Cách Giải Mã Độc Đáo Trong Truyện Trinh Thám Của Thế Lữ

một nhân vật mới lạ, đặc biệt là những nhân vật trinh thám" làm phong phú cho văn học dân tộc.

Tóm lại, với cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn nhưng lại rất khoa học, với hình tượng nhân vật mới lạ trong cách làm, cách nghĩ Thế Lữ đã có công đầu trong việc du nhập văn chương quốc nội vào hình tượng nhân vật trinh thám, đưa những truyện trinh thám của ông gần gũi hơn với độc giả và khẳng đinh hơn nữa tài năng xuất sắc của cấy bút văn xuôi Thế Lữ.

2.2.2.3. Cách giải mã độc đáo trong truyện trinh thám của Thế Lữ

Như chúng ta đã biết, sức hấp dẫn trong truyện trinh thám của Thế Lữ là nhờ lối kể chuyện lôi cuốn, gài nhiều yếu tố bất ngờ, đặt các tình tiết trong một cấu trúc chặt chẽ, luôn luôn biến đổi, nhấn mạnh cái duy lý một cách cần thiết, lời văn chọn lọc, uyển chuyển, sáng sủa khá hiện đại đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận độc giả muốn thưởng thức một hương vị độc đáo quyến rũ.

Bên cạnh đó, ta thấy sức hấp dẫn trong truyện trinh thám của Thế Lữ còn được thể hiện ở sự giải mã các ký hiệu ngôn ngữ để đi đến hồi kết thúc của một vụ án. Hầu hết trong các truyện trinh thám của Thế Lữ, tác giả luôn đưa người đọc đi từ hồi hộp này đến hồi hộp khác, thẳng một mạch cho đến khi vén màn bí mật. Tư duy logic kết hợp với cách giải thích khoa học đã khiến cho các vụ án trong truyện trinh thám của ông lúc đâu tưởng như mơ hồ, khó hiểu nhưng sau được giải thích rõ ràng, hợp tình hợp lý khiến người đọc phải hoàn toàn thán phục và thích thú.

Có thể nói mỗi vụ án trong truyện trinh thám của Thế Lữ là một bài toán đố đặt ra cho óc quan sát và khiếu suy luận. Mở đầu thường là một vụ án mạng với một ít dữ kiện, những dữ kiện tầm thường chỉ cốt làm lạc hướng những tay tồi. Cuộc dò xét ngày càng đi vào hướng tối tăm tưởng bế tắc thì tài tử xuất hiện. Lấy dữ kiện giải thích dữ kiện bằng cách giải mã ngôn ngữ, rồi

sắp đặt như quân cờ dưới tay mình để hung thủ sa lưới. Bởi vậy, nên truyện trinh thám của Thế Lữ thời kỳ này được độc giả đón nhận như một thể tài hết sức mới mẻ.

Tiểu thuyết Vàng và Máu miêu tả cuộc đi tìm Vàng của một quan châu trong núi Văn Dú, Núi Văn Dú có một cái hang lớn. Đó là nơi chứa những tai hoạ ghê gớm, là nguồn gốc của những chuyện khủng khiếp kinh hoàng. Nỗi khiếp sợ được những người Thổ truyền từ đời này sang đời khác. Từ Văn Dú trở ra chừng hai ba dặm chỉ toàn thấy rừng xác, đất hoang, không ai dám khai phá, cày cấy. Như vậy ngay từ đầu truyện tác giả đã gây được một chút tò mò của độc giả về núi Văn Dú oai linh, màu nhiệm đầy bí hiểm trong tâm tưởng những đồng bào sơn cước sống quanh vùng.

Để vén màn bí mật ở núi Văn Dú, tác giả đã cho hai người thổ "mở đường" dẫn độc giả tới gần nó. Độc giả được "nhìn nó tận mắt" được "chứng kiến" cả hang Thần, được thấy một người chết treo trên cành cây, được chờ đợi ông già vào hang thần lâu không thấy ra. Sau khi ông ta quay ra được một lúc, ông ta chết mà không kịp trăng trối gì cả. Trong tâm tưởng độc giả biết bao câu hỏi được đặt ra. Hai người Thổ tới núi Văn Dú làm gì? Kẻ chết treo trên cành cây là ai? Vì sao gã chết một cách ghê gớm như thế? Lão già đã làm gì và đã thấy gì trong hang? Vì sao lão lại chết một cách tức tưởi như vậy ngay sau khi bước ra khỏi hang? Biết bao câu hỏi nảy sinh trong óc độc giả. Cái màn bí mật ấy nằm trong mẩu giấy nhỏ trong tay lão già.

Miệng có hai răng Ba chân bốn tay Mày vào trăm chân; Mày lên ba tay;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Tên mày là đá; Đá sinh trứng đá; Trứng đá giữ của;

Mày có sức mang; Mày giàu mày chết;

Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 13

Đọc những dòng chữ này chúng ta cũng chưa thể hiểu được sự bí mật của hang Văn Dú. Chỉ đến khi mảnh giấy ấy rơi vào tay Quan châu Nga Lộc - Người học sâu biết rộng và có đầu óc phán đoán, ông ta đã tìm cách đọc hiểu và giải mã được điều bí hiểm trong tờ giấy.

"Hang Văn Dú trong như cái mồm có hai răng. Ba thước nói là chân, bốn thước nói là tay... Mày đo từ cửa hang vào trăm chân, rồi mày đo trở lên ba tay, thì sẽ thấy chữ tên của mày là thạch. Đảo chữ Thạch xuống sẽ thấy một cái hang nữa mang những hòn đá hình nhẵn như trứng. Đá này giữ kho của đó. Nhưng không được lấy sức mà mang vì mày tìm thấy vàng nhưng mày chết" [559].

Sau khi giải mã được tờ giấy, Quan châu đã quyết định cùng sáu người tin cậy đi vào hang thần trong núi Văn Dú. Ở ngay cửa hang, họ nhìn thấy xác của năm người Tầu. Quan châu Nga Lộc xác định ngay người chết treo là hậu duệ của viên quan Tầu. Còn năm người chết trong hang là những tên được thuê đi tìm kho báu. Bọn chúng đã giết chủ để chiếm kho báu nhưng khi mở lối đi vào thì hang đã bị chết, do những viên đá được luyện với thuốc độc cực mạnh rơi vào người. Quan Châu đã bình tĩnh sáng suốt chỉ huy được bọn thuộc hạ tránh được nguy hiểm, mở lối vào hang, lấy được toàn bộ kho báu. Rồi sau đó cho lấp kín miệng hang. Anh trai Thổ không hiểu vì sao một hôm treo cổ chết ở cạnh nhà quan châu. Do đó ngoài quan châu và những bộ hạ trung thành của ông ta ra, không ai biết chuyện này. Dân làng tin rằng quan châu có oai át được cả thần núi. Từ đó núi Văn Dú không còn là nơi đáng sợ nữa.

Như vậy, toàn bộ câu chuyện được hé mở bắt đầu từ khi giải mã được những điều bí mật trong tờ giấy. Cách giải mã hợp lý và logic thoả mãn được

sự tò mò của độc giả. Nhưng đó mới chỉ là loại truyện bí mật, truyện kể mạo hiểm để tìm kho báu, nó mang cốt cách trinh thám, phải đến truyện ngắn in tới tấp trên báo kiểu Những nét chữ "chất" trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ mới được bộ lộ.

Ở truyện Những nét chữ mở đầu là bức thư của một người không quen nét phụ nữ, ký tên Kiều Anh, gửi đến tán tỉnh và gần như tỏ tình với Lê Phong

- nhà trinh thám nổi danh... Trong khi bạn bè mừng khen anh tốt duyên thì Lê Phong thản nhiên viết thư trả lời:

"Gửi cho Đoàn Thị Kiều Anh" "Thưa ... ông"

"Tôi gọi ông là ông, vì tôi biết ông không phải là con gái"

"Tôi biết rằng cô Kiều Anh ấy chính là ông và hơn thế, tôi lại biết rằng ông viết thư cho tôi bằng thứ bút máy ngòi xấu và cong... Ông viết được nửa trang thì giấy hết mực nên ngừng lại một lúc mới tiếp tục theo và lúc gần viết xong thì trời mưa, một cơn gió thổi vào làm tờ giấy chực bay ông vội lấy tay đè lên - vì ông ngòi viết gần cửa sổ".

Đây mới chỉ là phần dạo đầu của bức màn bí mật được nhà trinh thám Lê Phong phán đoán. Độc giả cũng đã bắt đầu phải thán phục tài phán đoán, cách giải thích rất khoa học và logic của nhà trinh thám này nhưng điều thực sự thuyết phục người đọc, khiến người đọc phải khâm phục nhà trinh thám tài ba này là cách "giải mã" khám phá các ý nghĩa đích thực của bức thư viết bằng thơ lục bát để khám phá nguyên nhân cái chết bí mật của một thiếu nữ - cách đây đã ba năm.

Mới đọc bài thơ chúng ta tưởng đây là một bài thơ tình đơn thuần với những nghĩa rất vu vơ nhưng nếu độc giả kiên nhẫn chờ đợi hồi hộp đọc tiếp truyện, tò mò, để biết nó là thứ thơ gì thì hoá ra là thơ trinh thám của Thế Lữ.

Muốn tìm tảng đá đề thi

Lòng đau - khôn chép - khôn ghi được lời Quyết tâm ai mảng quên ai

Để ai vội tỉnh giấc mai mơ màng Gió sầu như gội bên ngàn

Tơ lòng chán nản phiếm đàn tử sinh Chữ tình ơi hỡi chữ tình

Lẻ loi còn biết phận mình đáng thương Dừng chân ngó đến con đường

Xa xôi dưới lối tình trường mà nghê

Chính những câu thơ "tầm thường" ấy đã làm cho một người thiếu nữ sợ hãi đến mức phải tự tử. Bài thơ quả thực là cả một tấm bi kịch mà nhân vật Lê Phong phải khám phá. Sau khi đưa ra biết bao nhiêu giả thuyết, tác giả đưa người đọc từ hồi hộp này đến hồi hộp khác trông chờ vào sự phán đoán tài ba của nhà trinh thám Lê Phong. Cuối cùng tất cả những ngôn ngữ ẩn chìm trong bài thơ lục bát đã được "giải mã". Sự phán đoán phân tích hoàn toàn có cơ sở khoa học, thuyết phục người đọc. Chúng ta cùng xem lại cách giải mã độc đáo này.

"Lê Phong chỉ vào mảnh giấy:

... Nhìn kỹ thì tôi thấy chữ g ở tiếng lòng "tơ lòng chán nản phiếm đàn tử sinh" có một nét kéo dài ra khác hẳn với chữ g khác. Chữ i trong tiếng xuôi "xa xôi dưới lối, tình trường", chữ h trong tiếng tỉnh "để ai vội tỉnh", chữ u trong tiếng sầu, đều cùng kéo dài nét đuôi ra như chữ g nọ..." [704].

Lê Phong "giải mã" kỹ hơn cho Văn Bình - người đồng nghiệp tin cậy của anh về bí mật của bức thư: "Trong tiếng lòng, anh thấy những tiếng đi từng cặp một: trong một cặp, đem chữ câm ở tiếng dưới thay vào chữ cam ở tiếng trên và chỉ đọc tiếng trên sau khi thay đổi ấy là tiếng mình định nói. Thí

dụ: lăng vi đem thay chữ v vào chữ l thành văn; hay theo lối ghép sau: căn viên, cũng một cách trao đổi như thế. Mà cũng dùng cách ấy anh sẽ thấy câu: tảng đá, chép khôn, quyết tâm, ai mảng, vội tỉnh, gội bên, nản phiếm, tử sinh, chữ tình, loi còn, dừng chân, ngó đến, xa xôi, dưới lôi thành một câu rõ rệt: Đảng khép Tuyết Mai tội bộ phản, xử tử. Coi chừng đó. Sa lưới" [706].

Ghép lại một số từ hay con chữ nào đó, tìm các "giải mã" ý nghĩa đích thực bài thơ là một trong những đầu mối hết sức quan trọng để phanh dần câu chuyện tình lắt léo, bất ngờ nhưng lại dẫn đến cái chết thương tâm của người con gái. Cuối cùng người đọc cũng phải thán phục trước sự phá án tài ba của nhà thám tử Lê Phong.

Mỗi một câu chuyện là một bài toán khó. Lê Phong là nhân vật trong tất cả các truyện trinh thám của Thế Lữ. Với óc quan sát, tài xét đoán, khả năng giải mã các ký hiệu ngôn ngữ tinh tế Lê Phong đã đem đến cho các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ một dáng vẻ riêng, lôi cuốn người đọc ở những tình tiết bất ngờ, hợp lý, những suy luận thông minh và khoa học.

Truyện Gói thuốc lá một lần nữa minh chứng cho sự "giải mã" ngôn ngữ độc đáo này. Truyện xoay quanh cái chết của nhân vật Đường và tấm danh thiếp úp xuống viết dòng chữ kỳ dị X.A.E.X.I.G. Trong lúc những ông thanh tra mật thám của Sở liêm phóng còn đang loay hoay đi tìm đầu mối khám phá vụ án thì với đầu óc phán đoán tinh tế, khoa học Lê Phong đã "giải mã" được những dòng chữ kỳ dị để tìm ra được hung thủ giết người và nguyên nhân dẫn đến vụ án. Lê Phong đã giải mã "Đây tôi xin cắt nghĩa: Những chữ cái ta tưởng là những lời bí mật đó chỉ là những số dịch ra chữ cái: A là 1; B là 2; C là 3... Tại sao tôi lại biết thế, chỉ vì tôi thấy trong đó có sáu chữ, trừ hai chữ giống nhau, còn những chữ khác không chữ nào theo thứ tự mà quá số mười. Tôi liền thử đổi lại chữ cái bằng chữ số xem thì đó là một hàng bốn chữ số 1 5 9 7 và hai chữ X. Chữ X, nếu theo thứ tự sẽ là số 2

3 nhưng nếu muốn dùng số 2 3, nhưng nếu muốn dùng số 23 sao cho không viết B C? Vậy chữ X là số vô danh theo khoa toán Pháp ở đây, đó là một chữ có thể thay cho số không. Tôi ghép lại thử xem. Không ngờ thử mà thành ra thực. X.A.E.X.I.G tức là 0 1 5 0 9 7 con số trúng độc đắc trong kỳ số Đông Dương vừa rồi" [810].

Bằng sự "giải mã" những chữ số kỳ dị này nhà trinh thám tài ba Lê Phong đã tìm ra được hung thủ giết Đường là Thạc rồi mục đích để chiếm số độc đắc. Cuối cùng hung thủ đã mắc mưu Lê Phong và đã phải nuốt thuốc độc chết ngay tại chỗ. Một vụ án ly kỳ, bí hiểm, nhiều bất ngờ, cuốn hút người đọc. Bởi vậy chỉ trong vòng vài năm cuốn sách đã được tái bản tới năm, sáu lần, được độc giả tìm đọc như một món ăn tinh thần không thể thiếu.

Tóm lại, Đọc truyện trinh thám của Thế Lữ, chúng ta thấy Thế Lữ viết truyện trinh thám với "các tạng" say nghề điều tra, khám phá của ông. Bên cạnh việc tạo ra một cốt truyện độc đáo, những tình huống truyện ly kỳ hấp dẫn, quả thực Thế Lữ còn là nhà văn am hiểu ngôn ngữ khoa học. Bởi vậy, trong truyện trinh thám của ông, ông đã đưa ra rất nhiều những ký hiệu, những ẩn ngữ để rồi giải mã chúng một cách rất logic và khoa học. Mỗi một câu chuyện có một cách là một xử lý, cắt nghĩa khác nhau, không làm cho người đọc nhàm chán mà luôn kích thích trí tò mò của độc giả. Bởi vậy, có lẽ với truyện trinh thám của Thế Lữ lần đầu tiên độc giả Việt Nam biết đến thể tài này như một thể loại hết sức mới mẻ.

Say này văn học đã ghi nhận nhiều tác phẩm loại hình này có giá trị như X.30 phá lưới, Vụ án hai ngàn ngày, đáng kể là cuốn Sao Đen của Triệu Huấn, Ván bài lật ngửa của Nguyễn Trường Thiên Lý, Ông Cố Vấn của Hữu Mai nhưng có lẽ các nhà văn hiện nay và cả độc giả có dịp đọc lại những truyện trinh thám của Thế Lữ cũng phải thừa nhận công lao đi đầu, những đóng góp về phương diện nghệ thuật của ông trong thể loại khá độc đáo này.

3.3. TRUYỆN KINH DỊ

3.3.1. Truyện kinh dị tiếp nối dòng truyện truyền kỳ

Chúng ta đều biết truyện truyền kỳ là một loại hình tiểu thuyết, thường gọi là văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết hoặc đoản thiên tiểu thuyết xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối triều Tuỳ (581-618). Đến đời Đường (618-907) thì phát triển rất mạnh.

Ở Việt Nam loại hình văn học truyền kỳ có thể kể mốc thành tựu đầu tiên là tác phẩm Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên đời Trần. Tiếp đó có thể kể đến các tác phẩm Lĩnh Nam chính quái, tương truyền là của Trần Thế Pháp (TKXV) và Vũ Khâm Lân, tác gia lớn thế kỷ XVIII có đóng góp quan trọng cho đầy đủ các truyện của tập truyện Lĩnh Nam Chính Quái ngày nay. Đề cập đến truyện truyền kỳ ở Việt Nam không thể không nhắc tới tập truyện Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông ra đời vào thế kỷ XV và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời vào thế kỷ XVI. Những tác phẩm này đã đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sự Việt Nam.

Hầu hết các truyện truyền kỳ kể tên đều mang yếu tố thần dị, quái đản hoặc huyền diệu. Có loại truyện quan ôn (Tướng dạ xoa) có loại truyện ma quỷ (Truyện cây gạo) có loại truyện thần kỳ (Người nghĩa phụ Khoái Châu). Qua các truyện truyền kỳ này ta thấy đều có một điểm chung là đi sâu vào khai thác những yếu tố gây cảm giác mạnh, yếu tố kỳ lạ, khiếp đảm, quái đảm, huyền diệu. Ở đó có sự kết hợp giữa hai yếu tố hư và thực, yếu tố hoang đường gắn với thế giới quan huyền bí của chủ nghĩa duy tâm.

Con đường đến với các yếu tố kinh dị trong truyện trinh thám và truyện truyền kỳ của Thế Lữ có sự tiếp nối và kế thừa dòng truyện truyền kỳ song ông đã có sự "cách tân" hết sức mới mẻ làm nên một thế giới riêng trong các thiên truyện của ông.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí