Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương - 5


tự hào. Nhiều người vin vào điều này để qui kết bà là dâm, là tục. Thật ra, điều này hoàn toàn mang một ý nghĩa khác: sự sùng bái khỏa thân…có ý nghĩa hoàn thiện con người, có khía cạnh đạo lí chứ không phải là thân xác. Đó là ý thức sâu sắc về những gì tiềm ẩn trong vẻ đẹp thân thể của con người tạo nên cảm xúc thẩm mỹ. Vẻ đẹp của người phụ nữ gắn liền với tuổi trẻ, ca ngợi vẻ đẹp thanh tân ấy, Hồ Xuân hương viết về tuổi trẻ với biết bao nồng nhiệt:

Đôi lứa như in tờ giấy trắng Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh,

(Tranh tố nữ)

Trong bài Giếng thơi thì hình tượng giếng gợi liên tưởng về vẻ đẹp của người thanh nữ: cầu trắng phau phau, nước trong leo lẻo, cỏ gà lún phún, cá diếc le te,…Tất cả như vừa mới bắt đầu, còn đang trinh nguyên, đang phát triển.

Mùa xuân tượng trưng cho tuổi trẻ, cho sức sống, cho khát vọng; thiếu nữ với mùa xuân chính là biểu tượng của vẻ đẹp vĩnh hằng “nghìn năm còn mãi”. Nhưng đời người hữu hạn, thời gian thì vùn vụt trôi. Mà “Hồng nhan tự cổ như danh tướng – Bất khẳng nhân gian kiến bạc đầu”, hiểu được sự mong manh, thoáng chốc ấy của đời người; cũng như muốn lưu giữ vẻ đẹp ấy trường tồn cùng với thời gian, Hồ Xuân Hương đã ví thân thể của người phụ nữ như trăng:

Một trái trăng thu chín mõm mòm

(Trăng thu)


Đêm tối cớ sao soi gác tía?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn?

(Hỏi trăng)

Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương - 5

Theo nguyên lý âm dương, trăng là âm, giữa trăng và phụ nữ có sự tương đồng là đều mang “nguyên tắc nữ tính”. Trong văn học cổ, người ta vẫn thường ví người phụ nữ với trăng. Nhưng chỉ riêng Hồ Xuân Hương là người đầu tiên xem trăng như thân thể của người phụ nữ. Những bộ phận trên thân thể


phụ nữ cũng được tác giả dụng công gợi tả: đôi gò bồng đảo, nương long, lưng ong, chân ngọc,…Người hiện đại vẫn xem tiêu chuẩn ba vòng đo biểu trưng cho vẻ đẹp hình thể của người thiếu nữ. Người Việt xưa thì xem “lưng ong” như là biểu chuẩn của một người phụ nữ khéo và đảm đang “vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con”. Sắc “trắng” cũng là một biểu trưng mà Hồ Xuân Hương thường dùng để ngợi ca vẻ đẹp cơ thể của người thiếu nữ: “Đôi lứa như in tờ giấy trắng”, “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, “Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau”, “Đêm trắng cớ chi phô tuyết trắng?”,… Màu trắng biểu hiện của thân xác, của vẻ đẹp thể chất, cho sự trong trắng, tinh khiết, trinh nguyên. Trong tác phẩm Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê.

Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương đa dạng, họ không chỉ là những mỹ nhân để tự hào về vẻ đẹp thân thể của mình. Đó còn là những người phụ nữ bình thường, thậm chí là hèn kém và xấu xí:

Thân em như quả mít trên cây,

(Quả mít) Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,

(Ốc nhồi)

Nhưng dù ở phương diện nào, vị trí nào, thì người phụ nữ cũng tự hào về chính mình, về vẻ đẹp thể chất của mình:

Vỏ nó sù sì, múi nó dày.


(Quả mít)

Tóm lại, hình tượng thân thể mang vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương toát lên sự thanh tân, thánh thiện. Đó là cơ thể những thiếu nữ “mười bảy hay là mười tám đây”, còn đang độ “hồng hồng má


phấn”. Tuy tác giả không tả chi tiết nhưng vẫn rất nhiều gợi cảm. Hồ Xuân Hương đã công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.

Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. Thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Ta cũng bắt gặp những người phụ nữ như thế xuất hiện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, trong nhiều truyện thơ Nôm.

1.4.1.2. Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất

Có thể nói Hồ Xuân Hương là người phụ nữ “nổi loạn” trong thời đại lúc bấy giờ nhưng bà lại có một cái nhìn mới về vẻ đẹp của người phụ nữ, bà đứng ở vị trí là người phát ngôn cho vẻ đẹp của giới mình. Hồ Xuân Hương đã nhìn thấy vẻ đẹp thực sự của họ, nêu bật được vẻ đẹp bên trong tâm hồn của họ. Họ là những người phụ nữ Việt Nam gánh trên vai gánh nặng của cuộc sống nhưng luôn tiểm ẩn trong tâm hồn những giá tri đạo đức rất đẹp đẽ mà muôn đời vẫn ngợi ca. Đó là sự thủy chung, son sắt (Bánh trôi nước, Tự tình), sự vị tha, thánh thiện đầy bao dung (Không chồng mà chửa), ý thức về tài năng của giới mình (Mắng học trò dốt, Đề đền Sầm Nghi Đống)…

Trong nền văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều tác giả lên tiếng ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ như: Nguyễn Du, Trần Tế Xương, Nguyễn Dữ…Với Nguyễn Du người phụ nữ trong Truyện Kiều là người phụ nữ mà “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”, đã lựa chọn "Làm con trước phải đền ơn sinh thành". Nguyễn Dữ ca ngợi tấm lòng thủy chung son sắt của Vũ Nương


nhưng nàng lại phải ra đi bằng cái chết đầy bi thảm. Với Hồ Xuân Hương bà miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong thơ Nôm bằng những nét rất riêng mang đậm phong cách của Bà chúa thơ Nôm, mang đậm thiên tính nữ.

* Tấm lòng thủy chung, trong sáng

Bằng lối thơ vịnh vật rất tài tình, Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để kí thác tâm tình, để gửi gắm tình cảm. Bánh trôi nước là một món ăn dân tộc, dân gian rất quen thuộc. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ chiếc bánh trôi ấy như mang vẻ đẹp tâm hồn dân dã và tấm lòng của người làm ra bánh:

Thân em thì trắng phận em tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước)

Thân em thì trắng phận em tròn”, có văn bản viết là “Thân em vừa trắng lại vừa tròn -“Câu thơ trần trụi như là chỉ tả một cục bột” (Trần Đình Sử). Hai từ “thân” và “phận” gợi lên hình ảnh của một người phụ nữ đầy đặn mà phúc hậu. Người phụ nữ ấy mang một phẩm hạnh trong trắng lại luôn làm tròn được bổn phận của mình. Thế nhưng họ lại phải chịu cảnh sống nổi nênh, số phận của mình phụ thuộc vào tay người khác. Song, điều quan trọng và giá trị hơn hết là “tấm lòng son” mà “em” vẫn giữ gìn được qua bao sóng gió của cuộc đời.

* Sự vị tha thánh thiện, bao dung

Trong bài Không chồng mà chửa chúng ta không chỉ thấy được sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội cũ “Cả nể cho nên hóa dở dang” mà còn thấy sự vị tha thánh thiện có sẵn trong con người họ. Người phụ nữ mang những nỗi niềm riêng mà chỉ có giới mình mới hiểu được. Mặc dù bị người đàn ông phụ bạc “Tiếc thay một đóa trà mi; Con ong đã tỏ đường đi lối về”, để nên nỗi cái


thai như cái vạ tày đình đang lớn dần lên trong cơ thể họ. Nhưng với người phụ nữ đó là mầm sống, là cuộc đời một con người nên:

Mảnh tình một khối thiếp xin mang

Có phải chăng đây là tấm chân tình của người phụ nữ đã sống và yêu hết mình trước sự khắc nghiệt của xã hội cũ. Người phụ nữ trong bài thơ thật bao dung, thật mạnh mẽ. Họ không chỉ là người mẹ của đứa con trong bụng mà cao cả hơn nữa họ là người mẹ giữa cuộc đời. Mặc dù bị bỏ rơi và thật là đáng oán giận người đàn ông kia, nhưng họ vẫn tha thứ, coi đó là "cái nghĩa trăm năm". Tuy nghìn vạn cực nhục từ miệng lưỡi thế gian nhưng người phụ nữ vẫn hi vọng vào một mần sống đang dần lớn lên trong cơ thể. Lời tự bạch “thiếp xin mang”, xin mang tất cả những cay đắng, những tủi nhục, những yêu thương… dẫu biết rằng trong xã hội cũ đầy khắc nghiệt ấy chửa hoang là một tội rất nặng có thể sẽ bị gọt đầu bôi vôi. Song, có lẽ nỗi đau về thể xác và tinh thần ấy cũng không đủ sức làm cho người phụ nữ phải cúi mặt:

Không có, nhưng mà có mới ngoan.

Hồ Xuân Hương có một tấm lòng thật rộng lớn. Đó không chỉ là sự vị tha thánh thiện như trong bài Không chồng mà chửa mà đọc thơ Nôm của bà, suy nghĩ cho thật sâu, ta còn thấy được một nét hiện thực trong vẻ đẹp của người phụ nữ là lòng yêu thương với chồng, với con, như trong bài thơ Cái nợ chồng con:

Hỡi chị em ơi có biết không? Một bên con khóc, một bên chồng Bố cu lổm ngổm bò trên bụng, Thằng bé hu hơ khóc dưới hông, Tất cả những là thu với vén,

Vội vàng nào những bống cùng bông

Nói như Xuân Diệu thì đây là “một bài thơ lớn”. Bước ra từ bài thơ là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chịu thương, chịu khó và rất yêu chồng,


thương con: “ một bên con khóc; một bên chồng; chồng đòi quyền lợi của chồng; con đòi quyền lợi của con, mà đòi cùng một lúc! Vừa phải chăm con, vừa phải chiều chồng, Xuân Hương tài thật!”. Và còn đáng quý biết bao khi:

Tất cả những là thu với vén,

Vội vàng nào những bống cùng bông,

Với sự hài hước nhưng không nông cạn, thô kệch mà quý báu, khiến ta càng khâm phục tấm lòng của người vợ là ở câu thơ:“Bố cu lổm ngổm bò trên bụng”. Ở câu thơ này người phụ nữ không còn là “em”, là “thiếp” nữa mà trở thành bà mẹ của Tạo Vật. Thân thể người phụ nữ thật bé nhỏ có gì đâu mà lớn lao đến vậy? Nhưng trước tấm lòng rộng lớn bao la ấy thì người đàn ông hóa bé nhỏ lại, thu hẹp lại trước người phụ nữ. Vậy đấy tình yêu thương bao bọc của người phụ nữ đã biến những điều giản dị thành những cái vĩ đại, lớn lao. Hồ Xuân Hương đã khơi dậy vẻ đẹp ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam. Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ này gợi cho ta nhớ tới hình tượng người phụ nữ có chồng và con nhỏ trong ca dao:

Có chồng chẳng được đi đâu

Có con chẳng được đứng lâu nửa giờ

Đẹp về hình thức, đẹp về tâm hồn nhưng nếu chỉ có vậy thì họ dễ bị chìm lấp trong các hình tượng khác và không gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Xuân Hương là người có phong cách riêng và người phụ nữ trong thơ bà cũng vậy. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương còn có cá tính mạnh mẽ, có sự phá cách khác với những gì nhàn nhạt bình thường. Đây chính là nét độc đáo trong nhân vật phụ nữ của bà.

* Ý thức về tài năng và sự khẳng định tài năng

Xuất phát từ thiên tính nữ, Hồ Xuân Hương luôn ý thức về tài năng của người phụ nữ, điều mà quan điểm Nho giáo thường phủ nhận.

Trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ Xuân Hương là một trong những người đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ


nữ, nói lên ước vọng được khẳng định mình. Bà luôn tin vào tài trí và khả năng sáng tạo của người phụ nữ - vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ.

Trong bài Ðề đền Sầm Nghi Ðống, tác giả đã thể hiện được sự tự ý thức về mình, tự ý thức về giới mình:

Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

Ði qua ngôi đền thờ tên tướng bại trận, nhà thơ phụ nữ này đã không chịu cất nón, cúi đầu chào kính cẩn, trái lại còn buông lời chê cười, mỉa mai: “Ghé mắt” tức là nhìn liếc, nhìn bằng nửa con mắt.“Kìa” là chỉ, trỏ, không đáng chú ý. “Ðứng cheo leo”: thế đứng không có gì là vững chãi. Ðặc biệt ở hai câu kết nhà thơ đã dám nói một điều táo bạo: nếu được làm trai thì sự nghiệp anh hùng của ta sẽ không xoàng, không tồi tệ như sự anh hùng của nhà ngươi đâu.

Cái ước vọng ấy là của một người luôn ý thức được giá trị của mình, luôn có lời tự xưng đầy thách thức:

Quả cau nho nho miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi

(Mời trầu)

Cách xưng hô “Này của Xuân Hương” thật mới mẻ trong văn học lúc bấy giờ có ý nghĩa biểu hiện Xuân Hương là một người con gái rất có ý thức về bản thân, có bản lĩnh nhưng cũng có tấm lòng bình dị, chân chất cũng có những tình cảm rất chân thành. Đồng thời qua cách tự xưng đó ta còn thấy một Xuân Hương đầy nữ tính và đáng yêu.

Hồ Xuân Hương không bao giờ mặc cảm phụ nữ phải thua đàn ông mà đối với bà có khi còn ngược lại. Bà dỗ người phụ nữ khóc chồng “ Nín đi kẻo thẹn với non sông” chứ không phải thẹn với đàn ông, bà đã đặt người phụ nữ ngang tầm với núi sông. Sự cô đơn của họ cũng là sự cô đơn của vũ trụ “Trơ cái hồng nhan với nước non” và cuộc đời bẩy nổi ba chìm cũng là “ Bẩy nổi ba chìm với nước non”.


1.4.2. Khát vọng người phụ nữ

Những khát vọng của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương cũng mang đậm thiên tính nữ.

1.4.2.1. Khát vọng hạnh phúc

* Hạnh phúc trong tình yêu

Trong thơ Nôm của mình, Hồ Xuân Hương đã nói lên một cách tha thiết khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Đó là những suy nghĩ chân thành về tình yêu tự do, là những rung cảm về hạnh phúc, kể cả là những ham muốn nhục cảm lành mạnh. Bà đã mạnh dạn phô bày khát vọng sống của người phụ nữ trong xã hội cũ, làm cho nó nổi bật và mới mẻ, giản dị mà tự nhiên với người đọc. Dường như chúng ta cảm nhận được sự chen lấn giữa thơ và đời, giữa nhà thơ và công việc hàng ngày, sự náo động trong tâm hồn người phụ nữ khao khát hạnh phúc đến cháy bỏng với cái được tôn vinh cao cả nhất là tình yêu.

Bài thơ Mời trầu cùng với chùm thơ Tự tình I, II làm nên mảng thơ đặc biệt cuả Xuân Hương thi tập - mảng thơ tâm sự, thơ thân phận. Ðây là những bài thơ trực tiếp thể hiện nỗi lòng, suy nghĩ và khát vọng hạnh phúc của tác giả về cuộc đời và thân phận mình:

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.

(Mời trầu)

Dân gian thường nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”, Xuân Hương đã mượn miếng trầu, quả cau để nói lên tâm sự của mình. Quả cau thì “ nho nhỏ”, “miếng trầu" thì "hôi”, rất giản dị và gần gũi biết bao, nhưng thông qua đó nhân vật trữ tình bộc bạch nguyện vọng trong quan hệ tình cảm lứa đôi dẫu biết rằng trong xã hội cũ đối với người phụ nữ hạnh phúc chỉ là điều có trong mơ ước, còn

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí