Thế Lữ Với Thể Loại Truyện Trinh Thám Ở Việt Nam

thám hấp dẫn với những phóng viên trinh thám tài hoa phong nhã đã gây được ấn tượng đẹp và thu hút được đông đảo tầng lớp độc giả lúc bấy giờ.

3.2.2. Thế Lữ với thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam

Như chúng ta đã biết, ở thời điểm mà Thế Lữ đưa những truyện trinh thám, truyện đường rừng vào văn học để thể nghiệm trên các "chợ trời" văn chương "bản xứ" cũng đã xuất hiện một số truyện được mệnh danh là truyện kiếm hiệp, trinh thám in mỏng theo từng kỳ như Kỳ phát của Phạm Cao Củng, Người nhạn trắng, Bông hoa rừng của Trường Xuân và Ngọc Kỳ... Mặc dù vậy truyện trinh thám của Thế Lữ được người đương thời đón nhận một cách thích thú hơn cả.

Sở dĩ Thế Lữ thành công hơn những nhà văn khác cùng thời ở thể loại truyện này là do Thế Lữ đã xây dựng được một cốt truyện với kết cấu chặt chẽ, đã đưa khoa học hiện đại vào cuối câu chuyện để soi sáng những cảnh huống ly kỳ rùng rợn mà ông đã đưa ra ở đầu câu truyện. Có lẽ chính cái cốt truyện ly kỳ hấp dẫn nhưng lại rất khoa học ấy đã làm những câu truyện trinh thám của ông trở nên mới lạ gần gũi độc giả hơn.

3.2.2.1. Cốt chuyện

Một tác phẩm tiểu thuyết là một công trình thẩm mỹ bao gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố hợp thành. Sự thành công của một cuốn truyện không phải chỉ cần có những sự kiện ly kỳ, những tình huống gay cấn, những bức tranh thiên nhiên đẹp gợi cảm mà cần có cốt truyện hấp dẫn.

Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện liên kết với nhau một cách nghệ thuật, phản ánh diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại của chúng nhằm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.

Trong văn học cổ, mối quan tâm hàng đầu của người viết truyện cổ tập trung vào cốt truyện. Xây dựng cốt truyện như thế nào cho hấp dẫn là vấn đề

quan trọng nhất đối với họ. Tác giả phải làm sao cho cốt truyện có những tình tiết éo le, sự kiện ly kỳ, tình huống phải gây cấn đầy kịch tính bộc lộ tính cách. Lấy cốt truyện làm chính với hàng chuỗi sự kiện kéo theo.

Với Thế Lữ thì khác hẳn. Muốn thưởng thức truyện trinh thám, truyện đường rừng của ông trước hết người đọc phải thích cái logic mà ông đã cố công gây dựng theo mạch phát triển của cốt truyện. Cái logic trong truyện Thế Lữ có lúc ngắn gọn khúc chiết nhưng có lúc lại dài dòng song đều là sản phẩm của lý luận trong sáng tác. Đây cũng là đặc điểm riêng của văn xuôi Thế Lữ, nó làm cho văn xuôi của Thế Lữ khác với văn xuôi của các nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thời đó là chuyện phong tục, tình cảm không cần logic. Trong tác phẩm Đoạn tuyệt, chàng Thân người chồng chết vì con dao rọc sách đâm đúng trái tim là không logic. Trong Nửa chừng xuân cuộc đời trôi nổi của cô Mai tại Hà Nội cũng không thuận lý Thế Lữ không đi vào con đường đó. ông viết truyện trinh thám dù hay dù dở đều phải hợp lý. Hợp lý trong từng chi tiết, thuận lý trong văn cảnh. Tính lôgic tạo thành một tiêu chí chung trong sáng tác của Thế Lữ. Tính logic quy định một kết cấu chuyện chặt chẽ, mạch truyện lôi cuốn, quy định câu văn, lời văn minh bạch khúc chiết làm nổi bật tính lý luận. Văn xuôi Thế Lữ hơn hẳn những tác phẩm cùng thời viết về đề tài trinh thám đường rừng bởi tính logic trong mỗi tác phẩm mà ông chú tâm tạo dựng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Vàng và Máu (1934) là một trong những truyện trinh thám đầu tiên được viết dưới bút pháp riêng có màu sắc khoa học.

Vàng và Máu là một câu chuyện Tàu để của hang Văn Dú từ lâu đã nổi tiếng là một hang thần. Thần núi thường hiển hiện tác hại, gây lắm sự khủng khiếp, khiến dân cả vùng đều sợ, lánh xa. Một hôm, có hai người Thổ mạo hiểm vào hang. Một người tử nạn còn người kia chạy kịp về Châu Nga Lộc, trình quan Châu một mảnh giấy có những lời chú kỳ dị. Nhờ mảnh giấy đó

Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 12

quan châu biết hang Văn Dú là nơi để của của một viên quan Tàu nhà Minh, ông bèn quyết đem gia nhân đi lấy của, tiến vào hang thần, gặp bao nhiêu hình ảnh chết chóc rùng rợn. Nhưng quan châu là người can đảm, lại không có óc mê tín, cho nên ông vững trí tìm ra được kho vàng, lại khám phá ra bí mật đã giết chết những người đến trước ông: những tảng đá cuội có trái thuốc độc, chớ chẳng phải bùa phép thần thánh gì cả.

Cái đặc sắc của cốt truyện đã làm cho nhóm Phong hoá để ý đến tác giả và kết nạp đó là cái chủ ý đề cao khoa học. Truyện lúc đầu có vẻ quái đảm, rùng rợn nhưng không thần bí hoang đường mà trái lại đề cao sự tin tưởng vào khoa học, vào trí người. Ông quan Châu ở đây, để đối phó với hang Văn Dú, để tìm ra vàng bạc cất giấu, không dùng đến thầy mo cúng bái, không tin vào phép yểm độc người đọc chú. Ông sử dụng óc quy nạp, thâu tóm mọi tài liệu để dựng lại câu chuyện, để giải thích hiện tượng, óc quan sát và thực nghiệm để tìm ra nguyên nhân của sự chết người. Khái Hưng viết trong bài tựa "Không có gì xảy ra mà không hợp luật lệ, không một kết quả nào mà không có nguyên chắc chắn, vững vàng". Có lẽ Thế Lữ đã áp dụng đúng phương châm "đem phương pháp khoa học Thái - Tây áp dụng vào văn chương Việt Nam" nên cốt truyện của ông luôn hấp dẫn, cuốn hút được đông đảo giới bạn đọc hồi bấy giờ.

Song Vàng và Máu còn có những cái đáng kể khác về nghệ thuật. Truyện hấp dẫn, ly kỳ mà xây dựng giản dị có tính cách một tấn bi kịch đòi hỏi một giải kết. Với cốt truyện như thế, với các kể đầy lôi cuốn, giàu hình ảnh gợi cảm, Vàng và Máu trở nên một hiện tượng rất lạ, rất mới ngay từ khi vừa ra đời đã để lại dư âm đến nhiều năm sau. Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Vàng và Máu” của Thế Lữ là một tiểu thuyết mà tác giả tỏ ra một văn gia có biệt tài. Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Thế Lữ đã lên tới một trình độ cao". Lê Huy Oanh cho rằng "Với thi phẩm Mấy vần thơ, ông là một thi sĩ rất lớn; còn

với Vàng và Máu ông đáng được coi là một trong những tiểu thuyết gia đại tài của xứ sở chúng ta"[190]. Sau này Phan Trọng Thưởng đã nhấn mạnh một cách khái quát và đầy đủ: "Với loại truyện ly kỳ rùng rợn, không biết ông có phải là tác giả đầu tiên hay không? Nhưng với Vàng và Máu (1934) ông có thể được coi là tác giả đạt đỉnh cao nghệ thuật của loại truyện này. Cùng với Lan Khai và một vài tác giả khác chuyên viết về các loại truyện đường rừng, bí hiểm. Văn xuôi Thế Lữ mở ra một khuynh hướng mới của văn chương Tự lực văn đoàn. Diều dáng chú ý là sự thay đổi về thể loại ở Thế Lữ đồng thời kéo theo cả sự thay đổi về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông" [171].

Vàng và Máu, tác phẩm đầu tay dù đã có những thành công đáng kể nhưng đó mới chỉ là truyện bí mật, truyện kể mạo hiểm đi tìm kho báu, nó còn ít tính điều tra, dựng "mưu mẹo" nhà nghề phải đến những truyện in tới tấp trên báo kiểu như Lê Phong phóng viên, Những nét chữ (1937), Đòn hẹn (1937), Gói thuốc lá (1940) thì tính trinh thám của truyện và khả năng của tác giả mới thực sự bộc lộ.

Với bút pháp rất riêng, mang màu sắc khoa học, Thế Lữ đã không huyền bí hoá câu chuyện mà biết kết hợp giữa những yếu tố ly kỳ huyền bí và sự thật đem nó soi sét dưới ánh sáng khoa học tạo cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn,...

Gói thuốc lá là một truyện trinh thám khá nổi tiếng của Thế Lữ. Một vụ án ly kỳ, bí hiểm với nhiều tình tiết bất ngờ cuốn hút người đọc. Bên cạnh xây dựng một nhân vật Lê Phong phóng viên trinh thám tài ba sắc sảo. Thế Lữ đã rất thành công trong việc xây dựng cốt truyện.

Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cái chết của nhân vật Đường. Tác giả rất khéo léo sắp đặt các tình tiết một cách logic tạo một cốt truyện rất độc đáo Mở đầu chuyện là cái chết bí hiểm của nhân vật Đường với một con dao cắm ngập tới chuôi ở sau lưng và tấm danh thiếp úp trước mặt với dòng chữ kỳ dị. Người đọc bắt đầu hồi hộp, đặt câu hỏi ai là người giết Đường và giết để làm gì? Tác giả khéo dẫn dắt đánh lạc hướng để đưa người đọc đi từ hồi hộp này

đến hồi hộp khác. Trước khi Đường chết, đường có gửi một bức thư cho Lê Phong. Trong thư Đường cầu cứu Lê Phong giúp anh ta trả thù Nông Anh Tăng do mối thù ngày xưa để lại. Cùng lúc đó Nông Anh Tăng lại đến gặp Lê Phong và để lại tấm danh thiếp. Tăng tỏ ra kinh ngạc và sợ hãi khi nghe tin Đường bị giết. Tăng đã bằng lòng đi với Lê Phong và Bình đến nơi xảy ra vụ án nhưng khi ra ôtô Tăng đã đấm Bình và bỏ trốn.

Đọc đến đây chúng ta có thể khẳng định người giết chết Đường là Nông Anh Tăng nhưng tác giả đặt tiếp cốt truyện dưới con mắt tài ba của nhà trinh thám Lê Phong. Lê Phong đã lập ra một kế hoạch hành động có sự giúp đỡ của phóng viên Mai Phương và một vài người tin cậy. Lê Phong đã tạo ra một hiện tượng giả và bắt được hung thủ giết người là Đinh Võ Thạc - một người bạn cùng ở với Đường nhằm chiếm đoạt lại vé số trúng thưởng.

Với cốt truyện hấp dẫn truyện trinh thám của Thế Lữ đã thu hút được đông đảo giới độc giả lúc bấy giờ. Chỉ trong vòng vài năm mà cuốn sách đã được tái bản tới 5, 6 lần.

Những nét chữ là câu chuyện có cốt truyện rất hấp dẫn. Đã lâu không gặp vụ án nào, Lê Phong chuyển sang viết tiểu thuyết tình cảm. Tác phẩm của anh được phái nữ rất ham mộ, thư từ tới tấp gửi đến. Trong số đó Lê Phong chú ý đến một bức thư với lời lẽ văn hoa lãng mạn tình tứ. Điều bất giờ Lê Phong đã đoán ra được một bức thư của một người đàn ông giả gái. Anh lập tức trả lời. Hai ngày sau có một thanh niên đến toà soạn xin gặp Lê Phong nhờ tìm ra manh mối về cái chết của người em gái chết cách đó 3 năm.

Sau một thời gian điều tra tìm hiểu, bí mật về cái chết của Mai được Lê Phong khám phá. Đỗ Lăng là bạn của Đào Văn Khương, anh của Mai. Cô chơi thân và tâm sự nhiều chuyện với Lăng. Trong đó có cả việc cô từng tham gia hội kín với các bạn gái nhưng sau thấy không hợp lệ Mai xin ra khỏi hội và hội đó cũng tan. Nhưng Mai luôn bị ám ảnh bởi những truyện trả thù trên

sách báo nên Mai thường xuyên lo sợ. Mỗi lần như thế Mai lại tìm cách giải thích, động viên, an ủi Mai. Lăng càng yêu Mai. Đến một hôm Lăng viết thư cho Mai thú nhận mình là con trai và bày tỏ tình yêu với Mai, Mai từ chối, Mai vốn âm thầm đau khổ vì đã yêu Khương từ lâu nhưng không hề biết mình là con nuôi của bố mẹ Khương.

Câu chuyện bắt đầu xoay quanh tình tiết bất ngờ khi Đỗ Lăng nghĩ cách viết một bài thơ đặc biệt theo lỗi của hội kín ghép Mai vào tội phản bội và xử chết. Mai quá hoảng sợ nên đã uống thuốc tự tử. Khi nghe Lê Phong giải thích Đỗ Lăng mới biết được sự thật, Anh vô cùng đau khổ.

Tóm lại: Với cốt truyện hết sức độc đáo, mới mẻ với nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn. Thế Lữ đã đem lại cho tiểu thuyết trinh thám của mình một dáng vẻ rất riêng, được đông đảo độc giả đón nhận như một thể tài hết sức mới mẻ của văn học giai đoạn này.

3.2.2.2. Nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm luôn trở thành phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực, là yếu tố cơ bản của một truyện ngắn hay một tiểu thuyết. Là một tác giả tiên phong của trào lưu văn học lãng mạn và là một thành viên trong nhóm Tự lực văn đoàn, hơn ai hết Thế Lữ luôn dành cả tâm huyết của mình cho sự nghiệp đổi mới văn học theo hướng hiện đại hoá.

Trong khi các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo đang hướng ngòi bút của mình vào những mối tình lãng mạn vào hình ảnh những "cô gái mới" dám dũng cảm đứng lên chống lại những ràng buộc khắt khe của Lễ giáo phong kiến hủ lậu, trong khi các nhà văn hiện thực - phê phán đang ra sức tố cáo xã hội phong kiến thối nát bằng việc xây dựng những hình tượng nhân vật bị đầy đoạ thì Thế Lữ bổ sung thêm cho văn học giai đoạn này một số hình tượng nhân vật mới. Đó là hình ảnh

nhà trinh thám, hình tượng nhân vật Thổ Mán và những nhân vật nửa hư nửa thực trong các truyện trinh thám, truyện đường rừng.

Lê Phong phóng viên, Mai Hương và Lê Phong, Đòn hẹn... là những truyện trinh thám trong đó Thế Lữ đã cố gắng đưa ra những tìm tòi khám phá cho loại nhân vật trinh thám khá mới lạ với văn học Việt Nam ở giai đoạn này. Mặc dù ở loại truyện này, Thế Lữ không mấy thành công bởi nhân vật trinh thám của ông "tra xét và dò thám như trong mây mù, chỉ thấy hiện lên ở lời nói, ít khi ở việc làm" [26-148]. Nhưng những nhân vật trinh thám của Thế Lữ có thể trở thành những hình tượng mẫu gợi trí sáng tạo cho những nhà tiểu thuyết trinh thám sau Thế Lữ.

Lê Phong và Mai Hương và một số nhân vật trinh thám khác của Thế Lữ là những nhân vật lãng mạn tuân theo duy lý. Nhân vật phóng viên trinh thám Lê Phong mang dáng dấp hình tượng thám tử danh tiếng Sherlock Holmes trong tác phẩm của nhà văn Anh Arthuz Canon Doyle. Thế Lữ dồn hết niền tin, kỳ vọng vào Lê Phong nhân vật chủ yếu của ông và xây dựng hình tượng này thành một mẫu hình lý tưởng. Lê Phong là một chàng trai hào hoa, phong nhã, tận tuỵ với nghề phóng viên trinh thám đầy bất trắc mà anh yêu thích đến say mê. Anh vừa sắc lanh, quyết đoán, tỉ mỉ vừa tinh tế, mơ mộng thoáng nhẹ chút hài hước ý nhị, si tình và đắm đuối trước người đẹp. Óc phán đoán, khát vọng khám phá trước tiên và một mình một cái mới, khả năng tìm ra cái không bí mật, không khó hiểu trong cái bí mật, khó hiểu của một thiên năng đã giúp anh làm tốt trọng trách của người phóng viên trinh thám tại một tờ báo vào loại danh tiếng nhất. Anh "nghĩ nhanh và làm nhanh" biết rõ "phép dò hỏi, đường suy xét, lối lập thuyết", dám đua tài và đã mấy lần thắng thanh tra chuyên nghiệp và thám tử tài danh Lê Phong từng nói: "Anh thì chỉ nghe tiếng bàn nhau mới hiểu được họ làm những gì. Tôi thì không thể, tôi trông được cả những lời họ bàn nhau". Tác giả giới thiệu với độc giả

một nhân vật lãng mạn đáng ở thời hiện đại nhưng có dáng vẻ "một nhà hiệp khách của tiểu thuyết" (Đòn hẹn).

Thế Lữ đi tìm cái đẹp, chỉ vì cái đẹp thì nhân vật của ông xem nghề phóng viên trinh thám cũng là một nghệ thuật, là cái đẹp, anh ta không quan tâm đến những cái gì khác ngoài làm nghề một cách có nghệ thuật, làm cho đẹp, làm càng khó thì giá trị của việc làm, của nghề nghiệp càng cao. Lê Phong từng tâm sự... "Tôi vẫn thấy đời giản dị quá và sự bí mật có một ý nghĩa nghèo nàn đối với tôi trong những lúc bệnh tình này..." (Gói thuốc lá) hoặc "Tôi thích các anh chúc cho gặp toàn những sự khó khăn, rắc rối, bị bắt cóc nữa càng hay" (Lê Phong phóng viên). Không thấy ở Lê Phong nỗi xót xa, cảm thông trước cảnh mất mát của người đời khi anh chứng kiến, tham gia điều tra vụ án mà chỉ thấy niềm vui đắc thắng ở một cháng trai luôn trải chuốt, lịch sử khi điều bí mật được mở nút, được giải toả một cách nhanh chóng khôn khéo, rất khoa học.

Sự có mặt của Mai Hương làm cho tác phẩm trinh thám của Thế Lữ tăng sức lôi cuốn. Mai Hương là con gái cưng trong một gia đình giàu có, là nữ sinh trường Albert Sarraut, một tài tử diễn kịch, Mai Hương sinh ra những chỉ để tô điểm cho Lê Phong. Mai Hương là một hình tượng trong hệ thống hình tượng mỹ nữ của Thế Lữ. Cặp đôi Lê Phong - Mai Hương là kiểu quan hệ trai tài - gái sắc tiểu tư sản thơ mộng đậm màu sắc lãng mạn của chủ nghĩa thời hiện đại gặp gỡ phần nào mô hình tình yêu tài tử - giai nhân trong văn học truyền thống Việt Nam.

Bên cạnh xây dựng hình tượng những nhà trinh thám nổi danh, Thế Lữ cũng rất thành công với những nhân vật Thổ Mán (Vàng và Máu, Một đêm trăng) những nhân vật vừa hư vừa thực (Lưỡi tầm sét, Bồ Tùng Linh) nhưng chúng ta vẫn khẳng định "Thế Lữ là người đã vẽ nét phác thảo đầu tiên cho

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí