nghiên cứu nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế về phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em trở thành nội luật Việt Nam.
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
trẻ em
trẻ em
3.3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ,
3.3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ và
Có thể bạn quan tâm!
- Những Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Trong Lĩnh Vực Hồi Hương Và Tái Hòa Nhập Cộng Đồng Nạn Nhân Bị Mua Bán
- Dự Báo Tình Hình Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Phương Thức, Thủ Đoạn Thực Hiện Hành Vi Phạm Tội Của Tội Phạm Mua Bán Phụ Nữ, Trẻ Em Sẽ Diễn Biến Ngày Càng Tinh Vi, Xảo Quyệt Hơn
- Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 12
- Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Như chúng ta đã biết, Nhà nước ta đã xây dựng được một khung pháp luật nhằm
bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ, trẻ em nói riêng. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Lịch sử xây dựng và phát triển của nhà nước ta được đánh dấu bằng bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Trong chương quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đều có những điều trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt trong Hiến pháp năm 1992, những quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em vừa có sự kế thừa, vừa có sự phát triển mới về chất so với ba bản hiến pháp trước đó. Các quyền của phụ nữ, trẻ em được quy định rõ ràng, cụ thể có tính khẳng định cao và với những đảm bảo chắc chắn. Hiến pháp chính là nền tảng pháp lý cơ bản cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác để cụ thể hóa các quyền của phụ nữ, trẻ em và đồng thời cụ thể hóa trách nhiệm của gia đình, của các cơ quan tổ chức, của Nhà nước và của toàn xã hội trong việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em.
Các văn bản pháp luật khác liên quan trực tiếp đến quyền của phụ nữ và trẻ em như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Bộ luật lao động năm 2002; Bộ luật hình sự năm 1999; Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003... Đây là những văn bản pháp lý quan trọng quy định quyền của phụ nữ, trẻ em và đồng thời quy định bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em trên cá mặt chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa và xã
hội. Nhìn chung, Việt Nam đã có một hệ thống khung pháp luật tương đối toàn diện và đầy đủ để bảo đảm và bảo vệ các quyền con người nói chung, trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em. Việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật nói trên trong thực tiễn thi hành là yếu tố vô cùng quan trọng, làm tăng tính phòng ngừa thông qua tác động của luật pháp và chính sách đối với tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, các quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em còn tản mạn, chưa tập trung theo lĩnh vực; trong đó có một số quy định còn chung chung, khó thực hiện. Theo đó, thời gian tới, cần phải rà soát, hệ thống hóa các quy định này để trên cơ sở đó ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy định này theo hướng tổng thể, toàn diện. Ở đây có thể khẳng định: hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em sẽ là hướng hoàn thiện của pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
3.3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em
Cho đến nay, Việt Nam chưa có đạo luật riêng về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, nhưng nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta đã có các quy định về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em như, Bộ luật hình sự năm 1999; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003; Pháp lệnh xuất nhập cảnh và các văn bản có liên quan đến phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị nghiêm khắc tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em cũng như bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, trước những diễn biến có chiều hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng của loại tệ nạn này, hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em đã bộc lộ một số bất cập, thiếu sót, làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng, chống loại tệ nạn này.
Như vậy, phương hướng hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay là tiến hành đồng thời theo hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em theo hướng: hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự, các văn bản hành chính, kinh tế, dân sự.....
3.3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em
3.3.2.1. Khẩn trương ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về phòng, chống buôn bán người
Trong bối cảnh tội phạm buôn bán người ngày càng có chiều hướng gia tăng trên toàn thế giới, có thể nhận thấy rằng nỗ lực của từng quốc gia là chưa đủ để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi loại tội phạm này, bởi vì:
- Thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, tội phạm buôn bán người đã triệt để lợi dụng các kỹ thuật hiện đại như điện thoại, fax, Internet, để mở rộng phạm vi hoạt động của chúng. Hành vi phạm tội cũng rất khó phát hiện, vì chính nạn nhân là những người bị đưa nhập cư trái phép, sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc không có giấy tờ (do bị thu giữ), họ luôn sợ hãi bị trục xuất và bị trả thù.
- Tội phạm có tính xuyên quốc gia. Cơ quan điều tra của một quốc gia chỉ có thể điều tra và phát hiện tội phạm buôn bán người trên phạm vi lãnh thổ của nước mình. Tuy nhiên, nếu không có sự hợp tác với các quốc gia khác thì một quốc gia khó có thể điều tra được loại tội phạm mà phạm vi hoạt động của nó vượt ra ngoài lãnh thổ của quốc gia mình. Bên cạnh đó, việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân sẽ là không hiệu quả khi không xác định được nhân thân của nạn nhân (là người nước ngoài). Do đó, tội phạm không được triệt phá tận gốc và vẫn còn điều kiện để tiếp tục phát triển.
- Do lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn bán người là rất lớn, nên đã thu hút nhiều tổ chức tội phạm lớn tham gia vào hoạt động này. Các tổ chức tội phạm này có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau và có nhiều hoạt động như buôn bán ma túy, buôn lậu, rửa tiền, đâm thuê chém mướn, "bảo kê"... Chính vì vậy, chúng có tiềm lực rất mạnh, có đủ khả năng mua chuộc những người có thẩm quyền, nên hoạt động phạm tội của chúng rất khó bị phát hiện và bị đưa ra trước công lý.
Cũng như các nước khác trên thế giới, Việt Nam không thể tự mình đấu tranh có hiệu quả chống lại tội phạm buôn bán người qua biên giới ngày càng gia tăng như hiện nay. Vì vậy, nếu trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và nghị định thư bổ sung Công ước về chống buôn bán
người, Việt Nam sẽ có cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác với các nước là thành viên của các điều ước quốc tế nói trên để phối hợp hành động, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tương trợ pháp lý nhằm đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này. Theo đó, việc khẩn trương ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và phòng, chống buôn bán người còn thể hiện sự quyết tâm và thái độ tích cực của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chung nhằm ngăn ngừa và loại bỏ loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm buôn bán người.
Trong tình hình hiện nay, để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, theo chúng tôi cần làm tốt các công tác sau:
- Sớm rà soát các điều ước quốc tế đa phương, song phương liên quan đến hợp tác phòng, chống tội phạm, nhất là các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết để đề xuất ký mới hoặc sửa đổi, bổ sung các hiệp định đã lạc hậu. Đồng thời phải ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện các hiệp định đã ký kết.
- Khẩn trương nghiên cứu đề nghị Nhà nước phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (năm 2000) và các nghị định thư bổ sung; phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng (năm 2003). Đồng thời, ban hành văn bản tổ chức thực hiện các công ước này.
- Khẩn trương tổ chức ký kết hiệp định hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong đấu tranh phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (đã ký tắt); tổ chức thực hiện tốt hiệp định đã ký với Campuchia về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em.
- Đề xuất Nhà nước rút lại quyết định bảo lưu các điều khoản về dẫn độ của Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy (năm 1988); rút lại bảo lưu các khoản 1, 2, 3, 4, Điều 5 Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em bổ sung Công ước quyền trẻ em (năm 1990). Để tổ chức thực hiện các điều ước, thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước về hợp tác quốc tế phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là để hợp tác phối hợp điều tra, dẫn độ; cần phải có văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các văn bản hợp tác. Cùng đó, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật
quốc tế, giỏi ngoại ngữ để làm nhiệm vụ chuyên trách phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em có yếu tố nước ngoài.
3.3.2.2. Sử dụng thống nhất thuật ngữ buôn bán phụ nữ, trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Hiện nay ở Việt Nam, vẫn còn ý kiến khác nhau về khái niệm mua bán phụ nữ trẻ em và buôn bán phụ nữ trẻ em nên việc dùng thuật ngữ mua bán phụ nữ, trẻ em hay buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa đuợc thống nhất bánng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Chính điều này đã phản ánh tính thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và có thể gây ra những tranh cãi không cần thiết. Theo đó, cần nghiên cứu để có nhận thức thống nhất về khái niệm này.
Theo chúng tôi, thống nhất sử dụng thuật ngữ buôn bán phụ nữ, trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan là hoàn toàn phù hợp, bởi vì:
- Thuật ngữ buôn bán có nội hàm rộng hơn so với thuật ngữ mua bán. Buôn bán bao gồm nhiều hành vi mua bán (mua đi, bán lại) và buôn bán còn phản ánh mục đích vì lợi nhuận. Còn ở thuật ngữ mua bán thì mục đích vì lợi nhuận không rõ ràng.
- Trong hầu hết các văn bản pháp luật quốc tế, đặc biệt là trong nghị định thư bổ sung về phòng chống buôn bán người mà Việt Nam chuẩn bị tham gia, đều sử dụng chung thuật ngữ buôn bán.
Như vậy, việc thống nhất dùng thuật ngữ "buôn bán phụ nữ và trẻ em" vừa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vừa mang tính cập nhật, phù hợp với luật pháp quốc tế. Khi đã có nhận thức chung về khái niệm "buôn bán người", "buôn bán phụ nữ và trẻ em", các cơ quan chức năng sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung (thay đổi) thuật ngữ "mua bán" trong các văn bản pháp luật hiện hành để bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3.3.2.3. Xây dựng luật phòng, chống buôn bán người
Rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành Luật phòng chống buôn bán người, các nước đi tiên phong trên lĩnh vực này phải kể đến Mỹ, Canada, Thụy Điển, Đức....và trong các quốc gia Đông Nam Á đã có Thái Lan, Lào, Campuchia ban hành luật này. Việc ban
hành Luật phòng chống buôn bán người đã giúp cho các quốc gia nói trên có được cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Ở Việt Nam, phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003, Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật hình sự năm 1999...và các văn bản khác về phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, đến các quy định về bảo vệ nạn nhân, giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Chính những quy định rải rác như vậy đã dẫn đến một thực trạng là pháp luật phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn và hệ quả kéo theo là công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa theo kịp được những diễn biến hết sức phức tạp của loại tội phạm này.
Vì vậy, pháp điển hóa các quy định nêu trên thành Luật phòng, chống buôn bán người là một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
Để xây dựng Luật phòng, chống buôn bán người có hiệu quả, theo chúng tôi cần phải làm tốt các công việc sau:
- Cần tổng kết một cách cơ bản và toàn diện về công tác phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em trong những năm qua để khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này.
- Tổng kết việc thực hiện pháp luật trong phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, qua đó xác định các quy phạm nào còn phát huy hiệu quả cần để lại, kế thừa đưa vào luật; quy phạm nào cần loại bỏ.
- Cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp và tổ chức thực hiện pháp luật của các nước về phòng, chống buôn bán người; đồng thời dự báo tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới để quy định cho phù hợp với thực tế Việt Nam.
3.3.2.4. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em
Theo chúng tôi, cần rà soát một cách tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phòng, chống mua bán phụ nữ trẻ em; cụ thể là:
- Sửa đổi Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, theo hướng xác định rõ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm tính thống nhất của pháp luật Việt Nam.
- Sửa đổi bổ sung Luật giáo dục, Bộ luật lao động... để các quy định về quyền, nghĩa vụ của phụ nữ, trẻ em được bảo đảm trên thực tế và bảo đảm tính thống nhất của pháp luật Việt Nam về bảo vệ phụ nữ, trẻ em...
3.3.2.5. Sửa đổi, bổ sung một số tình tiết định khung tăng nặng của một số điều trong Bộ luật hình sự năm 1999
- Đối với tội mua bán phụ nữ (Điều 119) cần nghiên cứu để bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng định khung như: mua bán phụ nữ để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo (lấy các bộ phận cơ thể; cưỡng bức lao động...).
- Đối với tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275), cần nghiên cứu cụ thể hóa thêm một số tình tiết tăng nặng định khung như: tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo hoặc mục đích mại dâm...
- Đối với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266), tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267) và tội giả mạo trong công tác (Điều 284), cần nghiên cứu để bổ sung tình tiết định khung tăng nặng như: sửa chữa, giả mạo giấy tờ, tài liệu, con dấu và sử dụng chúng để đưa người đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
3.3.2.6. Thành lập lực lượng chuyên trách phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ
em
Trước tình hình hoạt động của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em đang diễn ra hết sức phức tạp, với chiều hướng gia tăng cả về số vụ lẫn số đối tượng phạm tội, cũng như tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và quốc tế hóa phạm vi hoạt động của loại tội phạm này, công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Yêu cầu đặt ra là, cần có một lực lượng chuyên trách đủ mạnh để thực thi công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em đáp ứng được những yêu cầu khách quan của tình hình thực tế.
Theo chúng tôi cần thành lập lực lượng chuyên trách phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em theo mô hình sau:
- Bộ Công an: thành lập Cục Ohòng, chống buôn bán người. Cục này, vừa là đầu mối thường trực cho Chính phủ (Ban Chỉ đạo 130/CP) để vừa điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, vừa là đầu mối trong hợp tác quốc tế, đồng thời trực tiếp chỉ đạo và tổ chức đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm buôn bán người xuyên quốc gia.
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: thành lập Phòng về phòng, chống buôn bán người. Phòng này, có chức năng là đầu mối thường trực cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, để điều phối các ban, ngành ở địa phương, vừa trực tiếp tổ chức đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm buôn bán người trên phạm vi địa phương mình.
- Bộ đội biên phòng: thành lập phòng điều tra chống tội phạm buôn bán người đặt ở Bộ tư lệnh và 22 địa phương có tuyến biên giới. Phòng này, vừa là đơn vị trực tiếp đấu tranh chống tội phạm buôn bán người tại khu vực biên giới, vừa làm nhiệm vụ giải cứu, tiếp đón nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về Việt Nam.
- Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: thành lập trung tâm tiếp nhận nạn nhân bị mua bán. Trung tâm này có nhiệm vụ tiếp nhận các nạn nhân bị buôn bán, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các nạn nhân và tổ chức thực hiện việc tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương: thành lập trung tâm dạy nghề cho các nạn nhân là người địa phương mình. Trung tâm này có nhiệm vụ hướng nghiệp, dạy nghề cho các nạn nhân là người của địa phương