Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Của Các Hộ Nông Dân Vay Vốn Tại Chi Nhánh Nhnn&ptnt Huyện Phú Lộc – Tỉnh Thừa Thiên Huế


CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT HUYỆN PHÚ LỘC – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


2.1. Một vài nét về Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc trực thuộc NHNN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập vào ngày 15 tháng 06 năm 1975, mạng lưới hoạt động gồm có chi nhánh Hội sở và 4 Phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng huyện Phú Lộc.

Việc ra đời của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc đáp ứng nhu cầu mở rộng thị phần, mở rộng mạng lưới chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam. Đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu tiện lợi của khách hàng.

Trụ sở của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc nằm dọc quốc lộ 1A (76 Lý Thánh Tông) thuộc địa bàn thị trấn Phú Lộc, là trung tâm giữa thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng, có trung tâm Hội sở tại thị trấn Phú Lộc và 4 Phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực: PGD Truồi – xã Lộc An, PGD Thừa Lưu – xã Lộc Tiến, PGD Khu Ba – xã Vinh Mỹ, PGD Lăng Cô – thị trấn Lăng Cô.

Là một đơn vị trực thuộc thành viên hoạt động theo quy chế điều hành của Giám đốc NHNN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, theo luật tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNN&PTNT Việt Nam tại quyết định số 210/NHNN­QĐ của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ

­ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân của mọi thành phần trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

­ Tiếp nhận nguồn vốn và ủy thác đầu tư theo quy định.


­ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế.

­ Dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, rút tiền tự động ATM.

­ Chiết khấu các giấy tờ có giá theo quy định, thực hiện nghiệp vụ cầm cố.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý


: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự NHNN&PTNT huyện Phú Lộc)

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức NHNN&PTNT huyện Phú Lộc

Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến tham mưu, Giám đốc là người điều hành trực tiếp với cấp trên về mọi hoạt động của chi nhánh, sau Giám đốc là Phó giám đốc giúp việc Giám đốc trong quản

trị

điều hành, một số

công việc được phân công và chịu trách nhiệm điều hành

phòng ban của mình hoạt động đúng chức năng.

­ Phòng tín dng – kinh doanh: Là mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh khai thác và chiếm lĩnh thị trường, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân để cho vay đối với các thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn đầu


tư nhằm mục đích kiếm lời. Đồng thời, đây là nơi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các dự án cần vay vốn để trình lãnh đạo phê duyệt, tăng cường nguồn vốn luôn phải đảm bảo một nguồn vốn ổn định để cung cấp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

­ Phòng kế toán ­ ngân qu: Bộ phận kế toán trực tiếp hạch toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với khách hàng. Bộ phận ngân quỹ thực hiện các chế độ thu chi tiền mặt, bảo quản tiền tại kho theo đúng chế độ.

­ Phòng hành chính – nhân s: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh. Đồng thời lưu trữ văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNN&PTNT Việt Nam.

Ngoài ra, để tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ, thuận lợi và rộng rãi, Ngân hàng đã hợp tác với các xã, hội nông dân, hội phụ nữ hình thành nên các tổ trưởng, tổ nhóm hoạt động ở các thôn, xã mang tính theo dõi, tuyên truyền giúp CBTD thu nợ, thu lãi suất, động viên khuyến khích vay vốn và trả đúng hợp đồng cam kết. Điều này cũng góp phần giúp Ngân hàng giảm được chi phí cho việc giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh.

2.1.4. Tình hình lao động của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc

Trong những năm qua, hoạt động của NHNN&PTNT Phú Lộc đã có sự chuyển biến tiến bộ, thể hiện sự đứng vững và phát triển trong thời buổi hội nhập. Đồng vốn của Ngân hàng đã hỗ trợ cho nhiều đơn vị sản xuất làm ăn có hiệu quả. Có được thành quả đó là nhờ Ngân hàng đã tổ chức hợp lý và sử dụng đúng đắn yếu tố lao động. Điều này được thể hiện rõ hơn khi ta quan sát Bảng 1.

NHNN&PTNT chi nhánh Phú Lộc là một chi nhánh nhỏ ở huyện Phú Lộc.

Những ngày đầu thành lập, chi nhánh chỉ có 41 người, một lượng nhân viên khiêm tốn đối với một chi nhánh của một ngân hàng có thương hiệu trên thị trường như Agribank. Sau nhiều năm hoạt động cho đến nay, qua Bảng 1 ta thấy tổng số CBCNV của chi nhánh năm 2013 là 45 người và trong giai đoạn 2013 – 2015 có sự


biến động không đáng kể. Năm 2014, tổng số CBCNV của chi nhánh tăng 3 người ứng với 6,67% so với năm 2013. Số CBCNV chỉ tăng thêm 1 người vào năm 2015 làm tổng số CBCNV của chi nhánh tăng từ 48 lên 49 người tương ứng với 2,08%.

Điều này có thể được giải thích là do trong giai đoạn này Ngân hàng hầu như không có CBCNV đến tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, việc Ngân hàng tăng thêm số lượng lao động không đáng kể là do đơn vị tập trung vào chính sách đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCNV trong đơn vị. Nếu xét về trình độ học vấn, Ngân hàng luôn chú trọng phát triển đội ngũ nhân viên có chuyên môn năng lực cao. Theo đó, số CBCNV qua đào tạo đại học – cao đẳng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên rằng không đáng kể. Cụ thể năm 2013, Ngân hàng có 88,89% CBCNV qua đào tạo đại học – cao đẳng, năm 2014 tỷ lệ này là 89,58% và năm 2015 là 89,80%. Lao động phổ thông và qua đào tạo trung cấp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hệ thống nhân viên của Ngân hàng. Những lao động này chủ yếu là bảo vệ, tạp vụ và không có sự biến động đáng kể qua các năm.

Nếu xét theo giới tính, số lượng lao động nam luôn chiếm trên 60% và xu

hướng này hầu như không có sự biến động qua thời gian. Tuy nhiên, số lượng lao động nữ lại có sự tăng lên rõ rệt. Chi nhánh có sự thay đổi cơ cấu nhân sự như vậy là cần thiết để cân bằng tỷ lệ nam nữ trong ngân hàng và phù hợp với đặc thù công việc của ngành.

Nhìn chung trong những năm qua, Ban lãnh đạo ngân hàng đã quan tâm đến việc tổ chức hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, tạo được sự tin tưởng đối với CBCNV trung thành với sự nghiệp của đơn vị, từ đó phát huy nội lực tạo ra khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong cùng ngành Ngân hàng. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều

tồn tại thiếu sót cần được khắc phục, một số chuyên môn.

cán bộ

vẫn còn yếu về

trình độ


Bảng 1: Tình hình lao động của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc qua 3 năm (2013 – 2015)



Chỉ tiêu


1.Tổng số

CBCNV


2013


Số lượng

(người)


2014


2015

So sánh

2014/201

3

2015/2014


Tỷ lệ (%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)


+/­


%


+/­


%


45


100,00


48


100,00


49


100,00


3


6,67


1


2,08

2. Phân theo

trình độ


­ Đại học, cao

đẳng


40


88,89


43


89,58


44


89,80


3


7,50


1


2,33

­ Trung

cấp và

5

11,11

5

10,42

5

10,20

0

0,00

0

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế - 4


khác











3. Phân

theo giới tính


­ Nam

31

68,89

31

64,58

32

65,31

0

0,00

1

3,23

­ Nữ

14

31,11

17

35,42

17

34,69

3

21,43

0

0,00

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc)


2.2. Tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 – 2015

2.2.1. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện qua 3 năm

Nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng công tác nguồn vốn trong hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay toàn bộ CBCNV đã thực sự

chuyển biến mạnh mẽ về mặt nhận thức trong công tác huy động vốn, thực hiện theo phương châm Đi vay để cho vay”, xác định đây là một trong những công tác rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hoạt động của Ngân hàng. Từng CBCNV đã biết phân định rõ khách hàng truyền thống, khách hàng có thu nhập, và đã biết tạo tình cảm trong quan hệ tốt đối với một số khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi như nguồn tiền của dòng họ, làng xã, các quỹ khuyến học... để có chiến lược huy động vốn. Nhất là từ khi có chủ trương của NHNN&PTNT Việt Nam về mở tài khoản tiền gửi thanh toán đối với các khách hàng vay, chi trả, chuyển lương qua thẻ theo chủ trương của Chính phủ chi nhánh đã thực hiện tương đối tốt nên tạo được nguồn đáng kể.

Để thấy rõ tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT huyện Phú Lộc, ta đi sâu vào phân tích Bảng 2.

Qua Bảng 2 ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng ở các năm với tốc độ tương đối ổn định. Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 là 712.648 triệu đồng, tăng

151.552 triệu đồng so với năm 2013, tức tăng 27,01%. Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt được là 795.196 triệu đồng, tăng so với năm 2014 là 82.548 triệu đồng, tức 11,58%. Ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng khá cao trong giai đoạn này. Có được nguồn vốn tăng trưởng như vậy là do những năm qua chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc đã tổ chức nhiều hình thức huy động vốn như tuyên truyền, quảng cáo trên đài phát thanh đến các xã, phát hành nhiều đợt huy động kỳ phiếu, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, làm tốt

công tác dịch vụ chuyển tiền, phát hành thẻ, chuyển lương qua tài khoản cho

CBCNV. Tuy nhiên, năm 2015, huy động tại địa phương chưa đạt kế hoạch cấp trên


giao (đạt 97,79% kế hoạch), do một số nguyên nhân như: tình hình kinh tế chung còn nhiều khó khăn, các dự án lớn trọng điểm trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành; các nguồn vốn bị chiếm dụng của một số doanh nghiệp trên địa bàn cuối năm không thu

hồi được, mặt khác sự cạnh tranh huy động vốn trên địa bàn đã xuất hiện; tác

phong giao dịch, tư tưởng của một số cán bộ vẫn chưa thay đổi kịp với sự phát triển của Ngân hàng.Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp trong giao tiếp, đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ kịp thời, thuận lợi. Năng động linh hoạt trong việc áp dụng cơ chế lãi suất (cả nội tệ và ngoại tệ) và thực hiện tốt việc giao khoán chỉ tiêu đến từng cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng, đảm bảo sức hấp dẫn thu hút khách hàng vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì nguồn vốn huy động nội tệ chiếm hầu như tỷ trọng. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động nội tệ trên địa bàn đạt 708.852 triệu đồng chiếm 99,47% tổng nguồn vốn huy động và tăng

151.014 triệu đồng hay 27,07% so với năm 2013. Đến năm 2015, đạt 791.115 triệu đồng chiếm 99,49%, tăng 82.263 triệu đồng tương đương với 11,61% so với năm 2014. Nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là một điều đương nhiên vì nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư trên địa bàn huyện. Năm 2014, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng là 686.485 triệu đồng chiếm

tỷ lệ 96,84% trong tổng nguồn vốn nội tệ huy động được và tăng 148.449 triệu

đồng tương ứng với 27,59% so với năm 2013. Sang năm 2015, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng là 765.574 triệu đồng chiếm tỷ lệ 96,77% trong tổng nguồn vốn nội tệ huy động được và tăng 79.089 triệu đồng tương ứng với 11,52% so với năm 2014. Trong giai đoạn 2013 – 2015, nguồn tiền gửi từ dân cư tăng mạnh do tiền đền bù từ các dự án, đưa tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn tiền gửi trong dân

cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn, tạo điều kiện ổn định trong đầu tư tín

dụng. Bên cạnh tiền gửi dân cư có mức tăng cao thì tiền gửi của các TCKT cũng


tăng khá ổn định. Năm 2014, tiền gửi TCKT là 22.216 triệu đồng, tăng 2.581 triệu

đồng so với năm 2013 ứng với 13,14%; năm 2015 tiếp tục tăng lên 25.326 triệu

đồng, tăng 3.110 triệu đồng ứng với 14,00%. Trong khi tiền gửi từ dân cư và các TCKT tăng ổn định thì tiền gửi của các TCTD lại có sự biến động tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2014, tiền gửi TCTD là 153 triệu đồng, giảm 14 triệu đồng so với năm 2013 ứng với ­8,38%; năm 2015, tiền gửi TCTD lại tăng lên 215 triệu đồng, tức tăng 62 triệu đồng ứng với 40,52% so với năm 2014. Nguồn vốn này có sự biến động nhiều do nguồn vốn này hoàn toàn phụ thuộc vào các TCTD bên ngoài.

Nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng dần qua các năm. Năm 2013, tổng huy động là

3.258 triệu đồng chiếm 0,58% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2014 đạt 3.796 triệu đồng, tốc độ tăng là 16,51%. Sang đến năm 2015, tổng nguồn huy động ngoại tệ đạt 4.081 triệu đồng, tăng so với năm 2014 là 285 triệu đồng, tốc độ tăng là 7,51%.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn


Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc qua 3 năm (2013 – 2015)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2013


2014


2015

So sánh

2014/2013

2015/2014



Giá trị

Tỷ lệ

(%)


Giá trị

Tỷ lệ

(%)


Giá trị

Tỷ lệ

(%)


+/­


%


+/­


%

Tổng nguồn vốn huy động

561.096

100,00

712.648

100,00

795.196

100,00

151.552

27,01

82.548

11,58

1. Nguồn vốn huy động nội tệ

557.838

99,42

708.852

99,47

791.115

99,49

151.014

27,07

82.263

11,61

­ Tiền gửi dân cư

538.036

96,45

686.485

96,84

765.574

96,77

148.449

27,59

79.089

11,52

­ Tiền gửi TCKT

19.635

3,52

22.216

3,13

25.326

3,20

2.581

13,14

3.110

14,00

­ Tiền gửi TCTD

167

0,03

153

0,02

215

0,03

­14

­8,38

62

40,52

2. Nguồn vốn huy động ngoại

tệ

3.258

0,58

3.796

0,53

4.081

0,51

538

16,51

285

7,51

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013­2015 của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc)


2.2.2. Mục đích cho vay và phương thức cho vay

Đối với cho vay để

phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: Chủ

yếu

dùng nguồn vốn vay để mua con giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, máy tuốt lúa, máy cày, cải tạo vườn ao hay nguồn nước, trồng cây lâu năm ăn quả, thức ăn,... để phục vụ các mục đích này cần món vay trung bình và nhỏ, thời gian vay ngắn và vay được nhiều lần.

Đối vi cho vay phát trin lâm nghip:Nguồn vốn vay được sử dụng để thuê máy ủi đất rừng, mua cây giống, trả công làm đất, trồng và chăm sóc cây. Các loại cây được trồng phổ biến mang lại hiệu quả cao như keo lai, keo tai tượng có chu kỳ trồng và thu hoạch khoảng 6 ­ 8 năm. Các dự án này có thời gian vay từ 3­5 năm, số tiền vay lớn, hiệu quả mang lại cao, giải quyết được nhiều lao động.

Đối vi ngành ngh, dch v: Món vay lớn, thu hút được nhiều lao động trong cơ sở, tiền vay dùng để mở rộng nhà xưởng, mua thêm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn lưu động và trả lương cho công nhân. Các ngành nghề, dich vụ chủ yếu là các ngành nghề truyền thống hoặc là các chủ vay vốn với mục đích buôn bán nhỏ lẻ.

2.2.3. Tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc trong giai đoạn 2013 – 2015

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn đầu tư tín dụng là công việc có tính chất sống còn của Ngân hàng, vì phần lợi nhuận thu được đều dựa trên việc đầu tư cho vay. Trong thời gian qua, do thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động SXKD và đời sống của nhân dân, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và làm giảm hiệu quả đầu tư tín dụng. Nhưng

với sự

chỉ

đạo điều hành quyết liệt của Ngân hàng cấp trên nên NHNN&PTNT

huyện Phú Lộc đã triển khai kịp thời nhiều cơ chế, chính sách tín dụng như: Nghị định 41/NĐ­CP và Nghị định 55/2015/NĐ­CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 881/QĐ­HĐQT­NHNN của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam... Ngoài ra, việc mở rộng cho vay đến tất


49


cả các đối tượng, nâng mức cho vay không phải thế chấp tài sản đối với hộ nông nghiệp, nông thôn lên tối đa theo Nghị định 41 đã làm doanh số cho vay đối với hộ nông dân tăng qua các năm.

2.2.3.1. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay phản ánh số tiền mà ngân hàng giải ngân đến người vay vốn ở huyện Phú Lộc. Doanh số cho vay đối với hộ nông dân của NHNN&PTNT huyện Phú Lộc được thể hiện ở Bảng 3.

Qua Bảng 3, ta thấy doanh số cho vay đối với hộ nông dân của Chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015 có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2014, tổng doanh số cho vay đạt 71.543 triệu đồng, tăng 4.663 triệu đồng hay 6,97% so với năm 2013. Đến năm 2015, doanh số cho vay đối với hộ nông dân đạt 80.056 triệu đồng, tăng 8.513 triệu đồng ứng với 11,90% so với năm 2014. Quy mô doanh số cho vay đôi với hộ nông dân của Ngân hàng tăng lên cũng là do đời sống kinh tế, sản xuất phát triển nên nhu cầu vốn sản xuất của các hộ nông dân trong địa bàn huyện không ngừng tăng lên và khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng tăng.

Ta thấy trong 3 năm qua, doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì ngành nông nghiệp là những khách hàng truyền thống có địa bàn và quy mô hoạt động rộng lớn; bên cạnh đó Phú Lộc là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá nên rất thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản.

Chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm là ngành nông nghiệp. Năm 2013 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 22.151 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,12%. Năm 2014 là 24.673 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,49%, tăng 2.522 triệu đồng so với

năm 2013, hay tăng 11,39% và 31.588 triệu đồng cho năm 2015 chiếm tỷ trọng

39,46% (tỷ trọng lớn nhất trong các ngành), tăng 6.915 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 28,03%. Năm 2015 có doanh số cho vay đối với nông nghiệp tăng khá cao là do Ngân hàng đã bắt đầu giải ngân vốn cho Đề án cải tạo và phát triển bò lai trên địa bàn huyện.

Ngày đăng: 18/04/2022