Thiên Tính Nữ Qua Đối Tượng Người Phụ Nữ Trong Thơ Hồ Xuân Hương


Chương 1

THIÊN TÍNH NỮ QUA CHỦ ĐỀ NGƯỜI PHỤ NỮ


1.1. Khái niệm tính nữ và thiên tính nữ

1.1.1. Tính nữ

Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường.

Nữ giới trong sự phân biệt với nam giới về thể chất, sinh lí, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ bản và đặc trưng của loài người.

Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái.

Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "nữ giới", đều chỉ một nhóm đối tượng thuộc giới nữ nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số từ tiêu biểu hay gặp là đàn bà, phụ nữ, con gái ... Cách hiểu những từ này còn rất khác nhau, do đó, cần phải chuẩn hóa chúng để tránh những thành kiến, những hiểu lầm hay những sai sót trong việc sử dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

"Phụ nữ" là để chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này. Ngoài ra nữ giới còn có thể gọi là đàn bà, con gái, mụ, thị… Khó để đưa ra những định nghĩa chính xác, và cũng không nên đưa ra những định nghĩa chính xác một cách quá máy móc. Chúng ta sử dụng các từ này thường dựa trên đánh giá của xã hội và đánh giá của bản thân về một hay nhiều đối tượng nữ giới cụ thể. Trong mỗi trường hợp nhất định, nên cân nhắc chọn cái nhìn nào thích hợp, từ phía xã hội hay từ phía bản thân, hay kết hợp cả hai cái nhìn đó.


Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương - 3

1.1.2 Thiên tính nữ

Thiên tính nữ có thể hiểu với hai nghĩa nội hàm, đó là xu hướng nghiêng về tính nữ ("thiên" với nghĩa là nghiêng về) và những thiên bẩm riêng, thiên chức riêng của nữ.

Người phụ nữ được thiên nhiên ban phát cho thiên chức tự nhiên trong mỗi con người là làm vợ, làm mẹ, là người chuyển dịch suối nguồn yêu thương vào trong nguồn sống. Thiên chức làm vợ, làm mẹ là chức năng thiên bẩm của tạo hóa ban cho người phụ nữ vượt qua mọi không gian, thời gian, quan niệm và hoàn cảnh sống. Bởi vậy cho nên trong việc duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự sinh tồn của loài người phụ nữ có một vai trò quan trọng không gì có thể thay thế được. Người ta vẫn nói “Một nửa thế gới là phụ nữ”. Nhà văn Macxim Goocki đã nói: “Không có mặt trời thì hoa không nở/ Không có mẹ hiền, anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?”nên người phụ nữ có quyền tự hào về những gì tạo hóa ban cho họ mà chỉ có ở giới nữ.

Thiên tính nữ bao gồm những nét rất riêng của nữ giới, qua đó mà người phụ nữ biểu hiện giới tính của mình một cách trọn vẹn và đẹp đẽ nhất. Quan niệm về thiên tính nữ cũng có nhiều thay đổi qua các thời đại. Trong xã hội phong kiến, vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ bị giới hạn bởi khuôn phép của lễ giáo, với những cấm đoán khe khắt xâm phạm đến nhân cách của nữ giới. Ngày nay, nữ giới bước ra ngoài phạm vi gia đình và công việc nội trợ, tham gia vào các họat động xã hội và bình quyền với nam giới trên mọi lĩnh vực. Từ đó, những tính cách mới của người phụ nữ được hình thành trong xã hội hiện đại.Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là “giới tính đang bị xóa nhòa” mà người phụ nữ luôn mang trong mình nét riêng thuộc về thiên tính nữ:

Sự dịu dàng thể hiện qua cách đi đứng nhẹ nhàng; lời ăn tiếng nói hòa nhã; cách ăn mặc làm toát lên được những đường nét mềm mại, thanh tao mà thiên nhiên đã phú cho nữ giới (nhưng vẫn kín đáo và đoan trang).

Đức tính hy sinh, vị tha là một trong những đức tính truyền thống tiêu biểu nhất của phụ nữ Việt Nam. Biểu hiện của phẩm chất này là biết quan tâm,


chu đáo với mọi người, sự hy sinh một cách tự nguyện, không so đo tính toán giữa “cho và nhận”.

Lòng thương người: Đặc điểm của nữ giới là sống thiên về tình cảm hơn là lý trí, dễ xúc động trước nỗi khổ của người khác và sẵn lòng tương trợ, giúp đỡ. Họ cũng thường dễ cảm thông, tha thứ, bao dung với lỗi lầm của người khác, nên thường là “bóng mát cho tâm hồn”, là chỗ dựa tinh thần cho người khác khi phạm sai lầm khuyết điểm, là nơi được bày tỏ, cảm thông, tha thứ và thương yêu, chia sẻ. Đó là một biểu hiện đẹp của thiên tính nữ.

Tính đảm đang, quán xuyến: Với thiên chức làm mẹ, phụ nữ phải biết lo toan, quán xuyến trong gia đình, biết nữ công, gia chánh, siêng năng, cần mẫn, chịu khó.

Tính chung thủy: Bản chất của người phụ nữ Việt Nam là có tình yêu thủy chung, son sắt. Đã yêu ai là một lòng một dạ, không dời đổi, không so sánh người mình yêu với người khác (dù cho “người khác ấy” có cao sang hơn, danh vọng hơn), không bị tiền tài, vật chất cám dỗ.

Song, có lẽ thiên tính nữ nổi bật lên trong mỗi người phụ nữ là đức hi sinh vì chồng, vì con. Đức hi sinh ấy luôn gắn bó cùng với những bản năng rất con người- mà ở mỗi người phụ nữ cái bản năng ấy luôn gắn liền với thiên chức của giới mình. Nhìn lại cuộc sống cơ cực, tủi nhục của phụ nữ trong xã hội cũ đã ghìm nén khát khao sống hạnh phúc, tỏa chiết khát vọng bản năng của họ chúng ta mới thấy được rằng hoàn cảnh xã hội chẳng qua chỉ là bức rào cản tạm thời che khuất đi bản năng của họ chứ không bao giờ có thể làm lụi tàn và mất hẳn. Cùng với sự thay đổi đi lên của lịch sử, xã hội cũng ngày càng phát triền hơn người phụ nữ ngày nay đã được sống trong một xã hội hiên đại mà chính họ là người làm chủ cuộc sống. Nhờ đó mà người phụ nữ có nhiều điều kiện và cơ hội để phát huy và hoàn thiện thiên tính nữ.

Như trên đã nói, thiên tính nữ có thể hiểu với hai nghĩa nội hàm, đó là xu hướng nghiêng về tính nữ ("thiên" với nghĩa là nghiêng về) và những thiên bẩm


riêng, thiên chức riêng của nữ. Ở luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm "thiên tính nữ" nghiêng về hàm nghĩa thứ nhất.

1.2. Thiên tính nữ qua đối tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

Trong thơ mình, Xuân Hương không nói đến toàn bộ nổi khổ của phụ nữ. Xuân Hương hình như chỉ muốn nói đến nỗi đau khổ riêng có tính chất giới tính của mình. Viết về đề tài phụ nữ, nhà thơ thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch riêng của người phụ nữ - bi kịch mang thiên tính nữ.

Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ, và nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và kinh nghiệm của cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình, nhà thơ đứng về phía những người phụ nữ bị áp bức. Trong cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phận riêng dành cho phụ nữ. Nhưng cái đau khổ của phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng của nó. Phụ nữ cũng là người làm lụng đầu tắt mặt tối, cũng đói cơm rách áo, cũng bị trăm nghìn thứ chà đạp như bất cử một người bị áp bức nào khác. Nhưng xã hội phong kiến còn dành cho họ nhiều sự bạc đãi.

Nghiên cứu, thống kê 45 bài thơ viết về phụ nữ trong tác phẩm Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của tác giả Kiều Thu Hoạch, cho thấy:

- Nói về bi kịch của người phụ nữ: 10 bài – Tỉ lệ 22,2%

- Miêu tả vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ: 15 bài – Tỷ lệ: 31,11%

- Cảnh sinh hoạt phòng the: 7 bài – Tỷ lệ: 15,55%

- Nỗi niềm khao khát bản năng: 20 bài – Tỷ lệ: 44,44%

Như vậy, qua thống kê trên cho thấy thơ Nôm Hồ Xuân Hương chiếm tỉ lệ cao những bài thơ viết về người phụ nữ. Đối tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: tình duyên muộn mằn, éo le, "cả nể" nên "dở dang"; hôn nhân gia đình bi kịch: lấy chồng chung, chồng chết ...; cuộc sống vất vả, phụ thuộc....nhưng họ luôn là những người phụ nữ tràn đầy khát vọng được sống


hạnh phúc, được yêu thương hết mình. Những người phụ nữ trong thơ bà với

những bi kịch, những vẻ đẹp, những khát vọng mang thiên tính nữ.

1.3. Thiên tính nữ qua bi kịch của người phụ nữ

1.3.1. Bi kịch về tinh thần, tình cảm

Có thể nói, thơ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ. Không phải là những “cung tần” như trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều hay những người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn mà là những người phụ nữ bình dân, lam lũ; những số phận bất hạnh. Ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương thuộc số những nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy.

1.3.1.1.Bi kịch tình yêu, gia đình

*Bi kịch duyên phận

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói đầy xót xa của những thân phận lỡ dở, nỗi đau của tình duyên không toại nguyện. Nếu như trong bài thơ Mời trầu, Xuân Hương dự cảm về con đường tình duyên bấp bênh, không bền vững “xanh như lá, bạc như vôi” đã trở thành hiện thực thì khi viết chùm thơ Tự tình nữ sĩ trực tiếp thể hiện nỗi lòng, suy nghĩ và khát vọng về cuộc đời và thân phận mình.

Bài thơ Tự tình I là nỗi niềm buồn thảm của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, trước cuộc đời đầy nghịch cảnh, éo le:

Tiếng gà văng vảng gáy trên bom Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông sầu không đánh có sao om. Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ, Sau giận vì duyên để mõn mòn.


Giữa không gian mênh mông đêm tối nổi lên tiếng gà văng vẳng gáy trêm bom từ xa vọng lại. Nhà thơ lấy động để tả tĩnh, mượn tiếng gà gáy trong đêm để nói lên sự vắng lặng của đêm khuya thanh vắng.Qua đó làm nổi bật lên tâm trạng của con người. Đó là hình ảnh một người đàn bà trong đêm khuya một mình không ngủ, não nuột cái thân đơn côi lẻ bóng, thiếu thốn yêu thương. Trước thời gian, không gian ấy làm cho cái sầu, cái thảm cứ ngùn ngụt dâng lên trong lòng mặc dù không có duyên cớ nào “Mõ thảm không khua mà cũng cốc/ Chuông sầu không đánh cớ sao om”. Có lẽ sâu xa hơn của nỗi sầu, nỗi thảm dường như là không duyên cớ kia là có nguyên nhân “duyên để mõn mòn”. “Duyên để mõn mòn” là duyên đã già, người phụ nữ trong bài thơ đã qua lứa, lỡ thì. Và ngay chính cuộc đời Hồ Xuân Hương cũng đầy những éo le, cay đắng mà bà phải gánh chịu: tình duyên lỡ dở khi còn trẻ, đến khi già thì phận hẩm, duyên ôi. Xuân Hương muộn màng mới lấy chồng nhưng cả hai lần lấy chồng đều làm lẽ và cả hai lần đều trở thành góa bụa.

Nỗi niềm buồn tủi vì phận hẩm, duyên ôi một lần nữa được Hồ Xuân Hương bộc lộ trong xót xa qua bài thơ Tự tình II:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn (…)

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con

(Tự tình II)

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương luôn ý thức về nữ tính, về tuổi trẻ, về tình yêu và thường đi liền với cảm thức về thời gian. Bài thơ nêu lên một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở của người phụ nữ trong khi thời gian cứ lạnh lùng lặng lẽ trôi qua. Bởi thế cho nên người phụ nữ trong bài thơ mang một


tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa lại thêm cả nỗi bẽ bàng. Thời gian thì dồn dập bước qua, không gian mênh mông rợn ngợp khiến con người càng thấy mình nhỏ bé, cô đơn. Cái thời gian và không gian ấy như đang bào mòn, đang phá hủy đi tuổi xuân của con người. Trong đêm khuya với tận cùng là nỗi buồn bà tìm đến với rượu nhưng “say lại tỉnh” còn lại là sự rã rời, đắng chát. Bi kịch tình duyên không trọn vẹn thật xót xa khi trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng mình thì vẫn cứ bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên.

Mỗi người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương có một số phận khác nhau những họ đều rơi vào bi kịch. Bi kịch chung nhất của họ là hạnh phúc lứa đôi bị dang dở. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự dang dở ấy có một phần là do chế độ phong kiến. Đó là chế độ năm thê bảy thiếp, là chiến tranh phi nghĩa, là mộng công hầu. Các thi nhân xưa với niềm cảm thông sâu sắc đã cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc cho những người phụ nữ. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi là niềm khát khao chính đáng của người phụ nữ nói riêng và của con người nói chung.

Thiên tính nữ trong thơ Xuân Hương còn biểu hiện qua nỗi lòng của những người con gái nhẹ dạ. Rất tự biết cái thế thua sẵn mà xã hội cũ dành cho mình,là“khôn ba năm, dại một giờ”, người phụ nữ vẫn cầm lòng chẳng đậu trước tình yêu, rồi chẳng mấy chốc bị kẻ Sở Khanh bỏ lại mình bụng mang dạ chửa trước xã hội cũ ác nghiệt, tàn khốc:

“Cả nể cho nên hoá dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng”

(Không chồng mà chửa)

Thật không có sự lệ thuộc nào bằng sự lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Pháp luật, lễ giáo, tập tục, những tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức đã nhiều khi biến phụ nữ thành một thứ sở hữu của người gia trưởng, của người đàn ông. Họ biết tước hết mọi quyền lợi, kể cả quyền được yêu, và quyền đối với con cái của họ.


*Bi kịch người phụ nữ trong hoàn cảnh đa thê

Phụ nữ vốn là những người nhạy cảm. Chỉ riêng điều ấy thôi cũng đủ để họ phải chịu nhiều bất hạnh hơn đàn ông. Mềm yếu, đa sầu, đa cảm và cả đa đoan đã khiến người phụ nữ luôn rất nhạy cảm với những bất hạnh của mình dù họ sống trong xã hội nào. Trong xã hội cũ, khi người đàn ông có quyền được lấy “năm thê bảy thiếp”, thì những bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu lại càng lớn hơn. Người phụ nữ phải sống trong cảnh “Chồng chung đâu dễ ai nhường cho ai”, họ phải chịu những nỗi niềm cay đắng xót xa. Những khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn luôn day dứt họ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - người phụ nữ đầy bản lĩnh đã phải thốt lên đầy uất ức khi phải sống trong nỗi tủi hờn ấy:

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Câu thơ được ngắt làm hai theo biện pháp đối ngẫu của thơ Ðường luật, nhằm đối lập hai cảnh sống trái ngược nhau, một bên thì ấm áp, một bên thì lạnh lẽo. Tiếp tục ý của câu phá đề, tác giả ném ngay cái bực bội, cái căm uất của mình lên cảnh sống bất công đó bằng những lời, ý thơ rất mạnh bởi động từ “chém” mang thanh trắc rất gọn, sắc:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Từ thái độ căm giận đó, Hồ Xuân Hương đã chuyển sang miêu tả mối quan hệ vợ chồng của cảnh sống đa thê. Bà đã cho chúng ta thấy sự thiệt thòi của người vợ "lấy chồng chung" một cách cụ thể mà chua xót biết nhường nào. Quan hệ ái ân giữa người chồng và người vợ diễn ra trong tình trạng:

Năm thì mười họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không

Cảnh chồng chung, nhà thơ vạch ra làm lẽ chẳng qua chỉ là một thứ làm mướn, thậm chí còn tệ hơn làm mướn nữa: đó là thứ làm mướn không công, Hồ Xuân Hương nêu lên được một nét điển hình nổi bật của chế độ hôn nhân phong kiến. Xã hội phong kiến bắt người phụ nữ phải chính chuyên một chồng trong

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí