Hình Tượng Thiên Nhiên Mang Vẻ Đẹp Hình Thể, Trần Thế Của Người Phụ Nữ


Bà chế giễu mấy anh học trò dốt trong bài thơ Lũ ngẩn ngơ. Bà gọi chúng là “lũ ngẩn ngơ” và xưng là “chị”, bà đã tự đặt mình lên trên. Còn sắc sảo hơn khi bà gọi chúng là “dê”, mà không phải dê nhỡ, dê bé, dê con mà là “dê cỏn”.

Đến cả trời, Xuân Hương cũng đả kích cả bác hóa công kia như bằng vai phải lứa:

Khéo khéo bày trò tạo hóa công! Ông chồng đã vậy lại bà chồng,

(Đá ông Chồng Bà Chồng) Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc

Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm

(Hang Cắc Cớ)

Không còn là ý thức mà đã trở thành tiềm thức nên Hồ Xuân Hương chưa bao giờ mặc cảm phụ nữ phải thua đàn ông mà đối với bà có khi còn ngược lại. Bởi thế cho nên hơn bất cứ người đàn bà nào khác, ý thức về giới tính đã ăn sâu vào máu thịt của bà chúa thơ Nôm, nên khi tố cáo bà cũng chỉ tố cáo những nỗi khổ thuộc về giới tính của mình như: làm lẽ, không chồng mà chửa, chết chồng và khi ca ngợi cũng chỉ ca ngợi những gì thuộc về giới tính của mình. Người phụ nữ trong thơ bà luôn tự tin ở phẩm chất và tài năng của mình. Họ không né tránh mà nhìn thẳng và đối mặt với cuộc đời. Như thế đã thể hiện được bản lĩnh của người phụ nữ trong thời đại và vượt qua thời đại- một bản lĩnh rất Hồ Xuân Hương. Nhà thơ phụ nữ này dám thẳng tay đánh tát vào mặt cả bọn phong kiến thống trị suốt từ trên xuống dưới, chẳng có sợ hãi, chẳng có nể nang ai một chút nào. Nhà thơ xé toạc hết các bộ mặt nạ giả dối, lột trần hết những chiếc áo đạo đức cũn cỡn để chúng lộ nguyên hình là một lũ bịp bợm, dối đời và dốt nát.

Tiểu kết

Như vậy, qua phân tích trên chúng ta đã phần nào cảm nhận được những bi kịch riêng của người phụ nữ mang thiên tính nữ. Đó là những bi kịch về tinh thần, tình cảm. Với người phụ nữ bà thương cảm cho thân phận người phụ nữ chịu cảnh chồng chung. Bà mở lòng đồng cảm với những cô gái cả nể. Bà cảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


thông với những người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã khẳng định quyền làm mẹ giúp cho người phụ nữ vượt lên được miệng thế lời chênh lệch vững tin và thiên chức của mình. Tuy Hồ Xuân Hương chưa nói được toàn bộ nỗi khổ của người phụ nữ mà chủ yếu bà đi sâu vào những nỗi đau mang tính chất giới tính nhưng bà đã viết được những điều mà không mấy ai viết được. Thơ bà còn đi sâu thể hiện những vẻ đẹp mang thiên tính nữ của người phụ nữ: vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng hạnh phúc, khát vọng ái ân, bình đẳng…Thơ của bà khi nói về người phụ nữ có một sắc thái riêng, khác với những nhà thơ viết về phụ nữ trước đó và cả sau này. Nếu như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm nói về người phụ nữ bằng sự xót thương, với những giọt nước mắt cảm thông, và người phụ nữ trong thơ họ hiện lên hết sức đáng thương thì hình tượng người phụ nữ trong thơ Xuân Hương lại khác hẳn: luôn ngẩng cao ở tư thế hiên ngang, đầy bản lĩnh và bà không chìm vào khóc thương cho số phận của họ. Bà muốn nói lên tiếng nói đầy mạnh mẽ để người phụ nữ có thêm nghị lực để sống và để chống chọi với cuộc sống.

Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương - 7


Chương 2

THIÊN TÍNH NỮ QUA THƠ THIÊN NHIÊN

2.1. Cảm nhận thiên nhiên mang thiên tính nữ

Có thể nói, Hồ Xuân Hương là một là một tài năng lớn có cá tính độc đáo có một không hai trong nền văn học Việt Nam. Bà đã tiên phong nói lên tiếng nói của phụ nữ chống lại sự áp bức của xã hội phong kiến nặng nề tư tưởng “trọng nam kinh nữ”. Hồ Xuân Hương người đầu tiên dám dùng thơ văn để tôn vinh một vấn đề hết sức cấm kỵ trong văn chương là tính dục một cách đầy giá trị mỹ học. Lịch sử đã chứng tỏ sự phản kháng và cảm thông của bà về thân phận của phụ nữ là con đường hoàn toàn chính đáng. Đề cập đến một vấn đề hết sức cấm kỵ trong văn chương là vấn đề tính dục là một chuyện rất khó nói một cách có thẩm mỹ kể cả đối với các nhà văn nam giới. Hồ Xuân Hương đã tài tình và khéo léo dùng những hình ảnh thiên nhiên rất bình thường như chùa Hương, đèo Ba dội, hang Cắc cớ, hang Thánh Hóa, động Kẽm trống, ốc nhồi, con cua, trái mít,… để tả vẻ đẹp trên cơ thể người phụ nữ và những chuyện tình dục cấm kỵ một cách rất thoái mái với những ngôn từ rất đơn giản nhưng lại rất sống động và gợi hình. Hồ Xuân Hương đã để lại cho hậu thế những vần thơ viết về thiên nhiên đậm đà thiên tính nữ.

Mỗi vần thơ mang một sức sống mãnh liệt của người phụ nữ. Người phụ nữ xuất hiện trong thơ Nôm của bà mang màu sắc cá nhân, con người với những đặc điểm về giới tính, với hạnh phúc trần tục, với tình yêu và khát vọng tự nhiên. Dưới con mắt của kẻ khát sống, thèm yêu, vạn vật dường như ở trạng thái gợi tình, nhún nhảy, mời gọi. Hồ Xuân Hương đã phả vào cái thế giới đông cứng, già nua một sức sống mới. Tất cả như được lạ hóa, trở nên cựa quậy, sống động, rõ ràng, trẻ trung, tinh nghịch, đáng yêu. Đó là một thiên nhiên mà khi nào cũng như đang cựa quậy gợi tính giao, tính phồn thực, gợi sự sinh nở…. Đồng thời như một lời tâm sự của người phụ nữ tha thiết yêu cuộc sống, cháy bỏng những khát khao bản năng của người đàn bà nhưng cuộc đời gặp nhiều ngang trái.


Một điều cũng rất tự nhiên nữa là: Thượng đế sinh ra người phụ nữ và đã ban cho họ những khả năng thiên bẩm là sự dịu dàng nữ tính, là thiên chức làm vợ, làm mẹ và đặc biệt là một tấm lòng hi sinh cao cả vì chồng, vì con, một sức chịu đựng nghịch cảnh phi thường nhất là với phụ nữ Việt Nam sống trong chế độ phụ quyền đa thê. Hồ Xuân Hương đã đưa nét văn hóa của người Việt vào những vần thơ Nôm của mình để làm phương tiện nổi bật thiên tính nữ trong thơ. Bà đã gửi gắm hết tâm sự của mình vào những bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên. Bà đã dùng thiên nhiên để bộc bạch được những điều tự nhiên nhất về người phụ nữ. Thiên nhiên trong thơ Nôm của bà, cảnh vật lúc nào cũng quấn quýt giao hòa, cũng cựa quậy, cũng có đôi có lứa, cũng biết yêu nhau mang thông điệp về sự sinh sôi nảy nở, sự phồn thực. Thế nên lúc nào nó cũng gợi lên trong lòng người đọc cái rạo rực, cái mê say của cuộc sống trần thế. Bà cũng dùng thiên nhiên để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, chứng tỏ bà là một nữ sĩ yêu quê hương, yêu cảnh sắc non sông gấm vóc. Nhưng thơ viết về thiên nhiên của bà còn vươn lên một tầm cao nhân văn là ca ngợi vẻ đẹp hình thức và nội tâm của người phụ nữ để làm nổi bật thiên tính nữ trong họ dù ở bất kì hoàn cảnh nào. Bà đã đi những bước thật dài trước thời đại của bà và tiếng nói của bà đã làm bao nhiêu tâm hồn phải thổn thức. Tiếng nói thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã vượt không gian và thời gian để nối kết nền văn học Việt Nam với toàn cầu và làm hãnh diện cho văn thơ Việt.

Trước một xã hội đầy những tư tưởng và nề nếp trọng nam khinh nữ do các nhà nho dựng lên, Hồ Xuân Hương đã khôn khéo dùng văn chương như một thứ vũ khí để chống lại những trật tự áp chế đó. Vũ khí bà dùng là những bài thơ vừa thanh vừa tục. Bà đã thật tài tình khi mượn những hình ảnh thiên nhiên để xuyên thấu được những vẻ đẹp huyền bí của người phụ nữ.

Thơ thiên nhiên của Hồ Xuân Hương như một chiếc gương lõm mà khi nhìn vào nó ta thấy phản chiếu được mọi ngóc ngách mang nét đặc trưng của người phụ nữ. Chiếc gương ấy đã phản chiếu vào những “vùng rậm rạp”nhất, “ lam nham” nhất mà xã hội lúc bấy giờ không ai dám nói đến và người ta cũng


tránh nói đến nó. Bà ví người phụ nữ như quả mít sẽ chín hơn nếu “Quân tử có yêu thì đóng cọc” (Quả mít); phận ốc nhồi sẽ bớt lăn lóc đám cỏ hôi nếu “Quân tử có yêu thì bóc yếm” (Ốc nhồi); đèo Ba Dội dập dờn, cheo leo, nhưng đã là hiền nhân quân tử thì “Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo” (Đèo Ba Dội)… Chuyện phòng the với nỗi niềm khao khát bản năng đã tạo nên những đường nét mới lạ, những bước đi phá cách ngoài khuôn khổ qua những vần thơ viết về thiên nhiên mang thiên tính nữ.

2.2. Hình tượng thiên nhiên mang thiên tính nữ

2.2.1. Hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp hình thể, trần thế của người phụ nữ

Thơ Bà Huyện Thanh Quan, thiên nhiên gợi lên trong lòng chúng ta cảm giác vắng lặng và buồn bã mang tình cảm là nỗi buồn thương với quá khứ vàng son đã đi qua không trở lại, nên người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Còn Hồ Xuân Hương có nhiều bài thơ Nôm viết về thiên nhiên nhưng thiên nhiên trong thơ bà mang một vẻ đẹp trần thế tự nhiên toát lên từ vẻ đẹp của người phụ nữ . Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương cũng không phải là những tao nhân mặc khách mà họ là những người phụ nữ bình thường nhất. Họ sống với những khao khát, những bản năng rất con người và rất đàn bà. Thấu hiểu được điều này Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào những vần thơ Nôm viết về thiên nhiên làm cho thiên nhiên ấy sống động, cựa quậy đầy nữ tính.

Tính cách nhà thơ thuờng được phản ánh trong những vần thơ, bài thơ đã viết. Đọc thơ bà chúng ta như hình dung ra một Xuân Hương rất chân thật, nồng nàn, sống hồn nhiên, phơi ra những suy nghĩ, những tình cảm của mình như trẻ thơ. Yêu nói yêu, ghét nói ghét, kể cả yêu-ghét những gì cấm kỵ thời đó. Chúng ta cũng đồng tình với ý kiến của giáo sư Nguyễn Lộc, khi ông đánh giá, Xuân Hương là nhà thơ trần thế, nhà thơ của cuộc sống và ông tán thành quan điểm sống: “phải sống bằng cuộc sống trần tục và vui với những niềm vui trần tục”. Và như vậy, những hình ảnh đặc tả trong thơ Xuân Hương có làm cho ai đó hứng khởi trần tục thì âu cũng là sự hứng khởi trần tục đẹp đẽ mà thôi. Bằng những vần thơ viết về thiên nhiên gắn với vẻ đẹp nữ tính, trần thế để thể hiện thiên tính nữ, Hồ Xuân Hương đã làm được điều đó.


Vẫn là một thiên nhiên gần gũi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày nhưng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương lại xuất hiện một cái giếng “lạ lùng” đẹp như một người con gái còn “thanh tân”:

Giếng tốt thanh thơi rất lạ lùng Cầu trắng phau phau đôi ván ghép Nước trong leo lẻo một dòng thông Cỏ gà lún phún leo quanh mép

Cá giếc le te lội giữa dòng

(Giếng thơi)

Có lẽ cái giếng này lạ lùng là ở chỗ giếng trong trẻo rất mực vượt trội hơn so với những cái giếng khác. Tất cả mọi thứ xung quanh giếng đều trong trẻo, tươi mới với cây cầu “trắng phau phau”, “ nước trong leo lẻo”, “cỏ gà lún phún”, “ cá giếc le te”,... Tất cả đều để làm nổi bật lên vẻ đẹp thanh tân của người con gái đang ở độ tuổi xuân sắc xuân thì của nguồn ân, bể ái của sự thanh tân. Đó là hình ảnh về nguồn hạnh phúc trần thế có thật trong cuộc đời.

Hồ Xuân Hương đã ví thân thể của người phụ nữ như trăng:

Một trái trăng thu chín mõm mòm Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!

Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,

Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm

(Trăng thu)


Trải mấy thu nay vẫn hãy còn Cớ sao khi khuyết lại khi tròn (…)

Đêm tối cớ sao soi gác tía?

Ngày xanh còn thẹn mấy vầng trăng

(Hỏi trăng)


Trong văn học cổ, người ta vẫn thường ví người phụ nữ với trăng. Nhưng chỉ riêng Hồ Xuân Hương là người đầu tiên xem trăng như thân thể của người phụ nữ. Trong sáng tác thơ Nôm của mình, rất nhiều lần ta gặp bà mượn hình ảnh vầng trăng để nói về thân phận của riêng bà mà cũng là của những người phụ nữ nói chung. Theo nguyên lý âm dương, trăng là âm, giữa trăng và phụ nữ có sự tương đồng là đều mang “nguyên tắc nữ tính”. Vầng trăng trên cao luôn sáng và đẹp. Còn trong trẻo hơn nữa khi đó là vầng trăng thu. Vầng trăng ấy có khi “chín mõm mòm”, có khi “đỏ lòm lom”, có khi khuyết lại khi tròn nhưng đều giống nhau là tỏa ánh sáng mát lành, dịu dàng và ban đêm, ban ngày thì thẹn thùng khuất nấp vì còn “thẹn mấy vầng tròn”. Vậy đấy! người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng đẹp vẻ đẹp trần thế, cũng kiêu sa, dịu dàng và nữ tính như trăng vậy!

Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương còn gắn với hình ảnh thiên nhiên hết sức bình thường đến nỗi chúng ta không thể ngờ tới. Bà đã ví người phụ nữ như quả mít, như con ốc đều là những thứ xuất thân từ một vùng quê nông nghiệp lúa nước để nói lên vẻ đẹp giản dị đời thường nhưng lại rất đỗi cao quý của họ. Xuất phát từ cơ sở của văn hoá phồn thực, Xuân Hương coi thân thể của người phụ nữ là vẻ đẹp thiên phú, là sản phẩm vốn có của tự nhiên nên việc miêu tả những gì thuộc về người phụ nữ cũng là lẽ đương nhiên. Trong xã hội bị ràng buộc khắt khe của những lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, đề cập đến những vấn đề đó quả không dễ. Song với tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và những hình ảnh ẩn dụ, Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc hàng loạt những hình ảnh về vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ qua thơ thiên nhiên mang thiên tính nữ:

Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì múi nó dày

Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay

(Quả mít)


Quả mít mà Hồ Xuân Hương muốn nói tới là quả mít vỏ ngoài xù xì nhưng múi dày và ngọt. Người phụ nữ được so sánh như quả mít là những người phụ nữ thôn quê, cần mẫn vất vả, vẻ đẹp bên ngoài mộc mạc, thôn dã, nhưng cái khí chất nội tại bên trong làm người ta say đắm mê mẩn như khi tận hưởng những múi mít ngọt lành vậy. Và có lẽ người phụ nữ tủi cho cái phận mình từ ấy, nên đã nhẹ nhàng, tế nhị nói với những đấng quân tử quang minh ngay thẳng:

Quân tử có yêu xin đóng cọc

Xin đừng mân mó nữa nhựa ra tay

Đóng cọc – là khi quả mít đang non, người ta đóng cọc vào đầu cuống cho nó chảy bớt nhựa ra để mau chín. Còn người quân tử đóng cọc, nghĩa là đóng cái cuộc đời mình, gắn kết cái cuộc đời mình với người phụ nữ mộc mạc như quả mít ấy, bằng thứ tình cảm chân thành thực sự, để cảm nhận cái làn nhựa căng tràn đầy sức sống của người phụ nữ, rồi dần dà, quả mít sẽ ngọt dần, người phụ nữ ngọt dần, sống lâu bên người phụ nữ ấy, để cảm nhận sự ngọt ngào, cảm nhận tình cảm chân thật, say nồng bên nhau để đời đời cùng nhau hưởng trọn hạnh phúc. Những nếp nhựa đầy sức sống của quả mít, sức sống tươi trẻ của người phụ nữ phải được giữ gìn như thứ báu vật cao quý. Đừng ai mân mó quả mít, đừng ai coi tình cảm của mình với những người phụ nữ như một nét thoáng qua để rồi quên họ, giễu cợt, tròng ghẹo cái số phận của họ. Mân mê quả mít, nhựa ra tay, còn tròng ghẹo cái phẩm giá của người phụ nữ, làm cho những người phụ nữ thêm khổ đau...Xin đừng làm như vậy, làm như vậy không còn là người quân tử, không còn biết tôn trọng cái cao quý, cái đẹp trên đời.

Người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn mộc mạc, giản dị trần thế hơn nữa qua hình ảnh con ốc nhồi trong bài thơ Ốc nhồi:

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi, Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngoáy ngó lỗ chôn tôi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023