Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 16

Đến khi trong người ông Ovaldima không còn một chút triệu chứng nào của sự sống nữa và kết luận ông đã chết, thì lưỡi ông lại có chấn động mạnh rồi phát ra một tiếng nói: "- Vâng, không tôi đã ngủ và bây giờ, bây giờ thì tôi đã chết" [4-22]. Sự kỳ lạ này khiến mọi người sợ hãi. Gần bảy tháng sau, người ông Ovaldima vẫn giữ nguyên trạng thái như trước, y tế vẫn trực bên ông. Cuối cùng nhân vật tôi lại dùng kiểu đưa tay xoa lên người ông để kéo ông ra khỏi trạng thái hôn mê vì thôi miên. Lúc đó xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ, khi trông mắt ông hạ xuống thì xuất hiện một dòng nước mắt màu vàng nhạt chảy kéo theo ở dưới mi mắt. Khi nhân vật tôi đặt câu hỏi cho ông ta thì "Mấy điểm nhô trên gò má lại xuất hiện ngay, lưỡi rung hay đúng hơn hơn là cuốn lên rất mạnh trong miệng (mặc dầu hà và môi vẫn y nguyên bất động) rồi dần dần cái thứ tiếng rùng rợn mà tôi đã mô tả bỗng bật ra: - Lạy chúa! Nhanh lên! Nhanh lên! Nhanh lên! - Tôi đã nói với anh là tôi chết rồi" [4-25].

Cuối cùng khi nhân vật tôi đang xoa nhanh trên người Ovaldima theo kiểu thôi miên, qua những tiếng kêu "chết, chết" phát ra từ đầu lưỡi người bệnh thì ngay lập tức chỉ trong vòng một phút, toàn thân ông nát vụn ra từng mảnh nhỏ hoàn toàn thối rữa. Ở truyện ngắn này, sự kỳ lạ như: cử chỉ, lời nói đầy bí ẩn của ông Ovaldima khi ông đã chết không được nhà văn giải thích cho người đọc rõ vì sao có hiện tượng kì lạ như vậy. Tất cả vẫn là một sự huyền bí đối với người đọc.

Ở truyện Trái tim thú tội có một chi tiết kỳ lạ: Lão già đã bị chặt làm nhiều khúc từ đêm nhưng đến sáng hôm sau tim lão vẫn còn đập, không chỉ có vậy còn phát ra những âm thanh. Âm thanh ngày một lớn dần, nhưng vì sao lại như vậy nhà văn không lý giải nổi. Tuy nhiên, qua truyện ngắn này tác giả muốn gửi gắm một điều với người đọc rằng. Người ta nếu có tấm lòng lương thiện, vị tha trước sau cũng sẽ nhận ra và hối hận trước những việc làm không tốt của mình.

Trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, các truyện ngắn đều là những truyện ma quái, huyễn hồ nhưng kết cục chỉ dừng lại ở sự thần bí. Truyện Bộ da vẽ có nhiều chi tiết kì lạ như quỷ biến thành người con gái đẹp. Trần Thị nôn ra một quả tim, người chết mất tim đã lâu nhờ một quả tim khác sống lại, chỗ bị xé rách ở bụng Vương hôm qua thì đóng vẩy to bằng đồng tiền vì sao lại có sự kỳ lạ, lạ lùng như vậy thì Bồ Tùng Linh không làm rõ.

Ở truyện Bức hoạ trên tường có những chi tiết ly kỳ mang màu sắc hoang đường kỳ quái như: Chàng Chu bay lên tường gặp cô gái trong bức vẽ, hai người giao hoan, rồi lại bay xuống mà Mạnh Long Đàm đứng đó không nhìn thấy gì. Vì sao có sự kỳ lạ đó vẫn là câu hỏi tác giả bỏ ngỏ cho người đọc tự suy ngẫm.

Ở Việt Nam cùng thời gian đó có một số nhà văn khác có những tác phẩm đề cập đến sự kinh dị ma quái như Tchya Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân, Phạm Cao Củng, Thanh Tịnh, Lan Khai,... Mặc dù viết về sự ly kỳ rùng rợn nhưng trong sáng tác của các nhà văn này kết cục không có sự lý giải khoa học mà thường dừng ở sự huyền bí. Truyện của các nhà văn này vẫn chưa thoát khỏi dáng dấp của những truyện truyền kỳ ở Việt Nam cũng như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.

Truyện Ai hát giữa rừng khuya của Tchya Đái Đức Tuấn, tác giả kể lại một lần về Nam Định xuống ga Gôi thăm một một người bạn cũ. Hôm ây trời đang nắng chang chang bỗng đổ mưa, khí đất bốc ngùn ngụt đầy huyền bí, người bạn dẫn tác giả đến chân đồi chứng kiến một cảnh lạ lùng: hai âm hồn hiển hiện, hai con ma cụt đầu múa võ. Chuyện này kích thích trí tò mò của tác giả quyết đi ngao du để tìm hiểu thêm.

Tác giả đến Đồng Giao, một hạt hẻo lánh, hoang vu thăm bạn cũ là Trần Văn Thuỷ. Vùng này chứa đựng biết bao chuyện khủng khiếp: cướp bóc, giết người và mãnh thú ăn thịt người. Đêm khuya tĩnh mịch, tác giả bỗng

nghe có tiếng đàn hát văng vẳng, như xa như gần. Thuỷ kể lại cho bạn nghe, mùa xuân cách đây chừng 60 năm, Nguyên Quan tri phủ Nho quan làm lễ ăn mừng. Trong hạt Bàn Thạch phủ thọ Xuân có ba anh em (Văn Quản, Huyền Cơ, Oanh Cơ) mồ côi cha mẹ, nổi tiếng hát hay, đàn giỏi muốn tới dự lễ để kiếm giải hát và nối lại tình xưa. Trên đường đến nhà Quan tri phủ Nho quan, họ bị lạc đường, gặp tráng sĩ Lê Trọng Việt, họ tìm chỗ ngủ trên cây để tránh thú dữ. Oanh Cơ và tráng sĩ lên trước rồi kéo Văn Quản và Huyền Cơ lên, nhưng không kịp hai người dã bị hổ ăn thịt. Tráng sĩ phi tiêu hổ đã bỏ chạy, tráng sĩ đưa hai cái xác lên cây, được tráng sĩ giúp đỡ, sau khi làm ma cho anh chị xong, Oanh Cơ quyết định không đi Nho Quan mà ở lại cùng với cháu Nguyễn Tiêu ở Đồng Giao. Sau đó trong hạt Đồng Giao xôn xao câu chuyện đêm ở thung lũng cách Đồng Giao gần năm dặm người ta nghe thấy tiếng hát não nùng. Oanh Cơ biết đó là oan hồn của anh chị mình.

Tác giả đã vén màn bí mật về sự xuất hiện của hai cái oan hồn cụt đầu trên núi gôi và âm thanh đờn ca từ sừng Đồng Giao vọng lại. Nhân vật tôi được cụ Trần Công Chất kể lại cho nghe: Theo lời cụ hai chuyện này có một sự liên lạc với nhau, do một gốc mà ra. Đó là chuyện về một vị quan binh đứng đầu cai đội quản binh trong thành Bắc Ninh là Lê Vũ Khúc. Mùa xuân năm 1884, thành Bắc Ninh thất thủ về tay Pháp, khi thành có xung đột, ông lên thành chỉ huy thì bị thương, rồi bỏ chạy về đất phong ấp của ông, đến đó thì chết. Sau khi thành Bắc Ninh bị ha, ba năm, mẹ con Lê phu nhân đã bỏ đất phong ấp ở Bắc Ninh về núi Gôi sống. Về đó hai anh em Việt, Khôi chỉ thích luyện võ và sau cả hai đều trở nên hùng dũng. Lê phu nhân lúc này bị liệt, hai anh em phải ở nhà lo trông mẹ và thay nhau đi săn bắn. Một hôm đi săn ở mạn Đồng Giao về, Việt dẫn theo Oanh Cơ và đứa cháu Khôi đi săn luôn, cứ về là hai anh em lại lên núi múa võ trên đồi. Sau đó, hai anh em Việt, Khôi bị tình nghi cộng tác với Nguyễn Quán - một tướng cướp đang bị quân nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

lùng bắt - Hai anh em bị bắt lên huyện và tự tử ở chân đồi Gôi - nơi hai người thường thí võ. Khi về khám nhà Khôi, Việt, tay thư ký thông ngôn say đắm sắc đẹp của Oanh Cơ nên đã giúp đỡ cô cháu Oanh Cơ. Sau khi đoạn tang, Oanh Cơ quyết định lấy thày thông ngôn. Thày thông ngôn sau được nhận chức Tri Châu ở Phong Thổ. Oanh Cơ cùng con gái, người hầu trên đường từ Sa Pa về Phong Thổ đã nghỉ chân ở đèo Ô Quý Hồ. Ở đó nàng bị hổ bắt tha đi, theo nghiệp số, Oanh Cơ phải theo anh chị chết dưới vuốt loài mãnh thú nên hổ đã tìm mọi cơ hội để bắt nàng. Từ ngày bị hổ tha vào bụi, những đêm mưa dầm gió bấc, không trăng, qua đèo Ô Quý Hồ lại vắng có tiếng giọng đờn ca, ai bạo qua vào trong rừng vắng thì thấy ba bóng ma đàn hát cho một con hổ ngồi nghe.

Như vậy trong truyện ngắn này, chuyện lạ kỳ dị bí mật về sự xuất hiện hai tráng sĩ cụt đầu ở núi Gôi và âm thanh tiếng hát ở Đông Giao là có nguồn gốc từ những câu chuyện cụ thể. Tác giả đã vén màn bí mật này để cho người đọc rõ. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa giải thích rõ vì sao hai tráng sĩ đã chết mà hình ảnh của họ lại hiện ra múa võ trên đồi sau khi mưa tạnh và anh em Oanh Cơ đã chết mà, tiếng hát của họ vẫn cất lên trong rừng.

Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 16

Truyện Khoa thi cuối cùng của Nguyễn Tuân kể về sự long đong lận đận trên con đường thi cử của hai anh em ông Đầu sứ vùng Nam Sơn Hạ bắt nguồn từ "một việc thất đức" mà ông cụ thân sinh họ phải "mang lấy trách nhiệm tinh thần". Thời trai trẻ ông Đầu Sứ anh đi thi, khi làm bài thi hình ảnh oan hồn hiện lên khiến ông phải bỏ dở kỳ thi, rồi đến ông đầu sứ em khi đi thi bị đau bụng cũng phải bỏ dở.

Việc xuất hiện oan hồn cản trở chuyện thi cử của hai anh em ông Đầu Sứ là một câu chuyện kỳ dị. Truyện kỳ dị này được nhà văn dừng lại ở sự ma quái - sự báo oán của oan hồn người chết - Tác giả không giải thích rõ cho người đọc hiểu vì sao xuất hiện oan hồn đó khi con người đã chết.

Đến truyện Loạn âm lại là sự xuất hiện kỳ lạ của vị Quan Ôn cùng với quan quân triều đình lên dương gian bắt phu mở đường. Vì là bạn cùng học với ông Kinh lịch, lại là học trò của cha ông nên Quan Ôn mới đến nhà ông Kinh thăm ông, tặng lễ vật và bảo ông Kinh xem có ai là ân nhân, người họ gần xa, tu nhân tích đức thì bảo Quan Ôn để Quan Ôn châm trước cho họ không bị phải chết. Lúc đầu ông Kinh lịch không xin cho ai sau ông đã xin cho tên tiểu bộc của ông Kinh Lịch. Sau đó Quan Ông đến mời ông Kinh làm quan dưới ấm phủ nhưng vẫn làm việc ở dân gian.

Trong tác phẩm này, cái chết của nhiều người sau đêm Quan Ôn nói lên dương gian bắt phu mở đường có thể được giải thích là do họ chết vì bệnh dịch tả. Nhưng sự xuất hiện của Quan Ôn và quan quân triều đình đi bắt lính truyện Quan Ôn mời ông Kinh làm việc dưới âm, sự giao tiếp giữa người và ma lại là một sự huyền bí, tác giả không lý giải cho người đọc rõ sự huyền bí đó.

Truyện Người con gái tỉnh Bắc của Phạm Cao Củng cũng có những chi tiết kỳ dị, lạ lùng. Trong truyện Vũ đến trọ học ở nhà bà cụ Đỗ bán hàng, vì nhà dưới chật, nóng Vũ lên gian gác xép học. Ở đó Vũ đã thấy nhiều sự lạ: Một người con gái đẹp xuất hiện lạ kỳ, rồi một bộ xương người, người hiện rồi bién mất... Sau khi hỏi người con gái đó thì Vũ mới được biết người con gái đẹp và bộ xương xuất hiện là một - tên cô gái là Ngọc Bích, quê ở tỉnh Bắc, con ông Tham Tá. Trong chiến tranh khi họ học ở nhà Phán Tâm cô đã trú ở trên căn gác xép và bị chết đói ở đó, không được chôn cất. Ước muốn của cô là được Vũ chôn cất cho yên đẹp nắm xương. Hôm sau, Vũ tìm thang trèo lên gác quả nhiên có một đống xương, anh bèn nhờ người chôn cất.

Truyện ngắn này chứa nhiều chi tiết ly kỳ: Sự xuất hiện của cô gái, bộ xương... sự xuất hiện này theo tác giả là oan hồn của cô gái trở về nhờ Vũ chôn giúp nắm xương tàn của cô. Nhưng vì sao người chết lại xuất hiện và có những hành động như thế thì tác giả không lý giải cụ thể.

Khác với các nhà văn trên, truyện kinh dị của Thế Lữ đằng sau những yếu tố ly kỳ rùng rợn được tác giả giải thích rất logic và khoa học. Điều này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình khẳng định. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong bài Thế Lữ có viết "Trong tập truyện ngắn của Thế Lữ, tôi cũng chỉ thấy những truyện căn cứ vào sự thực là hay thôi. Đời khoa học có khác, người ta phần nhiều bị ảnh hưởng khoa học, mới cảm được độc giả" [26-25]. Tế Hanh thì khẳng định: "Ở Thế Lữ thơ và văn xuôi trái ngược hẳn nhau; nếu nhà thơ Thế Lữ đắm đuối mơ màng trong những giấc mộng xa xăm thì văn xuôi Thế Lữ rất tỉnh táo và khoa học" [26-383]. Trong cuốn Chân dung văn học, Hoài Anh khẳng định: "Truyện trinh thám của ông có sự kết hợp giữa kịch tính và chất thơ, giữa ly kỳ rùng rợn và lý giải khoa học, điều này cũng khiến ông gần gũi với EdgarPoe..." [1-975].

Quả đúng như nhận định của các nhà nghiên cứu, khi đi vào tìm hiểu cách giải thích trong truyện kinh dị của Thế Lữ chúng tôi thấy: cách giải thích của ông rất khoa học. Đúng là tác giả đã cố tình gây nên trong truyện một không khí rờn rợn, ly kỳ, huyền bí, chủ tâm đưa người đọc vào thế giới đầy bí ẩn mà chẳng qua là do những mưu mô xảo kế của người đời, hay do trí tưởng tượng bệnh hoạn hoặc bị ám ảnh tạo nên. Tóm lại, các truyện có vẻ giật gân kia điều có nguồn gốc xã hội, nguồn gốc tâm lí.

Truyện Vàng và máu là một câu truyện Tàu để của, cái đặc sắc của truyện này là đề cao sự tin tưởng vào khoa học, vào trí người. Ông Quan Châu ở đây để đối phó với hang Văn Dú, để tìm vàng bạc cất dấu, không dùng đến thầy mô cúng bái như lời dặn của người thổ Kao Lâm, không tin vào những phép yểm của người đọc chú. Ông sử dụng óc quy nạp, thâu nhập những tài liệu để dựng lại câu chuyện, óc suy diễn để giải thích hiện tượng, óc quan sát và thực nghiệm để tìm ra nguyên nhân của sự giết người. Kết quả ông đã tìm ra được kho vàng, lại khám phá ra cái bí mật đã giết chết những

người đến trước ông - những tảng đá cuội có trát thuốc độc, chẳng phải bùa phép thần thánh gì cả: "Chung quanh tảng đá này, có một sức mạnh giết người mau chóng hơn cả thần thánh nữa; đó là nhựa của một thứ cây độc tên là Mây Nôm, thứ cây mà bọn mán đi săn với quân giặc ở Mỹ núi hiểm gọi là Công đia đeng. Nhựa cây này, ngâm tên thì hoá độc: bắn, không phải cứ chỗ hiểm, chỉ làm trầy da rớm máu cũng đủ cho kẻ bị thương chết không thể cứu được. Nhưng nếu chế luyện theo phép của một vài giống sợ bên Trung Quốc là giống bôi thuốc độc vào móng tay để cào cấu kẻ thù thì nhựa cây đó trở nên rất mạnh và giết người một cách ghê gớm mau chóng hơn. Viên quan Tàu kia hẳn biết cách chế luyện nó. Rồi ông Châu gắp đưa cho mấy người bộ hạ xem những mảng cát bám trên tảng đá cuội. Ông bảo rằng đó là thứ cát làm bằng mảnh sứ hoặc thuỷ tinh băm nhỏ, luyện cho keo lại với thứ thuốc độc mà ông vừa nói. Thứ keo riêng ấy đem trát lên các hòn đá xây lắp cửa hang, là thành một thứ quân canh gác chắc chắn không gì bằng. Cho nên những kẻ đi tìm vàng trước ông Châu như bọn con cháu họ Hoàng, bọn cướp Khách với tên Nùng Khai đều vi phạm đến vật nguy hiểm kia, bị thứ cát sắc cạnh phủ trên đá đâm vào da mà bỏ mạng... " [38-105; 106]. Đúng như Khái Hưng đã viết trong bài tựa "không có gì xảy ra mà không hợp lệ, không một kết quả nào là không có nguyên nhân chắc chắn vững vàng". Ta nhớ khi nhóm Tự lực văn đoàn mới ra đều có nêu một điều trong bảng tôn chỉ là: "Đêm phương pháp khoa học Thái tây ứng dụng vào văn chương An Nam...". Đó cũng là cái chủ trương chống phong trào tiểu thuyết thần bí, hoang đường, bài trừ óc mê tín, luyện óc khoa học.

Đến truyện Một đêm trăng, tác giả trong một chuyến đi rừng, nghỉ đêm tại một cái lều, bạn đồng hành kéo vào trong bản chơi, tác giả ở lại trong lều một mình, ngắm ánh trăng, nghe tiếng thác rồi ngủ thiếp đi. Bỗng một người con gái xinh đẹp vào lều đánh thức ông dạy rồi rủ ông đi chơi khiến ông ngạc

nhiên, bất ngờ không tin vào mắt mình "Trời ơi! Con gái Thổ mà có người nhan sắc đến thế này ư? Tôi mơ hay tỉnh?" [38-11] Cô gái ở đây là: ma rừng? Gái quỷ? hay Hồ tinh? Cô Thổ đưa ông xuyên qua rừng đến một thác nước nhờ ông kéo hộ cái xác một người đàn ông lâm nạn mắc vào một cành cây mọc đâm ngang sườn núi. Khi tác giả đã đưa được cái xác lên mặt cầu, thiếu nữ mới cho hay người này đã giết chồng chưa cưới của cô và bị cô báo thù đâm chết, xô xác xuống thác nhưng chưa xuống tới nên phải nhờ một người giúp sức.

Một truyện kinh dị mà cảm hứng kinh dị chỉ có lúc đầu rồi dần dần tan đi nhường chỗ cho sự thật. Cô gái xuất hiện lúc đêm khuya và rủ tác giả đi chơi không phải là ma quỷ hay hồ tinh mà là một gái Thổ đến nhờ tác giả kéo hộ cái xác bị mắc trên cây. Sự thật ở đây hơi khác với Vàng và máu, còn phảng phất một điểm huyền bí, ấy là cái tâm hồn của người con gái Thổ hiện ra bí ẩn lạnh lùng khi đã cho tác giả biết rõ câu chuyện "Trong con mắt lóng lánh của người con gái, cùng với cái mặt đanh thép kia, tôi tưởng như thấy cái khí chất núi rừng, cái tâm hồn Thổ Mán hiện ra" [38-30]. Tính cách huyền bí ấy vừa là một nét quyến rũ, một nghệ thuật của tác giả. Tuy ý nghĩa và sự thật hiển nhiên dưới ánh sáng lý luận, song tác giả vẫn muốn giữ một ít xương mù phủ trên câu văn, hàng chữ, một không khí huyền ảo qua bút phát để gây một thi vị huyền ảo.

Ở truyện Hai lần chết, sau sự xuất hiện bất ngờ, lạ lùng của anh Tâm tại nhà anh Tri khi anh đã chết, tác giả đã làm rõ đây thực chất không phải là hồn ma của anh Đàm Văn Tâm mà thực tế là anh Tâm vẫn còn sống? Kết thúc truyện ngắn này tác giả đã để lại cho anh Tâm kể lại lý do mình còn sống và về đây: vì tờ di chúc anh viết hứa là sẽ để lại gia tài và sự nghiệp cho Mão - một người bạn thân, nên Mão muốn giết Tâm để chiếm đoạt nhưng tâm chưa chết đã vùng lên giết Mão "Lúc mở mắt ra thì thấy mình bị ép hai bên trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022