Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 25

190


ngày nay, thì vua Đèo Văn Long đã hoàn toàn là băng hà về mặt chính trị” (Một tí về lịch sử và một bản lý lịch); “Này ông có nhớ tới một cuộc trình diễn sáng kiến, người ta bày một cái ống sắt to bằng một đẵn ống máng, và giới thiệu rằng tống giò sống vào đấy, bịt một đầu lại rồi nhúng nước sôi thì thành giò. Lời giới thiệu đó nhấn vào cái chỗ luộc bằng cái ống lệnh đó thì đỡ phí bao nhiêu lá chuối và công buộc thít dây lạt. Ôi, giời ơi, thì ra là giò rỉ sắt à?” (Giò lụa); “Từ chân Pha Đin, vào Điện Biên, từ Tuần Giáo vào, đường 42 dữ hơn, phong cảnh lầm lì” (Đường lên Tây Bắc).

Tính chất linh hoạt của từ ngữ trong tùy bútcòn được khẳng định qua một mảng lớn từ đồng nghĩa. Mạch suy tư, cảm xúc của con người thường không diễn ra theo trật tự tuyến tính mà trở đi trở lại, đồng hiện trong một quá trình nghiền ngẫm, day dứt. Để tránh trùng lặp, nhà văn phải huy động tối đa vốn từ ngữ của mình, tạo nên sự phong phú, đa sắc cho phương tiện biểu đạt. Trong Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng tự nhận mình là “người đàn ông lạc phách”, “người du khách đa xuân tứ”, “người mắc bệnh lưu lý”, “người khách tương tư”, “người khách ly hương”, “người đàn ông oan khổ lưu ly”, “người chồng phiêu bạt”, “người khách xa nhà”, “người khách tương tư cố lý”, “người khách thiên lý tương tư”, “người sầu xứ”, “người lữ khách”, và gọi người vợ tên Quỳ ở chốn quê nhà là “người vợ thương yêu”, “người bạn chiếu chăn”, “người vợ bé nhỏ yêu chồng”, “người vợ tấm mẳn”, “người vợ tào khang”. Trong tập tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Nguyễn Tuân đã nói đến những viên phi công bị ta bắn hạ bằng nhiều từ ngữ mới, lạ, làm nổi rò bản chất hèn nhát và tàn bạo của kẻ thù: “yêng hùng bay”, “ác điểu Mỹ”, “bọn cướp trời”, “vân phỉ”, “đám giặc bay gãy cần lái”,…

Trong tùy bút, mỗi khi cần miêu tả một sự vật, hiện tượng, nhà văn thường đưa ra những hình ảnh ví von, những từ ngữ so sánh. Thạch Lam gọi cốm Vòng là : “thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh” (Một thứ quà của lúa non: Cốm), trong khi Nguyễn Tuân lại chú ý nhiều hơn đến “cái gánh cốm Vòng có cái đòn gánh dị thường, một đầu thẳng một đầu cong vút lên như cái ngọn chiếc hia tuồng Bình Định” và màu xanh “rờn lên một niềm vui bất tận… màu của nguyện vọng hạnh phúc”(Cốm).

191


Cảnh bình minh trên biển được Nguyễn Tuân phác họa bằng những nét bút

thật tinh khôi, rạng rỡ:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc. Đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông” (Cô Tô).

Vầng trăng non tháng giêng hiện ra dưới ngòi bút Vũ Bằng với những nét

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 25

đẹp lãng mạn và huyền ảo:


“Cuối tháng giêng, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao trên đỉnh đầu. Cái trăng tháng giêng non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách héo úa như trăng tháng một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là người tri kỷ…” (Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt).

3.6.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ


Chất thơ trong sáng tác văn chương được biểu hiện ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật: “Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặc trưng cơ bản của thơ. Cũng trên cơ sở này mà xuất hiện khái niệm chất thơ để chỉ những sáng tác văn học (bằng văn vần hoặc văn xuôi) giàu xúc cảm, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu” [49; 211].

Trong tùy bút, một thể loại văn xuôi thuộc loại tự sự - trữ tình, chất thơ tồn tại như một đặc điểm có tính loại hình, xuyên thấm vào mọi bình diện của tác phẩm, đặc biệt là cách thức sử dụng ngôn ngữ. Sự phong phú và đa dạng của hệ thống hình ảnh có được trước hết nhờ năng lực quan sát sắc sảo, tinh tế của nhà văn, nhờ khả năng phát hiện và lưu giữ trong ký ức những chi tiết giàu sức biểu

192


hiện từ thực tế đời sống muôn màu muôn vẻ. Năng lực ấy không phải ai cũng có, nó là một nét tài hoa bẩm sinh. Nhưng đó chỉ mới là điều kiện cần. Để vốn sống có thể thăng hoa thành những hình ảnh, hình tượng sinh động thì phải có thêm nhiều yếu tố khác như năng lực liên tưởng, tưởng tượng, khả năng phát huy hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ, thái độ và tấm lòng của nhà văn đối với cuộc sống. Điều đặc biệt là hình ảnh trong tùy bút thường mang cùng một lúc hai lớp nghĩa: nghĩa biểu vật (biểu niệm) và nghĩa biểu cảm, nên nó có khả năng thuyết phục, hấp dẫn cả trí tuệ lẫn tâm hồn độc giả.

Mặt khác, thơ hay bao giờ cũng cần có ý để người ta ngẫm nghĩ, tình để người ta cảm và nhịp điệu để người ta ngâm. Cho nên, nhịp điệu cũng là một dấu hiệu hình thức quan trọng của chất thơ. Nhịp điệu được tạo ra chủ yếu từ cách ngắt nhịp, gieo vần và phối âm, phối thanh. Nhưng nhịp điệu không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa như kỹ thuật, kỹ xảo, nó còn bắt nguồn từ chiều sâu tâm hồn và đời sống tình cảm chân thành, thiết tha của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.

Có thể dẫn ra nhiều đoạn văn hay để minh họa cho sự giàu có, đẹp đẽ của hình ảnh và sự phong phú, biến hóa linh hoạt đến kỳ ảo của nhịp điệu trong các tác phẩm tùy bút Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975. Ở tùy bút Bỏ trường mà đi (Vàng sao), Chế Lan Viên đã miêu tả cảnh sân trường quạnh vắng bằng những hình ảnh thật nên thơ, gợi cảm:

“Sắc nắng dần nghiêm lại rồi gió nam về dấy bụi mù quấy rối ý xanh cao. Mỗi buổi sớm mai hoa xoan bừng sáng với mặt trời. Nệm đỏ chăn xanh, ngày dịu ngả mình trưa, đôi tiếng ve nhịp theo im tĩnh (…). Ôi ! Ngoài kia nắng cao muôn trượng, gầy gầy trời xanh mở giữa cô liêu. Cây trong sân rẽ lá cho gió thổi một nguồn tươi. Tiếng chim sẻ rơi thành muôn chấm nắng ! Chỉ một chốc nữa thì giờ ra chơi, các học sinh sẽ đi qua trên những lớp sỏi mòn, và sân trường lại phủ thêm một lần kỷ niệm”.

Trong tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), trường đoạn đặc tả sự “hung bạo” của sông Đà đẹp như một dòng thác thanh âm, ngôn từ được khơi nguồn bằng ngòi bút tài hoa:

193


“Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tung rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền (…). Mặt sông trắng xóa càng làm bật rò lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích của đá to đá bé”.

Và đây là trận thủy chiến sống mái giữa ông lái đò Lai Châu quắc thước, mưu trí, giàu kinh nghiệm với dòng sông hung hãn:

“Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo vò khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngữa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la nạo bạt (…). Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng…”.

Nhà văn say sưa trong niềm hứng khởi cực điểm trước vẻ đẹp sôi động, hùng vĩ của thiên nhiên và cuộc sống lao động đầy hiểm nguy, gian khó mà vinh quang của con người. Cảm hứng hiện thực, cảm hứng nhân văn, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc, niềm tin lãng mạn vào tương lai đã hòa chung lại, làm nên những trang tùy bút thật đặc sắc. Trong đó, hầu như có đầy đủ các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, tương phản, cường điệu, điệp từ, phối âm, phối thanh; đầy ắp âm thanh, màu sắc, đường nét và ngồn ngộn tri thức của các ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau; không chỉ có chất họa, chất nhạc, chất thơ mà còn có cả chất văn hóa, chất điện ảnh, chất điêu khắc, chất quân sự, chất vò thuật; không chỉ chơi chữ mà còn chơi câu, chơi đoạn chơi thể loại. Nhà văn

194


không khác gì một pháp sư cao tay ấn đang dùng ma thuật để điều khiển đám con chữ ngỗ ngược răm rắp tuân theo mệnh lệnh của mình. Nguyễn Khải gọi đó là giây phút “đã đạt tới cái thần” của nghề nghiệp: “Làm nghề gì cũng thế, đã đạt đến cái thần của nó tức là đã phá bỏ được mọi điều ràng buộc, là người tự do hoàn toàn vì không có gì ngăn trở giữa mình với cái đích. Viết như chơi như bời mà văn chương vẫn như mây như sóng, không còn thể loại, không còn chữ nghĩa, không còn cả mình với người. Tất cả đã trở thành một, khêu gợi, lấp lánh, huyền ảo” [119; 131].

Trong trường thiên tùy bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng cũng có nhiều trang đạt đến độ “thần bút” như thế. Đó là những đoản khúc trữ tình hết sức mượt mà, chan chứa cảm xúc nhân văn trước vẻ đẹp thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên và sự trong sáng của tâm hồn con người:

“Cứ vào giờ ngọ, trai gái dắt nhau đi tắm, máng nước bắc từ trên đỉnh xuống. Con gái Mường, con trai Kinh vẫy vùng trong những vũng nước ở chân núi, trông xa y như thể là thần tiên cổ Hy Lạp tả trong tập “Tiếng hát nàng Bilitis” của Pierre Louys: nước thì xanh, núi thì tím, hoa trên sườn núi đỏ màu cánh sen mà các cô thoát y lại trắng như ngó sen, tóc rủ xuống lưng, đen như mực tàu (…). Người con trai Kinh lạc vào giữa các tiên nữ ấy, thoạt đầu thấy ngượng ngùng, nhưng sau quen đi cảm thấy ghiền tắm suối, không ngại đùa giỡn và té nước vào các cô nàng vây lấy anh ta như trong một hội hoa đăng trên thượng giới (…). Tắm như thế không phải là tắm cho cái thân thể tục tằn này mà là tắm luôn cho cả đôi mắt, tắm nốt cả cái tâm hồn đầy phiền toái của mình” (Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường).

Để bày tỏ niềm khắc khoải, đau đáu nhớ thương về quê hương và gia đình, Vũ Bằng đã sử dụng nhiều từ trực tiếp diễn tả cảm xúc như nhớ, thương, yêu, mến, buồn, vui. Chỉ trong 8 trang phần Tự ngôn mở đầu tác phẩm mà từ nhớ đã xuất hiện đến 42 lần, trung bình hơn 5 lần một trang. Ngoài ra, những nhóm từ để chỉ cường độ cảm xúc như Buồn làm sao, Nhớ quá, Nhớ lắm, Nhớ sao nhớ quá thế này, Nhớ không biết chừng nào là nhớ, Nhớ không biết bao nhiêu, v.v… cứ trở đi trở lại, làm nên một điệp khúc trữ tình da diết:

“Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ

những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau

195


đi trên con đường vắng vẻ ngạt ngào mùi hoa xoan mà thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may, giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng.

Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ bản; cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phước, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống … Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này !” (Tự ngôn).

Biện pháp liệt kê dễ làm cho giọng văn trở nên đơn điệu, nhạt nhẽo. Nhưng ở đây thì khác. Bởi không phải mọi thứ đang được bày biện ra trước mắt mà chỉ còn là hồi quang, là dư ảnh bồng bềnh trôi về từ một vùng ký ức đã mờ khuất, thấm đẫm nỗi niềm tiếc nuối, xót xa của một kiếp ly hương.

Tùy bút Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành cũng hấp dẫn và thuyết phục người đọc bằng một giai điệu đẹp, hài hòa giữa chất sử thi bi tráng với chất thơ trong sáng, lãng mạn. Chất thơ toát lên từ sự sâu sắc, mẫn cảm của trí tuệ và sự chân thành, thiết tha của tình cảm. Hình như đó không phải là sự ngân nga, dìu dặt, trầm bổng của câu chữ, mà chính là âm điệu thiết tha, thâm trầm được cất lên từ nơi thẳm sâu nhất trong còi lòng người:

“Dân tộc chúng ta sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất mấy nghìn năm nay chưa giờ phút nào nguội tắt ngọn lửa chiến tranh. Từ trong đêm mờ xa xôi của lịch sử, hình ảnh cha ông ta, hình ảnh con người Việt Nam suốt hàng trăm thế hệ nối tiếp bao giờ cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng lên trong cuộc chiến đấu trường kỳ và dữ dội để giành và giữ lấy quyền sống của mình. Không biết có nơi nào nữa trên trái đất, quyền làm người được bảo vệ bằng nhiều máu đến như vậy không ? Giá như ta minh họa lịch sử dân tộc, thì có trang nào, dòng nào mà không phải vẽ thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu ? Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt giống, máu thắm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm

196


những con đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi, máu thắm đượm bờ ao em ta ngồi giặt áo trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh... Ôi dân tộc ta từ trong máu lửa mà sinh ra, mà lớn lên. Từ trong máu lửa bốn nghìn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói. Từ trong máu lửa đỏ cháy cả không gian và thời gian như vậy, tưởng như chỉ có thể là tiếng kêu rú căm hờn, dân tộc ta chỉ có thể nấc lên tiếng khóc xé ruột, xé lòng… Thế nhưng lạ lùng thay, tiếng nói ấy lại là tiếng hát trữ tình, điềm đạm, trong sáng, duyên dáng và say sưa như một cuộc hò hẹn, xao xuyến như buổi gặp gỡ ban đầu. Một dân tộc đánh giặc bốn nghìn năm mà tiếng hát vẫn êm dịu, uyển chuyển như vậy, dân tộc ấy mãnh liệt và bình tĩnh biết chừng nào !”.

Hiện thực chiến tranh khốc liệt ở Nam Bộ những năm chống Mỹ hiện ra dưới ngòi bút Nguyễn Thi không phải chỉ có chết chóc, đau thương mà còn tươi nguyên sức sống và chan chứa nghĩa tình. Trải qua bốn ngàn năm không yên tĩnh, trên từng tấc đất của quê hương vẫn còn bồi hồi bao mồ hôi, nước mắt và máu xương của tiền nhân. Giờ đây, tất cả đã hóa thân thành màu xanh bất tận của cây trái, thành dáng chảy hiền hòa của dòng sông, thành lời ca điệu hát ngọt ngào:

“Cũng như màu xanh có trên khắp mình đất nước, dòng nước xanh ở đây cũng đang gợi lên điều gì quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Giọng hát thấm đọng những điều gì như tấm lòng của dân tộc đang nói với ta, như từ bao đời nay rồi ta từng thổ lộ với mình mà mình lại nói với ta về lòng chung thủy, vì tình nhớ thương (…).

Kính chào dòng kinh quê hương đang mang trong mình sức sống đó và đã truyền cho tôi sức sống đó. Tôi có cảm giác như ngày còn nhỏ mình vừa được nhảy xuống dòng kinh tắm mát, tai lại được nghe giọng đưa em dìu dặt trong những miếng vườn quen thuộc vọng ra, và đâu đây vang lên tiếng nói tình yêu… những tiếng nói đầy tin tưởng, tự hào của không gian rộng lớn” (Dòng kinh quê hương).

Rò ràng, vẻ đẹp ngôn từ trong tùy bút được kết tinh từ tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ. Nó vừa là yêu cầu của đặc trưng thể

197


loại vừa là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên những phong cách tùy bút độc đáo. Sức hấp dẫn của các tác phẩm tùy bút, suy đến cùng, không chỉ toát ra từ cái mạch tự sự - trữ tình dào dạt, đắm say mà còn được thể hiện qua một cách viết đẹp, mang đậm màu sắc văn hóa.

* * *


Như vậy, ở hầu hết những bình diện cơ bản của nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật (từ đề tài, cảm hứng, nhân vật, cho đến kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ), tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975 mang một số đặc điểm nổi bật. Ngoài sự chi phối có tính quyết định của loại hình trung gian, những đặc điểm ấy còn chịu sự quy định của bối cảnh xã hội và tâm lý tiếp nhận trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Cần nhớ thêm rằng nếu tách ra thì đây không phải là những nét đặc thù, chỉ riêng có ở tùy bút. Ở mức độ đậm nhạt khác nhau, chất tùy bút còn có thể hiện diện trong sáng tác của các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022