Nguồn Thư Viện Vhn (Theo “Di Sản Hán Nôm Việt Nam Thư Mục Đề Yếu”)


Từ chức năng của văn tế và nhu cầu tín ngưỡng của mọi tầng lớp trong xã hội, có thể nói số lượng văn tế đã có là rất lớn. Có tác giả làm rất nhiều văn tế, làm cho mình và làm hộ người khác. “Thời trung đại, văn tế là một thể loại được sử dụng nhiều (…). Cho nên, không một tác giả nào chưa từng làm văn tế và trong mỗi tác gia, văn tế thường chiếm số lượng khá nhiều trong toàn bộ tác phẩm.” [111; 42] Cuối thế kỷ XVIII có Phan Huy Ích; cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có Nguyễn Bá Xuyến; Thế kỷ XIX có Phạm Thận Duật; cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có Nguyễn Thuật, Trần Trọng Giải, Phan Bội Châu… là những tác giả làm nhiều văn tế.

Số lượng tác phẩm đã được phiên dịch công bố chỉ là một phần nhỏ trong số tác phẩm hiện tồn, riêng Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu cho biết còn 621 bài văn tế chưa được phiên dịch. Không chỉ trong các tuyển tập hay thư tịch đã sưu tầm được, trong dân gian hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều tư liệu Hán Nôm quý giá liên quan đến văn tế. Ngay trên mảnh đất Nam Bộ, văn chương Hán Nôm nói chung và văn tế nói riêng cũng còn một trữ lượng đáng kể. Nguyễn Văn Hầu nhận định về trữ lượng văn tế ở vùng đất Nam Kỳ xưa như sau: “Những bài văn tế được coi là xưa nhất trên phần đất Nam Trung còn lại đến ngày nay là hai bài văn tế Bá Đa Lộc, một do Hoàng tử Cảnh và một do Nguyễn vương Ánh chủ tế tại Sài Gòn… Có thật nhiều văn tế sau hai bài được nhắc đến trên đây. Do danh nhân thì Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu, Thủ khoa Huân, Nguyễn Quang Diêu… nhà nào cũng có sáng tác; còn do các thầy Nho, thầy thuốc, ông Tú, ông Nhiêu ở rải rác từ các địa phương thì không sao đếm được.” [52, T2; 106] Nhận định của nhà sưu tầm nghiên cứu lịch sử, văn hoá Hán Nôm lịch duyệt cho phép chúng tôi tin tưởng vào trữ lượng phong phú của văn tế Hán Nôm không chỉ ở Trung Bộ, Nam Bộ mà trên cả nước.

Vài năm gần đây, chúng tôi cũng thường sưu tầm được văn tế Hán Nôm ở một số tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Năm 2012 sưu tầm được một tuyển tập Hán Nôm (không có tiêu đề) tại nhà cụ đồ Nguyễn Tòng Mậu ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang có 14 bài văn tế Nôm. Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Ngọc Quận cũng sưu tầm được quyển Gia lễ tập thành tại một tỉnh miền Tây Nam Bộ có 52 bài văn tế Hán Nôm. Năm 2015, tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi cũng sưu tầm được một quyển sách văn tế Nôm tại nhà một người vốn có tổ tiên hành nghề bói toán với số lượng gần 20 bài.


Ba quyển sách trên góp phần làm phong phú thêm cho bộ phận văn tế Nôm Nam Bộ nói riêng và kho tàng văn tế, văn học của Việt Nam nói chung.

Hiện nay, chúng tôi đã lập được danh mục 257 bài văn tế Hán Nôm (sưu tập được 243 bài) từ nhiều nguồn khác nhau: giáo trình ngữ văn bậc đại học; tổng tập, tuyển tập thơ văn của các tác giả; sách, báo, tạp chí nghiên cứu trước và sau 1975; tư liệu sưu tầm điền dã; tư liệu Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong đó, những tờ báo chúng tôi sử dụng là báo thời kỳ đầu như Nam phong, Phụ nữ tân văn, Nông cổ mín đàm, Đồng Nai văn tập... Tư liệu trong giáo trình, tổng tập, tuyển tập, sách, báo, tạp chí là những tác phẩm đã được phiên dịch công bố nên ít nhiều mọi người đã biết. Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua nguồn văn liệu tìm được ở VHN và nguồn văn liệu sưu tầm điền dã.

1.3.4.1. Nguồn Thư viện VHN (theo “Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu”)

1/ 百僚詩文集 Bách Liêu thi văn tập, KH: A.553. Bản chép tay, 382tr., khổ 31x22, có chữ Nôm. Gồm thơ, câu đối, trướng, biểu, văn tế của các tác giả triều Lê và triều Nguyễn.

2/ 平 望 黎 進 士 詩 文 集 Bình Vọng Lê Tiến sĩ thi văn tập, KH: A.599. Lê Tông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Quang soạn, Cát Động Tiến sĩ Hà Tông Quyền (1789-1839) phê duyệt. Bản chép tay, 380tr., 31x21, có chữ Nôm. Chủ yếu chép thơ văn của Lê Tông Quang người xã Bình Vọng. Ngoài ra có ca viếng Hoàng Diệu; Văn tế thần, tế tổ tiên, tế Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm...; Câu đối mừng thọ; Một số câu đối của Kỳ Đồng và bài “Chức cẩm hồi văn” của Tô Huệ.

3/ 名筆叢書 Danh bút tùng thư, KH: A.1325. Lập Trai tiên sinh soạn. Sách của

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 7

nhà họ Trần, chép tay, 103tr., 27x15. Biểu, văn bia, văn tế, văn khắc trên chuông đồng, tựa, phả khuyến... của Phạm Quý Thích. Bài văn bia ở đền Quan Thánh phường Hà Khẩu.

4/ 名 公 表 選 Danh công biểu tuyển, KH: A.582. Bản chép tay, 306tr., khổ

31x22. Tập văn chọn lọc gồm 116 bài biểu, trướng, ký, tựa, chế, phú, văn tế... của các tác giả có tên tuổi triều Nguyễn như Nguyễn Hữu Lập, Trần Văn Chuẩn, Nguyễn Duy Tân, Phan Hy Lượng… Có một số bài tựa gia phả, văn bia ở di tích, bài chế phong vương cho viên quan Toàn quyền Pháp...


5/ 諭祭勲臣 Dụ tế huân thần, KH: A.547. Bản chép tay, 194tr., 31x22. Những bài

dụ tế các quan chức có công với triều đình, do Lê Quý Đôn, Phạm Quý Thích soạn; Văn tế Nguyễn Bỉnh Khiêm; Một số bài văn phả khuyến, văn mừng thọ, mừng thi đỗ, câu đối thù tặng, phúng viếng.

6/ 淇川公牘文鈔 Kỳ Xuyên công độc văn sao, KH: VHv.2073. Nguyễn Thông, tự

Hy Phần, biệt hiệu Độn Am soạn và viết lời tựa năm Tự Đức Nhâm Thân (1872). Cháu là Nguyễn Yến hiệu chính. Chép theo bản in của nhà in Ngụ Trai năm 1872. Bản chép tay, 170tr., 27x15, 1 tựa, 1 mục lục. Gồm hai phần: Phần 1. “Kỳ Xuyên công độc”: 11 bài sớ, 1 bài biểu của Kỳ Xuyên (hiệu của Nguyễn Thông) gửi Tự Đức; Phần 2. “Kỳ Xuyên văn sao”: tập văn, gồm các bài như phú về việc qua sông; phú về nghĩa trang; văn tế, ký về miếu thờ Khổng Tử ở Vĩnh Long; truyện các danh thần chống Pháp như Phan Văn Đạt, Trương Định, Hồ Huân Nghiệp; sự tích Nữ thần ở xã Đại An, Khánh Hòa; bài minh ở mộ Vò Trường Toản (ẩn sĩ tỉnh Gia Định)…

7/ 歷 朝 祭 文 Lịch triều tế văn, KH: A.213. Văn tế của các danh nho triều Nguyễn

như Phạm Quý Thích, Hà Tông Quyền, Phan Trọng Phiên… Có một số bài ký, bài minh; Thơ thù ứng, tức sự, cảm hoài, tiễn tặng bạn bè...

8/ 柳 堂 文 Liễu Đường văn, KH: VHv.1143. Hà Tông Quyền soạn thảo. Bản chép

tay, 70tr., 28x16. Tập thơ văn gồm: Biểu tạ ơn được thăng chức; văn chúc thọ, mừng được về hưu, bài từ tỏ bày tâm sự khi đi sứ Nam Dương; bài dẫn viết cho tác phẩm Mộng Dương tập ký; thơ vịnh cúc... Bài văn tế Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm) của Đinh Thời Trung.

9/ 吳文祿嚴堂詩集 Ngô Văn Lộc nghiêm đường thi tập, KH: VHv.2463. Thơ văn

của thân sinh Ngô Văn Lộc, gồm hai phần: Phần 1. Chữ Hán: Thơ mừng thọ, mừng làm nhà, mừng cưới vợ, mừng sinh con trai... Trướng, câu đối mừng thọ, mừng đám cưới, mừng làm nhà mới, viếng tang... Văn tế Trạng Trình, tế cha...; Phần 2. Chữ Nôm: Văn tế cha mẹ, tế thầy thuốc, tế Trùm giáp...

10/ 五旬大慶祝詁對聯 Ngũ tuần đại khánh chúc hỗ đối liên, KH: A.1984. Bản

chép tay, 122tr., 28x16. Gồn hai phần: Phần 1. Câu đối (tr.1-72): Tập câu đối của Tự Đức và các quan triều Nguyễn mừng Tự Đức 50 tuổi; Một số bài viếng, câu đối ở chùa, nhà


thờ, văn chỉ; Phần 2. Trướng và văn tế (tr.73-122): 9 bài mừng anh em họ Phan đỗ Tiến sĩ năm Tự Đức Kỷ Mão (1879) của các tác giả như Thám hoa họ Hoàng, Văn thân Nghệ An, Quốc sử quán Hội văn trong thôn và 7 xã trong tổng, con cháu nội ngoại..., 7 bài viếng thầy dạy học, viếng em, 1 bài văn tế những người chết trong chiếc tàu do Pháp tặng triều đình Huế...

11/ 國音祭文歌賦 Quốc âm tế văn ca phú, KH: VNv.150. Văn tế, ca, phú Nôm: tế

trận vong tướng sĩ đời Quang Trung; Công chúa Ngọc Hân tế vua Quang Trung; tế Phò mã Vò tôn Tánh và Ngô Tòng Châu; tế người lái xe của cụ Phan Sào Nam, bài ca Thị Kính tự tình; Vợ trách chồng du đãng; bài phú hỏng thi, phú học dốt. Thơ vịnh du kích đánh giặc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài họa của Bùi Bằng Đoàn; câu đối phúng Uông Tinh Vệ của Tưởng Giới Thạch.

12/ 卯軒文集 Mão Hiên văn tập KH. A.835, phần 祭文[+] Tế văn lâu. Bản

chép tay, 96tr., từ trang 1 đến trang 79 chép 30 bài văn tế (tế cầu an, tế di tích, tế người chết, tế gia miếu, tế đuổi chuột, tế hổ…), có văn tế của Nguyễn Thuật; từ trang 80 đến hết chép một số câu đối.

13/ 祭 文 集 Tế văn tập, KH: A.524. Nhuế Giang Cử nhân Hoàng biên tập năm

Minh Mệnh 2 (1821). Bản chép tay, 105tr., 33x22, có chữ Nôm. 64 bài văn tế, điếu, sớ, cúng: tế hoàng phi, tế tướng sĩ chết trận, tế bố mẹ, ông bà, thầy học, chú bác, anh em, tiên tổ, cầu mưa, cầu gió, sớ cầu an, cầu khỏi bệnh…, bài phả khuyến và bài khuyên bạn.

14/ 約 夫 先 生 詩 集 Ước Phu tiên sinh thi tập, KH: A.468. Bản chép tay, 50tr.,

32x22, 1 mục lục. Khoảng 85 bài thơ, văn của Phan Thanh Giản: tiễn, hạ, ứng chế, dụ, họa, tặng, lỗi văn, tế văn, thư…

1.3.4.2. Nguồn sưu tầm điền dã

1/ Tuyển tập thơ văn chép tay tại nhà ông Nguyễn Tòng Mậu. Tập sách không ghi tiêu đề, tên người tuyển soạn hay niên đại. Tổng cộng 208 trang giấy dó, mỗi trang 8 cột, số chữ mỗi cột nhiều ít không đều, nhìn chung khoảng từ mười mấy chữ tới 30 chữ, với 291 đơn vị tác phẩm. Chúng tôi đã thống kê và định lượng được 31 đơn vị tác phẩm chữ Hán và 260 đơn vị tác phẩm chữ Nôm.

Về niên đại, do không tìm thấy tên người tuyển soạn và niên đại nên chúng tôi dựa vào các sự kiện, nhân vật được nhắc đến trong đó suy đoán tập sách được soạn vào


khoảng nửa đầu thế kỷ XX, đến muộn nhất có thể là năm 1945 (vì còn kị húy vua nhà Nguyễn). Tập sách có 14 bài văn tế Nôm.

2/ Gia lễ tập thành. Tập sách Hán Nôm khuyết danh không ghi niên đại, gồm nhiều tác phẩm thuộc thể loại văn tế, văn cúng, sưu tầm được tại đồng bằng sông Cửu Long. Tập sách có kích thước 14.5x20.5. Bìa sách màu vàng, phía trên bên trái ghi Gia lễ tập thành nhất bổn. Tập sách được viết tay, không đánh số trang, tổng cộng 120 trang viết trên 60 tờ giấy lớn, mỗi tờ được gấp lại ở giữa làm gáy sách, mỗi trang 7 dòng, số chữ mỗi dòng không đều nhau (phần lớn 22-23 chữ). Tập sách còn nguyên vẹn về hình dạng, màu sắc, chữ nhìn khá rò, tổng cộng có 52 bài văn tế gồm 30 bài chữ Nôm, 22 bài chữ Hán (kể cả văn khấn).

Văn tế trong tập sách này là những bài đọc trong lễ tế người thân đã chết với rất nhiều mối quan hệ khác nhau như ông cháu, bà cháu, cha con, mẹ con, bác cháu, chú cháu, cô cháu, chồng vợ….

3/ Văn tế ở Bình Định. Lộc Xuyên Đặng Quý Địch sưu tầm, chú giải, NXB. Văn hoá Dân tộc xuất bản năm 2008. Tổng cộng 32 bài văn tế được chia thành ba phần. Phần một gồm 5 bài chữ Hán (tế Trần Đức Hoà, Đào Duy Từ, tế họ…). Phần hai gồm 23 bài văn tế Nôm và Quốc ngữ, có văn tế của Đặng Đức Siêu, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Xuân Kiều, Đào Phan Duân, Huỳnh Bá Văn, Nguyễn Chuân… Phần ba gồm 4 bài khoa nghi Phật giáo.

Các sách sưu tầm vừa được đề cập ở trên và phần lớn tác phẩm văn tế trong đó có niên đại không xưa lắm nhưng cũng phần nào cho thấy diện mạo một thời của văn tế ở các địa phương trên.

٭ ٭ ٭

TIỂU KẾT

Văn tế có lịch sử ở Trung Quốc thời cổ đại. Gắn liền với quan niệm chất phác của con người về giới tự nhiên, văn tế ra đời đáp ứng nhu cầu tế tự để mong cầu được trời đất, thần linh bảo hộ. Từ khi ra đời, loại văn tế này không ngừng sản sinh các tiểu loại khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tế, mục đích tế, chủ thể đứng tế và đối tượng được tế. Từ nhu cầu tế tự trời đất, thần linh để cầu phước dẫn đến nhu cầu tế tự trong tang ma để vừa


bày tỏ niềm tiếc thương vừa mong cầu được linh hồn người chết chở che, giúp đỡ. Đó là cội nguồn của văn tế ai điếu.

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng của văn tế Trung Quốc một cách toàn diện, cả về nghi thức, mục đích, văn thể. Văn tế của Việt Nam có trữ lượng phong phú, nhiều dạng thức, hình thức sáng tác cũng đa dạng. Ở Việt Nam, văn tế vẫn đạt được thành tựu rất cao khi nó trở thành một trong những thể loại tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam.


CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA THỂ LOẠI VĂN TẾ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM


2.1. VĂN TẾ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM KHẲNG ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC, LUÂN LÝ CHUẨN MỰC

Mục đích đầu tiên của văn tế là tiếc thương, ca ngợi người đã qua đời. Thông qua đó, tác giả còn muốn đưa đến nhiều thông điệp có ý nghĩa to lớn hơn cho người còn sống. Người đã mất, nhưng ngôn hành, đức độ, công huân của họ còn mãi trên đời, xứng đáng là tấm gương cho người sống noi theo. Vì vậy, ca ngợi người đã khuất cũng chính là khẳng định đức tính tốt đẹp của họ, đồng thời khuyên nhủ người sống học tập những đức tính tốt đẹp ấy.

Những thông điệp này thường được tác giả gián tiếp gửi gắm qua lời ca ngợi và lòng ngưỡng vọng, cũng có khi được trực tiếp nêu ra trong bài văn tế, vừa nói lên tâm trạng tiếc nuối vì mất đi người thân yêu vừa bày tỏ nỗi lòng trăn trở vì cảm thấy sự mất mát đó là một thiệt thòi cho thế đạo. Trong bài văn tế bạn là Nguyễn Phùng Hiên, Phạm Nguyễn Du từng đau đáu: “Sao quân tử lại không may như thế? Âu cái vận của đạo Nho đã suy dần. Thực có liên quan đến đạo đời! Chứ đâu phải vì tôi quá xót bạn thân!” [77; 224] Một tác giả khác trong Đông Ngạc Tham tụng quan thành phần tế văn cũng cho rằng, người hiền tài không được trọng dụng là điều bất hạnh của đạo: “Tấm thân thần tử giữa chốn triều đình phải lui về ẩn nơi thâm sơn cùng cốc, khiến cho sự nghiệp tế thế kinh bang không được sáng tỏ đương thời, mà đời sau cũng không thể nghe thấy. Đó không những là điều bất hạnh của Phu tử mà còn là điều bất hạnh của đạo ta.” ([5; 11b] NĐT) Các tác giả cho rằng mỗi người hiền tài mất đi là sự mất mát to lớn của đạo đời. Có thể thấy, trong văn tế, khẳng định và giáo dục đạo đời là một trong những nội dung rất được quan tâm, cũng là nội dung có tính nhân văn hướng đến đối tượng người sống rò ràng nhất của thể loại văn tế.


Đạo đời được thể hiện rò ràng nhất qua luân lý và đạo đức, hai yếu tố chi phối mọi hoạt động của con người trong xã hội. Hai khái niệm này thường được hiểu là những quy phạm, sự đánh giá tốt xấu về cá nhân hay tập thể, những việc làm hợp với quy phạm chung và nỗ lực đạt tới những quy phạm đó. Đây là hai khái niệm cùng phạm trù nhưng nội hàm không hoàn toàn đồng nhất. Theo tư tưởng Nho giáo, đạo đức chú trọng quá trình và kết quả tự thân thực hiện của cá nhân, chủ yếu liên quan đến các yếu tố cấu thành tư cách con người như “chính tâm”, “thành ý”, “tu thân”; Luân lý chú trọng quan hệ xã hội và quy phạm xã hội, chủ yếu liên quan đến các biểu hiện về phẩm hạnh như “tề gia”, “trị quốc”, “bình thiên hạ” [165; 25]. Ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, tất cả quan niệm về đạo đức luân lý đều đứng trên lập trường tư tưởng giáo dục truyền thống Nho giáo.

Trong văn tế, hai khái niệm luân lý và đạo đức được thể hiện rất rò ở cả hai loại quan hệ: cá nhân với nhau, cá nhân với xã hội. Thông qua đó, chúng ta rút ra được những bài học về đạo đức, luân lý trong văn tế, và có thể nhận biết phần nào quan niệm, nhân cách, lối sống của các tác giả.

2.1.1. Khẳng định các giá trị đạo đức chuẩn mực

2.1.1.1. Về phẩm cách đạo đức của nam giới

Trong văn tế, phẩm cách đạo đức của nam giới được chú trọng ở ba yếu tố cơ bản: chăm học cầu tiến, thanh liêm chính trực công bằng, nhu hoà cung kính.

Phẩm chất thứ nhất là chăm học, cầu tiến. Học tập là nguồn dưỡng chất giúp phát triển về tư duy, trình độ để cá nhân có đủ điều kiện lập thân xử thế, làm quan giúp đời. Đây là mục đích chính của nền giáo dục nhập thế Nho giáo. Khổng Tử nói: “Cầu học không biết chán.” Khổng Tử được tôn xưng là bậc thánh, mà ngài nói ngài cũng phải học mới biết, hơn nữa là phải học tập suốt đời. Tấm gương học tập, cầu tiến của ngài là bài học thực tế bổ ích nhất mà học trò cửa Khổng sân Trình phải học đầu tiên. Bậc quân tử có chí cầu học, cầu tiến thủ, “lấy thiên hạ làm nhiệm vụ của mình” càng không thể xa rời việc học.

Các bậc đại khoa trong lịch sử đương nhiên là tấm gương đáng ngưỡng mộ về tinh thần học tập. Nguyễn Bỉnh Khiêm “muôn thiên đọc khắp”, Lê Quý Đôn “đọc rộng các sách”, nhờ đó kiến thức sâu rộng, hiểu rò đạo lý, trước ra làm quan giúp đời, sau đem sở học của mình truyền trao cho lớp hậu sinh để giữ gìn mối đạo. Những lời ca ngợi của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022