Hướng Dẫn Hs Tự Học Với Sgk, Các Tài Liệu Tham Khảo.


112


4. Thuật lại diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Hoặc khi tổ chức cho HS học tập chủ đềHậu Phương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975), ở phần Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp, Bức tranh được GV sử dụng khi dạy học phần: Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), GV có thể sử dụng bức tranh Đánh giặc giữ làng (Hình 4.2) phản ánh tình hình của ta và thực dân Pháp sau chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947. Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta, âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”. Để thực hiện âm mưu đó, một trong những thủ đoạn của thực dân Pháp là càn quét, vơ vét, cướp bóc của cải của nhân dân ta.

Hình 4 4 Đánh giặc giữ làng Nguồn Lí Trực Dũng 2011 Biếm họa Việt Nam 1

Hình 4.4. Đánh giặc giữ làng

(Nguồn: Lí Trực Dũng (2011), Biếm họa Việt Nam, NXB Mĩ Thuật, tr 34)

Một số câu hỏi gợi mở, GV có thể sử dụng để tổ chức cho HS khai thác, tìm hiểu nội dung tranh như:

+ Bức tranh phác họa những lực lượng nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

Miêu tả các nhân vật để thấy được nội dung phản ánh của tranh.

+ Nội dung tranh phản ánh thực tế gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

+ Từ bức tranh, em hãy cho biết mục đích của tác giả khi phác họa bức tranh đánh giặc giữ làng.


113


+ Em biết gì về tình quân dân trong kháng chiến chống Pháp?

Thông qua trả lời các câu hỏi gợi mở của GV, HS khai thác được các thông tin từ bức tranh như: Tranh có tên là: Đánh giặc giữ làng, tập trung phác họa hai vấn đề: thứ nhất là cảnh thực dân Pháp và tay sai vơ vét của cải của nhân dân. Ở đây, tác giả phác họa 3 tên thực dân, trên vai là những chiếc đòn gánh, ở đó chúng buộc heo, chó... những tài sản của nhân dân ta. Phía dưới có ghi:

Ngựa quen đường cũ chạy cờ Tây quen cướp bóc vét vơ dân làng

Ra đi hống hách hiên ngang

Bắt heo, xúc lúa ngang tàn lắm thay.

Bên phải của bức tranh, phác họa hình ảnh người nông dân, với nét mặt hài hước, miệng trong tư thế đang nói. Đối diện người nông dân là hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ với nét mặt tươi sáng, đằng sau họ là ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phía dưới chân họ có ghi những câu thơ:

Nhân dân căm tức tháng ngày Có anh bộ đội đến bày thế ni: “Muốn ngăn giặc có khó gì

Hầm chông, lựu đạn tứ vi khắp bề.

Từ việc phác họa các nhân vật trong tranh, tác giả muốn phản ánh một trong những thủ đoạn vơ vét, cướp bóc của thực dân Pháp ở các vùng hậu phương của ta, vùng địch tạm chiếm. Đồng thời cũng cho thấy, nhân dân ta đã phối hợp với bộ đội Cụ Hồ để chống lại thủ đoạn này như thế nào (Hầm chông, lựu đạn tứ vi khắp bề).

Với những nét phác họa hài hước, thông qua bức tranh, tác giả lên án hành động cướp bóc, vơ vét của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam; đồng thời phản ánh sự gắn kết giữa lực lượng vũ trang và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến (tình quân dân). Đồng thời, những nét phác họa hài hước, vui tươi trên gương mặt của người dân và anh bộ đội cũng phản ánh tinh thần lạc quan, niềm tin chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.

Như vậy, cũng giống như tư liệu thành văn, tư liệu kênh hình là nguồn sử liệu không thể thiếu đối với HS trong quá trình HS. Nó giúp HS tiếp cận lịch sử một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn tư liệu thành văn, nó khiến HS phải huy động nhiều giác quan hơn trong quá trình học tập. Vì vậy, nguồn tư liệu kênh hình đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS.

4.2.3. Hướng dẫn HS tự học với SGK, các tài liệu tham khảo.

Một trong những biện pháp góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS chuyên là rèn luyện cho các em kĩ năng chủ động, tự học với SGK và các nguồn tài liệu tham khảo (sách, tạp chí, các tài liệu, phóng


114


sự, video tư liệu….vv)

Sách giáo khoa Nâng cao đối với HS chuyên là một trong những phương tiện học tập quan trọng chứa đựng kiến thức cốt lõi nhất của khoa học lịch sử. SGK chứa đựng nguồn tư liệu viết, tranh ảnh, lược đồ và hệ thống câu hỏi gợi mở, bài tập. Vì vậy, HS có thể dựa vào các nguồn thông tin trong SGK để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách cơ bản, hệ thống nhất về các sự kiện, hiện tượng lịch sử trên cơ sở đó phát triển khả năng tư duy và vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ học tập và vận dụng và cuộc sống. Ví dụ: khi học về chủ đề Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), HS có thể dựa vào lược đồ và kiến thức trong SGK để thuật lại diễn biến của các chiến dịch. Tuy nhiên, để có thể tìm hiểu sâu hơn về các chiến dịch, những tấm gương các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu trong các chiến dịch (Trần Cừ, La Văn Cầu, Tô Vĩnh Diện…vv); quân dân ta đã chuẩn bị như thế nào cho sự toàn thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ thì nhất định các em cần thêm các nguồn tài liệu tham khảo.

Vì vậy, bên cạnh SGK, để rèn luyện và phát triển kĩ năng tìm hiểu lịch sử, GV có thể tổ chức, hướng dẫn để HS được tìm hiểu sâu hơn về sự kiện, hiện tượng lịch sử bằng nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ các tạp chí Cộng sản, tạp chí Quốc phòng toàn dân, các phóng sự, tư liệu về nhân vật, sự kiện lịch sử trên VTV, một số website đáng tin cậy có thể khai thác thông tin trên mạng Internet…vv. Các tài liệu này không thể khai thác đầy đủ trong các giờ học trên lớp vì vậy đòi hỏi HS phải chủ động tự học.

Để việc tự học của HS thực sự diễn ra hiệu quả, GV có thể yêu cầu HS hoàn thành các dạng bài tập khác nhau, như: lập bảng niên biểu, vẽ sơ đồ phản ánh tiến trình phát triển của sự kiện, hiện tượng, lập hồ sơ về nhân vật…vv

Ví dụ, khi học tập chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Bên cạnh SGK lịch sử nâng cao, HS cần các nguồn tài liệu tham khảo như: Hồ Chí Minh toàn tập, Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, các phóng sự tư liệu trên VTV, sự kiện và nhân chứng nói về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bài nghiên cứu trên các tạp chí Cộng Sản, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử…vv. Trên cơ sở đó, HS có thể trình bày một cách sinh động, có cảm xúc về bối cảnh xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc, thân thế, gia đình, hành trình tìm đường cứu nước, hoạt động cách mạng của Người từ năm 1911 đến 1969. Đây chính là cơ sở đầu tiên, quan trọng để từ đó HS có kiến thức để hình thành, phát triển năng lực tư duy và vận dụng kiến thức lịch sử.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của việc vận dụng các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS chuyên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm khi tổ chức cho HS học tập chủ đề: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1945) ở các lớp chuyên Sử của trường THPT Sơn Tây và trường THPT Chu Văn An, Thành phố Hà Nội. Tại các lớp thực nghiệm, chúng tôi


115


vận dụng cách thức tổ chức, câu hỏi và bài tập, cung cấp tư liệu tham khảo cho HS như đã phân tích nói trên; ở các lớp đối chứng, chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu cung cấp kiến thức SGK cho HS. Kết quả kiểm tra được phản ánh trong bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp 2

Lớp/sĩ số HS

Kết quả thực nghiệm (điểm số/tỉ lệ %)

< 5

5 - 6

7 - 8

9 – 10

TN: 67 HS

0 – 0%

1 – 1.5%

40 – 59.7%

26 – 38.8%

ĐC: 65 HS

1 – 1.5%

5 – 7.8%

48 – 73.8%

11 – 16.9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Qua phân tích kết quả kiểm tra (Bảng 4.2), kết hợp trao đổi, lấy ý kiến của GV và HS, chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định tính khả thi của việc vận dụng những biện pháp nói trên trong quá trình tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử cho đối tượng HS chuyên Sử. Đây là những biện pháp góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, là cơ sở nền tảng quan trọng cho việc hình thành và phát triển năng lực tư duy, vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ học tập và các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.

4.3. Các biện pháp phát triển thành phần năng lực nhận thức, tư duy lịch sử khi dạy học chủ đề

Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử đòi hỏi HS giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện, hiện tượng lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.

Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

Để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, tư duy lịch sử, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau đây:

4.3.1. Nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề

Nêu vấn đề, tạo hứng thú, thu hút sự chú ý học tập của học sinh vào nội dung trọng tâm của chủ đề (Khởi động)

Trong dạy học lịch sử, tạo dựng không khí học tập lôi cuốn HS ngay từ đầu giờ học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra cho HS trong tiến trình bài học. Không khí học tập cuốn hút sẽ tạo nên hứng thú, sự chú ý, tâm thế sẵn sàng, thái độ say mê, tự giác, tích cực của từng cá nhân HS đối với những nhiệm vụ cụ thể của bài học. Hứng thú học tập là một thái độ đặc biệt của HS với đối tượng nhận thức, thể hiện ở sự chú ý, khao khát muốn khám phá, tìm hiểu


116


sâu về đối tượng để hiểu rõ về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

Tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập các chủ đề lịch sử được thực hiện ngay ở thời điểm bắt đầu giờ học. Nó là quá trình GV sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học (PPDH) phù hợp, giúp HS tạo được tâm thế, thái độ tích cực, sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu, khám phá kiến thức để bổ sung, nâng cao nhận thức, qua đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Để làm được điều này, GV cần xây dựng, thiết kế hoạt động khởi động, tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến nội dung của chủ đề học tập, làm bộc lộ cái HS đã biết, bổ sung những gì cá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra cái chưa biết muốn biết thông qua hoạt động khởi động.

Có nhiều cách thức giúp GV thiết kế hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho HS để ở đầu bài học như: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan, tư liệu, những mẩu chuyện lịch sử, tổ chức các trò chơi lịch sử, bài tập trắc nghiệm, kết nối vấn đề HS đã biết và chưa biết với ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh...vv để tổ chức cho HS được tham gia củng cố kiến thức đã học có liên quan đến chủ đề; đồng thời dẫn dắt để tạo tình huống có vấn đề thông qua bài tập nhận thức nhằm tạo sự tập trung chú ý, khơi gợi trí tò mò, nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của chủ đề mà HS chưa biết.

Tình huống có vấn đề là những trở ngại về mặt trí tuệ đối với HS, nó xuất hiện khi các em chưa biết cách giải thích các hiện tượng, sự kiện, quá trình lịch sử, khi các em chưa thể giải quyết được nó bằng cách thức hoạt động quen thuộc vốn có của bản thân, đòi hỏi các em phải tìm tòi, sáng tạo cách giải quyết mới.

Ví dụ, khi dạy học chủ đề: Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Sau khi các em được tham gia trò chơi Đố vui lịch sử với những kiến thức có liên quan đến chủ đề, GV dẫn dắt để từng bước đặt HS vào tình huống có vấn đề: Vào đầu thế kỉ XX, ở nước ta xuất hiện hai khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản và vô sản. Vậy điều kiện xuất hiện của hai khuynh hướng cứu nước này là gì? Tại sao đến năm 1930, khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại, còn khuynh hướng cách mạng vô sản được lịch sử lựa chọn, trở thành khuynh hướng cách mạng duy nhất chi phối sự phát triển của cách mạng Việt Nam? Để trả lời thấu được những vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề: Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

Hay khi tổ chức cho HS nghiên cứu chủ đề: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam. Sau khi vận dụng kĩ thuật KWLH tổ chức cho HS điền những kiến thức đã biết về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những điều HS muốn biết khi học tập về chủ đề này. Để dẫn dắt, tạo xúc cảm và đặt HS vào tình huống có vấn đề; GV có thể khai thác video tư liệu về Hồ Chí Minh, kết hợp với việc lồng một đoạn giai điệu của ca khúc Dấu chân phía trước (Nhạc sĩ: Phạm Minh Tuấn)

“ Khi tôi còn là hạt bụi,


117


Người đã lên tàu đi xa

Khi quê hương còn chìm nổi, Người đã lên tàu đi xa Để tôi - được là Việt Nam

Để tôi - mặt trời gần lại Để nghe tim mình thay đổi Để người người sống tự do

Nhẹ nhàng đôi chân mà bước Bác đã là người đi trước Khai rừng, băng sông mở lối

Cho tôi có cả cuộc đời, cho tôi có cả cuộc đời.”

Như vậy, các em thấy, những hình ảnh, tư liệu và giai điệu chúng ta vừa được quan sát, lắng nghe ở trên đã phản ánh một phần tình yêu, niềm tự hào, sự tôn kính của nhân dân Việt Nam dành cho Bác Hồ - vị anh hùng dân tộc vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã hy sinh, dành trọn tuổi thanh xuân và cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Vậy, vì sao năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại khẳng định cách mạng Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội? Những đóng góp to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam là gì? Để trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, chúng ta luôn “khắc sâu ơn Người trong tâm hồn Việt Nam”.

Những biện pháp để dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề nói trên trong quá trình dạy học chủ đề lịch sử đã góp phần tạo nên xúc cảm và đặt HS vào nhiệm vụ học tập. Các em có cảm xúc, động lực, bị lôi cuốn vào các nhiệm vụ học tập; đam mê khám phá, giải đáp các vấn đề mà công việc đó chỉ có thể thực hiện, hoàn thành nó qua một quá trình nhận thức và hoạt động tích cực. Khi GV tạo tình huống có vấn đề ở đầu giờ học cũng đồng thời đặt ra những nhiệm vụ nhận thức cho HS. Do đó, ngay từ đầu, các em có thể hình dung được những nhiệm vụ mà mình phải thực hiện, sự chú ý của các em tập trung vào những vấn đề đã được xác định một cách khéo léo, các em phải nỗ lực tìm kiếm, chọn lọc, tái hiện, phân tích thông tin; vận dụng thông tin đó để giải thích các vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó, rút ra được đóng góp, vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam. Như vậy, ngay từ đầu bài học, việc nhận thức được tính có vấn đề của nội dung học tập và xác định được nhiệm vụ học tập, hình dung biện pháp để giải quyết vấn đề chính là bước đầu tiên của quá trình tư duy sáng tạo.

Để khẳng định tính khả thi của biện pháp thứ nhất, trong quá trình thực hiện đề tài luận án, chúng tôi đã tiến hành TNSP khi dạy học chủ đề: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam tại các lớp chuyên Sử của trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây thuộc Thành phố Hà Nội.


118


Qua quan sát, chúng tôi thấy các em hào hứng trong quá trình điền thông tin vào bảng hỏi; các em xúc động khi xem tư liệu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập do GV tổ chức. Tổng hợp kết quả khảo sát thực nghiệm sư phạm từng phần ở biện pháp thứ nhất, khi được hỏi: mức độ hài lòng của em về các biện pháp sư phạm mà thầy (cô) đã tổ chức ở phần khởi động, 103/115 HS chiếm tỉ lệ 90% đã rất hài lòng với các biện pháp khởi động nói trên; 12/115 HS, chiếm tỉ lệ 10% hài lòng, không có HS nào không hài lòng với các biện pháp sư phạm mà GV đã tổ chức ở phần khởi động.

Như vậy, kết quả thực nghiệm nói trên ở phần khởi động góp phần tạo cơ sở để chúng tôi khẳng định tính khả thi của những biện pháp sư phạm đã đề xuất ở phần khởi động trong quá trình tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử. Việc dẫn dắt, tạo tình huống, nêu vấn đề, định hướng hoạt động nhận thức của HS nói trên không chỉ có tác dụng trong việc khơi dậy cảm xúc, hứng thú, niềm đam mê học tập mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng HS và nhiệm vụ trọng tâm của chủ đề, đặt ra những tình huống để kích thích hoạt động tư duy của HS, giúp các em từng bước tìm ra cách thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Tổ chức, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề

Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, mà là một kiểu dạy học, một nguyên tắc dạy học, bao gồm nhiều phương pháp mà trong đó việc dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề rồi hướng dẫn HS giải quyết vấn đề là trọng tâm. Vận dụng dạy học nêu vấn đề vào quá trình tổ chức cho HS học tập các chủ đề là một trong những biện pháp quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng bài học lịch sử.

Ở phần trên, chúng tôi đã đề cập đến việc tạo tình huống có vấn đề nhằm tạo hứng thú học tập, nêu nhiệm vụ nhận thức, định hướng tư duy, giải quyết vấn đề cho HS. Nhiệm vụ của giai đoạn này là kích thích não bộ người học hoạt động có mục đích, xuất hiện nhu cầu nhận thức và thái độ sẵn sàng khám phá tri thức mới để giải quyết vấn đề. Đó là những bài tập nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa tri thức đã biết với tri thức phải tìm. Đây cũng chính là động lực, nhân tố kích thích xuất hiện ở người học nhu cầu tìm kiếm thông tin và sử dụng các thao tác của tư duy để tìm lời giải đáp thỏa đáng. Mâu thuẫn này là hạt nhân của các bài tập nhận thức, giải quyết được bài tập này, người học sẽ lĩnh hội được nội dung tri thức một cách tự giác, tích cực và khơi nguồn cho sự nhận thức sáng tạo.

Trọng tâm của dạy học nêu vấn đề là quá trình giải quyết vấn đề - giai đoạn cơ bản, cần đầu tư nhiều thời gian nhất. Mục đích của giai đoạn này là làm sáng tỏ bản chất của vấn đề đặt ra trong bài tập nhận thức. Dưới sự tổ chức, định hướng của thầy, HS cần có được các phương án, biện pháp để giải quyết tình huống có vấn đề trong tư duy một cách trọn vẹn. Quá trình HS giải quyết tình huống có vấn đề được biểu hiện


119


bằng các thao tác tìm kiếm mối quan hệ giữa vấn đề được nêu ra với vốn tri thức đang sở hữu của bản thân; là khả năng huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và các phẩm chất cá nhân khác của HS để thực hiện hoạt động giải quyết vấn đề.

Trong quá trình giải quyết vấn đề, HS cần: Hiểu được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải quyết; xác định lượng kiến thức cần có để giải quyết vấn đề, trong đó, lượng kiến thức nào đã biết và lượng kiến thức nào chưa biết; đồng thời đặt ra được các câu hỏi để trả lời từng khía cạnh của vấn đề; Sau đó biết kết nối, tập hợp thông tin, đưa ra các giả định hợp lý giúp giải quyết vấn đề

Ví dụ, khi tổ chức cho HS học tập chủ đề Hai khuynh hướng cứu nước trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930), một trong những vấn đề HS cần phải giải quyết là: Tại sao đến năm 1930, khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại, còn khuynh hướng cách mạng vô sản lại được lịch sử lựa chọn, trở thành khuynh hướng cách mạng duy nhất chi phối sự phát triển của cách mạng Việt Nam?

Để giải quyết được vấn đề này HS cần xác định được vấn đề cần giải quyết đó là: Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và sự thành công của khuynh hướng cách mạng vô sản. Các em cần xác định được lượng thông tin, kiến thức để giải quyết vấn đề này đó là bối cảnh thời đại và trong nước, thực tiễn các phong trào cách mạng theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản ở nước ta. Trên cơ sở hệ thống kiến thức đó, các em cần đặt ra được những câu hỏi để trả lời những khía cạnh xoay xung quanh, tác động đến sự thất bại và thành công của hai khuynh hướng cách mạng:

Tính thời đại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và vô sản? (Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và vô sản xuất hiện từ khi nào? Đến thế kỉ XX, hai khuynh hướng này có điểm tích cực và hạn chế gì?)

Mục tiêu số 1 của cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?

Sự phù hợp và bất cập của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản ở Việt Nam: về mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng, phương pháp đấu tranh...vv

Trên cơ sở trả lời từng bước những câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề cần được giải quyết, học sinh sẽ có đủ cơ sở để tập hợp thông tin, kiến thức để giải quyết vấn đề:


Khuynh hướng dân chủ tư sản

Khuynh hướng Vô sản

Thời đại

- Xuất hiện từ thế kỉ XVI

- Tích cực: thiết lập nền dân chủ tư sản trên thế giới.

- Hạn chế: vẫn duy trì chế độ bóc lột (Tư sản – vô sản;

chính quốc – thuộc địa)

- Xuất hiện từ thế kỉ XIX

- Tích cực: giải phóng vô sản và nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới.

+ Là khuynh hướng cách mạng tiên

tiến nhất thời đại.

Trong

Nhiệm vụ số 1 của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí