Thiên Tính Nữ Qua Vẻ Đẹp Và Khát Vọng Người Phụ Nữ


khi cho phép đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp. Lời người phụ nữ trong bài thơ gợi ta nhớ tới người phụ nữ trong ca dao. Nhưng cái khác nhau giữa ca dao và thơ Hồ Xuân Hương là ở chỗ: “Lời người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là muối sát lòng, là ớt trên miệng lưỡi. Trong hai nỗi khổ của người phụ nữ ca dao đưa nỗi khổ về vật chất, về lao động lên trước (“Lấy chồng làm lẽ khổ thay

– Đi cấy, đi cày, chị chẳng kể công – Tối tối chị giữ mất chồng – Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài”), thơ Xuân Hương lại đưa lên vị trí đầu tiên nỗi khổ về tinh thần, tình cảm. Điều đó chững tỏ tác giả thấu hiểu sâu sắc người phụ nữ, thấu hiểu nỗi đau khổ riêng của người phụ nữ”. [30, tr.89]

Đau xót, cay đắng đến tột cùng để rồi người phụ nữ vừa như buông xuôi cho số phận và thốt lên một cách bất lực với bản thân trước cuộc đời, vừa ngang ngạnh trước số phận:

Thân này ví biết nhường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Ðây là lời tâm sự của người vợ "lấy chồng chung", tự lòng mình nói với mình. Hai tiếng “thân này” cùng với những từ biểu thị ý hối hận buông xuôi đi liền nhau:”Ví biết”, “thà”, thôi đành”,” vậy”, “xong” nghe như một tiếng thở dài não ruột mà ngẫm kĩ lại là lời hờn trách phẫn uất. Con người ta sợ nhất là sự cô đơn khi phải sống cảnh “chăn đơn gối chiếc” nhưng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương nếu cho chọn lựa lại thì thà chấp nhận sống một mình còn hơn cảnh làm vợ "lấy chồng chung". Tiếng thở dài trong bài thơ còn chứa đựng một sự phản ứng, một lời tố cáo đối với chế độ đa thê.

1.3.1.2. Bi kịch không được làm chủ cuộc đời

Từ khía cạnh thiên tính nữ, Hồ Xuân Hương nhận ra thân phận phụ thuộc của người phụ nữ. Bà đã nói lên bi kịch không được làm chủ cuộc đời của họ.

Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, họ là nạn nhân của một số tư tưởng phong kiến. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bi kịch số phận của phụ nữ. Người phụ nữ không được quyền quyết định số phận mình, không được học hành, họ phải chấp nhận sống phụ thuộc. Cảm thông và thấu hiểu nỗi đau đớn của thân phận đàn bà trong xã hội cũ, các thi nhân xưa đã ghi lại những bi kịch ấy qua số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nỗi đau không được làm chủ cuộc đời được nói ra từ tận sâu đáy lòng của người phụ nữ. Đó là tâm trạng phân vân của chiếc thuyền duyên phận không biết sẽ ra sao khi nửa yêu thương dào dạt, nửa như hiểm nguy đe dọa:

Chiếc bách buồn về phận nổi nênh Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng Nửa mạn phong ba luống bập bềnh Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến

Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương - 4

Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh Ấy ai thăm ván cam lòng vậy, Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh

Chiếc thuyền trong bài thơ tượng trưng cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Lẽ ra họ phải làm chủ số phận của mình, thế nhưng chiếc thuyền đó lại do một người khác cầm lái, lại do một người khác nữa giong lèo, còn mình thì chỉ bị động ôm đàn chờ đợi cái người thăm ván còn lơ lửng ở đâu đâu.

Nỗi đau không được làm chủ cuộc đời một lần nữa được khắc họa sâu sắc trong bài thơ Bánh trôi nước:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.


Câu thơ đầu như là sự bằng lòng, sự vừa ý của người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình. Ðó là vẻ đẹp của nước da trắng nõn nà, thân hình gọn gàng, xinh xắn. Người phụ nữ với vẻ đẹp ấy đáng lẽ phải được sống trong hạnh phúc nhưng không, người con gái ấy đã phải sống một cuộc đời “bảy nổi ba chìm với nước non”, “rắn nát”, hạnh phúc hay đau khổ, đời minh ra sao, may mắn, rủi ro đến mức nào là hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Người khác đó là cha, là chồng, bởi xã hội phong kiến vốn là xã hội nam quyền.

1.3.1.3. Bi kịch người phụ nữ lâm vào cảnh góa chồng

Ðọc thơ Xuân Hương, người đọc có cảm giác người phụ nữ gần như chưa một lần nhận diện được hạnh phúc. Bởi vì họ không chỉ sống trong bi kịch của những cuộc tình lận đận hẩm hiu mà đau đớn, xót xa hơn khi họ lâm vào bi kịch của người phụ nữ góa chồng. Chính cuộc đời của Hồ Xuân Hương duyên phận hẩm hiu khi còn trẻ, đến khi muộn màng mới lấy chồng thì phận hẩm duyên ôi nên bà đã viết hai bài thơ: Khóc Tổng Cóc Khóc ông phủ Vĩnh Tường.

Thực ra bài Khóc Tổng Cóc không phải vì ông Tổng Cóc chết, chỉ vì chuyện vợ chồng tan vỡ "đứt đuôi con nòng nọc" đấy thôi:

Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

Qua đó, bà than cho thân phận mình. Lời từ biệt một ông chồng chưa chết, hờn giận chê bai ông vô tích sự, đã là chàng Tổng Cóc còn hèn kém nhu nhược. Bà nguyền rủa sự rẽ duyên của người vợ cả cùng với những người nhà ông. Bà đã đem cả một xâu: nào nhái bén, nòng nọc, chẫu chàng, chẫu chuộc ra mà giễu cợt. Lời thơ nghe có vẻ cũng thống thiết , nhưng ý lại cay chua...Bài thơ mang tính bi hài.


Thời gian chung sống tri ngộ ông phủ Vĩnh Tường (ở Thổ Tang, Vĩnh Phú bây giờ) tuy làm vợ lẽ nhưng ông Phủ coi nàng là bạn văn chương tình duyên không đến nỗi bẽ bàng. Nhưng tình nghĩa vợ chồng chỉ trong hai mươi bẩy tháng ông Phủ mất, Xuân Hương đã khóc chồng. Cuộc đời Xuân Hương về tình duyên bất hạnh. Ông Phủ xem nàng là bạn văn chương. Nhưng số phận của Xuân Hương không được may mắn, cuộc tình ngắn ngủi hơn hai năm sau phải khóc chồng, chồng chết là nỗi khổ đau nhất của người thiếu phụ, thương cho thân phận kẻ ở người đi. Xuân Hương buồn khổ trước cảnh nhà lạnh lẽo đơn côi, bà trang trải nỗi bi thương của mình trên những dòng thơ buồn não nuột, là tiếng nấc nghẹn ngào của người góa phụ vĩnh viễn xa chồng:

Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi! Thiếp bén duyên nàng có thế thôi Chôn chặt văn chương ba thước đất Ném tung hồ thỉ bốn phương trời Cán cân tạo hoá rơi đâu mất;

Miệng túi càn khôn thắt lại rồi Hăm bảy tháng trời là mấy chốc; Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi !

(Khóc ông phủ Vĩnh Tường)

Cuộc đời Xuân Hương có thể “bảy nổi ba chìm” qua hai đời chồng, hy sinh cả đời chịu thân phận làm lẽ mọn, nỗi khổ đau cũng là niềm dang dở cái mối duyên thiên, duyên trời nào có phải là hậu qủa oan nghiệt của con nguời như “chữ tài liền với chữ tai một vần” !

Và bà đã viết bài thơ Bỡn bà lang khóc chồng như một sự cảm thông giữa những người đàn bà duyên phận bất hạnh đến nỗi góa chồng:

Văng vẳng bên tai tiếng khóc gì, Thương chồng nên nỗi khóc tỉ tì ti.


Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo, Cay đắng chàng ơi, vị quế chi.

Thạch nhũ, trần bì sao để lại, Quy thân, liên nhục tẩm mang đi. Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ?

Sinh ký chàng ơi! Tử tắc quy.

Bài thơ Bỡn bà lang khóc chồng hay còn có nhan đề khác là Khóc chồng làm thuốc. Trong bài thơ Hồ Xuân Hương mượn tên các vị thuốc Đông dược: cam thảo, quế chi, thạch nhũ, trần bì, quy thân, liên nhục. Trong rất nhiều vị thuốc bà lại chỉ chọn có năm vị thuốc chắc hẳn là không phải tùy tiện. Bà có nhắc đến “nhũ”(vú), “”(da) để chỉ người vợ ở lại. Nói đến “nhục”(thịt), “quy thân” (lẽ ra phải là đương quy). Thêm đó bà còn sử dụng tên loại dao chuyên dùng để cắt thuốc của các ông lang. Bằng tấm lòng của người đàn bà giầu lòng yêu thương và bằng chính những đau khổ, mất mát từ cuộc đời của mình nên bà thấu hiểu được nỗi đau mất chồng của người phụ nữ trong bài thơ. “Sinh kí chàng ơi tử tức quy” có nghĩa là sống chỉ là gửi tạm còn cái chết mới là vĩnh hằng. Cũng từ đây kẻ sống thì đau lòng mà người chết thì phải chia lìa.

1.3.2. Những bi kịch về thể chất

Hồ Xuân Hương viết về nỗi khổ riêng của người phụ nữ: tình duyên trắc trở, thân phận lẽ mọn… Bà là người đại diện phát ngôn cho nỗi khổ và những tâm sự của giới mình. Hơn ai hết cuộc đời Hồ Xuân Hương chính là “tấm gương oan khổ” cho những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Trong bài Cảnh chồng chung, nhà thơ đã nêu lên được một nét điển hình nổi bật của chế độ hôn nhân phong kiến bắt người phụ nữ phải chính chuyên một chồng trong khi cho phép đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp.

Mở đầu bài thơ là sự bất công ngang trái:

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng


Câu thơ phơi bày một hiện thực đối lập “Kẻ đắp chăn bông/kẻ lạnh lùng” đến nỗi Hỗ Xuân Hương phải cất lên tiếng chửi:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Tiếng chửi ấy là kết quả của nỗi phẫn uất cao độ của thân phận người phụ nữ làm lẽ. Từ “kiếp” mang ý nghĩa đối lập với sự sung sướng hạnh phúc và nó luôn đi cùng với khổ đau, tủi cực. Người phụ nữ sống cảnh lẽ mọn trong bài thơ không chỉ chịu bi kịch về tinh thần mà đau đớn hơn là bi kịch về thể chất:

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công

Hồ Xuân Hương đã chỉ ra làm lẽ chẳng qua chỉ là một thứ làm mướn, thậm chí còn tệ hơn làm mướn nữa: đó là thứ làm mướn không công. Trừ trường hợp cá biệt, lấy vợ lẽ vì người vợ cả không có con trai ''nối dõi tông đường'', nhiều khi trong xã hội phong kiến lấy lẽ là để thỏa mãn cuộc sống dâm dật của bọn địa chủ, đồng thời để có thêm sức lao động. Đó là cách thuê nhân công mà không phải trả tiền công. Những người ở lẽ ấy trên danh nghĩa là vợ còn thực tế là một kẻ đi ở không công, ý nghĩa phê phán sâu sắc trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là ở đó. Và ý nghĩa ấy được nhân lên rất nhiều, do chỗ người phụ nữ của Xuân Hương cố hết sức để chịu đựng, nuốt tủi, nuốt sầu mà cái tủi, cái sầu càng nhiều càng lớn.

Hồ Xuân Hương nhận thức được cảnh bất công, ngang trái của việc lấy chồng chung, nhà thơ lên tiếng chửi mắng quyết liệt, nhưng điều kiện xã hội phong kiến vẫn cứ cho phép nó nghiễm nhiên tồn tại. Lịch sử hạn chế nhà thơ, Xuân Hương không tìm được lối thoát. Bài thơ kết thúc không mở ra bước ngoặt nào cả, mà đóng lại bằng một tiếng thở dài:

Thân này ví biết dường này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong !

Nhà thơ không thể vuợt lên trên hoàn cảnh xã hội. Bất mãn với thực tại, Xuân Hương nghĩ giá gì ngày trước, đừng đi lấy chồng! Đó là một cách nói chứ


không phải một giải pháp, và tiếng thở dài của Xuân Hương chỉ làm đậm thêm sự mỉa mai thực tại.

Hồ Xuân Hương miêu tả người phụ nữ trong thơ Nôm của bà rất đẹp cả về hình hài lẫn tâm hồn. Tuy nhiên theo mô típ trong văn học trung đại, người phụ nữ đẹp thường bất hạnh. Điểm lại gương mặt phụ nữ trong thơ bà ta thấy hầu như họ có cuộc đời đầy bất hạnh, sóng gió, bẽ bàng, không mấy người được hưởng hạnh phúc thực sự. Tiếng thơ trong bài Bánh trôi nước là một tiếng nói chung mà bà nói cho mình cũng là cho nỗi khổ của giới mình:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ với thành ngữ “Bẩy nổi ba chìm” mang ý nghĩa tượng trưng mà cụ thể, chỉ hoàn cảnh sống của người phụ nữ trong xã hội cũ: long đong, gian truân. Cuộc đời họ được miêu tả trong trạng thái “nổi”, “chìm” trong khi đó vốn dĩ sinh ra họ đã mang vẻ đẹp mộc mạc, chân chất và đầy phúc hậu “Thân em thì trắng, phận em tròn”. Lẽ ra họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng hiện thưc cuộc đời cũ luôn cay nghiệt với người phụ nữ bằng những sự bất công, ngang trái đã trở thành cố hữu từ rất lâu.

Viết về nỗi khổ của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết được những điều mà không mấy ai viết được. Nhà thơ chưa nói đến toàn bộ nỗi khổ của họ mà chủ yếu bà đi sâu vào những nỗi đau có tính chất giới tính nhưng không kém phần bi kịch. Những bài thơ trên của Hồ Xuân Hương đã hòa vào tiếng nói chung của văn học đương thời để nói lên tiếng nói về cuộc đời đầy bất hạnh của người phụ nữ.

1.4. Thiên tính nữ qua vẻ đẹp và khát vọng người phụ nữ

1.4.1. Vẻ đẹp người phụ nữ

1.4.1.1.Vẻ đẹp hình thức

Người xưa xem vẻ đẹp của người phụ nữ, đặc biệt là cơ thể của họ là nguồn gốc của tội lỗi, tai họa. Ngược lại, xuất phát từ thiên tính nữ, Hồ Xuân Hương xem đó là vẻ đẹp, và bà đi ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ một cách


rất riêng. Cách miêu tả vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thuộc vào loại độc đáo nhất của thời đại bấy giờ. Bà chú ý đến những bộ phận thân thể thường được giấu kín của con người. Những bộ phận đó văn học thời trung đại thường né tránh. Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn thấy đó chính là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp thân thể mà tạo hoá ưu ái ban cho người phụ nữ. Cách miêu tả của bà tuy ước lệ mà có phần cụ thể, không chung chung, mờ nhạt:

Lược trúc lỏng cài trên mái tóc

Yếm đào trễ xuống dưới nương long, Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,

Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.

(Thiếu nữ ngủ)

Bà miêu tả cơ thể đẹp của người phụ nữ giữa ban ngày, vào một buổi trưa hè có gió mát và “Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng”. Không biết vô tình hay hữu ý, cô “gái đương xuân thì” quá giấc nồng để rồi hiện ra giữa thanh thiên bạch nhật thân thể trinh nguyên của mình với “đôi gò bồng đảo”, “một lạch ĐàoNguyên”. Hồ Xuân Hương muốn ca ngợi một cơ thể đẹp. Đối với bà cái cơ thể đẹp là niềm tự hào của con người, giống như người ta tự hào về vẻ đẹp và tài năng, về tuổi trẻ của mình. Cơ thể con người mang vẻ đẹp tự nhiên và càng đẹp hơn khi đó là vẻ đẹp thanh tân của cơ thể thiếu nữ.

Nguyễn Du khi miêu tả Thúy Kiều tắm đã tinh tế để thân thể nàng Kiều lộ ra sau bức màn:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,

Dày dày đúc sẳn một tòa thiên nhiên

(Truyện Kiều)

Hồ Xuân Hương không có “sự e ấp theo kiểu Nguyễn Du”, bà miêu tả một cách trực diện và rõ ràng, bà muốn ca ngợi một cơ thể thiếu nữ đẹp, đó là một niềm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023