa dân quốc về nước (Từ 6/3/1946 đến trước 19/12/1946)

+ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)

- Trong thời kì toàn quốc kháng chiến (1946 - 1954): Ta tích cực tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, phá thế bao vây cô lập; Phối hợp với mặt trận quân sự, đấu tranh với Pháp trên bàn đàm phán, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)

+ Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954)

3. Mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)

+ Ta đấu tranh ngoại giao đòi Mĩ – Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954 – 1959)

+ Đấu tranh chống sự can thiệp của Mĩ trong các chiến

1. Về phương pháp tổ chức dạy học chủ đề

- Vận dụng dạy học dự án

- Vận dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Học tập theo nhóm

2. Về nội dung kiểm tra, đánh giá

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng đã diễn ra như thế nào sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp (từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày trước 19/12/1946) như thế nào?

Phân tích những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông

Dương. Đánh giá điểm tích cực và



92


- Đánh giá được vai trò của mặt trận ngoại giao đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.


2. Về phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái: nhận thức được vai trò của Đảng trên mặt trận ngoại giao; những nỗ lực to lớn quân dân ta trên mặt trận quân sự nhằm tạo cơ sở đấu tranh cho mặt trận ngoại giao.

- Chăm chỉ, trách nhiệm: trong học

tập và cuộc sống.

lược chiến tranh “đặc biệt”, “cục bộ” (1960-1969), kết hợp vừa đánh, vừa đàm, tiến tới buộc Mĩ phải kí hết Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lại hòa bình ở Việt Nam.

- Sau Hiệp định Pari, ta tiếp tục đấu tranh ngoại giao đòi Mỹ, Chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định; phối hợp với mặt trận quân sự, chính trị, tạo thời cơ chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.

hạn chế của Hiệp định.

Trình bày quá trình đấu tranh ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Qua đó, đánh giá vai trò của mặt trận ngoại giao đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975).

So sánh những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne- vơ (1954) về Đông Dương với Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh,

lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973).

Chủ đề 8. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

Gợi ý thực hiện

1. Về kiến thức và kỹ năng

– Phân tích được công cuộc Đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến đổi. Kinh nghiệm cải cách của các nước gợi mở cho Việt Nam trong quá trình đổi mới.

- Trình bày và phân tích được quan điểm, nội dung đường lối đổi mới của Đảng.

- Giải thích được tại sao trong đường

1. Bối cảnh của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

1.1. Thế giới

- Sự phát triển của Cách mạng khoa học kĩ thuật

- Sự khủng hoảng của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu

1.2. Trong nước

- Đất nước lâm vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội

2. Đường lối đổi mới của Đảng

- Quan điểm:

+ Đổi mới đi lên CNXH không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH…

+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị

1. Về phương pháp tổ chức dạy học chủ đề

- Vận dụng dạy học dự án

- Vận dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Học tập theo nhóm


2. Về nội dung kiểm tra, đánh giá

Vì sao năm 1986, Đảng ta thực hiện đổi mới đất nước? Chứng minh đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý



93


lối đổi mới, Đảng ta xác định: đổi mới kinh tế là trọng tâm; đồng thời từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hoá


- Khái quát được quá trình đổi mới và trình bày được những thành tựu cơ bản của công cuộc đổi mới.


– Giải thích được công cuộc Đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội.


- Phân tích được sự chuyển đổi quan trọng về mô hình kinh tế và mô hình quản lí kinh tế.


- Chứng minh được Việt Nam đã vượt qua tình trạng bị bao vây cấm vận, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế


- Phân tích được những đặc điểm của

công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay.

đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế gắn liền với chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

- Đổi mới về kinh tế.

- Đổi mới về chính trị

3. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới và những thành tựu cơ bản.

3.1. Quá trình:

+ 1986 – 1995: khởi đầu công cuộc đổi mới.

+ 1996 – 2006: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Từ 2007 đến nay: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.

3.2. Thành tựu:

– Chấm dứt tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội.Từ một nước kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

– Chuyển đổi quan trọng về mô hình kinh tế và mô hình quản lí kinh tế.

– Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị.

– Vượt qua thế bị bao vây, cấm vận, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.

– Giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển văn hoá, con

người,

nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước và phù hợp với xu thế của thời đại.


Tại sao trong đường lối đổi mới, Đảng ta xác định “trọng tâm là đổi mới kinh tế”? Khái quát những thành tựu tiêu biểu về kinh tế mà nước ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới từ 1986 đến 2000.


Tại sao trong đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam lại thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hợp tác, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. Những thành tựu nào của công cuộc đổi mới đã chứng minh đường lối trên là đúng đắn.



94



- Rút ra được một số bài học kinh nghiệm từ quá trình đổi mới.


2. Về phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái: nhận thức, khâm phụ sự đúng đắn của Đảng trong đường lối và lãnh đạo công cuộc đổi mới. Khâm phục tinh thần lao động và khả năng sáng tạo của nhân dân trong lao động sản xuất đưa công cuộc đổi mới từng bước thành công.

- Chăm chỉ, trách nhiệm: trong học tập và cuộc sống. Có ý thức phấn đấu trong học tập, nuôi dưỡng tinh thần đổi mới, sáng tạo về phương pháp học tập, làm việc trong cuộc sống.

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

4. Đặc điểm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam

- Diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến đổi.

- Bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hoá

- Diễn ra từ hai chiều: vừa có sự chỉ đạo từ trên xuống, vừa có sự sáng tạo của nhân dân từ dưới lên (địa phương, các hợp tác xã, doanh nghiệp).

– Gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế

5. Bài học kinh nghiệm từ quá trình đổi mới ở Việt Nam

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Phân tích những đặc điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay.


Thực tiễn quá trình đổi mới đất nước từ 1986 đến nay đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm nào? Phân tích, làm rõ một trong những bài học kinh nghiệm đó.



95


Chủ đề 9. CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

Gợi ý thực hiện

1. Về kiến thức và kỹ năng


- Trình bày được vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam ở biển Đông đối với lịch sử phát triển của dân tộc.


- Chứng minh được vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.


- Phân tích được vai trò của biển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.


- Khái quát được quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

I. Vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam ở biển Đông.

1. Vị trí.

- Biển Đông là vùng biển nửa kín, diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Ngoài Việt Nam, biển Đông được bao bọc bởi 9 nước và vùng lãnh thổ khác. Việt Nam giáp với biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần biển Đông trải dọc theo bờ biển dài 3260 km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang…

2. Vai trò

2.1. Biển nước ta có một nguồn tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế. Trong đó có: Nguồn lợi sinh vật biển vô cùng phong phú; Tài nguyên giao thông vận tải; Tài nguyên du lịch; khoáng sản…vv.

2.2. Biển có vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng – an ninh của đất nước.

II. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1. Nhà nước Đại Việt từ thời chúa Nguyễn đến thời nhà Nguyễn đã xác lập và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: hoạt động của đội Hoàng Sa (từ thế kỉ XVII; Đội Bắc Hải (thế kỉ XVIII) và thủy quân triều đình.

2. Nước Pháp tiếp tục khẳng định, quản lí và bảo vệ

1. Về phương pháp tổ chức dạy học chủ đề

- Vận dụng dạy học dự án

- Vận dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Học tập theo nhóm

- Vận dụng phương pháp đóng vai

2. Về nội dung kiểm tra, đánh giá

Trình bày vị trí của biển Đông và đánh giá vai trò của Biển đối với quá trình dựng nước và giữ nước.


Trong tiến trình lịch sử, Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào? Phân tích ý nghĩa của những hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền đó đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023