3.2.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Kết quả của buổi thảo luận nhóm đã xác định các yếu tố chính và xây dựng thang đo đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, 18/18 cán bộ này đều cho rằng có 05 nhóm yếu tố ảnh hưởng chính đến sự thay đổi sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương, bao gồm: (i) Yếu tố xã hội, (ii) Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, (iii) Biến đổi khí hậu, (iv) Thu nhập từ nông nghiệp và (v) Chính sách trong nông nghiệp.
3.2.3.1. Thông tin chung về đối tượng khảo sát
Để xây dựng được mô hình hồi quy xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến biến động sử dụng đất nông nghiệp, nghiên cứu tiến hành khảo sát người dân đại diện 149 nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang các loại hình sử dụng đất khác trong giai đoạn 2015 - 2019. Bảng 3.8 thể hiện một số đặc điểm của các đối tượng khảo sát.
Bảng 3.8. Đặc điểm đối tượng khảo sát
Đặc điểm | Phân loại | SL | Tỷ lệ (%) | |
1 | Độ tuổi chủ hộ | Từ 30 đến 45 tuổi | 21 | 14,1 |
Từ 45 đến 60 tuổi | 75 | 50,3 | ||
Trên 60 tuổi | 53 | 35,6 | ||
2 | Giới tính chủ hộ | Nam | 122 | 81,9 |
Nữ | 27 | 18,1 | ||
3 | Số năm tham gia sản xuất nông nghiệp của chủ hộ | Dưới 5 năm | 1 | 0,7 |
Từ 5 đến dưới 10 năm | 3 | 2,0 | ||
Từ 10 đến 15 năm | 9 | 6,0 | ||
Trên 15 năm | 136 | 91,3 | ||
4 | Trình độ học vấn chủ hộ | Tiểu học | 75 | 50,3 |
THCS | 68 | 45,6 | ||
THPT | 5 | 3,4 | ||
Cao đẳng | 1 | 0,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Các Điểm Lấy Mẫu Gps Ở Huyện Quảng Điền
- Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội
- Tình Hình Thiệt Hại Do Hạn Hán Ở Huyện Quảng Điền
- Phân Tích Hồi Quy Đa Biến Trong Xác Định Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Biến Động Sử Dụng Đất Nông Nghiệp
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Hạn Hán Đến Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Quảng Điền
- Diện Tích Đất Nông Nghiệp Bị Hạn Hán Vụ Hè Thu Năm 2015 Theo Đơn Vị Hành Chính Tại Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Đặc điểm | Phân loại | SL | Tỷ lệ (%) | |
5 | Loại hộ | Nghèo | 4 | 2,7 |
Cận nghèo | 2 | 1,3 | ||
Trung bình | 140 | 94,0 | ||
Trên mức trung bình | 3 | 2,0 | ||
Tổng cộng | 149 | 100,0 |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Độ tuổi: Phần lớn các chủ hộ có độ tuổi từ 45 đến 60 tuổi. Độ tuổi trên 60 cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể với 35,6%. Trong khi đó, các chủ hộ có độ tuổi dưới 45 tuổi khá hạn chế với 14,1%.
Giới tính: Chủ hộ nam chiếm ưu thế hơn chủ hộ nữ. Trong tổng số 149 chủ hộ thì có đến 122 người (chiếm 81,9%). Điều này có thể hiểu được khi ở khu vực nông thôn nam giới được xem là trụ cột và đóng vai trò quyết định chính trong gia đình.
Số năm sản xuất nông nghiệp của chủ hộ: Đa số chủ hộ được phỏng vấn có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên 15 năm. Trong tổng số 149 chủ hộ được khảo sát thì có đến 136 người (chiếm đên 91,3%). Điều này cho thấy những người này có thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều này hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả nghiên cứu.
Trình độ học vấn của chủ hộ: Có thể thấy trình độ dân trí của các chủ nông hộ còn khá hạn chế khi bậc trình độ cao nhất dừng lại ở Cao đẳng với 01 người (chiếm 0,7%). Trong khi đó bậc tiểu học chiếm nhiều nhất với 50,3% và bậc THCS chiếm 45,6%. Điều này khá phổ biến ở nông thôn khu vực miền trung nói riêng và khắp cả nước nói chung.
Loại hộ: Việc phân chia loại hộ trong nghiên cứu dựa trên các tiêu chí tại quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Theo các tiêu chí được đưa ra, số hộ được xếp nào loại trung bình chiếm phần lớn trong tổng số các nông hộ được phỏng vấn với 94,0%. Chỉ có 2,7% tổng số hộ là được xếp vào loại nghèo và 1,3% tổng số hộ được xếp vào loại cận nghèo. Điều này cho thấy cuộc sống của các nông hộ trên địa bàn huyện khá ổn định.
3.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp
Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp các đại diện các nông hộ trên địa bàn huyện, nghiên cứu sinh đã tiến hành xếp hạng mức độ ảnh hưởng theo thang đo Likert và đưa ra kỳ vọng chiều hướng ảnh hưởng của từng yếu tố đến biến động sử dụng đất nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền. Theo đó, kết qủa phân hạng được thể hiện ở các bảng 3.9, 3.10, 3.11 và bảng 3.12.
Bảng 3.9. Kết quả xếp hạng của cán bộ công chức về yếu tố xã hội
Tiêu chí | Số lượng | Giá trị trung bình (mean) | Xếp hạng | |
1 | Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương | 18 | 3,22 | 3 |
2 | Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện | 18 | 3,39 | 3 |
3 | Mức sống người dân tại địa phương tăng lên | 18 | 3,56 | 4 |
4 | Làm giảm tệ nạn xã hội trên địa bàn | 18 | 3,22 | 3 |
5 | Công bằng xã hội được cải thiện | 18 | 3,22 | 3 |
6 | Số lao động nông nghiệp có việc làm (ổn định) khác/được đào tạo nghề tăng lên sau thu hồi đất | 18 | 3,28 | 3 |
7 | Trình độ dân trí của người dân địa phương tăng lên | 18 | 3,50 | 4 |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Kết quả đánh giá được tổng hợp từ của cán bộ, công chức thể hiện ở bảng trên cho thấy nhận định liên quan đến mức sống và trình độ dân trí của người dân có ảnh hưởng lớn nhất khi có chuyển đổi đất nông nghiệp. Hai nhận định này đều được xếp hạng mức 4. Trong khi đó, các nhận định còn lại đều được xếp hạng ở mức 3.
Bảng 3.10. Kết quả xếp hạng của cán bộ công chức về yếu tố cơ sở hạ vật chất
Tiêu chí | Số lượng | Giá trị trung bình (mean) | Xếp hạng | |
1 | Hệ thống giao thông được cải thiện | 18 | 4,33 | 5 |
2 | Hệ thống kênh mương được cải thiện | 18 | 4,33 | 5 |
3 | Hệ thống điện chiếu sáng được cải thiện | 18 | 3,94 | 4 |
4 | Hệ thống trường học được cải thiện | 18 | 4,17 | 4 |
5 | Hệ thống viễn thông được cải thiện | 18 | 3,94 | 4 |
6 | Hệ thống các trạm y tế được cải thiện | 18 | 4,00 | 4 |
7 | Nhà văn hóa – thể thao của địa phương được chú trọng đầu tư | 18 | 3,83 | 4 |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Qua bảng trên cho thấy hệ thống giao thông và hệ thống kênh mương được xếp hạng mức 5. Điều này thấy được theo cán bộ, công chức thì khi có thu hồi, chuyển đổi
đất nông nghiệp diễn ra thì hệ thống giao thông và hệ thống kênh mương là thay đổi nhiều nhất. Còn các hệ thống công trình khác chỉ được xếp hạng ở mức 4.
Bảng 3.11. Kết quả xếp hạng của cán bộ, công chức về yếu tố chính sách
Tiêu chí | Số lượng | Giá trị trung bình (mean) | Xếp hạng | |
1 | Chính quyền địa phương thực hiện chính sách giữ đất lúa tốt | 18 | 4,28 | 5 |
2 | Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất được thực hiện tốt | 18 | 4,00 | 4 |
3 | Chính sách hỗ trợ tập trung đất đai thực hiện tốt | 18 | 3,61 | 4 |
4 | Chính sách tiếp cận, hỗ trợ tín dụng thực hiện tốt | 18 | 4,06 | 4 |
5 | Chính sách hồ trợ đào tạo tạo nguồn nhân lực nông nghiệp thực hiện tốt | 18 | 3,67 | 4 |
6 | Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở (Bảo quản, chế biến nông sản; giết mổ gia súc, gia cầm; chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; sản xuất sản phẩm phụ trợ) thực hiện tốt | 18 | 3,06 | 3 |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Theo cán bộ, công chức thì trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp diễn ra tại Quảng Điền như vậy thì việc thực hiện chính sách giữ đất lúa đóng vai trò quan trọng nhất (được xếp hạng là 5). Tiếp đến là các chính sách về miễn. giảm tiền sử dụng đất, tập trung đất đai, tiếp cận/hỗ trợ tín dụng, đào tạo nguồn lực nông nghiệp được xếp hạng là 4. Cuối cùng là chính sách hỗ trợ đầu tư cơ bản có mức xếp hạng mức độ quan trọng thấp nhất.
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức về yếu tố khí hậu
Tiêu chí | Số lượng | Giá trị trung bình (mean) | Xếp hạng | |
1 | Tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra | 18 | 2,44 | 2 |
2 | Hạn hán thường diễn biến trong thời gian dài | 18 | 2,39 | 2 |
3 | Tình trạng lũ lụt thường xuyên xảy ra | 18 | 3,78 | 4 |
4 | Lũ lụt thường diễn biến trong thời gian dài | 18 | 3,67 | 4 |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Kết quả xếp hạng ở bảng trên cho thấy tình trạng lũ lụt đang ảnh hưởng lớn đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp so với tình trạng hạn hán. Trong đó, các nhận định về mức độ thường xuyên và thời gian kéo dài của lũ lụt được xếp hạng là 4, trong khi dó các nhận dịnh về mức độ thường xuyên và thời gian kéo dài của hạn hán lại chỉ được xếp hạng là 2.
Đối với đối tượng nông hộ, dựa trên những nội dung xếp hạng của đối tượng cán bộ, tiến hành khảo sát các biến thành phần của các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp với ở 03 mức độ: 1- Không đồng ý, 2- không biết và 3- Đồng ý. Nguyên nhân là người nông dân thường không thể xếp hạng được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đã đề cập đến việc biến động sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, do đó việc sử dụng 03 mức độ đánh giá trên sẽ dễ đưa ra câu trả lời và phù hợp hơn.
Sau đó, tiến hành kết hợp mức độ phân hạng của cán bộ và mức đánh giá của người dân đối với từng biến thành phần để đưa ra thang đo cụ thể cho từng yếu tố bằng việc xác định giá trị cho điểm tổng của các yếu tố và tiến hàng phân cấp lại theo thang đo Likert 05 cấp độ, kết quả thể hiện bảng 3.13.
Bảng 3.13. Phân hạng các yếu tố lại theo thang đo Likert 05 cấp độ
Yếu tố | Loại biến | Giải thích | Kỳ vọng chiều hướng tác động (+/-) | |
1 | Thu nhập từ nông nghiệp | Biến giả | Mức 1: Giảm rất nhiều (3,6 – 3,04 triệu đồng) Mức 2: Giảm nhiều (3,03 – 2,48 triệu đồng) Mức 3: Bình thường (2,47 – 1,92 triệu đồng) Mức 4: Tăng lên (1,91 – 1,36 triệu đồng) Mức 5: Tăng lên nhiều (1,36 – 0,8 triệu đồng) | - |
2 | Xã hội | Biến giả | Mức 1: Xấu đi nhiều (23 – 32,2) Mức 2: Xấu đi ít (32,3 – 41,4) Mức 3: Bình thường (41,5 – 50,6) Mức 4: Tốt lên (50,7 – 59,8) Mức 5: Tốt lên nhiều (59,9 - 69) | + |
Yếu tố | Loại biến | Giải thích | Kỳ vọng chiều hướng tác động (+/-) | |
3 | Cơ sở hạ tầng nông nghiệp | Biến giả | Mức 1: Xấu đi nhiều (30 - 42) Mức 2: Xấu đi ít (43 - 54) Mức 3: Bình thường (55 -66) Mức 4: Tốt lên (67 - 78) Mức 5: Tốt lên nhiều (79 - 90) | + |
4 | Chính sách nông nghiệp | Biến giả | Mức 1: Rất không tốt (24 – 33,6) Mức 2: Không tốt (33,7 – 43,2) Mức 3: Bình thường (43,3 – 52,8) Mức 4: Tốt (52,9 – 62,4) Mức 5: Rất tốt (62,5 – 72) | - |
5 | Biến đổi khí hậu | Biến giả | Mức 1: Diễn ra rất ít (12 – 16,8) Mức 2: Diễn ra ít (16,9 - 21,6) Mức 3: trung bình (21,7 – 26,4) Mức 4: Diễn ra nhiều (26,5 – 31,2) Mức 5: Diễn ra rất nhiều (31,3 – 36) | + |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Qua bảng 3.13 cho thấy, trong thực trạng tại huyện Quảng Đìền, việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các loại đất khác làm cho nông hộ thiếu đất sản xuất. Do đó, đề tài đưa ra kỳ vọng hướng tác động của thu nhập sẽ giảm đi khi việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp diễn ra mạnh hơn. Tương tự, chính sách nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đưa ra với mục đích duy trì được quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn. Do đó, đề tài đưa ra kỳ vọng chính sách nông nghiệp sẽ hạn chế hoặc làm giảm được quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp. Ngược lại các yếu tố xã hội và cơ sở hạng tầng nông nghiệp dường như có xu hướng tốt lên khi quá trình chuyển đổi đất nông nghiếp sang các loại đất khác diễn ra mạnh hơn. Nên kỳ vọng chiều hướng tác động của 02 yếu tố là này (+).
Ngoài ra, yếu tố biến đổi khí hậu diễn ra nhiều hơn thường ảnh hưởng đến việc canh tác nông nghiệp. Do đó, nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang loại
hình khác có khả năng chống chịu tốt hơn hoặc chuyển đổi sang các loại mục đích sử dụng đất khác để đối phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, kỳ vọng chiều hướng tác động này cũng sẽ là (+).
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền
Yếu tố | Mức độ (%) | Tổng cộng | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Thu nhập từ nông nghiệp - Số lượng - Cơ cấu (%) | - - | - - | 1 0,7 | 35 23,5 | 113 75,8 | 149 100,0 |
2 | Xã hội - Số lượng - Cơ cấu (%) | - - | - - | 28 18,8 | 57 38,3 | 64 43,0 | 149 100,0 |
3 | Cơ sở hạ tầng nông nghiệp - Số lượng - Cơ cấu (%) | - - | - - | 3 2,0 | 18 12,1 | 128 85,9 | 149 100,0 |
4 | Chính sách nông nghiệp - Số lượng - Cơ cấu (%) | - - | - - | 4 2,7 | 67 45,0 | 78 52,3 | 149 100,0 |
5 | Biến đổi khí hậu - Số lượng - Cơ cấu (%) | - - | 7 4,7 | 42 28,2 | 66 44,3 | 34 22,8 | 149 100,0 |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
-
Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy, yếu tố Xã hội tại địa phương (giá trị trung bình đạt 4,24) và Cơ sở hạ tầng tốt lên nhiều (giá trị trung bình đạt 4,84) tốt lên nhiều trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, yếu tố chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại địa phương cũng được đánh giá là rất tốt (giá trị trung bình đạt 4,50) và yếu tố thu nhập từ nông nghiệp của các nông hộ trong thời gian qua có sự thay đổi không đáng kể. Cuối cùng là yếu tố biến đổi khí hậu, kết quả khảo sát cho thấy các hiện tượng hạn hán và ngập lụt diễn ra với tần suất nhiều trong giai đoạn nghiên cứu.
Về mặt thay đổi thu nhập thì có 23,5% tổng số nông hộ đánh giá giảm đi ít và có đến 75,8% đánh giá là giảm đi rất ít trong giai đoạn nghiên cứu tại huyện Quảng Điền
Về yếu tố xã hội thì có 38,3% tổng số nông hộ cho rằng tốt lên và 43,0% cho rằng là tốt lên nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn 18,8% nông hộ vẫn chưa nhận thấy được sự thay đổi tích cực về mặt xã hội trong thời gian qua.
Về yếu tố cơ sở hạ tầng nông nghiệp có đến 98,0% tổng số hộ đánh giá là tốt lên trong giai đoạn nghiên cứu tại huyện Quảng Điền.
Về chính sách nông nghiệp thì có hơn một nữa nông hộ cho rằng là rất tốt và có 45,0% đánh giá ở mức tốt. Như vậy, có thể thấy rằng chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát huy được việc phát triển nông nghiệp cũng như giữ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Về yếu tố biến đổi khí hậu, có 44,3% tổng số nông hộ đánh giá là diễn ra nhiều và 22,8% cho rằng diễn ra rất nhiều. Trong khi đó, vẫn còn 28,2% đánh giá biến đổi khí hậu ở mức bình thường và vẫn có 4,7% nông hộ đánh giá ở mức diễn ra ít.
3.2.3.3. Phân tích tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 3.15. Kết quả phân tích tương quan
Hệ số tương quan (r) | Xã hội | Cơ sở hạ tầng nông nghiệp | Chính sách nông nghiệp | Biến đổi khí hậu | Thu nhập từ nông nghiệp |
0,542 | 0,354 | -0,133 | 0,538 | -0,332 | |
Sig | 0,000 | 0,000 | 0,050 | 0,000 | 0,000 |
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Kết quả phân tích tương quan thể hiện qua bảng 3.15 cho thấy giá trị Sigr đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,1. Do đó, trong có thể kết luận là có sự tương quan giữa biến sử dụng đất nông nghiệp với 05 yếu tố (bao gồm: Xã hội, Cơ sở hạ tầng, Chính sách, Biến đổi khí hậu và Thu nhập từ nông nghiệp). Trong đó, yếu tố Xã hội, yếu tố Cơ sở hạ tầng và yếu tố Biến đổi khí hậu có tương quan thuận chiều với mức độ liên hệ bình thường với biến sử dụng đất nông nghiệp với hệ số tương quan lần lượt là 0,542, 0,354 và 0,538. Tiếp đến là yếu tố Chính sách và yếu tố Thu nhập từ nông nghiệp cũng có mối tương quan nghịch chiều với biến sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ liên hệ hết sức lỏng lẻo lần lượt với r = -0,332 và r = - 0,133. Tuy nhiên, yếu tố Chính sách là yếu tố có tương quan yếu nhất trong 05 yếu tố tác động đến biến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu và có mối tương quan nghịch với biến nghiên cứu.