Hình Tượng Thiên Nhiên Mang Vẻ Đẹp Phồn Thực, Đầy Nữ Tính.


Ở đây Hồ Xuân Hương đã hóa thân vào hình tượng nhân vật của mình . Bà ví người phụ nữ như “phận ốc nhồi” và “suốt ngày lăn lóc đám cỏ hôi”. Có hay chăng số phận ấy được bác mẹ sinh ra đã định như vậy rồi! Thế nhưng Xuân Hương đã không phủ nhận điều đó mà đã nói ra xuất thân rất đỗi bình thường của người phụ nữ trong bài thơ. Tuy thân em chỉ là phận ốc nhồi gần gũi với đám cỏ, với bùn hôi nhưng điều đó không làm mất đi vẻ đẹp nội tâm bên trong của mình. Bởi sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và vẻ đẹp nội tại bên trong mà “thân em” ví như phận ốc nhồi ấy luôn được bậc hiền nhân quân tử để ý đến. Người phụ nữ trong bài thơ cũng rất mạnh mẽ và thẳng thắn với người quân tử “có thương thì bóc yếm” chứ “xin đừng ngoáy ngó lỗ chôn tôi”. Và đó mới là điều đáng quý, đáng trân trọng!

Hồ Xuân Hương còn có một số bài thơ viết về thiên nhiên rất độc đáo . Đó là những cảnh thiên nhiên hết sức quen thuộc: chùa Hương, đèo Tam Điệp, hang Thánh Hóa... thậm chí hướng đến những không gian nhỏ bé, bình dị ở nơi thôn quê: cái giếng, ngôi chùa, đám hội xuân, ... những cảnh đẹp hết sức êm đềm. Nhưng chính thiên nhiên ấy lại tạo nên những liên tưởng bất ngờ và thú vị. Vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ chính là điều mà nữ sĩ muốn hướng đến. Nó trở thành một tín hiệu nghệ thuật, vì vậy nó không phải là dâm đãng. Đó là vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ, Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ, bà nâng niu trân trọng cái vẻ đẹp trần thế, tự nhiên ấy. Càng bị đè nén thì vẻ đẹp ấy càng muốn bứt phá, khẳng định. Hồ Xuân Hương qua cảnh gửi tình, thể hiện ước mơ khát vọng hạnh phúc của mình. Đó là thiên nhiên trong bài thơ Đèo Ba Dội:

Một đèo một đèo lại một đèo Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo Cửa son tía ngắt lơ thơ móc Đường đá xanh rì lún phún rêu

Phưởng phất chồi thông cơn gió thốc Mịt mờ ngọn cỏ lúc sương gieo


Tấm lòng hồn nhiên, yêu đời của Xuân Hương mang đến cho thiên nhiên chất sống ngồn ngộn như nhựa mùa xuân. Thiên nhiên trong thơ bà bừng lên với những nét sinh động dị thường. Màu sắc phải là màu chói, đậm đặc, màu sắc dường như muốn thét lên. Âm thanh nghe như đấm như thụi, có hình có khối, gió thổi phải là gió thốc- mạnh mẽ, dữ dội, sẵn sàng thổi phăng đi tất cả; sương rơi phải là sương gieo đến đầm đìa. Những vật vô tri vô giác, yếu ớt tưởng như không có sức sống lại mạnh mẽ. Phải chăng tâm hồn yêu đời, khát sống của thi sĩ đã thổi linh hồn vào cảnh. Bởi vì sự sống là vận động, biểu hiện ra bên ngoài là cử động, là ánh sáng, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu. Cho nên cảnh trong thơ Xuân Hương phải mạnh, phải chói, phải cựa quậy. Con mắt của bà chúa thơ Nôm nhìn đèo không phải chỉ thấy đèo mà thấp thoáng, mờ ảo trong đó là vẻ đẹp của người phụ nữ. Bà đã nhìn thấy thiên nhiên đèo Ba Dội có bóng dáng của mình. Đèo không còn hiện lên với tính chất khách quan- là đối tượng thẩm mỹ mà còn mang hình ảnh chủ quan của chủ thể trữ tình. Có những dấu hiệu tương đồng, có sự chiếu ứng giữa vẻ đẹp của đèo và vẻ đẹp của chủ thể trữ tình, vì thế, cảnh tràn trề nhựa sống, uyển chuyển, linh hoạt và thắm tươi sắc màu. Hình tượng đèo Ba Dội trong thơ bà là một hình tượng đa nghĩa, đa thanh, có tính lấp lửng. Xuân Hương dùng điểm tựa là văn hoá phồn thực của dân tộc mà sáng tạo hình ảnh đèo Ba Dội. Tư duy liên tưởng theo hình dáng, chức năng sự vật của Xuân Hương đã khiến hình tượng đèo Ba Dộ i tràn nhựa sống, khiến người đọc thấy thú vị mà tủm tỉm cười. Cái cười bật lên từ sự mâu thuẫn giữa cái hình thức và nội dung, tả đèo mà thực ra không để nói đèo mà nói về vẻ đẹp thân thể người phụ nữ, bộ phận cơ thể của người phụ nữ. Người đọc sẽ bất ngờ nhận ra hình ảnh cái đèo trong câu thơ mở đầu giờ đây đã trở thành hình ảnh thân thể người phụ nữ. Nhưng điểm đặc sắc ở đây là vẻ đẹp thẩm mỹ của hình ảnh thơ tồn tại trên ranh giới giữa hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người, làm cho cả hình ảnh thân thể con người hiện lên cũng hồn nhiên, thanh thoát. Có thể giải thích điều này bằng những quan niệm về giới, người ta coi dùng cái tục là thế mạnh của nữ giới: cái tục đã trở thành vũ khí


của người phụ nữ khi tự bảo vệ mình và đấu tranh chống lại xã hội; về chính cuộc đời riêng nhiều lận đận của bà, về tính cách cá nhân mạnh mẽ: luôn luôn khát khao sự sống, hạnh phúc nhưng hạnh phúc không trọn vẹn, cuộc đời đã “xế chiều” mà “bóng trăng mãi khuyết”. Ẩn đằng sau cái vẻ đẹp của cảnh đèo lại là vẻ đẹp của người phụ nữ, con người đời thường, tròn trịa, nguyên sơ.

Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào thiên nhiên ấy khiến thiên nhiên sống động như cơ thể người phụ nữ đang uyển chuyển giữa một không gian có sự giao thoa của cỏ cây vạn vật. Cảnh không đứng yên mà chuyển động hài hòa vạn vật với nhau. Tất cả như đang quấn quýt, giao hòa khiến cho người phụ nữ trong bài thơ mang một vẻ đẹp trần thế thuộc về thiên nhiên đến nỗi:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hiền nhân quân tử ai mà chẳng Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo

Trạng thái đầm đìa của những giọt sương liên kết với hai câu thực bên trên, với ngữ đoạn “cành thông” và động từ “thốc”. Và tất cả chúng gợi ý liên tưởng với hình ảnh chàng “hiền nhân quân tử”, thành ngữ “mỏi gối chồn chân” và động từ “trèo”, làm cho bài thơ có một trường nghĩa mới: hành động tính giao. Đến đây, trong hình ảnh tĩnh và động của thiên nhiên thấp thoáng ẩn hiện hình ảnh tĩnh và động của con người.

Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương - 8

Trong bài Đá Ông Chồng Bà Chồng là một cảnh đá tuyệt đẹp:

Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc Thớt dưới sương pha đượm má hồng

Cảnh đá đẹp hài hòa mà cân xứng. Tầng trên được tô điểm bởi màu trắng của tuyết nhìn như mái đầu bạc. Bên dưới là màu của “sương pha đượm má hồng”. Ngần ấy ngôn từ trong câu thơ có ai bảo rằng Hồ Xuân Hương đang tả tảng đá? Tảng đá ấy có hay chăng hình ảnh một người phụ nữ đẹp căng đầy sức sống đang rạo rực những khát khao được sống , được yêu với bản năng tự nhiên của một người phụ nữ.


Với cách miêu tả thiên nhiên mang vẻ đẹp trần thế đầy nữ tính của người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thì đây chính là điểm không chỉ phân biệt nữ sĩ này với nữ sĩ Bà huyện Thanh Quan mà còn phân biệt Hồ Xuân Hương với Đoàn Thị Điểm. Cứ thế, với Hồ Xuân Hương, ta có thể đi vào chỗ thâm sâu những nguyện ước và khao khát - kể cả những khao khát tưởng như không tiện nói nhất, của người phụ nữ trong chồng chất những ước thúc và kiềm tỏa của luân lý lễ giáo và thiết chế xã hội phong kiến phương Đông.

2.2.2. Hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp phồn thực, đầy nữ tính.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đưa người đọc trở về những cái tự nhiên thuần khiết qua vẻ đẹp của người phụ nữ. Tự nhiên đó mang vẻ đẹp của tín ngưỡng phồn thực, đề cao sự sinh sôi nảy nở, đề cao sức sống, đề cao sự trường tồn. Bước vào thế giới thơ Hồ Xuân Hương, ta như bước vào nhà kính vạn gương, nhưng biểu tượng phồn thực được nhân lên đến vô hạn, tạo thành một thế giới riêng biệt mà chỉ thơ Hồ Xuân Hương mới có được. Đó là ống kính đặc tả của nhà thơ để ghi lại vẻ đẹp độc đáo của người phụ nữ trong trạng thái sung mãn nhất của sự sống. Các hình tượng mang tính phồn thực trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm những từ liên quan đến hành vi gợi tính giao, thân thể người phụ nữ…. Xuất hiện với tần số cao nên nhiều người cho là thơ bà tục tĩu, bởi nó gợi cho người ta nghĩ đến những cái chẳng mấy thanh cao, chẳng nên có mặt trong thơ văn bác học. Nhưng có ý kiến cho ràng nó không hề tục, chỉ là phương tiện để bà nói lên những ý nghĩa khác, để chống áp bức, chống bọn thống trị, ca ngợi và đề cao vẻ đẹp mang đậm thiên tính nữtrong những vần thơ Nôm của mình.

Thơ Hồ Xuân Hương viết về thiên nhiên thật đậm đà, thắm thiết với cảnh vật non sông đất nước. Nhưng có lẽ cái hồn cốt của cảnh thiên nhiên đó là luôn gắn với vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ, gắn với ý nghĩa phồn thực của cuộc sống con người. Cứ tưởng thơ Nôm của bà viết vậy thường mang yếu tố dâm và tục nếu chúng ta chỉ tìm hiểu trên bề mặt câu chữ thì chỉ có thể thấy được cái sự


“thô thiển” mà thôi. Có lẽ sau những vẫn thơ của bà còn ẩn chứa một ý nghĩa nhân sinh cao cả về con người, mà chính nhờ điều đó mà con người chúng ta có cuộc sống muôn đời như ngày hôm nay. Bởi vậy cho nên khi đọc thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương ta bắt gặp một thiên nhiên đậm nữ tính, giầu sức sống như chính vẻ đẹp và sức sống phi thường của người phụ nữ. Song, cái nhìn phồn thực trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương một mặt đề cao cuộc sống, đề cao người phụ nữ, mặt khác lại dùng để phủ định những gì phản cuộc sống. Nguyên lý lưỡng trị này thể hiện trong nhiều bài thơ.

Có thể nói lý tưởng thẩm mỹ, lập trường tư tưởng Hồ Xuân Hương về cơ bản là lập trường tư tưởng tiến bộ, mang tính nhân dân, tính nhân văn của thời đại. Xuất phát điểm trong cảm thức nghệ thuật Hồ Xuân Hương là lấy con người đích thực, mang khát vọng sống phồn thực, cơ bản là lành mạnh trong cuộc sống trần thế của con người, đặc biệt là người phụ nữ để khám phá và biểu hiện cuộc sống. Cảm thức này dường như là sự điều chỉnh lại những tín điều khô cứng, mất sức sống của Nho giáo và chế độ chuyên chế, điều chỉnh uốn nắn lại những định luận trong bảng chuẩn giá trị đã ổn định, bất biến, thiêng liêng, đáng kính mà văn hoá bác học tôn thờ, lấy làm chuẩn mức cho cái thiện, cái mỹ.

Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý đã từng nói: "Thơ Hồ Xuân Hương là sự kết hợp ở đỉnh cao của dòng văn hoá ''dâm'', ''tục'' và khát vọng sống cá nhân mà cơ sở sâu xa là tín ngưỡng phồn thực - một sự gặp gỡ thiên tài giữa dân gian và bác học, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa bản ngã và bản thể". [34]. Xuất phát từ cơ sở của văn hoá phồn thực, kết hợp với thiên tính nữ, Hồ Xuân Hương coi thân thể của người phụ nữ là vẻ đẹp thiên phú, là sản phẩm vốn có của tự nhiên nên việc miêu tả ''cái ấy'' cũng là lẽ đương nhiên. Trong xã hội bị ràng buộc khắt khe của những lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, đề cập đến những vấn đề đó quả không dễ. Song với tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và những hình ảnh ẩn dụ, Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc hàng loạt những hình ảnh về vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, mang đậm thiên tính nữ:


Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông, Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng. Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép,

Cá diếc le te lách giữa dòng Giếng ấy thanh tân ai có biết, Đố ai dám thả nạ dòng dòng.

(Giếng thơi)

Đúng là cái giếng thật, tất nhiên là cái giếng ngày xưa không xây bằng gạch mà chỉ đào sâu xuống đất rồi bắc ván làm chỗ đứng để múc nước. Mép giếng có cỏ gà mọc, dưới giếng có cá giếc đang bơi - đó là nghĩa thứ nhất. Còn nghĩa thứ hai thì mọi người đều hiểu đây chính là cái giếng thanh tân ở thời điểm dậy thì của người con gái. Hồ Xuân Hương rất chú ý đến các “điểm nút nhân học” trong vòng đời con người như dậy thì, lấy chồng, chửa, đẻ… Ở người thiếu nữ tất cả đều đã phát triển đầy đủ, những vẫn còn thiếu một yếu tố nam tính “Đố ai dám thả nạ dòng dòng” để tạo ra sự sinh đẻ - đó là một điều thiêng liêng với tâm thức của người xưa. Thơ Xuân Hương quả thật vô cùng độc đáo và luôn mang tính phồn thực. Một điều không ai chối cãi được là thơ Xuân Hương có một cái gì khác thường.

Nhà thơ thật có cái nhìn kỳ lạ đối với mọi hiện tượng xung quanh, trong thiên nhiên cũng như trong xã hội. Từ quả mít, con ốc nhồi đến bòn đá Ông Chồng Bà Chồng, đèo Ba Dội … Xuân Hương như muốn nói đến những chuyện khác nữa, chuyện của đàn bà, và chuyện riêng trong buồng kín của vợ chồng. Chúng ta biết Hồ Xuân Hương là một con người tài hoa, yêu đời và giàu sức sống mà cuộc đời luôn luôn bị chèn ép, câu thúc – không phải chỉ chèn ép câu thúc về tinh thần, về tình cảm, mà cả về đời sống bản năng, về hạnh phúc ái ân của trai gái. Điều đó có làm cho nhà thơ căm phẫn và khao khát, rạo rực một cái


gì... Nhiều phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với Xuân Hương chắng phải không khát khao như bà, có điều lễ giáo phong kiến và tập tục hàng nghìn, đời, đã dồn ép những tâm sự ấy xuống tận đáy sâu của suy nghĩ, của tiềm thức, và họ chỉ còn lờ mờ một cảm giác bi quan nhẫn nhục chịu đựng, và xót thương cho số kiếp của họ. Phải có can đảm và lạc quan như người lao động trong văn học dân gian mới có thể nói lên cái khát khao cháy bỏng ấy.

Cảm nhận và thấu hiểu những khát khao của phụ nữ, Xuân Hương đón nhận thiên nhiên bằng tất cả các con đường mở rộng của các giác quan. Xuân Hương truyền sức sống của mình vào trong cảnh vật. Xuân Hương còn truyền cả cái đa tình của mình vào trong đó nữa:

Khéo khéo bày trò tạo hóa công Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng (…)

Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt Khối tình cọ mãi với non sông

Đá kia còn biết xuân già giặn Chả trách người ta lúc trẻ trung.

(Đá Ông Chồng Bà Chồng)

Nhân một chuyến đi chơi ở Tuyên Quang, trên đường đi bà bắt gặp hai khối đá nằm đè lên nhau, mà tảng đá ở trên giống hình người đàn ông, tảng bên dưới giống hình người đàn bà. Những người đi buôn bán qua lại đặt tên khối đá đó là Đá ông Chồng bà Chồng. Chỉ có vậy thôi nhưng Hồ Xuân Hương _Nhà điêu khắc, nhà thi sĩ đã truyền cả hơi sống, cả tình yêu vào đá đến nỗi đá cũng ửng hồng lên như có máu chảy. Đá cứng và nặng như thế mà nó không nằm im như đá mà đá cũng biết yêu nhau, nó dãi ra, nó cọ mãi, nó cũng già giặn tình xuân như con người. Hồ Xuân Hương đã thổi hồn người vào đá. Nhìn vào tảng đá ấy ta như thấy bước ra là hình hài một thiếu nữ đẹp, trẻ trung với đôi gò má hồng căng đầy sức sống, tràn ngập một tình yêu bất diệt. Bởi thế cho nên bà đã viết “khối tình cọ mãi với non sông” mà không phải là “chút tình cọ mãi với non sông”.


Không chỉ đá biết yêu nhau mà trăng cũng biết hẹn hò, chờ đợi. Trăng mùa thu trong con mắt Xuân Hương trông cũng ngon lành như một trái chín đỏ: Một trái trăng thu chín mõm mòm, và cũng như nhà thơ, nó mới duyên dáng tình tứ làm sao:

Năm canh lơ lửng chờ ai đó

Hay có tình riêng mấy nước non.

(Hỏi trăng)

Điều độc đáo là Hồ Xuân Hương nhìn vật, việc, người, cảnh không giống ai. Chúng là chính nó, nhưng bao giờ cũng hàm ẩn một lớp nghĩa phồn thực, lớp nghĩa về bản năng gốc, bản thể người, mang khát vọng sống dai dẳng, mãnh liệt của nhân loại tự ngàn xưa. Bởi thế cho nên đọc thơ Nôm Hồ Xuân Hương ta thấy đầy ám ảnh bởi những biểu tượng hang động: Động Hương Tích, Hang Cắc Cớ, Hang Thanh Hóa, Kẽm trống,…. Đặc biệt xưa nay các nhà phê bình vẫn luôn đề cao những bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên của bà, nhất là những bài thơ viết về hang động. Những hình ảnh hang động trong thơ Hồ Xuân Hương là hình ảnh mới lạ gợi cho người đọc nhiều sự liên tưởng. Thiên nhiên sẽ bừng tỉnh giấc mộng vô tri triền miên của mình để cảm xúc, và nhất là để yêu. Những giọt nước trong thơ Xuân Hương không phải là những giọt nước thông thường mà đó là những giọt nước “hữu tình”:

Trời đất sinh ra một cái chòm, Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom. Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,

Luồng gió thông reo vỗ phập phòm. Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm, Con đường vô ngạn tối om om.

Khéo ai đẽo đá tài xuyên tạc, Khéo hớ hanh ra lắm kẻ dòm!

(Hang Cắc Cớ)

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí