Thế Lữ Với Thể Loại Văn Xuôi Mới

Đến với Thế Lữ nhà thơ đã dùng những câu thơ hỗn hợp, nhịp điệu biến hoá để diễn tả tính nhạc:

"Tiếng địch thổi đâu đây Cớ sao mà réo rắt

Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt Mây bay, gió quyến mây bay

Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dắt Như hắt hiu cùng hơi gió heo may"

(Tiếng trúc tưyệt vời)

Hai câu thơ 5 chữ, tiếp đến là 4 câu thơ dài cùng với sự kết hợp bằng trắc đã gợi rõ nét âm thanh trầm bổng của tiếng sáo. Việc lặp lại một số phụ âm đầu gợi tiếng gió (vi, vút, van, dìu dặt, hắt hiu) tạo cảm giác réo rắt của tiếng sáo trúc bay bổng dìu dặt diệu kỳ. Khám phá hình thức nghệ thuật thơ Thế Lữ nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ "Thế Lữ là người đã xông xáo đi tìm điệu mới cho thơ" [64-559].

Nghiên cứu tính nhạc trong thơ Thế Lữ T.S Phạm Đình Ân cho rằng có hai loại nhạc điệu: đó là nhạc điệu cuồn cuộn trào dâng và nhạc điệu ngân nga trầm lắng.

Trong nhạc điệu cuồn cuộn trào dâng ta bắt gặp nhiều cung bậc khác nhau: sôi nổi dào dạt (Lựa tiếng đàn, Cây đàn muôn điệu), uyển chuyển bồng bềnh (Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo thiên thai, Vẻ đẹp thoáng qua, Ý thơ,...) ngân nga trầm lắng (Tiếng gọi bên sông, Lời than của nàng Mỹ thuật, Đàn nguyệt...) nhưng có lẽ nhạc điệu cuồn cuộn trào dâng hơn cả là Nhớ rừng:

"Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng."

Và nhạc điệu ngân nga, trầm lắng của Giây phút chạnh lòng: "Năm tháng theo tiếng gọi lên đường

Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 11

Tóc lộng tơi bời gió bốn phương Mấy lúc thẫn thờ trông trời lại Để hồn mơ tới bạn quê hương"

Có thể nói ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện của văn học. Ngôn ngữ trong văn học nói chung, thơ Thế Lữ nói riêng được thi sĩ dày công mài giũa, tinh luyện từng âm từng chữ. Ngôn ngữ trên từng trang thơ của ông đầy tính hình tượng và hàm xúc, đạt đến điển hình cho sự tinh tuý của ngôn ngữ văn học. Vần cũng là yếu tố tạo nhịp làm tăng tính nhạc. Khác với thơ cổ điển, thơ Thế Lữ không bắt buộc lắm yêu cầu niêm luật hoặc có bỏ qua yêu cầu thanh điệu nhưng lại có sự kết hợp bằng - trắc hết sức độc đáo (điều này sẽ nói rõ hơn ở phần cấu trúc thơ).

Nhạc điệu là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật thơ trữ tình. Trong thơ Thế Lữ, nhịp điệu là sự lặp lại đều đặn và có sự đắp đổi các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ... nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới sáng tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu tạo chất say cho thơ. Nó vừa có cái xác định cụ thể, vừa như mơ hồ, xa xôi. Bởi vậy khi đọc những câu thơ trong bài Tiếng sáo thiên thai, Vũ Ngọc Phan nhận xét "Có thể nói tất cả những sự rung rinh, nhịp nhàng đều ẩn hiện trong các bài thơ của Thế Lữ. Người đọc cảm thấy cái buồn bát ngát như nghe một thứ âm nhạc lạ lùng kì diệu".

Có thể khẳng định nhạc điệu chung nhất trong thơ Thế Lữ là uyển chuyển, nhịp nhàng và du dương. Từ Nhớ rừng đến Cây đàn muôn điệu,

Tiếng trúc tuyệt vời... và Lời than thở của nàng Mỹ thuật, chúng ta đều bắt gặp bản hoà nhạc du dương đó:

"Em đứng em buồn cạnh khóm lau Khóm lau than trước gió đêm thâu Gió thâu khóc với trăng thâu lạnh Anh biết tình quân em ở đâu?"

Các câu thơ nối ý nhau liên tiếp, sự hiệp vần các từ au - âu móc dính vào nhau kéo đi như lớp sóng âm nhạc. Khiến nỗi nhớ thương, mong ngóng hiển hiện giữa trời đất mênh mông chẳng bao giờ nguôi.

Sự sinh động nhạc điệu còn thể hiện rất rõ trong hai câu thơ:

"Trời cao xanh ngắt, ô kìa

Hai con hạc trắng bay về bồng lai"

(Tiếng sáo thiên thai)

Hai chữ "ô kìa" được tách hẳn câu thơ tạo ấn tượng ngạc nhiên, lạ lẫm, nhạc điệu trở nên du dương, trầm lắng.

Như vậy, nhạc điệu là một yếu tố hết sức quan trọng làm nên diện mạo của phong trào Thơ mới nói chung và hồn thơ Thế Lữ nói riêng. Cái làm nên nhạc điệu trong thơ Thế Lữ là sự liên tưởng của tổ chức, âm thanh với cảm giác âm nhạc trong lòng người. Và chỉ khi nào nhận ra mối liên hệ ấy mới cảm thấy tính nhạc trong thơ Thế Lữ điêu luyện và đặc sắc biết nhường nào.

2.3. TIỂU KẾT

Thế Lữ, nhà thơ buổi ban đầu ấy đã đóng góp cho thơ ca Việt Nam về phương diện nghệ thuật thật độc đáo. Bên cạnh những bài báo mang tính lý thuyết Thế Lữ đã khẳng định sự có mặt của Thơ mới là một nhu cầu tất yếu bằng những thi phẩm của mình. Những thi phẩm ấy mới mẻ về nội dung, và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt những cách tân hết sức mới mẻ ở hình ảnh,

nhịp điệu, thể thơ, cách thể hiện cái tôi đã phá bỏ khuôn khổ của thơ cũ làm cho thơ ca mang một vẻ mặt mới, trẻ trung và tươi sáng với cách dùng ngôn ngữ sáng tạo, Thế Lữ đã làm cho những câu thơ của mình có nhiều ý tưởng táo bạo và kỳ lạ, nhịp và vần thay đổi tạo điều kiện cho nhà thơ có giãi bày tâm sự của mình một cách say sưa và phóng khoáng. Tất cả những điều ấy càng khẳng định công lao mở đường, khơi nguồn của Thế Lữ trong thời điểm Thơ mới đấu tranh với thơ cũ để giành thắng lợi.

Chương 3

THẾ LỮ VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT

3.1. THẾ LỮ VỚI THỂ LOẠI VĂN XUÔI MỚI

Thế Lữ là nghệ sĩ tiên phong với nghĩa trọn vẹn nhất của hai chữ tiên phong đó. Ông say mê với những bước mở đường, đắm say cùng hoa trái đầu mùa. Bản tính ấy giải thích những chặng đường trong văng nghiệp của Thế Lữ. Ông làm thơ mới khi Thơ mới chưa có nền, viết truyện trinh thám, truyện quái dị khi thể loại này chưa có móng. Và khi nền móng của thơ ca, của truyện trinh thám, ly kỳ đã vững rồi thì Thế Lữ lại chuyển sang xây kịch nói - một thể loại chưa có truyền thống trong văn học nước ta.

Nếu như trong thời kỳ rạng đông của Thơ mới, Thế Lữ đã đưa ra hoặc đã phát triển những cách tân phù hợp với nhu cầu của thời đại, mở đường cho bút pháp nhiều nhà thơ đến sau thì ở địa hạt văn xuôi, công lao của Thế Lữ cũng được khẳng định không kém. Ông là tác giả của những "truyện lạ" theo kiểu Etgopô và những truyện trinh thám mà "cho đến nay trong lịch sử văn học Việt Nam không thấy có tên tuổi nào đáng được xếp bên cạnh Thế Lữ trong loại sáng tác khá độc đáo này" [44-21].

Những truyện trinh thám, truyện đường rừng của Thế Lữ từ Vàng và Máu (1934); Bên đường Thiên lôi (1936)... đến Lê Phong phóng viên (1937); Mai Hương và Lê Phong (1937); Đòn hẹn (1939); Gói thuốc lá (1940); Gió trăng ngàn (1941); Trại Bồ Tùng Linh (1941) được các nhà nghiên cứu nhắc đến như một nhân tố quan trọng đã góp phần làm nên diện mạo riêng trong nghiệp thơ văn Thế Lữ.

Nguyên nhân khiến ngòi bút Thế Lữ hướng vào thể loại truyện trinh thám, truyện ma quái rùng rợn thì có nhiều nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu

vẫn là các bản tính giàu tưởng tượng, ưa khám phá trong ông. Thế Lữ từng tâm sự "Cái ý phá những lề lối trói buộc là nhất quán trong tôi - Trước đây khi tôi viết truyện, tôi cũng muốn phá thói quen ấy. Trong người mình chất chứa những tình cảm mạnh mẽ về yêu đương, nhưng đương thời có bao nhiêu người viết truyện tình rồi, mình còn viết làm gì nữa. Cho nên, tôi tìm kiếm về một phía khác, một mạch khác" [48-19].

Thêm nữa, Thế Lữ là một trong những nhà tân học đầu thế kỷ XX đã sớm tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền văn minh công nghiệp mà tiêu biểu là văn hoá Pháp. Ngay từ những năm 1929 - 1930, khi còn là sinh viên trường Mỹ thuật, Thế Lữ đã cùng với một số bạn bè như Vũ Đình Liên, Trần Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung, Ngô Bích San,... tổ chức một "Salon" văn chương nhỏ để tập viết văn quốc ngữ, dịch các tiểu thuyết nổi tiếng của Pháp ra Tiếng Việt. Những tác phẩm văn chương có giá trị của Pháp như: Những người khốn khổ của V.Huygô, Người đi đánh cá biển khơi của PieLôti, Không nhà của HectoMalô... đã được Thế Lữ cùng các văn sĩ trong "Salon" văn học của ông dịch và giới thiệu với độc giả Việt Nam. Công việc dịch thuật như vậy tất nhiên sẽ có ảnh hưởng nhất định đến văn xuôi của Thế Lữ đặc biệt là cách kết cấu tác phẩm đến cấu trúc câu văn... Sự ảnh hưởng này được biểu hiện rõ nhất trong những văn cảnh mà Thế Lữ miêu tả. Những cảnh rùng rợn ly kỳ trong truyện Thế Lữ có bắt nguồn từ cảm hứng khi ông dịch truyện nhưng cũng có thể cảm hứng từ cảnh rừng núi xứ Lạng - nơi ông đã sống suốt thời thơ ấu.

Cho dù những câu truyện trinh thám, truyện kinh dị Thế Lữ có bắt nguồn từ cảnh hứng sáng tạo nào đi nữa thì chúng ta đều phải thừa nhận một điều rằng ông là một văn sĩ có trí tưởng tượng dồi dào và một nhiệt huyết sáng tạo đến say mê.

Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam đầy biến động những năm 30, trong thời điểm các tác giả Việt Nam đang lao tâm khổ tứ tạo ra những cách tân phù hợp với xu hướng vận động của cuộc sống ở mọi lĩnh vực khoa học, văn xuôi Thế Lữ có những đóng góp đáng kể cho văn học Việt Nam 1930 - 1945 nói riêng và cho cả tiến trình văn học của đất nước nói chung.

Cùng với các văn sĩ lãng mạn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn và các nhà văn hiện thực phê phán, văn xuôi Thế Lữ đã góp phần làm cho văn học Việt Nam phong phú hơn về mặt thể loại.

Ở một thời điểm xã hội với những đổi thay sâu sắc và đứng trước một tầng lớp độc giả mới cả về nhận thức lẫn thị hiếu thẩm mĩ, thì những câu chuyện tình ngang trái trong văn chương Tự lực văn đoàn hay những cảnh đời mòn mỏi, tăm tối bùn lầy nước đọng trong văn học hiện thực phê phán được độc giả chấp nhận dễ dàng là một điều dễ hiểu. Còn những truyện trinh thám, truyện kinh dị của Thế Lữ được người ta "đón nhận và tìm đọc một cách thích thú" [44-21] thì chắc chắn phải có lý do riêng của nó. Những truyện trinh thám, ly kỳ ấy của Thế Lữ chắc hẳn không phải thuộc loại "tiểu thuyết ba xu...", "tiểu thuyết ăn dỗ tiền trẻ con" [48-51] như một số truyện trinh thám, kiếm hiệp đã xuất hiện trong các chợ trời văng chương lúc bấy giờ.

Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều đánh giá cao giá trị văn xuôi Thế Lữ, thậm chí nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan còn coi ông là "tiểu thuyết gia có biệt tài" [26-153].

Để làm sáng tỏ công lao của Thế Lữ ở loại sáng tác khá độc đáo này. Trong chương này chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng cách tiếp cận văn xuôi Thế Lữ ở mảng tiểu thuyết trinh thám và những truyện mang yếu tố "kinh dị" nhằm khẳng định công lao và vị trí tiên phong không chỉ ở lĩnh vực thơ ca mà ở cả địa hạt văn xuôi.

3.2. TRUYỆN TRINH THÁM

3.2.1. Nguồn gốc truyện trinh thám

Theo các nhà nghiên cứu, truyện trinh thám và truyện đậm yếu tố trinh thám hiện đại trên thế giới có lịch sử khoảng dưới hai trăm năm, xuất hiện gần như đồng thời ở nhiều nước vào đầu thế kỷ XIX với các tên tuổi tiêu biểu như nhà văn Mỹ E.A.Poc, nhà văn Pháp Onoréde Balrắc, các nhà văn Anh Saclơ Dickenxơ với các nhân vật thám tử siêu hạng Sherlock Holmes... Người được coi mở đầu là nhà văn Mỹ E.A.Poc do ông có những tác phẩm hoàn chỉnh sớm nhất về loại hình, gây ấn tượng sâu sắc bởi hình tượng viên thám tử danh Dupin.

Sau này, tiểu thuyết trinh thám rất phát triển ở Anh mà tên tuổi tiêu biểu là Agatha Chiristic (1890 - 1976) với hình tượng thám tử Hoccull Poirot. Lịch sử văn học thế giới cũng ghi nhận các tên tuổi khác nổi bật là nhà văn Pháp (gốc Bỉ) Geoges Simeron (1903 - 1989).

Truyện trinh thám hiện đại Việt Nam ra đời muộn, về cơ bản không có nguồn gốc bản địa mà ngay từ buổi đầu đã mô phỏng truyện trinh thám hiện đại phương Tây. Với Truyện trinh thám hiện đại đích thực Việt Nam là truyện kiếm hiệp, gọi theo kiểu dân gian là "truyện ba xu". Đó là những tập sách văn xuôi nhỏ của các tác giả Trường Xuân, Ngọc Cầm, Ngọc Lang... như Phi kiếm kỳ hiệp, Giang hồ nữ hiệp... đáp ứng nhu cầu giải trí của bạn đọc bình dân.

Ở nước ta vào những năm 20 của thế kỷ XX tiểu thuyết phiêu lưu võ hiệp trinh thám cũng xuất hiện ở Nam Bộ. Trong bước đầu của truyện trinh thám hiện đại Việt Nam số tác giả đích thực, thành danh không nhiều. Cùng với Phạm Cao Củng - nhà thơ Thế Lữ, tác giả loại hình huyễn tưởng với một số tác phẩm kinh dị có yếu tố trinh thám như Vàng và Máu (1934) là một trong hai người mở đầu loại hình văn học phiêu lưu bằng một số truyện trinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022