PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thâm nhập thị trường quốc tế luôn là mục tiêu hàng đầu c ủa các nhà sản xuất hướng về xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì lý do đó, ngoài việc đáp ứng về chất lượng và chủng loại hàng hóa, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng một cách nhanh nhất các yêu cầu về chứng từ mà thị trường đó đòi hỏi. Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu là một trong những chứng từ cần thiết và quan trong trong bộ chứng từ đó. Đối với các nhà xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ là bằng chứng quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định song phương hoặc đa phương mà chính phủ các nước đã ký kết, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của mình trong việc đàm phán và ký kết các hợp đồng ngoại thương.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, từ đó yêu cầu về đổi mới các thủ tục hành chính để tạo sự thuận lợi cho các nhà xuất khẩu ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặt khác, cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản và phù hợp với các cam kết mà các cơ quan của chính phủ đã đề ra để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế dưới áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên trường quốc tế. Hiện nay đối với hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) form AANZ đang ngày càng được tăng cường. Ngày 27/2/2009, ASEAN và Australia, NewZeland đã ký Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA). Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Khi có hiệp định này thì tất cả các nước thành viên của ASEAN khi xuất khẩu hàng hóa qua các khu vực đó nếu có C/O form AANZ thì đều được hưởng thuế quan ưu đãi.
Do đó việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện qui trình cấp Giấy chứng nhận xứ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam là là hết sức cần thiết. Vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực nhân
viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam - 1
- Một Số Văn Bản Pháp Quy Quy Định Xuất Xứ Hàng Hóa Của Việt Nam.
- Khái Quát Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá Theo Form Aanz
- Tổng Quan Chung Về Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo form AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam trong thời gian qua, đề tài đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giấy chứng nhận xuất xứ và quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Đánh giá thực trạng quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ.
- Phạm vi thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ năm 2019 đến năm 2020.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập các tài liệu liên quan đến quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ.
- Giáo trình thương mại quốc tế, pháp luật trong thương mại quốc tế.
- Các thông tư nghị định liên quan đến các quy định cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Bộ công thương.
- Thông tin của Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam
- Các báo cáo về kết quả kinh doanh, tổ chức bộ máy, nguồn vốn, tài sản.
- Các dữ liệu liên quan đến quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo form AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam; Thu thập số liệu của Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020.
- Tham khảo các nguồn tài liệu, sách, báo, internet, phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, sử dụng điện thoại để chụp hình và ghi âm.
- Các khóa luận tốt nghiệp, các tài liệu trên Internet liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản: phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích thống kê: là phương pháp dựa trên số liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các sự kiện. Từ đó tìm ra cách lý giải, xác định được tính hợp lý của các thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau qua các kỳ phấn tích để biết được sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Từ đó có cơ sở để phân tích sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình những vấn để liên quan đến đề tài nghiên cứu kết hợp với phương pháp phân tích thống kê so sánh để đưa ra kết quả chính xác, cung cấp
thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận – Kiến nghị, kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ
Chương 2: Phân tích quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực của nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ THEO MẪU AANZ
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát về xuất xứ hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm về xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. (theo VCCI)
1.1.1.2. Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hóa
a)Quy tắc xuất xứ ưu đãi
Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan và các quyết định ban hành chính áp dụng chung cho các thành viên WTO khi hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để hưởng các đối xử ưu đãi về thuế quan không thuộc phạm vi áp dụng của quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo điều 1 Hiệp định GATT 1994, trong khuôn khổ song phương và đa phương.
Các quy tắc xuất xứ ưu đãi phải đảm bảo tính minh bạch về luật pháp, dễ phán đoán, phù hợp với các quy định và thông lệ liên quan đến quy tắc xuất xứ.Vì vậy các quy tắc này phải rò ràng minh bạch để đảm bảo được các quyền lợi của các nước thành viên trong WTO.
Để được hưởng các thỏa thuận ưu đãi, hàng hóa phải có xuất xứ từ các quốc gia hưởng lợi hoặc các thành viên và đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại ưu đãi.
Sơ đồ 1: Tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy:
+ Các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại các trang trại hoặc hộ gia đình nuôi cá thể.
+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ.
+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ.
+ Các sản phẩm được chế biến trên các con tàu của nước xuất xứ với nguyên liệu do con tàu đó đánh bắt được trong vùng lãnh hải của nước xuất xứ.
+ Các khoáng sản được khai thác ngay trong lãnh thổ của nước xuất xứ.
+ Các loại cây trồng được thu hoạch như cây lương thực, cây làm cảnh và cây cho hoa.
+ Các hàng hóa được sản xuất từ chỉ những hàng hóa xuất xứ thuần túy hoặc
các mảnh rời hoặc các phế liệu của quá trình sản xuất hoặc có thể có được sau quá trình tiêu dùng.
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa xuất xứ không thuần túy là hàng hóa mà quá trình tạo ra và hoàn thiện nó có sự tham gia của hai hay nhiều nước.
Trong thương mại quốc tế, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được xác định là có xuất xứ của nước thực hiện gia công hoặc chế biến cuối cùng. Ngoại trừ các công đoạn, thao tác sau đây:
+ Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
+ Các công việc đơn giản như lựa chọn, phân loại, lau bụi, sàng lọc, chia cắt ra từng phần.
+ Dán nhãn mác hoặc các dấu hiệu phân biệt, bao gói sản phẩm.
+ Tháo dỡ lắp ghép các lô hàng và thay đổi bao bì đóng gói.
+ Đóng gói, bao, hộp, chai, lọ…
+ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của các sản phẩm tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Trộn đơn giản các sản phẩm, nếu một hay nhiều thành phẩm của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.
+ Kết hợp các công việc trên
+ Giết mổ động vật
Cần lưu ý là khái niệm gia công chế biến đầy đủ tùy thuộc vào quy định của mỗi nước và mỗi khu vực trong quan hệ đối tác thương mại giữa các nước.
Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ khi đáp ứng các tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể. Các nhà xuất khẩu hàng hoá được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hoá, cụ thể:
- Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực
Tùy từng hiệp định FTA và từng loại mặt hàng sẽ quy định tỷ lệ hàm lượng
khu vực khác nhau. Tỷ lệ này được tính theo một trong hai phương pháp sau:
Trong đó:
+ Chi phí nguyên liệu có xuất xứ : trị giá nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ do nhà sản xuất mua hoặc tự sản xuất.
+ Chi phí nhân công: gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác
+ Chi phí sản xuất: toàn bộ các chi phí chung được phân bổ trong quá trình sản xuất
+ Chi phí khác: là các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển để xuất
khẩu
+ FOB: là trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi
phí vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến
+ Chi phí nguyên liệu không có xuất xứ: Là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hóa.
- Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa ( CTC)
Là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức
a)Công thức trực tiếp