Danh bút tùng thư
Kỳ Xuyên văn sao quyển nhất
Liễu Đường văn tập
Ngô Văn Lộc nghiêm đường thi tập
Tế văn lâu
Tế văn tập
Ước Phu tiên sinh thi tập
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC TÁC GIẢ TÁC PHẨM (VĂN TẾ TRUNG CẬN ĐẠI)
Danh mục này thể hiện những thông tin liên quan đến tác phẩm, bao gồm:
(1) Số hiệu tác phẩm. Đánh bằng ký tự B kết hợp với một con số thể hiện số thứ tự tác phẩm trong bảng danh mục (ví dụ: B1 là “bài số 1”). Số hiệu này được dùng để ghi chú tác phẩm trong một số trường hợp cần thiết, khác với số thứ tự tài liệu tham khảo trích dẫn.
(2) Tên tác giả, năm sinh năm mất. Tên tác giả ghi theo thứ tự chữ cái. Về tác giả chia 2 trường hợp: 1/ Hữu danh; 2/ Khuyết danh hoặc chưa biết tên tác giả. Sỡ dĩ có trường hợp chưa biết tác giả là vì: 1/ Một số tuyển tập tuyển tác phẩm của nhiều tác giả nhưng không ghi tên tác giả cụ thể ở từng bài; 2/ Một số tác phẩm có ghi chức tước, quê quán của tác giả nhưng chưa xác định được tác giả là ai; 3/ Dựa theo ghi nhận trong Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, một số tuyển tập tuyển chọn văn tế của nhiều tác giả (ghi họ tên rò ràng) nhưng không cho biết tên tác giả của từng bài.
(3) Tên tác phẩm, niên đại. Cố gắng ghi tên gốc của tác phẩm (ví dụ: Văn tế quân Thiên triều ghi tên gốc là Thiên triều văn). Đối với tác phẩm chưa biết chính xác tên gốc (vì chỉ tiếp xúc qua bản phiên dịch) thì ghi theo cách gọi của các nhà sưu tầm nghiên cứu (ví dụ: Văn tế Đoàn Thị Điểm). Về niên đại nếu chưa biết thì không ghi.
(4) Loại văn tự, thể văn. Những tác phẩm chưa rò hai thông tin này (do chỉ biết có tác phẩm qua tiêu đề được nói đến trong các tài liệu, chưa có văn bản) hoặc tác phẩm chữ Hán chưa rò thể tài (vì chỉ tiếp xúc qua bản dịch) thì không ghi.
(5) Xuất xứ giản lược. Vừa ghi nguồn vừa giới thiệu tác phẩm. Những tác phẩm chưa rò bối cảnh sáng tác thì chỉ ghi nguồn.
Số hiệu có đánh dấu (*) chỉ tác phẩm được trích dẫn hoặc khảo sát trong luận án.
TÁC GIẢ | TÁC PHẨM/ NIÊN ĐẠI | VĂN TỰ/ THỂ VĂN | GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC | |
TÁC PHẨM ĐÃ BIẾT TÁC GIẢ | ||||
B1* | Bùi Huy Bích (1744- 1818) | Thái phi Quy Lăng ngự tế văn/ XVIII | Hán/ luật phú độc vận | [18; 441] Thái phi chưa biết rò là ai. Có người cho là Tuyên phi Đặng Thị Huệ, bà phi được chúa Trịnh Sâm (1729-1782) yêu quý. Bùi Huy Bích làm bài này cho chúa Trịnh tế Thái phi sau khi bà qua đời. |
B2* | Bùi Huy Bích | Dụ tế quốc thích Thái phu nhân văn/ XVIII | Hán/ biền phú | [18; 440] Bùi Huy Bích theo lệnh vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) làm bài văn tế Thái phu nhân, người bên ngoại của vua. |
B3* | Bùi Huy Bích | Quế Đường tiên sinh thành phục lễ môn sinh tế văn (Văn tế Lê Quý Đôn)/ | Hán/ tản văn | [79, T10A; 413], [18; 437] Lê Quý Đôn (1726-1784) là nhà văn hoá, sử gia, đại thần đời Hậu Lê. Khi Lê Quý Đôn mất, học trò của ông là Bùi Huy Bích viết để cùng các đồng môn Trần Công Thước, Nguyễn Đình Giản… tế thầy trong lễ thành phục (lễ |
Có thể bạn quan tâm!
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 26
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 27
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 28
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 30
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 31
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 32