Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 30





1784


mặc đồ tang, trước khi chính thức để tang).

B4

Bùi Huy

Bích

Văn tế chị/

1801


Chép trong Hoàng Việt văn tuyển (Theo

Nguyễn Thị Hiền [55; 354])

B5

Bùi Huy Bích

Văn tế Bùi Cư/ 1809


Chép trong Hoàng Việt văn tuyển ([Theo Nguyễn Thị Hiền [54; 354]) Bùi Cư là con Bùi Huy Bích, mất sớm. Bùi Huy Bích

thương xót làm bài văn tế con.

B6

Bùi Huy

Bích

Văn tế Bùi

Trực/ 1815


Chép trong Hoàng Việt văn tuyển (Theo

Nguyễn Thị Hiền [55; 354])

B7*

Nguyễn Quang Bích (1832-

1890)

Khốc Hiệp đốc quân vụ Nguyễn đại thần văn/ 1887

Hán/ tứ ngôn trường thiên

[79, T19; 357] Nguyễn đại thần tức Nguyễn Văn Giáp (?-1887), làm quan đến chức Bố chánh Sơn Tây. Sau khi Pháp hạ thành Sơn Tây (1883), ông bỏ quan về tập hợp nghĩa quân chống giặc, trở thành thủ lĩnh xuất sắc trong phong trào chống Pháp cuối XIX. Ông hợp lực với Nguyễn Quang Bích, được vua Hàm Nghi bổ Tuần phủ Sơn Tây, Hiệp đốc quân vụ đại thần. Khi

ông mất, Nguyễn Quang Bích làm văn tế.

B8

Nguyễn Cao (1828-

1887)

Tế Lê phu nhân Chất Khanh văn/

1885

Hán/ cổ phú lưu thuỷ

[20; 69] Văn của Nguyễn Cao (tức Nguyễn Thế Cao) tế vợ họ Lê, hiệu là Chất Khanh.

B9*

Lê Khắc Cẩn (1833-

1874?)

Phụng nghĩ tứ tế tiết thứ chinh di trận vong tướng sĩ văn/ XIX

Hán/ cổ phú tản thể

[4; 111b], [79, T17; 888] Trong mấy trận đánh Pháp năm 1859-1860, nhiều chiến sĩ của ta tử trận ở Đà Nẵng và Gia Định. Vua Tự Đức sai quan đặt tuần tế, giao cho Lê Khắc Cẩn và Phạm Thanh (1821-?) thay mình viết 2 bài văn tế, đều bằng chữ Hán.

Đây là một trong hai bài.

B10* B11* B12*

Phan Bội Châu (1867-

1940)

- Văn tế Phan Chu Trinh ở Huế/ 1926

- Văn tế cụ Tây Hồ ở Đà Nẵng/ 1926

- Văn tế cụ Tây Hồ ở

Quảng Ngãi/ 1926

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 296-310] Chí sĩ Phan Chu Trinh (1872-1926) mất ở Sài Gòn, từ bắc đến nam đều thương tiếc. Khi ấy Phan Bội Châu (1867-1940) bị đưa về giam lỏng ở Huế, ông thay mặt đồng bào Huế làm một bài văn tế. Ông còn viết 2 bài văn tế Nôm khác tế Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

B13*

Phan Bội Châu

Phan Tây Hồ tiên sinh tế văn/ 1926

Hán/ luật phú độc vận

[124; 304] Ngoài 3 bài văn tế Nôm, Phan Bội Châu còn làm bài văn tế bằng chữ Hán này để tế Phan Chu Trinh. Điều này cho

thấy tình cảm của Phan Bội Châu đối với Phan Chu Trinh vô cùng sâu đậm.

B14

Phan Bội Châu

Văn tế Tiểu La Nguyễn

Thành/ 1911

Nôm/ tản văn

[124; 338] Nguyễn Thành (1863-1911) là người thông minh, yêu nước và có chí khí.

Năm 1885 hưởng ứng phong trào Nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 30







Hội đánh Pháp. Ông là người có công lớn thành lập tổ chức Duy tân. Năm 1908, ông bị giặc bắt, bị đày đi Côn Đảo 9 năm. Ông

đau buồn qua đời tại đây năm 1911.

B15

Phan Bội Châu

Văn tế Bắc Kỳ nhân nhân chí sĩ chư vị trận tiền hi sinh liệt vị

thần linh

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 41] Văn tế các vị thần linh là nhân nhân chí sĩ Bắc Kỳ hi sinh ngoài chiến trận.

B16*

Phan Bội Châu

Văn tế cô hồn ngày 23/5 ở kinh thành Huế

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 358] Do không chịu được sự o ép, đe doạ của Pháp, đêm 22/5/1885, Tôn Thất Thuyết truyền lệnh tấn công doanh trại giặc tạo nên vụ binh biến chấn động kinh thành. Việc không thành, nhiều dân quân hi sinh. Bài văn tế của Phan Bội Châu nhắc lại sự kiện ấy và bày tỏ lòng xót thương những

người đã hi sinh.

B17

Phan Bội Châu

Văn tế trung hồn chư vị tập binh tiên liệt

ở mọi xứ

Nôm/ luật phú độc vận

[127; 44] Văn tế hồn trung của các vị có công nghiệp ở đời trước khắp mọi nơi.

B18

Phan Bội Châu

Văn tế trung hồn tuyền nước từ đời

Tự Đức đến nay

Nôm/ luật phú độc vận

[125; 73] Văn tế hồn trung cả nước từ đời vua Tự Đức đến nay.

B19*

Phan Bội Châu

Văn tế dân làng Cổ Am bị nạn hoả thiêu ngoài

Bắc Kỳ

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 315] Bài này tế dân làng Cổ Am bị giặc Pháp phóng hoả vì liên can việc chứa chấp Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.

B20*

Phan Bội Châu

Văn tế đồng bào Nghệ Tĩnh bị chết vì lụt bão

Nôm/ luật phú độc vận

[21; 112] Năm 1929, Nghệ An và Hà Tĩnh bị bão lụt. Do bọn đế quốc không chú ý việc phòng chống thiên tai và cứu nạn nên nhân dân thiệt hại rất nhiều về người và của. Phan Bội Châu làm bài văn này khóc

thương người dân.

B21*

Phan Bội Châu

Văn tế đồng bào bị nạn lụt ở Bình Phú

Nôm/ luật phú độc vận

[21; 115] Khoảng năm 1929-1931, miền Trung thường bị bão lụt. Nhân dân Bình Định, Phú Yên cũng chịu chung số phận, đời sống nhân dân vô cùng khổ sở. Những bài văn tế của Phan Bội Châu thể hiện cao độ lòng đau thương và tinh thần nhân đạo

dành cho đồng bào.

B22*

Phan Bội Châu

Văn tế người lái xe bị nạn

chết

Nôm/ luật phú

độc vận

[124; 349]



B23*

Phan Bội Châu

Văn tế tám người chết vì thành đổ ở

Thượng Tú

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 362]

B24*

Phan Bội Châu

Văn tế vong linh mấy người bị nạn xe lửa ở Đá

Bạc

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 366]

B25*

Phan Bội Châu

Văn tế Thai Xuyên Trần Quý Cáp/ đầu XX

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 343] Trần Quý Cáp (1870-1908) đỗ

Tiến sĩ khoa Giáp thìn 1904. Ông là người có tư tưởng tiến bộ, bài xích cái học khoa cử, đề xướng tân học cứu quốc. Năm 1908, sau cuộc dân biến Quảng Nam, ông bị bắt và lãnh án chém tại Khánh Hoà. Nhiều nhân sĩ thương tiếc làm thơ văn điếu ông,

trong đó có Phan Bội Châu.

B26


B27

Phan Bội Châu

- Văn tế Phạm Hồng Thái/ 1925


- Văn tế Phạm liệt sĩ Hồng Thái

Nôm/ luật phú độc vận

- [124; 60] Phạm Hồng Thái (1896-1924)

là một thanh niên yêu nước. Năm 1924, nghe tin Toàn quyền Đông Dương M.Merlin sang Nhật điều đình để trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam, Phạm Hồng Thái được cử đi ám sát Merlin. Merlin chỉ bị thương nhẹ, còn ông bị bọn cảnh vệ đuổi rát nên gieo mình xuống sông tự tử.

- [127; 58]

B28

Phan Bội Châu

Văn tế cụ Cử Can

Hán/ luật phú độc vận

[127, 50] Chí sĩ Lương Văn Can (1854- 1927) đỗ Cử nhân nhưng chỉ ở nhà dạy học. Ông là 1 trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục truyền bá tư tưởng mới, kích thích lòng yêu nước và chí tự cường của dân tộc. Sau khi ông mất, Phan Bội Châu vì cảm phục và thương tiếc mà

làm bài văn tế này.

B29

Phan Bội Châu

Văn tế Nguyễn Sĩ Sách

Tản văn

[127; 60] Nguyễn Sĩ Sách (1907-1929) làm giáo viên tiểu học, tham gia hội Phục Việt rồi đảng Tân Việt. Bị Pháp bắt xử tù chung thân. Tại nhà lao Lao Bảo, ông cùng bạn tù

đấu tranh chống lại chế độ nhà tù dã man của Pháp và đã hi sinh.

B30

Phan Bội Châu

Văn tế Nguyễn Thượng Hiền

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 312] Nguyễn Thượng Hiền (1868- 1925) đỗ Hoàng giáp năm 24 tuổi. Làm quan đến Toản tu quốc sử, Đốc học Ninh Bình. Năm 1907, ông bỏ quan sang Nhật hưởng ứng phong trào Đông Du, cùng

Phan Bội Châu lo việc cứu nước. Đại sự







không toại nguyện, ông đau xót bỏ sang Trung Quốc vào tu ở chùa Thường Tịch

Quang rồi mất tại đó.

B31

Phan Bội Châu

Văn tế Cô Giang

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 318] Cô Giang (?-1930) là người yêu của Nguyễn Thái Học (1901-1930). Khi Nguyễn bị xử tử ở Yên Bái, cô bí mật đến nhìn mặt lần cuối. Sau khi thấy người yêu can đảm bước lên máy chém, cô về quê

thăm hỏi gia đình rồi dùng súng lục tự sát.

B32

Phan Bội Châu

Văn tế Đặng Nguyên Cẩn và Đặng Thúc Hứa

Nôm/ luật phú độc vận

[21; 105] Đặng Nguyên Cẩn (1867-1923) và Đặng Thúc Hứa (1870-1931) là 2 anh em ruột, cùng hoạt động cách mạng với Phan Bội Châu. Năm 1908, Đặng Nguyên Cẩn bị bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1921 được tha về nhưng sức khoẻ giảm sút và mất tại quê nhà năm 1923. Khi anh bị bắt,

Đặng Thúc Hứa trốn sang Thái Lan. Ông mất năm 1931.

B33*

Phan Bội Châu

Văn tế vong linh “Trung Kỳ ái hữu hội” ở trong

Nam

Nôm/ luật phú độc vận

[124; 352] Trung Kỳ ái hữu hội trong Nam lập đã lâu, hội sở mượn nơi nhà thờ Phan Chu Trinh. Nay có hội sở mới, Phan Bội Châu làm bài văn tế mừng này.

B34

Phan Bội Châu

Văn tế Tào Nhữ Tùng

Nôm/ luật phú độc vận

[127; 47] Tào Nhữ Tùng là 1 thanh niên tân học, có chí khí và yêu nước. Trong 1 chuyến về quê Hà Tĩnh, xe bị đổ tại Đèo Ngang, anh tử nạn. Cụ Phan rất thương tiếc làm bài văn này tế anh, đồng thời gửi lời

tâm huyết đến các bạn trẻ.

B35

Phan Bội Châu

Văn tế chị Lương Vạn

Xuân

Nôm/ luật phú

độc vận

[127; 48]

B36*

Mạc Đĩnh Chi (1272-

1346)(1)

Văn tế một vị công chúa

Hán/ tán

[21; 5] Mạc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc. Một hôm có 1 vị công chúa mất. Mạc Đĩnh Chi vào viếng thì 1 viên quan Trung Quốc đưa cho ông tờ giấy bảo đọc bài văn tế. Nhìn vào giấy thấy có 1 chữ nhất, ông liền

đọc bài văn tế này.

B37*

Nguyễn Khoa Chiêm (1659-

1736)

Bảng Trung hầu tế sư Tuyên Quang Lưu thủ văn/ XVIII

Hán/ luật phú độc vận

[5; 3a] Quan Lưu thủ là người “thông thi thư, rành thao lược”, “trau dồi đức hạnh, cư xử khoan nghiêm”, được mọi người kính tín. Ông lập nhiều chiến công ở các mặt trận Hưng Hoá, Tuyên Quang, đồng thời đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Khi ông mất, học trò là Nguyễn Khoa


1 Theo Nguyễn Q.Thắng, Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280, mất năm 1350 [120; 600]. Ở đây chúng tôi theo Từ điển văn học bộ mới [57; 934].







Chiêm làm bài văn tế thầy.

B38*

Nguyễn Khoa Chiêm

Bảng Trung hầu tế tâm hữu Thuần Trung hầu văn/ XVIII

Hán/ luật phú độc vận

[5; 4a] Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm tế Thuần Trung hầu (chưa khảo được là ai). Hai người là bạn thân, từ nhỏ đã học chung trường, trưởng thành cùng vào triều làm quan. Thuần Trung hầu chẳng may mất sớm, Nguyễn Khoa Chiêm

làm bài văn này tế bạn.

B39*

Nguyễn Đình Chiểu (1822-

1888)

Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn/ XIX

Nôm/ luật phú độc vận

[21; 76], [52, T2; 145] Trong trận đánh với Pháp và bọn tay sai đêm 16/12/1861 tại Cần Giuộc, ta đốt nhà thờ nhà giảng của chúng, chặt đầu Quan hai Pháp, đâm trúng Tri huyện Việt, giết được một số lính Chà Và và Ma Ní. Nhiều nghĩa quân của ta cũng đã anh dũng hi sinh. Nguyễn Đình Chiểu viết bài này thể hiện lòng thương xót và bày tỏ thái độ yêu thương, kính phục đối

với người nghĩa sĩ nông dân.

B40*

Nguyễn Đình Chiểu

Tế Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn/ XIX

Nôm/ luật phú độc vận

[21; 85], [52, T2; 108] Nguyễn Đình Chiểu viết bài này vào khoảng 1870, khi Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ. Tác giả nhớ đến những liệt sĩ đã hi sinh cho đất nước

mà làm bài này, lời lẽ rất lâm li, cảm động.

B41*

Nguyễn Đình Chiểu

Tế Trương tướng quân văn (Văn tế Trương Định)/ XIX

Nôm/ luật phú độc vận

[21; 80] Trương Định (1820-1864) chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp, đánh thắng nhiều trận ở Gia Định. Nghĩa quân tôn ông là Bình Tây đại nguyên soái. Giặc Pháp rất sợ uy ông. Năm 1864, ông bị Việt gian chỉ điểm. Sau 1 trận chiến đấu vô cùng anh dũng, ông bị trọng thương nên rút gươm tự sát. Nguyễn Đình Chiểu hay tin đã viết bài

văn tế ông.

B42*

Nguyễn Đình Chiểu (Tú

Chiểu)

Chúng tử tế mẫu văn/ XIX

Nôm/ luật phú độc vận

[116; 66] Có lẽ tác giả làm hộ.

B43*

Nguyễn Hữu Chỉnh (?-1787)

Văn tế chị/ XVIII

Nôm/ tản văn cổ

[21; 38] Chị của Nguyễn Hữu Chỉnh (?- 1787) là vợ của Phạm Nguyễn Du (1739- 1786) Tiến sĩ thời Lê mạt. Bà mất năm 29

tuổi, Nguyễn Hữu Chỉnh làm bài văn tế khóc thương chị.

B44*

Nguyễn Chuân (1849-?)

Văn tế cha vợ/ XIX

Nôm/ luật phú độc vận

[32; 112] Nguyễn Chuân đỗ Tú tài năm 1891, đỗ Cử nhân năm 1894, làm quan đến chức Huấn đạo. Chưa biết bài văn tế này ông viết cho mình hay viết hộ người khác. Dù sao tình ý trong bài cho thấy tác giả là

người đôn hậu hiếm có.

B45

Lê Duy

Cảnh Hưng

Hán/

[13; 1b] Cảnh Hưng là niên hiệu của Lê




Diêu (Lê Hiển Tông) (1740-

1786)

hoàng thượng tế Chiêu nghi văn/ XVIII

luật phú độc vận

Hiển Tông, vua thứ 26 triều Hậu Lê. Chiêu nghi (chức danh gọi thiếp của vua, chưa rò là ai) của ông qua đời, ông làm bài này khóc thương vợ.

B46*

Nguyễn Quang Diêu (1880-

1936)

Văn tế cha/ đầu XX

Nôm/ luật phú độc vận

[51; 159] Bài văn tế do Nguyễn Quang Diêu viết hộ ông Phan Thành Tựu tế cha.

B47*

Nguyễn Quang Diêu

Sui trai tế thân mẫu sui gái

Nôm/ luật phú độc vận

[51; 161] Thân mẫu ông sui gái mất trước khi hai bên kết thông gia. Trong lễ tuần giáp năm, ông sui trai vốn là đồng chí của Nguyễn Quang Diêu nhờ ông Nguyễn làm

thay bài văn tế này để tế bên nhà sui gái.

B48

Nguyễn Quang Diêu

Tế đức Giáo tông Cao Đài giáo (Văn tế Lê Văn Trung)/ 1935

Nôm/ luật phú độc vận

[51; 163] Sau khi đức Quyền giáo tông Cao Đài giáo Lê Văn Trung (1875-1934) viên tịch được 1 năm, đại diện Cao Đài giáo khu Tân Châu nhờ Nguyễn Quang Diêu viết bài văn tế này trong dịp kỉ niệm

chu niên.

B49* B50

Phạm Nguyễn Du (1739-

1786)

- Vọng chúc văn/ 1772


- Chúc văn/ 1772

Hán/ tứ ngôn tao thể


Hán/ Tản văn

[79, T10A; 317, 330] Năm 1772, khi Phạm

Nguyễn Du làm quan ở bộ Lại thì hay tin vợ là Nguyễn Thị Đoan Hương mất ở Hữu Pha đường (nơi 2 vợ chồng ông ở). Hai bài văn này được làm sau lễ thành phục, chép trong Đoạn trường lục (Ghi lại nỗi đau đứt

ruột).

B51*

Phạm Nguyễn Du

Tế Hữu Đốc thị Nguyễn Phùng Hiên (Văn tế Nguyễn Phùng Hiên)/ XVIII

Hán/ phú lưu thuỷ pha tao thể

[77; 220] Phùng Hiên tên là Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785), danh sĩ, danh thần thời Hậu Lê. Nguyễn Huy Quýnh và Phạm Nguyễn Du là đôi bạn thân. Nguyễn Phùng Hiên giữ chức quan nhỏ ở biên cương nên 2 người xa cách nhau 1 thời gian dài. Một ngày kia, Phạm Nguyễn Du được tin bạn bệnh cũ tái phát, sau đó lại được tin bạn bệnh nặng, không bao lâu sau thì mất. Cái chết của bạn quá nhanh chóng khiến Phạm Nguyễn Du bàng hoàng đau xót, làm bài

văn này điếu tế từ xa.

B52*

Nguyễn Du (1765-

1820)

Chiêu hồn văn (Văn chiêu hồn; Văn tế thập loại chúng sinh)/ XVIII- XIX

Nôm/ song thất lục bát

[47; 117], [147; 401] Nhân ngày rằm tháng 7, Nguyễn Du làm bài văn tế này một mặt bày tỏ xót thương đối với các cô hồn, đồng thời cũng cho thấy cảnh sa đoạ của giai cấp cầm quyền và cuộc sống khổ ải của người dân dưới chế độ phong kiến. Qua đó cũng nêu lên quan điểm “vạn cảnh giai không”

của Phật giáo trong tư tưởng của ông.



B53*

Nguyễn Du

Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ/ XVIII-XIX

Nôm/ luật phú độc vận

[79, T12; 869], [21; 23] Nguyễn Du đến

làng Trường Lực chơi với bạn là Nguyễn Huy. Hai người dan díu với 2 cô Uy, Sạ và đã nặng lời thề thốt. Đi lại với nhau được 2 năm, sau đó 2 cô đi lấy chồng, 1 cô lấy người cày ruộng, 1 cô lấy lính. Nguyễn Du vừa tiếc vừa tức làm bài này tế sống 2 cô.

B54*

Đào Phan Duân (1865-

1947)

Văn tế mẹ/ 1921

Nôm/ luật phú độc vận

[32; 82] Đào Phan Duân đỗ Cử nhân năm 1894, đỗ Phó bảng năm 1895, trải qua nhiều chức quan. Sau khi về hưu, ông làm nhiều việc xã hội không mệt mỏi, giúp được rất nhiều người. Mẹ ông tên Phan Thị Hữu, mất năm 1921, đây là bài văn ông

làm tế mẹ trong lễ thành phục.

B55*

Phạm Thận Duật (1825-

1885)

Điếu tế cữu thị văn (Văn tế cậu)/ XIX

Hán/ tản văn

[79, T17; 566] Cậu của Phạm Thận Duật là Nguyễn Hữu Văn, hiệu là Hoà Lạc. Trong lúc tác giả đi đánh dẹp bọn trộm cướp cấu kết với Thanh phỉ phá rối phía Bắc thì được tin cậu mất. Sau khi dẹp xong bọn cướp, tác giả trở về tỉnh làm việc mới viết

bài văn tế vọng này.

B56*

Phạm Thận Duật

Cung nhân Trần thị tế văn/ 1880

Hán/ “tự” tản văn, “ai” tứ ngôn trường thiên

[79, T17; 571] Phạm Thận Duật là học trò của Nghĩa Trai Phạm Văn Nghị (1805- 1880), xem Phạm Nghĩa Trai vừa là thầy vừa là cha vì có ơn nuôi dạy. Đối với vợ cả của thầy Phạm là Trần thị, ông cũng xem như mẹ. Khi Trần thị qua đời (1880), Phạm

Thận Duật viết bài văn tế này để tỏ lòng nhớ ơn, thương tiếc.

B57*

Phạm Thận Duật

Tế nguyên Thanh Phiên Phạm thế huynh văn (Văn tế Phạm Đăng Giảng)/ XIX

Hán/ tản văn pha tứ ngôn trường thiên

[79, T17; 577] Người được tế là Phạm Đăng Giảng (1834-?), con trưởng của Phạm Văn Nghị. Phạm Thận Duật là học trò của Phạm Văn Nghị, chơi rất thân với Phạm Đăng Giảng, tình cảm như anh em. Sau khi Phạm Thận Duật đi sứ trở về (1883), 2 người có gặp nhau. Nhưng sau đó không bao lâu thì được tin Giảng mất. Vì

làm quan ở xa, Phạm Thận Duật viết bài văn tế này tỏ lòng thương tiếc.

B58*

Phạm Thận Duật

Điếu tế nguyên Trực học Phượng Trì Đông Dương Vũ tiên sinh văn (Văn tế Vũ Phạm Khải)/

1872

Hán/ tản văn

[79, T17; 563] Vũ Đông Dương, tức Vũ Phạm Khải (1807-1872), là bạn của cha tác giả, cũng là 1 vị quan có khí tiết. Ông có công trong cuộc chiến chống quân Thanh ở Đồn Gồ. Trở về kinh đô làm quan ở bộ Hình chưa được bao lâu thì mất. Tác giả ở xa phải nhờ con trai tới viếng, còn mình thì làm bài văn tế này.



B59

Đoàn Thị Điểm

(XVIII)

Văn tế anh

Nôm

Theo Nguyễn Văn Sâm [102; 49]

B60

Nguyễn Đức Đôn?

Văn tế Hoàng Trọng Mậu/ 1915

Nôm/ luật phú độc vận

[123; 757] Hoàng Trọng Mậu (tức Nguyễn Đức Công, ?-1915) được Việt Nam Quang Phục hội cử làm Tư lệnh đồn Tà Lùng ở Cao Bằng. Trận đánh đêm 13/3/1915 thất bại, ông bị mật thám Anh bắt giao cho Pháp ở Đông Dương. Giặc Pháp đã xử bắn ông. Có người nói tác giả là ông Nguyễn

Đức Đôn em ruột ông Mậu.

B61*

Lê Quý Đôn (1726-

1784)

Tế Vũ tướng công văn/ XVIII

Hán/ luật phú độc vận

[5; 9a] Tướng công họ Vũ chưa khảo được là ai. Qua bài văn tế biết rằng ông là bậc tiền bối của Lê Quý Đôn, có tài văn vò, là 1 vị quan lớn có uy tín với triều đình, có

thời gian làm Gián quan Ngự sử, tuổi già lui về dạy học.

B62*

Lê Văn Đức (1793-

1842)

Tế trận vong bệnh cố tướng sĩ văn/ XIX

Hán/ luật phú độc vận

[13; 2b] Lê Văn Đức là danh thần đầu triều Nguyễn. Ông là người có công giúp triều đình dẹp loạn Nông Văn Vân (?-1835) vào đời Minh Mạng. Sau khi bình loạn, vua sai ông làm bài văn tế tỏ lòng tưởng nhớ và ghi khắc công lao của các tướng sĩ hi sinh

vì đại cuộc.

B63*

Tô Ngọc Đường

Văn tế bạn/ 1916

Nôm/

phú cách thể

[52, T2; 156] Tác giả khóc điếu bạn là Vò Thành Gia mất năm 1916.

B64*

Trần Trọng Giải(1) (1884-

1946)

Văn tế mẹ/ đầu XX

Nôm, luật phú độc vận

[32; 137] Bài này Trần Trọng Giải viết đọc trong lễ thành phục mẹ.

B65*

Trần Trọng Giải

Văn tế cô/ đầu XX

Nôm/ luật phú

độc vận

[32; 141]

B66*

Phan Thanh Giản (1796-

1867)

Tế Phạm tiên sinh văn/ 1825?

Hán/ cổ phú lưu thuỷ

[14; 21b] Phan Thanh Giản làm bài văn tế này để tế một người họ Phạm. Vị này chưa khảo được là ai, dựa vào câu “lời có hạn mà tình không thể dứt, đạo sư sinh biết nói sao cho cùng tận” trong bài này thì biết đây

là thầy của ông Phan (Phạm tiên sinh là Phạm Đăng Hưng chăng?).

B67*

Phan Thanh Giản

Luỵ Ngô Sư Mạnh quyến cáo (Văn tế

Ngô Sư

Hán/ tản văn

[67; 764] Ngô Sư Mạnh khi bệnh nặng xin Phan Thanh Giản 1 bài văn tế, Phan Thanh Giản viết bài này.



1 Theo Đặng Quý Địch, hiện Trần Trọng Giải còn để lại 10 bài văn tế Nôm. [32; 136]

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí