Về Phẩm Cách Đạo Đức Của Nữ Giới


Đinh Thời Trung (học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm) và Bùi Huy Bích (học trò xuất sắc của Lê Quý Đôn) “học tài trong thiên hạ là thầy”, “đủ để lưu truyền cho đời sau” được hai ông chép trong hai bài văn tế thầy ([1; 42a], [79, T10A; 413]) cho thấy tấm lòng trân trọng tài học của hai vị thầy, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ cho người đương thời cũng như hậu thế về tầm quan trọng của việc học.

Tinh thần cầu học được thể hiện rất đáng trân trọng ở những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Trong lịch sử, không ít Nho sĩ nghèo bằng mọi cách vượt qua khó khăn trở ngại để tìm đến sách vở thánh hiền, đỗ đạt cao trên đường khoa cử. Trong gian khổ, người có ý chí càng quyết tâm học tập để vươn lên. Điều đáng quý này được thể hiện ở Vũ tướng công qua bài văn tế của Lê Quý Đôn, trong đó có câu: “Chăng màn ba đông gắng học, gian nan Mã chẩm Xa nang.” (Tế Vũ tướng công văn [5; 9a] NĐT); thể hiện ở Đỗ Ích Khiêm qua vài văn tế của người em trai của ông là Đỗ Bỉnh Thành: “Khi cả khôn theo nghiệp bút nghiên, gắng sức khổ song huỳnh án tuyết.” (Văn tế anh [95; 557]) Hai tác giả mượn câu chuyện Xa Dận và Tôn Khang đời Tấn nhà nghèo khổ không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm và nhờ vào ánh tuyết lấy ánh sáng để đọc sách nói lên quyết tâm vượt khó cầu học của người đã khuất. Cầu học dưới ánh sáng đom đóm mới thấy con chữ thật đáng quý. Tác giả là những người gần gũi, có quan hệ thân thiết với người đã khuất nên hiểu rò và khâm phục họ hơn ai hết. Thuật lại chuyện cũ cũng chính là ôn lại kỷ niệm xưa thể hiện nỗi lòng tiếc nhớ và ca ngợi tinh thần cầu học, đồng thời qua đó cho thấy, với những người có tinh thần cầu học và ý chí vươn lên thì không trở ngại nào có thể khiến họ chùn bước.

Trong xã hội khoa cử xưa không ít gia đình có truyền thống khoa bảng. Có dòng họ các thế hệ đều xuất thân cửa Khổng sân Trình, có nhà anh em đều đỗ đạt. Trong số đối tượng của văn tế có trường hợp tiêu biểu đại diện cho truyền thống hiếu học của gia đình là năm anh em Phạm Đăng Giảng (1834-?). Bạn thân của Phạm Đăng Giảng là Phạm Thận Duật dẫn lời “người đời ngợi khen” ví họ là “năm chồi quế nhà Đậu Yên Sơn” (Tế nguyên Thanh Phiên Phạm thế huynh văn [79, T17; 579]). Những lời khen ngợi này tác giả nói rò là do người đời ngợi khen, hoàn toàn không phải do tác giả vì quá ngưỡng mộ, quá tiếc thương người đã mất mà nhất thời buột miệng nói ra. Qua đó tác giả khẳng định tính khách quan của lời khen ngợi, cũng là khẳng định sự thật.


Vào thời loạn lạc không thể chỉ trọng văn mà không lo về vò bị. Bên cạnh chăm lo về khoa cử, triều đình cũng chú trọng đào tạo tướng tài, rèn luyện sĩ tốt. Trách nhiệm của người làm trai, văn phải học vò cũng phải rèn. Nhiều người xuất thân Nho học cũng có tài vò bị. Phạm Đình Trọng (1714-1754) “đội mũ nhà Nho mà làm tướng, với người thì lạ, với ngài đúng sở trường” [150; 55]. Triều Nguyễn cũng có nhiều bậc khoa danh lúc đầu ra làm quan cho triều đình, sau đó lãnh đạo các phong trào chống Pháp như Nguyễn Văn Giáp (?-1887), Lã Xuân Oai (1838-1890)… Vì nhiều đối tượng được tế có tài văn vò song toàn nên hầu như các bài văn tế ít nhiều đều ca ngợi tinh thần cầu học của họ.

Thời xưa, người bình dân muốn vang danh với đời thì khoa cử là con đường tiến thân duy nhất, nên không thể không học. Qua văn tế, các tác giả cho thấy những người chuyên cần học tập đều nhận được kết quả tốt đẹp từ việc học, như quan Tả Thị lang “khoa cao sớm đạt”, Nguyễn Văn Giáp “thanh danh khoa giáp”, Lã Xuân Oai “chiếm bảng xuân” từ khi còn rất trẻ... Đây cũng là một cách khuyến học phù hợp với quan niệm thời xưa. Từ đó tác giả có thái độ khẳng định, khuyến khích việc phấn phát học tập. Điều này cũng phản ánh rò sự kỳ vọng và quan điểm thực dụng của xã hội thời xưa về việc học hành, khoa cử.

Phẩm chất thứ hai là thanh liêm, chính trực, công bằng. Đây là tiêu chuẩn lập thân xử thế của người đạo đức. Người có phẩm chất này mới được quốc gia trọng dụng, mới có thể hành đạo giúp đời. Luận ngữ chép rằng, khi Lỗ Ai công hỏi về cách trị nước và làm thế nào để người dân tín phục, Khổng Tử trả lời: “Dùng người ngay thẳng, bỏ kẻ cong vạy, sẽ được dân tín phục.” [25; 24] Qua đó có thể thấy đức tính ngay thẳng, công bằng rất được Nho giáo đề cao trong việc trị nước, trong cách đối đãi giữa người với người.

Các nhân vật ưu tú của văn tế đương nhiên không thể thiếu đức tính thanh liêm, chính trực, công bằng. Đức tính này của Nguyễn Bỉnh Khiêm được Đinh Thời Trung ca ngợi: “Thước tầm đo đắn, sự thể phân minh; Nặng nhẹ cân lường, lẽ thường tỏ rò.” ([10; 22a] NĐT) và “Chỉn chu giày cỏ, là đường Tiên sinh đi; Chẳng chút lòng gian, là nơi Tiên sinh ngụ.” (Văn tế Nguyễn Bỉnh Khiêm [10; 23b] NĐT) Khâm sai dụ tế Luyện Trung công văn cũng cho thấy Luyện Trung công “làm việc quan luôn giữ lòng ngay thẳng, chẳng a dua, chăm chăm phụng sự quốc gia” ([5; 1a] NĐT). Mọi tính cách, ngôn hành của các ông đều hợp với đạo nghĩa khiến người tiếp xúc đều nhận được lợi ích thân giáo từ các ông.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Trong khoảng thời gian dạy học, các ông càng có điều kiện thuận lợi để truyền đạt cho người học những đức tính tốt đẹp ấy. Các tác giả văn tế đều rất kính phục các ông, tôn vinh đức tính của các ông là “đạo dạy người”.

Phẩm chất thứ ba là nhu hoà cung kính. Đây là đức tính cơ bản cần phải có trong quan hệ ứng xử giữa người với người, với người trên thì cung kính, với kẻ dưới thì nhu hoà, nhân hậu. Khổng Tử nói cụ thể về biểu hiện và tầm quan trọng của đạo nhu hoà cung kính của người quân tử: “Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, làm việc theo lễ tiết, khiêm tốn trong nói năng, nhờ thành tín mà thành tựu.” [62; 246] Lại nói: “Người quân tử tự biết tự chủ nhưng không tranh với ai, kết bạn với người nhưng không chia phe phái.” [62; 246] Người nhu hoà cung kính sẽ được mọi người yêu mến, coi trọng, sẵn sàng hợp tác, tương trợ trong mọi việc, dễ dàng đạt được thành công. Người nhu hoà cung kính tuy có vẻ tuỳ thuận người khác nhưng biết giữ mình, không a dua bè phái vì lợi ích nhóm hay lợi ích cá nhân, không khiếp sợ hay nhân nhượng trước thế lực xấu, dám chỉ ra cái xấu của người khác để họ sửa chữa, sẵn sàng trừ bỏ những kẻ xấu không biết quay đầu. Trong văn tế, hầu như các đối tượng đều là người nhu hoà cung kính, ngay cả những người “ngang tàng chí cả” cũng có “trung hậu tính trời” (Văn tế anh [79, T22; 993).

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 8

Nguyễn Khoa Chiêm nhớ về đức tính thầy mình qua Bảng Trung hầu tế sư Tuyên Quang Lưu thủ văn: “Tâm địa ôn hòa, tính tình cương nghị (…) Đổng trị thao trường, chẳng phân nhiều ít, tới lui đều giữ một nghi dung; Trau dồi đức hạnh, luôn xử khoan nghiêm, xa gần thảy trọn niềm ái úy.” ([5; 3a] NĐT) Chúng tôi chưa khảo được quan Lưu thủ là ai, nhưng qua bài văn tế trên, có thể biết ông không bao giờ quên đức hạnh của một người thầy đối với học trò, một vị tướng đối với quân đội, một vị phụ mẫu đối với nhân dân. Phong cách làm việc vừa khoan vừa nghiêm của ông khiến cho trong dạy học thì học trò kính ái, dốc lòng học tập; trong trị binh thì quân đội tiến thoái nghiêm chỉnh, khí thế đồng đều; trong xử dân thì dân chúng nể sợ tin yêu. Ông quả là người đức cao vọng trọng.

Trước đức tính nhu hoà cung kính của người đã khuất, tác giả văn tế có nhiều cách bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Trong khi Nguyễn Khoa Chiêm ca ngợi quan Lưu thủ thông qua ngôn hành của thầy thì Phạm Nguyễn Du ví người bạn Nguyễn Phùng Hiên với những thứ cao cả như núi, sáng sủa như trăng: “Cao cả thì thành núi non, sáng sủa thì thành trăng ngần. Chảy trôi thì thành sông biển, vút lên thì thành phong vân.” (Văn tế Nguyễn


Phùng Hiên [77; 225]) Có lẽ vì Nguyễn Khoa Chiêm ca ngợi thầy của mình nên bày tỏ tâm tình một cách ý nhị, kín đáo, còn Phạm Nguyễn Du với Nguyễn Phùng Hiên là đôi bạn tâm giao nên tác giả không ngại tán dương bằng những lời hoa mỹ. Dù bày tỏ theo cách nào, những đức tính trên cũng được nhấn mạnh cho xứng đáng với phẩm chất của người đã khuất.

Các phẩm chất trên đều được đề cập trong Luận ngữ. Luận ngữ có thể xem là sách dạy phẩm cách đạo đức cho nam giới thời xưa theo tư tưởng Nho giáo. Tuân theo đó thì mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp hơn, phẩm đức người quân tử từ đó cũng được thể hiện. Nhân vật của văn tế, một số là nhà Nho đương nhiên thấm nhuần tư tưởng này, một số khác dù là tướng vò nhưng nhiều người cũng xuất thân từ nền giáo dục Nho giáo nên những đức tính tốt đẹp trên phần nhiều là có thật. Đề cao những phẩm chất này, tác giả văn tế muốn lấy đó làm bài học cho người đương thời và hậu thế noi theo.

2.1.1.2. Về phẩm cách đạo đức của nữ giới

Chúng tôi xét phẩm chất của người phụ nữ trong văn tế ở hai khía cạnh tiêu biểu: ôn hoà đức độ, siêng cần đảm đang.

Phẩm chất thứ nhất là ôn hoà đức độ. Do lễ giáo quy định, phạm vi hoạt động của phụ nữ thời xưa chủ yếu là trong gia đình, tiếp nhận sự dạy dỗ của mẹ hoặc nữ sư nên nội dung dạy dỗ là “tánh thuỳ mị mềm mỏng, biết vâng lời” (Lễ ký - “Nội tắc”).

Ngày xưa, các thế hệ trong gia đình thường ở chung với nhau, người lớn có vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ con cháu. Tấm gương của một người bà được cháu nội ca ngợi rất đầy đủ qua Đức đại tôn đại tế văn: “Nghiêm nghị ôn hòa nơi cung cấm, vui vầy đông đúc chung tư; Khoan thai gương mẫu với mọi người, nhân hậu kết thành lân chỉ. Tôn ti đúng bậc, trong ngoài khắp cả yêu thương; Lợi vật tế nhân, gần xa thấm nhuần thân ái. Tánh thơm vượt khỏi Cao Tào; Đức sáng sánh bằng Nhậm Tự.” ([5; 7b] NĐT). Người bà là một phụ nữ quyền quý, sống ở hoàng cung. Ngay từ nhỏ đã được dạy những thanh quy khuôn phép của các bậc Cao Tào, Nhậm Tự thời cổ. Là một đứa cháu từ nhỏ đến lớn sống trong tình yêu thương của bà, cảm nhận được đức độ, nhìn thấy được hành vi, cách đối xử của bà với mọi người xung quanh, tác giả cho rằng nhờ đức độ của bà mà hiện nay “nghiệp lớn xương minh”, “gia thanh bình trị”, con đàn cháu đống (“đông đúc chung tư”), tài đức vẹn toàn (“kết thành lân chỉ”). Bản thân tác giả rất tự hào vì nhận được sự dạy dỗ


và thừa hưởng công đức của bà, trở thành một người có tài năng “kế thừa công nghiệp lớn”, sẵn sàng bôn ba chinh chiến ngoài biên địa dẹp nạn can qua, bảo vệ đất nước.

Đức tính ôn hoà của nữ giới còn đáng khen ở chỗ nhân ái khoan hoà với cả kẻ ăn người ở, người sơ kẻ bé; thăm hỏi, giúp đỡ vợ con, cha mẹ của tướng sĩ đang tòng chinh: “Cầm cân mực mà xử trong đầy tớ, đầy đặn thay tấm ái với niềm ân; Giãi lòng son mà đãi kẻ thân sơ, dịu dàng nhẽ lời ăn cùng tiếng nói. Ân đãi hạ không chút lòng ghen ghét; Niềm thi nhân thấy kẻ bé thì thương.” (Văn tế mẹ [10; 17a] NĐT) Hiện nay cách đối xử trong quan hệ chủ tớ như thế này có thể không có gì đáng nói, nhưng xét quan hệ chủ tớ ngày xưa, đây là đức tính cao thượng, đáng trân trọng.

Những phẩm chất ấy lại được tiếp tục truyền dạy cho những người con, người cháu, lưu truyền từ đời này sang đời nọ, tạo thành nền nếp truyền thống gia đình. Dễ dàng tìm thấy trong những bài văn tế mẹ (mẹ ruột, mẹ vợ, mẹ chồng, mẹ kế), cô, dì, con gái những câu ca ngợi như thế (Văn tế khóc mẹ [152; 521], Văn tế mẹ [95, S11; 314], Văn mẹ tế con gái [106; 98]).

Nói thêm về tác giả Văn mẹ tế con gái. Trong Văn tế cổ và kim ghi tiêu đề là Khóc con gái, tác giả Bùi Hữu Nghĩa [21; 65]; nhưng Việt âm văn uyển ghi tiêu đề là Văn mẹ tế con gái [106; 98], tác giả khuyết danh, tức soạn giả không cho rằng bài văn tế này của Bùi Hữu Nghĩa. Chúng tôi đọc trong bài có câu “Nay mẹ còn lắc lẻo, e khi khói lạnh nhang tàn; Mai mẹ có rụng rời, ai giữ mồ hoang cỏ loán” nên nhận định rằng đây không phải bài văn cha tế con mà là mẹ tế con. Nếu có liên quan đến Bùi Hữu Nghĩa thì có lẽ ông viết hộ cho người mẹ ấy.

Phẩm chất thứ hai là siêng cần đảm đang. Đây cũng là một đức tính quan trọng của phụ nữ. Nữ giới khi còn ở với cha mẹ phải siêng năng, chăm chỉ việc nhà, phụ giúp cha mẹ, thạo thêu thùa may vá; khi lấy chồng phải gánh vác công việc nhà chồng, sắp xếp trong ngoài ổn thoả làm vẻ vang nhà chồng, giúp cho chồng yên tâm làm việc xã hội. Dù xuất thân danh gia vọng tộc hay làm dâu nhà quyền thế, nữ giới cũng cần phải trau dồi tính siêng cần, đảm đang.

Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của nhiều tác phẩm văn học nêu cao đạo đức luân lý Nho giáo. Ngoài những tác phẩm nổi tiếng trước nay mọi người đã biết, gần đây, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh phát hiện thêm Chúng tử tế mẫu văn. Cũng như nhiều bài văn


tế mẹ của các tác giả khác, bài này ngoài bày tỏ lòng tiếc thương của các con dành cho người mẹ đã qua đời còn ca ngợi những đức tính tốt đẹp của mẹ: “Trọn đạo tam tòng; Giữ phần tứ đức. Ở ruộng nương theo nghề ruộng, dư lúa dư tiền; Lấy chồng lo việc nhà chồng, hết lòng hết sức.” [116; 66] Người mẹ chẳng những trọn đạo tam tòng tứ đức mà còn rất mực đảm đang. Sinh ra ở nhà nông, giỏi việc làm ruộng, biết cần kiệm để cha mẹ không bị túng thiếu. Khi lấy chồng gánh vác việc nhà chồng, không màng cực khổ, hết lòng hết sức chu toàn mọi việc. Đây rò ràng là một tấm gương về đạo làm mẹ và đạo làm vợ dành cho phụ nữ thời xưa.

Theo Cao Tự Thanh, nhiều khả năng bài văn tế này Nguyễn Đình Chiểu viết hộ người khác. Nhưng dù sao, “Nguyễn Đình Chiểu cũng đã không viết bài văn tế này với thái độ của một kẻ bàng quan hay thương vay khóc mướn” [116; 67]. Ông đã đặt mình vào vị trí của người làm con thương khóc chính người mẹ kính yêu của mình. Tình cảm, niềm thương tiếc của các con, đức tính của người mẹ và cả sự day dứt về hoàn cảnh cô đơn của người đã mất trong một gia đình có đám con cái bị cuộc sống và thời cuộc buộc phải chia lìa…, tất cả đều thật. Quan trọng hơn, hình ảnh người mẹ chính là tấm gương tiêu biểu mà tác giả của “trung hiếu tiết nghĩa” muốn gửi đến mọi người.

Khi nói về nữ giới, tác giả văn tế thường tập trung vào những phẩm chất như kiệm cần, giới hạnh, thuần hậu, đoan trang, hiền thục, hiếu thảo... Đặc biệt, một trong những phẩm chất được nhiều tác giả nhấn mạnh là vừa nhu hoà vừa nghiêm cẩn. Dù là ai cũng không thể thiếu những phẩm chất này. Chúng một mặt thể hiện sự ca ngợi, lòng nhớ ơn của tác giả, của người còn sống dành cho người đã khuất, mặt khác phản ánh sự kỳ vọng về “phụ đạo”, “phụ đức” theo tinh thần Nho giáo.

2.1.2. Khẳng định các giá trị luân lý chuẩn mực

Theo Trung dung, trong thiên hạ có 5 giềng mối: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè [25; 68]. Ngoài ra, thầy trò cũng là một giềng mối quan trọng trong xã hội khoa cử thời xưa.

Đại học minh hoạ các giềng mối đó bằng đức tính của Văn vương nhà Chu, đại diện cho đức tính mà mỗi người cần đạt tới: Làm vua đạt đến đức nhân, làm tôi tỏ rò đức kính (Văn vương là vua nước chư hầu của nhà Thương), làm con giữ tròn đức hiếu, làm cha rất mực hiền từ, kết giao hết lòng thủ tín [25; 12]. Mạnh Tử - “Đằng Văn công


thượng” phát huy ý của Đại học rò ràng hơn: “Giữa cha con có tình thân ái, giữa vua tôi có mối danh nghĩa, giữa vợ chồng có sự phân biệt, giữa anh em có thứ tự, giữa bạn bè có chữ tín.” [25; 168] Đây là những giềng mối quan trọng xây dựng nên một gia đình, một xã hội, một chế độ, một quốc gia.

2.1.2.1. Giềng mối trong gia đình

1/ Giềng mối chồng - vợ

Gia đình là một phần của xã hội, chồng vợ thuận hoà thì gia đình yên ấm, xã hội phồn vinh. Chồng vợ phải yêu thương, tôn trọng nhau, che chở cho nhau mới được hạnh phúc lâu dài. Mỗi phía đều có nghĩa vụ cần phải làm để đạt được mục đích trên, tức là bổn phận của chồng đối với vợ và những gì vợ phải có trong việc đối xử với chồng.

Xét ở giềng mối này, văn tế phần lớn nói về bổn phận của người vợ. Trong văn tế, giềng mối chồng - vợ được nhìn nhận từ nhiều mối quan hệ khác nhau. Ở quan hệ thân thiết có chồng nói về vợ; con nói về mẹ; cháu nói về bà; em cháu nói về chị, cô, dì… Ở quan hệ xã hội có học trò nói về vợ thầy; bề tôi nói về vợ vua chúa… Dù nhìn từ mối quan hệ nào, bổn phận người vợ luôn được đề cao.

Bổn phận đầu tiên là trọn đạo thờ chồng. Vợ phải kính trọng, phục tùng chồng, thủ tiết với chồng, lo cho chồng ăn học, chồng không thành công trên đường công danh sự nghiệp cũng không được phụ rẫy. Phan Huy Ích ca ngợi đạo thờ chồng của Lê Ngọc Hân: “Gìn sách trước đã sáng gương tề mị.” (Văn tế Lê Ngọc Hân [21; 45]) Đời Hán, chồng bà Mạnh Quang là Lương Hồng rất khách khí với vợ, mỗi bữa cơm vợ phải bưng mâm ngang mày (tề mi) mời chồng ăn để tỏ lòng cung kính. Tác giả mượn tích xưa ca ngợi Lê Ngọc Hân đáng sánh với tấm gương bà Mạnh Quang thờ chồng. Ngoài ra, trong văn tế, đạo thờ chồng thể hiện qua nhiều việc làm khác nhau, từ những việc làm nhỏ nhặt hằng ngày thể hiện sự quan tâm, chu đáo của người vợ (khi Phạm Nguyễn Du vào Thái học, vợ ông là Nguyễn Thị Đoan Hương ở nhà chuẩn bị “đủ cả gỏi với thịt” để chiều đón ông về), đến tình cảm cảm động hơn của bà vợ thứ của Ngô Thì Sĩ lúc lâm chung dành cho chồng (khi bà bệnh nặng hấp hối, Ngô Thì Nhậm hỏi muốn trối lại điều gì, thì bà nói ngoài việc nhớ chồng ra, không có lời gì khác).

Khi chồng sa cơ thất thế, không thành công trên đường công danh sự nghiệp, vợ phải là người đồng cam cộng khổ, chung tay chống đỡ gia đình. Bà Nguyễn Thị Tồn (vợ


Bùi Hữu Nghĩa) được biết đến là người vợ có sự chia sẻ gian truân với chồng thật là cảm động: “Trường khoa mục qua nong chí cả, ít nhiều đà rỡ mặt với non sông; Nhà hàn vi bậu dốc tay nâng, may mắn đặng cất đầu cùng bạn tác. Công danh lỡ vì mang bệnh quỷ, em chẳng phải vợ Mãi Thần ngày trước, thời chưa nên làm thói dể duôi; Khó hèn cam nào dám trách trời, bậu chẳng như vợ Tô Tần thuở nọ, vận chưa đạt mà đem lòng khinh bạc. Phận khó khăn yếu đuối, vóc liễu bồ dầu dãi nắng mưa; Con nhỏ dại thơ ngây, tay chủ quỹ không rời thước tấc.” [21; 62] Bà đủ cả tam tòng tứ đức, trọn đạo với chồng, tròn trách nhiệm với gia đình, không khinh bạc khi chồng chưa thi đỗ. Hoàn cảnh hai bên “đều không cha mẹ” càng khiến hai vợ chồng đồng cảm, thấu hiểu và khắng khít nhau hơn. Khi Bùi Hữu Nghĩa thi đỗ ra làm quan, bà ở nhà một mình gánh vác việc gia đình, vừa làm mẹ vừa làm cha nuôi dạy con thơ cho chồng yên tâm làm việc nước. Những tưởng cuộc sống như thế đã bớt đi lận đận, nào ngờ tai hoạ xảy đến. Bùi Hữu Nghĩa khi làm quan tại phủ Trà Vang (nay là Trà Vinh), do tính kiêu hãnh, chính trực, bị quan trên ghét, ông Bùi mất chức và bị tù. Bà Tồn vượt đường xa lên tới kinh đô gặp vua Tự Đức kêu oan. Ông Bùi sau đó được tha, nhưng bà Tồn về đến nửa đường thì bị bệnh chết. Cái chết của vợ trong hoàn cảnh đó là nỗi đau xót lớn nhất trong lòng ông. Tuy trong bài văn tế vợ, Bùi Hữu Nghĩa không nói đến việc này nhưng nội dung của nó thể hiện rò thái độ trân trọng và lòng xót thương vợ. Chỉ cần qua sự việc ấy cũng đủ thấy rò đạo tòng phu của bà.

Văn tế còn nói đến nhiều bổn phận khác của người vợ trong gia đình đối với cha mẹ chồng, vợ cả của chồng, con riêng của chồng... Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là nuôi dạy con cái nên người, cả khi con đã làm quan cũng chỉ dạy cho con điều hay lẽ phải: “Con xuất sĩ mấy lời dạy bảo: Bổng vua thiếu, mẹ cho nhiều ít, đừng tham lam để tiếng cười chê.” (Văn tế mẹ [32; 83])

Mặc dù văn tế ca ngợi rất nhiều luân lý tốt đẹp của người làm vợ, nhưng hầu như chỉ nhấn mạnh nghĩa vụ chứ không nói đến “quyền hạn”. Đây là điều thiếu sót của văn tế. Nhờ đó, Văn tế Nguyễn Bích Châu của Trần Duệ Tông (1372-1377) và Văn tế Đoàn Thị Điểm của Nguyễn Kiều (1694-1771) nổi bật lên là hai tác phẩm tiên phong về phương diện “quyền hạn” của người làm vợ. Nguyễn Bích Châu (?-1377) có một vị trí trang trọng trong bài văn tế của Trần Duệ Tông: “Cải chánh lòng vua chừ, Phàn Cơ nước Sở; Giữ đúng đạo vợ chừ, Tương Phi bến Ngu.” (Văn tế Nguyễn Bích Châu [79, T3B; 358] NĐT)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022