Mạnh)/ 1840 | ||||
B68* | Lê Ngọc Hân (1770- 1799) | Tế Quang Trung đế văn (Văn tế vua Quang Trung)/ 1972 | Nôm/ luật phú độc vận | [21; 10] Lê Ngọc Hân là con của vua Lê Hiển Tông, là vợ của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792) triều Tây Sơn. Quang Trung từ trần sau 7 năm chung sống. Mới ngoài 20 tuổi đã thành người goá bụa, quá đau xót bà đã soạn bài văn này để tế chồng. |
B69* | Nguyễn Thượng Hiền (1868- 1925) | Điếu Tôn Thất Thuyết thượng tướng tế văn (Văn tế Tôn Thất Thuyết)/ đầu XX | Hán/ tứ ngôn trường thiên | [79, T22; 704], [21; 12] Tôn Thất Thuyết (1835-1913) là vị tướng theo phái chủ chiến sau khi Pháp sang xâm lược nước ta. Ông là người phát động phong trào Cần vương chống Pháp. Năm 1886, ông sang Trung Quốc cầu viện. Việc không thành, ông mất năm 1913 tại Quảng Đông. Con rể ông là Nguyễn Thượng Hiền làm bài văn tế này nói lên tâm sự và thân thế nhạc phụ. |
B70* | Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ, 1900- 1976) | Văn tế búi tóc | Luật phú độc vận | [21; 190] Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố (1889- 1947) là nhà Tây học uyên thâm nhưng nệ cổ, giữ riết cái búi tóc, coi như quốc tuý quốc hồn. Về sau, ông đã tự cắt búi tóc. Tú Mỡ làm bài này theo kiểu trào phúng. |
B71 | Nguyễn Hữu Huân (1816- 1875) | Văn tế chó | Nôm/ luật phú độc vận | Thuộc văn tế trào phúng (Nguyễn Khuê, Cao Tự Thanh (2011), 100 câu hỏi đáp về văn học Hán Nôm ở Sài Gòn-Gia Định, NXB. Văn hoá - Văn nghệ, tr.74, 75) |
B72 | Nguyễn Huệ (Quang Trung)? (1753- 1792) | Văn tế Sầm Nghi Đống | Hán/ Luật phú độc vận | [53] |
B73 | Phạm Khắc Huề | Văn tế anh | Nôm | [59] |
B74* | Phan Huy Ích (1750- 1822) | Điện tế văn/ cuối XVIII | Hán/ luật phú độc vận | [79, T9B; 94] Tế “điện” là tế khi chưa chôn. Bài này do Phan Huy Ích làm cho vua Quang Toản cùng các công chúa tế hoàng khảo Quang Trung vào tháng 5 năm Nhâm Tý (1792). |
B75* | Phan Huy Ích | Văn tế Lê Ngọc Hân/ 1799 | Nôm/ luật phú độc vận | [21; 44] Lê Ngọc Hân mất khi các con của bà còn nhỏ, Phan Huy Ích làm thay bài văn tế này để tế bà trong lễ truy điệu. |
B76* | Phan Huy Ích | Văn tế các tướng sĩ trận vong | Nôm/ luật phú độc vận | [21; 47] |
B77 | Phan Huy Ích | Văn tế tướng sĩ rằm tháng bảy | Nôm/ luật phú độc vận | [152; 510] |
Có thể bạn quan tâm!
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 28
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 29
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 30
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 32
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 33
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 34
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
Huỳnh Thúc Kháng (1876- 1947) | Văn tế Phan Sào Nam/ 1940 | Luật phú độc vận | [79, T21; 386] Huỳnh Thúc Kháng làm bài này trước ngày Phan Bội Châu tạ thế (29/10/1940) và đọc cho cụ Phan nghe trong lễ sinh vãn. Sau đó, cụ Phan đã làm bài Từ giã bạn bè lần cuối cùng. | |
T79* | Trần Quý Khoáng (Trùng Quang đế) (?-1414) | Văn tế Nguyễn Biểu/ XV | Nôm/ luật phú độc vận | [21; 19] Trần Quý Khoáng/ Khoách nổi dậy chống quân Minh, cho Nguyễn Biểu (?-1413) gặp tướng Minh là Trương Phụ (1375-1449) thương thuyết. Phụ có ý cướp nước ta nên không cho Nguyễn Biểu về. Nguyễn Biểu mắng Phụ là đồ cướp nước nên bị Phụ lập mưu bắt giết. Trần Trùng Quang (niên hiệu của Trần Quý Khoáng sau khi lên ngôi) thương xót làm bài văn tế này. Đây là một trong những bài văn tế Nôm cổ nhất còn lại. |
B80* | Ngô Trọng Khuê (1744-?) | Tế nghĩa bộc Phạm Đình Tích văn/ XVIII | Hán/ tản văn | [91; 521] Ngô Trọng Khuê đỗ Tiến sĩ năm 1769, làm quan đến Bồi tụng Thị lang. Ông có người nô bộc tên Phạm Đình Tích theo ông từ thuở hàn vi. Năm 1786, Tích tử nạn vì chủ. Ngô Trọng Khuê đã đưa thi hài về quê và làm bài văn tế bày tỏ lòng cảm thương thống thiết. |
B81* | Nguyễn Khuyến (1835- 1909) | Vãn Tuần phủ Lã tiên sinh trướng văn (Văn viếng Lã Xuân Oai)/ cuối XIX | Hán/ cổ phú lưu thuỷ | [79, T19; 661] Lã Xuân Oai (1838-1890) đỗ Phó bảng năm 1865, làm quan đến chức Án sát. Ông với Nguyễn Khuyến là bạn đồng môn. Trong thời gian nhậm chức ở Cao Bằng - Lạng Sơn, ông tổ chức quân dân đánh Pháp kịch liệt. Sau khi Lạng Sơn thất thủ, ông về Ninh Bình dạy học. Cuộc khởi nghĩa Cần vương do học trò ông khởi xướng không thành, ông cũng bị liên luỵ, bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và mất ở đó. Học trò cụ Lã nhờ Nguyễn Khuyến viết bài văn tế này. |
B83 | Nguyễn Khuyến | Văn tế mẹ | Nôm/ luật phú độc vận | Theo: Vương Lộc (2002), Từ điển từ cổ, NXB. Đà Nẵng-TT. Từ điển học, tr.27 |
B84* | Nguyễn Kiều (1694- 1771) | Văn tế Đoàn Thị Điểm/ XVIII | Nôm/ luật phú độc vận | [21; 10] Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm mất năm 1748(1). Trong lễ phát tang ở Nghệ An, chồng bà là Nguyễn Kiều đã làm bài văn tế này. |
B85* | Nguyễn Xuân Kiều | Văn tế nha phiến/ nửa cuối XIX | Nôm/ luật phú độc vận | [32; 68] Thuộc văn tế trào lộng. |
B86* | Phan | Văn tế sống | Nôm/ | [152; 517] Một anh học trò ở Hà Tĩnh yêu |
1 Theo Nguyễn Q.Thắng, Nguyễn Bá Thế thì Đoàn Thị Điểm mất năm 1746 [120; 229].
Kính? (1715- 1761) | (Văn tế cô Nhiễu)/ XVIII | luật phú độc vận | một cô gái trẻ đẹp, đinh ninh chấp mối tơ mành, ai ngờ sau đó cô gái đi lấy người thuyền chài, già và xấu. Anh học trò thất tình, hôm nhị hỉ đặt bàn thờ giữa chợ mà tế sống cô ấy. Bài văn tế dùng toàn từ ngữ nghề đánh cá. Tương truyền người thanh niên này là Thám hoa Phan Kính. | |
B87* | Trần Kính (Trần Duệ Tông, 1372- 1377) | Nguyễn Bích Châu tế văn/ XIV | Hán/ tứ ngôn tao thể | [79, T3B; 357], [22; 20] Nguyễn Bích Châu (?-1377) là ái phi của Trần Duệ Tông (vua thứ 10 triều Trần). Khi Trần Duệ Tông nam chinh gặp biển động, Nguyễn Bích Châu phải nhảy xuống biển, biển mới yên, nhà vua làm bài văn này để tế bà. |
B88* | Trần Danh Lâm (1705-?) | Trần công tế Phạm công văn (Văn tế Phạm Đình Trọng)/ giữa XVIII | Hán/ luật phú độc vận | [150; 51] Phạm Đình Trọng (1714-1754) là đại thần triều Lê - Trịnh. Khi ông mất, triều đình sai người làm văn tế ông. Trần Danh Lâm là đại thần triều Lê, cũng làm bài văn này để tế người đồng liêu. |
B89 | Hoà thượng Bích Liên (1876- 1950) | Văn tế thầy/ đầu XX | Nôm, luật phú độc vận | [32; 126] Hoà thượng Bích Liên thế danh Nguyễn Trọng Khải, pháp danh Chơn Giám, khai tổ kệ phái Bích Liên tại Bình Định. Bài văn này do Hoà thượng viết tế thầy, văn bản do HT. Nguyên Trạch chùa Long Khánh ở Quy Nhơn cung cấp. |
B90 | Nguyễn Lưu | Khúc Thuỷ môn sinh Nguyễn Lưu tế phụ văn | Hán/ luật phú độc vận | [9; 13a] Văn của môn sinh ở Khúc Thuỷ là Nguyễn Lưu tế cha. |
B91* | Bùi Hữu Nghĩa (1807- 1872) | Văn tế vợ/ XIX | Nôm/ luật phú độc vận | [21; 61] Bùi Hữu Nghĩa là người chính trực, bị quan trên ghét nên mất chức và bị đi tù. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn lên kinh kêu oan với vua Tự Đức. Ông được tha, nhưng bà Tồn về giữa đường thì bệnh chết. Ông thương xót làm bài văn tế này. |
B92* | Bùi Hữu Nghĩa | Khóc con gái (Văn đàn bảo giám ghi là “Văn mẹ tế con gái”) | Nôm/ luật phú độc vận | [21; 65] Con gái đầu của Bùi Hữu Nghĩa là Bùi Thị Xiêm mất sớm, ông Bùi vô cùng thương xót làm bài văn này tế con gái. |
B93* | Ngô Thì Nhậm (1746- 1803) | Bôn tang cáo văn/ 1780 | Hán/ tản văn | [38; 519] Năm 1780, Ngô Thì Nhậm đang làm quan ở kinh đô. Đuợc tin cha là Ngô Thì Sĩ mất, ông xin về trấn đón tang đưa về làng. Ông viết bài này tế về việc chạy tang. |
B94 | Ngô Thì Nhậm | Thành phục cáo văn | Hán/ tản văn | [38; 521] Văn khấn lễ phát tang cha của Ngô Thì Nhậm. |
B95 | Ngô Thì Nhậm | Hồi tang trục nhật cáo văn | Hán/ tản văn | [38; 525] Đây là bài văn tế hàng ngày trên đường Ngô Thì Nhậm đưa tang cha về quê. |
Ngô Thì Nhậm | Hồi quán tế ốc trục nhật điện văn | Hán/ tản văn | [38; 545] Đây là bài văn tế điện hàng ngày ở nhà tế sau khi Ngô Thì Nhậm đưa linh cữu cha về tới quê. | |
B97 | Ngô Thì Nhậm | Trung đồ tế ốc điện văn | Hán/ tản văn | [38; 553] Khi đưa tang, những nhà phú quý có đặt nhà trạm trên đường (trạm trung đồ) để dừng linh cữu mà tế điện. Đây là bài văn tế điện ở nhà trạm trên đường đi trong đám tang cha của Ngô Thì Nhậm. |
B98 | Ngô Thì Nhậm | Đình cữu đường điện cáo văn | Hán/ tản văn | [38; 558] Bài văn tế cúng cơm ở nhà để quan tài. |
B99 | Ngô Thì Nhậm | Sơ ngu tế văn | Hán/ tản văn | [38; 561] Bài văn tế cúng cơm ngày sơ ngu (sau khi an táng 1 ngày) |
B100 | Ngô Thì Nhậm | Tái ngu tế văn | Hán/ tản văn | [38; 563] Bài văn tế cúng cơm ngày tái ngu (sau khi an táng 2 ngày) |
B101 | Ngô Thì Nhậm | Tam ngu tế văn | Hán/ tản văn | [38; 564] Bài văn tế cúng cơm ngày tam ngu (sau khi an táng 3 ngày) |
B102 | Ngô Thì Nhậm | Cáo tương văn | Hán/ tản văn | [38; 565] Văn tế trình bày việc an táng và lễ tam ngu đã xong. |
B103 | Ngô Thì Nhậm | Cáo truyền thần văn | Hán/ tản văn | [38; 571] Nhân lễ chung thất, Ngô Thì Nhậm kính phụng di tượng truyền thần cha của ông phối hưởng nơi cửa Phật. Đây là bài văn cáo với tượng truyền thần. |
B104 | Ngô Thì Nhậm | Bách nhật cáo văn | Hán/ tản văn | [38; 568] Văn tế trong lễ trăm ngày sau khi mất. |
B105 B106 B107 | Ngô Thì Nhậm | - Cáo Lộc Mã doanh văn - Nhâm Dần trung hạ tế văn - Thị niên quý hạ cáo văn | Hán/ tản văn | [38; 575-581] Sau khi lo xong tang cha, Ngô Thì Nhậm đi nhậm chức, không thể kề cận bên ban thờ và chăm sóc phần mộ. Ông làm ba bài văn tế này bái vọng từ xa. |
B108 | Ngô Thì Nhậm | Đạm tế văn | Hán/ tản văn | [38; 586] Đây là văn tế lễ hết 3 năm Ngô Thì Nhậm để tang cha. |
B109 | Ngô Thì Nhậm | Cải chế đệ Điện đại luyện phục cáo văn | Hán/ tản văn | [38; 524] Điện là em của Ngô Thì Nhậm. Điện làm con kế thừa của chú, nên Nhậm khấn xin cho chỉ để tang cha đủ 1 năm. Vì vậy làm bài văn khấn xin đổi áo xổ gấu thành áo vải thô. |
B110* | Ngô Thì Nhậm | Tế tiên thứ mẫu Thuận Nhân quan văn/ 1771 | Hán/ tản văn | [37; 714] Thuận Nhân là thuỵ hiệu vợ quan Tứ phẩm. Bà mẹ thứ ở đây là vợ thứ 2 của Ngô Thì Sĩ, họ Nguyễn, phong tặng Thuận Nhân, hiệu Trang Chính. |
B111* | Ngô Thì Nhậm | Tế thứ mẫu Hoàng thị văn | Hán/ tản văn | [37; 719] Bài văn Ngô Thì Nhậm tế người vợ thứ tứ của Ngô Thì Sĩ, họ Hoàng. |
B112* | Ngô Thì Nhậm | Tế biểu đệ Ngô nhị lang văn | Hán/ tản văn | [37; 736] Ngô Nhị lang là em họ ngoại của Ngô Thì Nhậm. Khi Ngô Thì Nhậm lánh nạn năm 1782, được Nhị lang và anh em |
họ ngoại giúp đỡ rất nhiều. Nhị lang ốm, Nhậm bận việc triều đình không về được nên khi hay tin em qua đời đã vô cùng đau đớn làm bài văn tế này. | ||||
B113* | Ngô Thì Nhậm | Tế niên hữu Kim Đôi Phạm công văn (Văn tế Phạm Đình Dư) | Hán/ tiểu phú lưu thuỷ | [37; 740] Phạm công là Phạm Đình Dư, đỗ Tiến sĩ khoa Ất mùi 1775 cùng khoa với Ngô Thì Nhậm. Tuy là người “hoà mà chẳng đồng” với mình, nhưng Ngô Thì Nhậm rất quí người bạn đồng niên này. Bài văn tế như là 1 nén hương tỏ lòng tri ngộ. |
B114* | Ngô Thì Nhậm | Tế hữu Phạm Thạch Động công văn (Văn tế Phạm Nguyễn Du)/ 1786 | Hán/ tản văn | [37; 737] Phạm Nguyễn Du (hiệu là Thạch Động) cùng Ninh Tốn (1744-1795) và Ngô Thì Nhậm là 3 người bạn thân. Thạch Động mất trước, Ngô Thì Nhậm làm văn tế bạn. |
B115* | Ngô Thì Nhậm | Tế hữu Chuyết Sơn Hy Chí thị văn (Văn tế Ninh Tốn)/ 1795 | Hán/ tản văn | [37; 742] Ninh Tốn (tự là Hi Chí, hiệu Chuyết Sơn, 1743-1795?), Tiến sĩ khoa Mậu tuất 1778. Giữ chức Đốc học triều Tây Sơn. Ông mất sau Phạm Nguyễn Du. Ba người bạn thân nay chỉ còn 1 mình Ngô Thì Nhậm nên Nhậm rất đau buồn làm bài văn tế này. |
B116* | Ngô Thì Nhậm | Cáo Sàng Đồng trại cô hồn văn | Hán/ tứ ngôn trường thiên | [37; 690] Ngô Thì Nhậm lập trại ở Sàng Đồng cho các cô hồn có nơi nương tựa. Đây là bài văn cáo cô hồn sau khi trại lập xong. |
B117* | Vò Phát | Văn tế Cao Thắng/ 1893 | Nôm/ luật phú độc vận | [21; 90] Cao Thắng (1865-1893) là người giỏi vò, 20 tuổi theo đội quân Hương Sơn của Phan Đình Phùng (1844-1895), lập nhiều chiến công. Trong trận đánh đồn No, Cao Thắng bị trúng đạn chết. Dân quân đều thương tiếc. Phan Đình Phùng nhiều lần khóc thương và đọc bài văn tế này vào lễ chung thất do Vò Phát soạn. |
B118 | Bùi Phụng/ cuối XIX | Văn tế Cơ-ri- vi-ê | Theo Nguyễn Q.Thắng [122; 52] | |
B119* | Bà Huyện Thanh Quan/ XIX | Song nữ tế tế Thái thuỷ văn | Nôm/ luật phú độc vận | [48; 89] Văn do Bà Huyện Thanh Quan làm thay hai chàng rể tế nhạc mẫu. |
B120* | Phan Quốc Quang (1889- 1966) | Văn tế tình nhơn/ đầu XX | Nôm/ luật phú độc vận | [52, T2 ; 109] |
B121* | Phan Quốc Quang | Văn tế điếu Phan Thanh Giản | Luật phú độc vận | [93; 343] |
Đặng Đức Siêu(1) (1751- 1810) | Văn tế Bá Đa Lộc (2 bài)/ 1799 | Nôm/ luật phú độc vận | [52, T2; 28-32] Bá Đa Lộc tên thật Pierre Joseph Georges Pigneau (de Béhaine) sanh năm 1741 ở Aisene (Pháp), mất năm 1799 ở Mỹ Cang (gần Quy Nhơn), lễ an táng ở Sài Gòn. Đặng Đức Siêu có làm 2 bài văn tế Nôm, một để Nguyễn vương đọc, một cho Hoàng tử Cảnh đọc. | |
B124* | Đặng Đức Siêu | Phụng dụ tế Phò mã Chưởng hậu quân Vò Tánh, Lễ bộ Tham tri Ngô Tùng Châu (Văn tế Vò Tánh và Ngô Tùng Châu)/ 1801 | Nôm/ luật phú độc vận | [32; 45] Năm Tân dậu 1801, Vò Tánh (?- 1801) và Ngô Tùng Châu (?-1801) giữ thành Bình Định. Bị Tây Sơn vây khốn hết lương, Vò Tánh tự thiêu ở lầu Bát Giác, Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Đặng Đức Siêu theo lệnh Nguyễn vương làm bài văn tế này. |
B125* | Đặng Đức Siêu | Văn tế Châu Văn Tiếp/ 1803 | Nôm/ luật phú độc vận | [178] Châu Văn Tiếp (1738-1784) theo Nguyễn Ánh chống Tây Sơn. Ông tử trận ở Mân Thít năm 1784. Khi cải táng mộ vào cuối năm 1802, Đặng Đức Siêu tuân lệnh Gia Long làm bài văn tế này. |
B126* | Trần Đình Tân (1893- 1979) | Văn tế cô hồn/ XX | Nôm/ luật phú độc vận | [32; 145] Bài này tác giả viết cho đồng bào thôn Cảnh Vân (tỉnh Bình Định) tế cô hồn hàng năm vào tiết thanh minh tại chùa Thanh Minh trong thôn. |
B127* | Trần Đình Tân | Văn tế Quang Trung hoàng đế | Nôm/ luật phú độc vận | [32; 154] Bài này tác giả viết cho đồng bào Bình Định tế vua Quang Trung tại điện Tây Sơn hàng năm vào ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa (mồng 5 tháng 1). |
B128 | Trần Đình Tân | Văn tế chồng | Nôm/ luật phú độc vận | [32; 151] Trần Đình Tân viết bài này cho cháu dâu tế chồng là Trần Bùi Tung, cháu kêu tác giả bằng chú ruột. |
B129 | Nguyễn Quý Tân (1814- 1858) | Văn tế sống vợ/ XIX | Theo Nguyễn Huyền Anh [17; 211] Nguyễn Quý Tân là danh sĩ đời Nguyễn, sở trường về lối văn trào phúng. Văn chương của ông được người đời truyền tụng vì tính cách hài hước trào lộng, trong đó có bài Văn tế sống vợ. | |
B130* | Vũ Huy Tấn (1749- 1800) | Phụng soạn tôn tế bắc lai trận vong chư tướng văn/ Tây Sơn | Hán/ luật phú độc vận | [68; 138] Sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung sai Vũ Huy Tấn làm bài văn này tế các tướng sĩ nhà Thanh tử trận. Bài văn tế vừa thể hiện lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, vừa thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc đối với tướng sĩ nhà Thanh. |
1 Theo Đặng Quý Địch, hiện Đặng Đức Siêu còn để lại 6 bài văn tế Nôm [32; 45].
Phạm Thái (1777- 1813) | Văn tế Trương Quỳnh Như/ đầu XX | Nôm/ tản văn cổ | [21; 49] Phạm Thái và Trương Quỳnh Như yêu nhau nhưng bị thân mẫu của Quỳnh Như phản đối bắt nàng gả cho 1 tên trọc phú. Trương Quỳnh Như tự tử. Phạm Thái làm bài văn tế này để nói lên mối tình tuyệt vọng và thương tiếc người yêu. | |
B133* | Phạm Thanh | Văn tế vua lễ tế các tướng sĩ đánh Pháp bị tử trận | Hán/ phú | [35; 298] Xem xuất xứ ở B9. |
B134* | Nguyễn Văn Thành (1757- 1817) hoặc Vũ Lượng? | Tế trận vong tướng sĩ văn/ Nguyễn sơ | Nôm/ luật phú độc vận | [26; 38], [21; 51] Năm 1802, Nguyễn Ánh (1762-1819) lên ngôi, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành. Nguyễn Văn Thành đã làm bài văn tế này trong lễ truy điệu để tỏ lòng nhớ ơn các tướng sĩ tử trận trong công cuộc giúp Gia Long bình Tây Sơn. Có người cho rằng bài này do người khác làm cho Nguyễn Văn Thành đọc. Đây là một bài văn tế Nôm xuất sắc. |
B135* | Đỗ Bỉnh Thành | Văn tế anh | Nôm/ luật phú độc vận | [95; 557] Thủ khoa Đỗ Bỉnh Thành tế anh ruột là Đỗ Ích Khiêm. |
B136 | Nguyễn Phúc Thì (Tự Đức) (1829- 1883) | Văn tế ba vị công thần (Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm) | Theo Nguyễn Q. Thắng [122; 979]. | |
B137 | Nguyễn Phúc Thì (Tự Đức) | Văn tế người em thứ tư là Kiến Thuỵ Quận vương | Hán?/ tứ ngôn trường thiên | [31; 250] Tự Đức (1848-1883) là vua thứ tư triều Nguyễn. Em thứ tư của vua là Kiến Thuỵ Quận vương mất, đích thân vua làm bài văn tế này bày tỏ tình cảm sâu sắc với em. |
B138 | Phạm Quý Thích (1760- 1825) | Trịnh trưởng công chúa thành phục văn/ XVIII | Hán/ luật phú độc vận | [5; 2b] Văn tế nhân lễ thành phục Trưởng công chúa họ Trịnh. |
B139 | Phạm Quý Thích | Tế văn | Hán/ tản văn | [3; 10a] Phạm Quý Thích tế bá mẫu là chánh thất của Tạo sĩ triều Lê Vũ Tá Kính. |
B140* | Nguyễn Đăng Thịnh (1696- 1755) | Tế Hình bộ Uẩn Thiện hầu văn (Văn tế Lê Xuân Hy?)/1749 | Hán/ tản văn | [118; 671] Uẩn Thiện hầu có thể là Lê Xuân Hy (?-1749)(1). Lúc đầu làm Ký lục dinh Bố Chính. Sau thăng Khâm sai Binh vụ dinh Bố Chính, sau nữa thăng lên bộ Hình. Lê Xuân Hy chết năm 1749. Nguyễn Đăng Thịnh, lúc đó đang làm ở bộ Lễ và |
1 Theo Cao Tự Thanh, “Một bài văn tế của Nguyễn Đăng Thịnh” [116; 671].
bộ Lại chủ trì việc lễ nghi của triều đình, đã soạn bài văn tế này. | ||||
B141* | Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc hầu) (1761- 1829) | Tế nghĩa trủng văn/ XIX | Hán/ tứ ngôn tao thể | [50; 204] Cuối năm 1819, Nguyễn Văn Thoại cho khởi công đào kinh Vĩnh Tế. Trong quá trình đào kinh, nhiều dân quân đã chết vì nhiều lý do khác nhau. Sau khi công việc hoàn thành, bài văn tế được làm ra để Thoại Ngọc hầu đọc trong lễ cải táng tập thể những người đã chết. |
B142 | Nguyễn Thông | Tế văn/ 1865 | Hán/ tản văn | [6; 10a] Năm 1865, Nguyễn Thông tế người em trai tự là Quý Hoà (Hài). |
B143* | Nguyễn Thuật (1842- 1911) | Nguyễn Thuật tế mẫu văn | Hán/ tiểu phú độc vận | [9; 7a] Nguyễn Thuật là 1 danh sĩ, tác gia văn học và sử gia triều Nguyễn. Khi mẹ qua đời, ông làm bài văn tế mẹ tuy ngắn gọn nhưng thể hiện rò lòng hiếu thảo. |
B144* | Nguyễn Thuật | Nguyễn Thuật tế trưởng di văn | Hán/ tản văn | [9; 6b] Bài văn Nguyễn Thuật tế dì cả. |
B145* | Nguyễn Thuật | Tế Hải Dương Trấn thủ Trần hầu văn | Hán/ tản văn | [9; 10b] Văn tế quan Trấn thủ Hải Dương là Trần hầu. |
B146* | Nguyễn Đôn Tiết (1831- 1886) | Văn tế Nguyễn Tri Phương/ XIX | Nôm/ tiểu phú | [79, T19; 281] Nguyễn Tri Phương (1800- 1873) tử tiết trong trận Pháp tấn công thành Hà Nội năm 1873. Trong trận này con trai ông là Phò mã Nguyễn Lâm (1844- 1873) cũng tử trận. Nguyễn Đôn Tiết làm bài văn tế này tỏ ý cảm phục khí tiết của hai cha con họ Nguyễn. |
B147 | Nguyễn Trọng Tổn | Văn tế Vò Trường Toản và Phan Thanh Giản/ 1902 | Hán/ tản văn | [93; 292] Năm 1902, Tri phủ Thái Hữu Vò trấn nhậm quận Ba Tri, đến viếng và tu bổ mộ 2 ông Vò Trường Toản và Phan Thanh Giản. Nhân lễ tế Thành Hoàng và 2 ông, người đại diện Hội đồng Bảo an là Nguyễn Trọng Tổn đọc bài văn tế này. |
B148* | Nguyễn Trọng Trì (1851- 1922) | Văn bà xã tế ông xã | Nôm/ luật phú độc vận | [32; 55] Thuộc văn tế trào lộng. Bài này đả kích tệ cường hào ác bá khá phổ biến trong thời tác giả. Bài văn tế cho ta hiểu được phần nào tâm hồn và tài năng của ông. |
B149* | Đinh Thời Trung/ Hậu Lê | Tế Trạng nguyên Trình Quốc công văn (Văn tế Nguyễn Bỉnh Khiêm)/ 1585 | Hán/ luật phú độc vận | [1; 42a], [8; 25a], [2; 2b], [4; 105a], [10; 22a] Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585, thọ 95 tuổi. Học trò của ông là Đinh Thời Trung thay mặt các đồng môn soạn và đọc bài văn tế này. |
B150 | Hồ Văn Trung (1884- 1958) | Văn tế khóc Phạm Duy Tri huyện/ đầu XX | [144] |