Quy Mô, Số Lượng Thơ Nôm Tứ Tuyệt Trào Phúng Hồ Xuân Hương

những khả năng mới trong việc chiếm lĩnh và phản ảnh hiện thực đời sống. Với những đóng góp to lớn của mình, Hồ Xuân Hương đã góp phần mở đường cho sự xuất hiện của một loạt các nhà thơ trào phúng sau này như Tú Xương, Nguyễn Khuyến…

1.4. Quy mô, số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương

Có rất nhiều tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương nhưng trong phạm vi đề tài này người viết chọn tập Thơ Hồ Xuân Hương do Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu. Trong 40 bài thơ Hồ Xuân Hương do tác giả Nguyễn Lộc tuyển chọn,

chúng tôi nhận thấy chỉ có ba bài thơ Tự tình không phải thơ trào phúng. 37 bài còn lại thì có 2 bài được xếp vào loại đang được tranh cãi là Mời trầu Bánh trôi nước. Tuy nhiên, trong bài báo Suy nghĩ quanh câu thơ “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”, tiến sỹ Ngô Gia Võ đã chứng minh được từ của trong bài thơ Mời trầu là danh từ và ẩn dấu cái tục. Do đó, Mời trầu được xếp vào thơ trào phúng. Tuy nhiên, những bài thơ như Mời trầu Bánh trôi nước tính chất trữ tình vẫn là cái chủ đạo, tính chất trào phúng chỉ là một yếu tố rất nhỏ biểu hiện qua cái hài hước tinh quái theo cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương mà thôi. Nếu xếp cả 2 bài thơ này vào khuynh hướng trào phúng thì thơ trào phúng Hồ Xuân Hương gồm 37/40 bài, gần bằng 92,5%, một tỷ lệ cực lớn, có thể nói là lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.

Trên cơ sở đó, ta có thể kết luận, sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương tập trung chủ yếu vào khuynh hướng trào phúng. Bà chủ yếu được người đọc biết đến là ở thơ trào phúng và chỉ có thơ trào phúng của bà mới đủ sức xác định cái cá tính sáng tạo vào loại độc nhất vô nhị trong lịch sử văn chương dân tộc. Tuy rằng trong quá trình làm luận văn, người viết cũng sẽ không thể không nhắc đến những bài thơ trữ tình của bà nhưng với số lượng thơ trào phúng như vậy thì giá trị trào phúng vẫn là một giá trị lớn nhất trong sự nghiệp làm thơ của “Bà chúa thơ Nôm”.

Thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương nằm trong tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật. So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức

quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì tỷ lệ thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương là cao hơn cả (theo thống kê của tiến sỹ Ngô Gia Võ trong luận án Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng thì tỷ lệ thơ trào phúng trong Quốc âm thi tập là 11,8%, trong Hồng Đức quốc âm thi tập chiếm 12,5%, Bạch Vân quốc ngữ thi tập chiếm 33,5% và trong thơ Hồ Xuân Hương, tỷ lệ thơ trào phúng chiếm 92,5%). Hồ Xuân Hương sống và làm thơ ở giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, là giai đoạn suy tàn, tan rã đến đỉnh điểm của chế độ phong kiến Việt Nam và những mặt trái của xã hội đó đều được phơi bày trên những trang viết của Hồ Xuân Hương. Điều đó giải thích cho sự xuất hiện của tỷ lệ 92,5% thơ trào phúng Hồ Xuân Hương trong nền văn học giai đoạn này.

Ta nhận thấy trong 37 bài thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương, chỉ có 7 bài mang yếu tố trào phúng là: Mời trầu, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Không chồng mà chửa, Thiếu nữ ngủ ngày, Tranh tố nữ, Dỗ người đàn bà có chồng chết, Bánh trôi nước, còn lại 30 bài đều là tác phẩm trào phúng. Với 30 bài thơ trào phúng hoàn chỉnh và 7 bài thơ mang yếu tố trào phúng trên tổng số 40 bài thơ ta càng thấy trào phúng chính là mục đích sáng tác lớn nhất, chủ yếu nhất trong quá trình sáng tạo thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

Về mặt thể thơ, trong tập thơ 40 bài của Hồ Xuân Hương, ta thấy thể thơ tứ tuyệt bao gồm 15 bài, chiếm tỷ lệ gần 35,1%. Ở Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, và các tác gia thời Hồng Đức, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm không có một bài tứ tuyệt trào phúng nào. Đây là một điều đặc biệt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, cũng là điểm khác biệt trong con người của nữ sĩ so với các nhà thơ trên.

Trong số 30 bài thơ trào phúng hoàn chỉnh và 7 bài thơ mang yếu tố trào phúng thì có tới 15 bài thuộc thể tứ tuyệt; 15 bài tứ tuyệt trào phúng trên tổng số 37 bài thơ trào phúng trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương quả là một con số ấn tượng, giàu ý nghĩa biểu hiện. Trong phạm vi đề tài, người viết sẽ tập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

trung làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật xoay quanh 15 bài thơ tứ tuyệt trào phúng này.


Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương - 5

Tiểu kết

Như vậy, qua bốn vấn đề ở Chương 1: khái niệm thơ tứ tuyệt và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng; vị trí Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Nam; những tiền đề lịch sử - xã hội – văn hóa tạo nên hiện tượng Hồ Xuân Hương; quy mô số lượng thơ tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương, chúng tôi nhận thấy mảng thơ tứ tuyệt trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương có một vị trí đặc biệt quan trọng. Mảng thơ này, đặt vào dòng chảy thơ Nôm Đường luật trào phúng trước đó là một bước phát triển mang tính đột biến, cho thấy tài năng sáng tạo kì lạ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đồng thời khẳng định ở một mức độ cao hành trình Việt hóa một thể thơ ngoại nhập, đưa vào thể thơ quen thuộc này những vấn đề mới mẻ, những giá trị nội dung và nghệ thuật đậm đà tính dân tộc.

Đọc thơ trào phúng Hồ Xuân Hương, ta luôn nhận thấy rằng trào phúng là ý thức thường trực trong cảm hứng sáng tạo của Hồ Xuân Hương, cho nên khi gặp những chuyện đáng cười, đáng hài hước và châm biếm là lập tức bà làm thơ ngay. Số lượng 15 bài tứ tuyệt trào phúng trong tổng số 40 bài là một con số giàu giá trị biểu hiện, cho thấy mục đích sáng tác thơ trào phúng, tạo tiếng cười nhanh, trực diện đã chi phối tâm thế sáng tạo của “Bà chúa thơ Nôm”.

Tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của 15 bài thơ này là nhiệm vụ trọng tâm của luận văn. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ khẳng định rõ hơn cá tính sáng tạo và vị trí văn học sử của tác gia Hồ Xuân Hương trong nền thơ trung đại nói chung và trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng nói riêng.

Chương 2

THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG


2.1. Hệ thống đề tài

Hồ Xuân Hương là một hồn thơ giàu giá trị nhân văn, nhân bản, một chất giọng lạ và giàu sắc thái sáng tạo. Đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến với một tài năng và đặc sắc - một hiện tượng lạ của nền văn học Việt Nam. Bà là một con người độc đáo cả về tính cách lẫn thơ văn, mà kể về sự độc đáo thì từ trước đến nay chưa có một nhà thơ nữ nào sánh bằng.

Khi so sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ Nôm trào phúng của các thế kỷ trước, người viết nhận thấy dường như tiếng cười của Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập), của các nhà thơ thời Hồng Đức (Hồng Đức quốc âm thi tập), của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi tập) đều được sinh ra từ những suy tư sâu sắc về cuộc đời. Thường thì các nhà thơ đó chỉ cười khi đã ngẫm nghĩ thật kỹ, thật chín và khi hoạt động trí tuệ cần mẫn của họ phát hiện được những trớ trêu, nghịch lý, đen bạc, xấu xa của đời sống hoặc những đặc điểm hài hước, lố bịch của sự vật, hiện tượng. Phải chăng đó là một trong những lý do khiến ba tập thơ này chỉ có thể thơ thất ngôn bát cú được dùng để biểu hiện nội dung trào phúng, còn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt thì hoàn toàn vắng bóng.

Hồ Xuân Hương cũng có tiếng cười trào phúng ngẫm nghĩ suy tư này ở hàng loạt bài thơ thất ngôn bát cú có đối ngẫu rất chỉnh của bà. Hồ Xuân Hương vẫn là người tiếp nối truyền thống văn học cười của dân tộc và thơ Nôm trào phúng của bà vẫn nằm trong mạch đi sâu thẳm và bền bỉ của dòng thơ trào phúng Việt Nam. Trong các tập thơ Quốc âm thi tập, Hồng Đức Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, cung bậc đả kích hầu như không có. Nhưng đến thơ Hồ Xuân Hương thì cung bậc này đã được sử dụng khá nhiều và đã trở thành một điểm đặc biệt. Tiếng cười đả kích là cung bậc trào phúng đỉnh cao, thể hiện lòng khinh ghét sâu sắc của tác giả, bộc lộ thái độ phủ định toàn diện, triệt

để, quyết liệt. Tiếng cười đả kích thường gắn với một lý tưởng xã hội tích cực, tiến bộ nào đó.

Với Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập chưa xuất hiện tiếng cười đả kích bởi vì về cơ bản ông vẫn là một bề tôi trung thành của triều Lê, vẫn khát khao đem tài đức ra phục vụ nước nhà. Ông có buồn đau trước cuộc đời đen bạc nhưng chưa bao giờ phủ nhận và đối lập quyết liệt với nó. Hồng Đức quốc âm thi tập càng không có cơ sở xã hội và cơ sở tâm thế sáng tạo để xuất hiện tiếng cười đả kích. Đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuy chế độ phong kiến đã bắt đầu suy tàn, tan rã nhưng chưa đến điểm tận cùng như giai đoạn giữa thế kỷ XVIII – giữa thế kỷ XIX. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn hy vọng chống đỡ, tu sửa cho ngôi nhà phong kiến đã lung lay, ông vẫn liên hệ với các tập đoàn phong kiến đương thời, được cả nhà Mạc, nhà Lê, chúa Trịnh kính trọng. Do đó, Bạch Vân quốc ngữ thi tập cũng không xuất hiện tiếng cười đả kích. Ở Hồ Xuân Hương cung bậc đả kích đã trở thành “tiếng cười thường trực” tạo ra sự khác biệt căn bản giữa bà và các tác giả trước đó.

Mặt khác, các cung bậc trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương thường đan xen nhau hoặc kết hợp với nhau tạo nên sự đa dạng của ý nghĩa tiếng cười trong đó. Khi nghiên cứu, ta sẽ thấy các bài thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương luôn luôn xuất hiện đồng thời hai ý nghĩa: phủ định và khẳng định. Điều này đã đem lại tiếng cười với "biểu tượng hai mặt" rất đặc trưng cho thi pháp trào phúng Hồ Xuân Hương. Khi tìm hiểu về tiếng cười trào phúng đa cung bậc của Hồ Xuân Hương, chúng ta đồng thời phải lưu tâm đến cả hai phương diện phủ định và khẳng định ấy. Tuyệt đối hóa hoặc đề cao một phương diện sẽ không đánh giá hết ý nghĩa tư tưởng sâu xa trong thi phẩm của bà, dẫn đến những cách hiểu trái ngược nhau gây nên những tranh cãi không cần thiết, làm mất đi cái hay trong thơ Hồ Xuân Hương.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, điều này không ai có thể phủ nhận nhưng yếu tố trào phúng và trữ tình không hề đối lập nhau mà trái lại thống nhất chặt chẽ với nhau. Chính yếu tố trữ tình đã khiến cho yếu tố trào

phúng thêm thâm thúy, nhiều day dứt. Đề tài trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương hết sức đa dạng và phong phú. Thơ bà đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội, biểu hiện nhiều nội dung và nói đến nhiều đối tượng khác nhau. Dựa vào nội dung trào phúng, ta có thể chia thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương ra thành các đề tài sau:

Đề tài viết về thiên nhiên và các sự vật. Bao gồm:

Bánh trôi nước, Quả mít, Ốc nhồi, Đồng tiền hoẻn.

Đề tài viết về tăng lữ. Gồm hai bài:

Sư bị ong châm, Cái kiếp tu hành.

Đề tài viết về phụ nữ:

Mời trầu.

Đề tài viết về cái chết:

Khóc Tổng Cóc, Dỗ người đàn bà khóc chồng.

Đề tài viết về kẻ sĩ, bao gồm:

Lũ ngẩn ngơ (Mắng học trò dốt I), Phường lòi tói (Mắng học trò dốt II), Đề đền Sầm Nghi Đống.

Đối thoại với Chiêu Hổ:

Trách Chiêu Hổ I, Trách Chiêu Hổ II, Trách Chiêu Hổ III.

Với sáu mảng đề tài trên, Hồ Xuân Hương đã mang đến cho người đọc những bức tranh thiên nhiên và các sự vật, giống như con người Hồ Xuân Hương, thiên nhiên trong thơ bà cũng tràn đầy sức sống, âm thanh, màu sắc. Bên cạnh đó, người đọc còn thấy tiếng nói đả kích tất cả những nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến cũng như tiếng nói bênh vực, đòi quyền sống cho những người phụ nữ trong xã hội đó. Xuân Hương đã kế thừa truyền thống tiếu lâm dân gian, dùng cái tục làm phương tiện đả kích rất sắc bén. Đề tài trong cuộc sống hàng ngày nhưng là những đề tài có tính úp mở hai nghĩa, một mặt nói trực tiếp về vấn đề cần miêu tả, một mặt nói về “cái tục”, nên nhiều ý kiến cho rằng thơ bà là cợt nhả, là “dâm”, nhưng thực ra đó là một phương tiện nghệ thuật, một biện pháp nghệ thuật độc đáo mà không phải ai cũng có thể vận dụng được.

Như vậy, sáu mảng đề tài trong 15 bài thơ Nôm tứ tuyệt đã thể hiện được sự phong phú, đa dạng, bao quát được hầu hết những nội dung, đề tài trong toàn bộ thơ Hồ Xuân Hương nói chung.

2.2. Đối tượng, nội dung trào phúng

2.2.1. Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ

Trong xã hội phong kiến, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ không chỉ chịu sự áp bức về mặt giai cấp cũng làm lụng đầu tắt mặt tối, cũng đói cơm rách áo cũng trăm nghìn thứ trà đạp mà còn chịu áp bức về mặt giới tính, tinh thần mà cái đau khổ về tinh thần nhiều khi còn day dứt, đau đớn hơn nhiều lần cái đau khổ về thể chất. Họ giống như những “tội nhân chung thân” suốt đời gánh trên vai bao nhiêu ràng buộc của luật “tam tòng”, bởi những hủ tục giết chết tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc. Trong xã hội đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ nhiều khi quá cực đoan “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, người phụ nữ không có một chút tự do, không được quyền đòi hỏi hạnh phúc, họ chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là làm tròn bổn phận và chức năng của mình.

Trước Hồ Xuân Hương, các nhà văn trung đại đã thể hiện sự đồng cảm của mình với những khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ. Tiêu biểu là Nguyễn Dữ với các truyện viết về người phụ nữ trong “Truyền kỳ mạn lục” – áng “thiên cổ kỳ bút” từ thế kỷ XVII. Cùng thời với Hồ Xuân Hương, các tác giả như Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm, Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm, Nguyễn Du với Đoạn trường tân thanh cũng đã đề cập đến khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ bằng những sáng tạo đặc sắc của mình. Hồ Xuân Hương, tiếp nối dòng cảm hứng ấy. Tuy nhiên, người phụ nữ trong thơ bà không phải người phụ nữ lầu son, gác tía chinh phụ hay cung tần mà là những người phụ nữ hết sức bình thường, những người phụ nữ lao động chịu nhiều bất hạnh trong đời sống.

Trong thơ mình, Hồ Xuân Hương không nói đến toàn bộ nỗi khổ của người phụ nữ, bà dường như chỉ tập trung vào nỗi khổ có tính chất giới tính gắn liền với khát vọng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Viết về đề tài phụ nữ,

nhà thơ thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch không kém phần chua chát, song bình thường nó bị xóa nhòa trong một cuộc sống vốn dĩ đã dập khuôn theo những chế ước nặng nề của lễ giáo phong kiến.

Thơ Hồ Xuân Hương vang lên nội dung đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. Là phụ nữ, ai cũng khát khao cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu ngọt ngào. Xuân Hương cũng đứng về phía tình yêu, bà thay lời chị em phụ nữ nói lên tiếng nói chân thực, riêng tư mà tiêu biểu cho trái tim của hàng triệu phụ nữ bao đời nay bị phong kiến, nho giáo trói buộc, chôn vùi những khát vọng nhân sinh, nhân bản. Khi đọc thơ Hồ Xuân Hương, giáo sư Đặng Thanh Lê đã khẳng định: "Đây là lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một phụ nữ tài hoa và dũng cảm đã lên tiếng trên giấy trắng mực đen, đấu tranh cho quyền lợi của giới mình"[21, tr.19]. Có thể đó là tiếng nói đấu tranh cho nữ quyền, đòi hỏi “nam nữ bình đẳng”, chống lại tư tưởng “trọng nam khinh nữ” biểu hiện ở các bài thơ như Đề đền Sầm Nghi Đống, Mắng học trò dốt I, Mắng học trò dốt II … Có thể đó là thái độ ca ngợi vẻ đẹp thanh tân và sức sống rạo rực của người phụ nữ, lời khẳng định hạnh phúc ái ân như một nhu cầu chính đáng của con người qua hàng loạt bài thơ nhắn nhủ:

Quân tử có yêu thì đóng cọc,

Xin đừng mân mó nhựa ra tay

(Quả mít) Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám Chưa dám cho nên phải rụt rè

(Trách Chiêu Hổ III)

Quân tử có thương thì bóc yếm! Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

(Ốc nhồi)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023