Bản Địa Hóa Hình Tượng Đức Mẹ Maria Trong Văn Học Công Giáo Việt Nam

Giáo dân nhiều nơi cũng kiêng gọi tên Đức Maria bằng “tên húy” như cách gọi tên thần thánh trong dân gian. Với việc Việt hóa tên gọi đã khiến Bà trở nên gần gũi, thân thương và dù gọi bằng danh xưng nào thì mọi người đều hiểu là đang gọi Đức Maria.

Cách gọi tên, danh xưng như vậy có sự tương đồng với cách gọi các bậc thánh mẫu trong dân gian của người Việt như: Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Nữ Vương, Bà Chúa vv…

Như vậy, sau khi vào Việt Nam, ngoài tên gọi tôn xưng phổ biến trên thế giới thì Đức Maria cũng được tôn vinh với các tên gọi giống như cách người dân tôn vinh các vị Thánh trong văn hóa dân gian Việt Nam. Tín đồ gọi tên Đức Mẹ gắn với địa danh, địa phương, gắn với tộc người, gắn với những hình ảnh Đức Mẹ phù hợp với từng không gian sống tại từng địa phương Việt Nam, làm cho Đức Mẹ trở thành một phần trong cuộc sống của tín đồ. Bên cạnh đó, tùy vào đặc trưng văn hóa vùng miền và tộc người mà tín đồ Công giáo lại gọi Bà theo những tên gọi rất dung dị, gần gũi với bối cảnh, không gian sống của họ.

3.2. Bản Địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria trong văn học Công giáo Việt Nam

Kinh Thánh được xem là cuốn sách cơ sở để Giáo hội Công giáo ban hành các tín điều, giáo lý, giáo luật về Đức Mẹ, tín đồ phương Tây cũng xem đây là kim chỉ nam để tìm hiểu về Đức Mẹ. Có thể coi Kinh Thánh là cuốn sách tiêu biểu phác họa đầy đủ nhất hình tượng Đức Mẹ Maria, qua những câu chuyện, những huyền thoại về Đức Mẹ Maria. Tại Việt Nam, ngoài Kinh Thánh và những cuốn sách về giáo lý giáo luật, tín đồ Việt hòa chung với dòng chảy của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học dân gian Việt Nam đã sáng tạo và thể hiện hình tượng Đức Mẹ Maria qua những loại hình văn học mang đặc điểm văn hóa Việt.

Trong bài Viết “Có một nền văn học Công giáo ở Việt Nam” khi nhận định về dòng văn học Công giáo ở Việt Nam, tác giả Đỗ Quang Hưng cho rằng: “ … Khi tạo dựng một nền văn học mới, người Công giáo Việt Nam không thể không coi việc trình bày lời Chúa với những phạm trù thần học phổ biến trong thân phận con người như tội lỗi, ân sủng, nhập thể…Nhưng đồng thời họ phải giữ lại tính tự tôn dân tộc, dung hợp được với tính dân tộc và tính Công giáo trong trang viết, dòng

nhạc, bức họa, kiến trúc…” [38, tr 11]. Điều này có nghĩa, văn học Công giáo Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy phát triển của văn học dân tộc, văn học Công giáo Việt Nam có tính dân tộc và mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung của nền văn học Việt Nam.

Trước hết, hình tượng Đức Mẹ Mariađược thể hiện qua nhiều thể loại văn học dân gian của người Việt ở các địa phương khác nhau. Chẳng hạn, Giáo xứ Quy Chính nằm trong không gian văn hóa xứ Nghệ nên có khá nhiều bài ca, hò vè về Đức Mẹ Maria mang âm hưởng văn hóa dân gian xứ Nghệ, ví dụ như: “Hò ơi hò ơi…Hoa nào đẹp hoa nào xinh/Đi mô ta hái về dâng Mẹ Lành…” (Hò vè dân ca xứ nghệ - sưu tầm tại Giáo xứ Quy Chính- Nghệ An). Hoặc các câu thơ dưới dạng câu đối vẫn được Giáo dân nơi đây đọc trong một số dịp lễ Đức Mẹ như: “Mẹ đến thương ban ngàn ơn phúc/Con về no thỏa vạn niềm vui” (Sưu tầm ngày 3/5/2021)

Một số đoạn ca, vè, vãn khác nói về Đức Mẹ như: “Đội ơn Chúa rất khoan nhân

Đã cho con mọn kính dâng hoa này Đội ơn Đức Mẹ nhân từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Đã cho con mọn ngây thơ ngợi mừng…”. [22, tr 614 - 615].

Hình tượng Đức Mẹ qua những câu vè vãn trên cho thấy sự yêu kính của tín đồ dành cho ngài, qua cách gọi tên như: Đức Mẹ, Đức Bà, Thánh Mẫu thể hiện quyền năng của Đức Mẹ và vị trí quan trọng của Đức Mẹ trong niềm tin của tín đồ. Đặc biệt, những câu vè vãn này lưu giữ rất nhiều ngôn ngữ cổ của người Việt, đồng thời cho thấy sự phong phú, đa dạng trong việc diễn đạt hình tượng Đức Mẹ Maria qua những thể loại văn học dân gian truyền thống của người Việt.

Đại tự, câu đối là một trong những thể loại văn học Hán nôm được sử dụng khá nhiều trong các cơ sở thờ tự như đền, đình, chùa, miếu cũng trở thành một phần của văn hóa Công giáo… Trong bài viết “Hình tượng Thiên Chúa và Thánh Nữ Maria (Qua đại tự, câu đối Hán nôm nhà thờ Công giáo Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hồng Dương cho rằng: “Hán nôm Công giáo nói chung, trong đó có đại tự, câu đối về Thiên Chúa và Thánh nữ Maria nói riêng là di sản văn hóa không chỉ của Công giáo mà còn là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam...” [25, tr 14-15], tác giả dẫn

một số đại tự tiêu biểu (phiên âm) về Thánh nữ Maria xung quanh tường bên ngoài nhà thờ Phú Nhai (Xuân Phương, Xuân Thủy, Nam Định) như: “Nữ vương Vô nhiễm nguyên tội”; “Mẫu chí khiết “; “Nữ Vương chí khiết Mân Côi”; “Huyền nghĩa Mân Côi”; “Giảng hòa bình”; “Mẫu sưu cứu thế na viết”; “Nữ vương phổ giáng hòa bình”; “Duyên thần lạc”; “Chương trinh chí nữ”; “Mẫu vô triêm”. [25, tr 19]

Mỗi đại tự đều có hàm ý thần học sâu xa nhưng người đọc vẫn có thể hiểu về đại thể là ca ngợi nhân đức, quyền năng của Thánh nữ Maria…

Hoặc như các câu đối ở nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi – Hà Nội như: “Như bang thanh, như ngọc thiết, nguyên nhiễm bất ô, tự sinh dân dĩ lai, vị chi hữu dã/ Kỳ đạo tôn, kỳ đức thịnh, phương danh viễn bá, tập quần thánh chi đại, miệt dĩ gia yên”. (Dịch nghĩa: Như bang thánh, như ngọc khiết, vô nhiễm nguyên tội, từ khi có loài người đến nay chưa từng có như vậy/ Đạo của Người cao, đức của Người thịnh, danh thơm vang xa, hội tụ cái lớn lao của các thánh, không có gì hơn thế) [25, tr 19]. Hoặc câu đối tại nhà thờ Giáo xứ An Vân – Thừa Thiên Huế: “Thế gian vô nhị nữ/ Cức lý hữu đơn hoa” (Dịch nghĩa: Thế gian không có người phụ nữ thứ 2/Trong bụi gai chỉ có một bông hoa) [25, tr 20].

Theo tác giả Nguyễn Hồng Dương thì đại tự, câu đối quanh nhà thờ Công giáo thường có hai nội dung là thần học và ngợi ca nhân đức, quyền uy của Thiên Chúa và Thánh nữ Maria. Qua đó gần như lột tả hết tư tưởng thần học cũng như quan niệm dân gian về Thiên Chúa và Thánh nữ Maria. [25, tr 19 -20- 21].

Bên cạnh đó còn phải kể đến mảng văn học sáng tác ca ngợi Đức Maria. Một trong những nhà thơ tiêu biểu viết về Đức Mẹ Maria là Hàn Mạc Tử, trong đó tác phẩm tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng những người yêu thơ tại Việt Nam là bài thơ “Ave Maria”. Trong bài thơ có đoạn:

“Maria! linh hồn tôi ớn lạnh

Run như run thần tử thấy long nhan Run như run hơi thở chạm tơ vàng

Nhưng lòng vẫn thắm nhuần ơn trìu mến Lạy bà là đấng tinh tuyền thánh vẹn Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi

Cho tôi dâng lời cảm tạ từ bi

Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế… Tôi no rồi ơn hóa lộ hòa chan

Tâu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ…” (Hàn Mặc Tử)

Bài thơ là lời tự sự cũng là lời nguyện cầu của tác giả với Đức Mẹ trong tình trạng bệnh tật hiểm nghèo. Điều này cũng cho thấy niềm tin của vào quyền năng của Đức Mẹ, cụ thể ở đây là niềm tin của tác giả vào quyền năng “rất nhiều phép lạ” chữa bệnh của Đức Mẹ Maria.

Ngoài ra, tác giả Lê quý Long lại có bài thơ “Mẹ La Vang” ca ngợi Đức Mẹ Maria đã hiện lên cứu giúp dân lành với những câu thơ mộc mạc, xúc động như:

“Gió đưa xào xạc lá vằng

Nghe trong thoảng thoảng vết hằn đau thương Niềm tin từ buổi mở đường

Phải cơn bách hại, tìm phương ẩn mình… Trời cao, xúc động trời cao

Một vị trinh nữ vẫy chào cứu con Cậy trông, có chỗ cậy trông

Thuốc thang cậy Mẹ, áo cơm trông người… [52, tr 9]

Hay như Linh mục Tạ Huy Hoàng có bài thơ “Cùng với Mẹ Maria” đã thể hiện đức tin trọn vẹn vào Đức Mẹ:

“Cùng với Mẹ Maria

Tin vào Thiên Chúa là Cha nhân lành Vội vàng ra đi thật nhanh

Tiến lên miền núi… thực hành đức tin

…Mười phân vẹn mười trọn tấm lòng người mẹ Thưa vâng mau lẹ cả lúc tử lúc sanh

Trọn vẹn gọn nhanh sự vâng lời tất cả

Này là con Bà, và này là Mẹ con” [35, tr 502]

Sơ lược cho thấy, văn học Công giáo Việt Nam cũng là một biểu hiện của sự hội nhập phi quan phương của Công giáo trong văn hóa Việt Nam. Qua đây cho thấy đó

cùng là một phương diện đáng chú ý của bản địa hóa văn học Công giáo nói chung cũng như bản địa hóa văn học Công giáo về Đức Mẹ Maria nói riêng tại Việt Nam.

3.3. Bản địa hóa hình tượng Đức Mẹ Maria trong nghệ thuật tạo hình

3.3.1. Bản địa hóa hình tượng hình tượng Đức Maria qua tranh, tượng

Ảnh và tượng về Đức Maria trong các nhà thờ Công giáo trên thế giới thường có một khuôn mẫu chung đó là hình tượng của người phụ nữ phương Tây từ trang phục, thần thái, điệu bộ cử chỉ… Trang phục phổ biến nhất là của phụ nữ phương Tây thường mặc vào thế kỷ 19. Có nhiều ý kiến trong Giáo hội Công giáo đồng thuận cho rằng hình tượng và phục trang của Đức Mẹ tại phương Tây ảnh hưởng lớn từ bức tranh “Innocence” vẽ năm 1893 của tác giả người người Pháp William Bouguereau. Đây là một bức tranh rất nổi tiếng, tác giả vẽ Đức Mẹ trong trang phục màu trắng, bên trong mặc chiếc váy suông màu trắng để hở cổ, trên đầu quàng một chiếc khăn mỏng màu xanh dương với khuôn mặt to tròn, mũi cao, với làn da trắng, tay phải bế Chúa hài đồng đang ngủ, tay trái bế con cừu non…Nhìn chung phổ biến về trang phục là các loại váy của phụ nữ phương Tây thế kỷ 19 trong đó phổ biến là màu trắng và màu xanh với trang phục hở cổ khá phóng khoáng.

Nhìn chung các hình tượng Đức Mẹ trên thế giới không có hình mẫu nào cả, những hình tượng được thờ kính sớm nhất, lâu đời nhất và phổ biến nhất hiện nay thường do các họa sĩ nổi tiếng vẽ và những hình tượng này thường được vẽ lại theo mô tả của các thánh được nhìn thấy Đức Mẹ trong các lần hiển linh hoặc các tín đồ mô tả lại sau khi nhìn thấy Đức Mẹ cũng trong các lần hiển linh.

Theo Linh mục T.M.L 57 tuổi một giảng viên thần học tại học viện Đa Minh

- TP. Hồ Chí Minh: “Theo cha quan điểm về hình tượng Đức Mẹ được vẽ hoặc tạc ra theo mô tả của các vị thánh sau mỗi lần Đức Mẹ hiện ra là quan điểm được nhiều người ủng hộ, cha cũng ủng hộ quan điểm này… hoặc một số hình tượng nổi tiếng trên thế giới cũng do các họa sĩ tưởng tượng và nghe người ta mô tả và vẽ lên… Có thể thấy hình tượng Đức Mẹ tại La Vang - Quảng Trị cũng được vẽ, tạc ra sau biến cố Đức Mẹ hiện ra tại đây theo lời kể của một số Giáo dân …” (Pv ngày 25/9/2020). Ngoài ra hình tượng Đức Mẹ còn biểu hiện văn hóa đặc trưng tại những quốc gia và tộc người khác nhau trên thế giới, ví dụ như Đức Mẹ trong hình tượng

và trang phục truyền thống Hàn Quốc, Philipin, Mông Cổ, Trung Quốc, Mêxicô, Sudan, Nga, Anh…

Riêng tại Việt Nam hình tượng Đức Maria được biểu hiện dưới nhiều dáng vẻ khác nhau có phần tươi vui cùng với trang phục nhiều màu sắc, đặc biệt là trang phục thường kín đáo từ đầu đến chân, nổi bật nhất là hình tượng Đức Mẹ trong các tà áo dài truyền thống với vẻ đẹp thắt đáy lưng ong kiểu Á Đông…

Về khuôn mẫu: Hình tượng Đức Mẹ Maria phổ biến với các hình tượng giống với hình tượng của người phụ nữ Việt, dù trong trang phục vùng miền hay tộc người nào tại Việt Nam đặc biệt là trong trang phục áo dài, thì hình ảnh thần thái của người phụ nữ Việt vẫn toát lên nổi bật.

Trong hội họa, hình tượng Mẹ Maria được thể hiện gần gũi với hình dáng bà mẹ Việt Nam qua các tác phẩm của các họa sĩ Lê Phổ với bức tranh “Bước theo Mẹ”, họa sĩ Nam Phong với bức tranh “Đức Mẹ Việt Nam”, là bức họa nổi tiếng với hình tượng Đức Mẹ mặc áo gấm thêu rồng, chân đeo hài mũ phượng. Hầu hết các bức tranh này đều thể hiện hình tượng mẹ bồng con, đây là hình tượng rất phổ biến và quen thuộc trong văn hóa Việt. Đức Mẹ Maria trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, có khi là hình tượng nữ vương đầu đội vương miện, chân đi hài, mặc áo dài thêu gấm hoa với họa tiết rồng phượng, hay hình tượng một bà mẹ quê như trong bức tranh của họa sĩ Lê Phổ với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, cùng với mái tóc đen dài và điệu bộ khiêm nhu hiền hậu làm chúng ta dễ dàng liên tưởng đến các bà mẹ quê Việt Nam…

Tại Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Tp. Hồ Chí Minh hình tượng được thờ kính nhiều nhất là Đức Mẹ Maria trong trang phục và hình ảnh người phụ nữ phương Tây khoảng thế kỷ 15 đang bồng bế Chúa Giê Su hài đồng bên trên có hai thiên thần chầu ngự. Hình tượng này có nguồn gốc từ bức ảnh Đức Mẹ được tìm thấy tại Roma – Ý năm 1499. Bức hình này rất nổi tiếng với nhiều huyền thoại về quyền năng của Đức Mẹ ban cho tín đồ khi tôn thờ. Hiện nay các bức ảnh và hình tượng được thờ kính tại nhà Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Tp. Hồ Chí Minh về cơ bản vẫn giống hình tượng gốc của bức ảnh trên. Tuy nhiên, điểm nhìn thấy rò là hình tượng Đức Mẹ Maria được phác họa để thờ kính tại đây có phần gần với người

phụ nữ Việt Nam bởi thần thái và đường nét như: ánh mắt to tròn và hiền dịu hơn, khuôn mặt khá tròn đầy phúc hậu, màu sắc được tô điểm đậm đà hơn…

Giáo dân Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định tôn thờ hình tượng Đức Mẹ Maria phổ biến với tên gọi Đức Mẹ Mân Côi (một tước hiệu của Đức Mẹ Maria). Nhà thờ Giáo xứ Vỉ Nhuế vốn mang tước hiệu này nên hình tượng Đức Mẹ Mân Côi được kính thờ tại nhiều vị trí trong khuôn viên nhà thờ và trong nhà Giáo dân. Mặc dù hình tượng Đức Mẹ Mân Côi là hình tượng từ Phương Tây, trong trang phục của người phương Tây, nhưng khi nhìn hình ảnh này sẽ thấy rò những đường nét gần gũi của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt rò ở khuôn mặt. Trong khi phiên bản Đức Mẹ Mân Côi phổ biến tại các nước phương Tây với khuôn mặt to, góc cạnh cùng với ánh nhìn sắc sảo, thì khuôn mặt Đức Mẹ tại Vỉ Nhuế được tạo hình trái xoan, khuôn miệng nhỏ, thần thái toát lên sự dung dị của phụ nữ Việt Nam…

Giáo dân Giáo xứ La Vang - Quảng Trị thờ kính Đức Mẹ với hình tượng Đức Mẹ trong trang phục áo dài khăn đóng, đặc biệt là trang phục áo dài cách điệu kiểu cung đình Huế, đầu đội vương miện (biến thể từ chiếc mấn đội đầu truyền thống), chân đi hài mũi cong. Điều đặc biệt là màu sắc trang phục, Đức Mẹ Maria trong chiếc áo dài màu tím Huế, thể hiện đặc trưng văn hóa vùng miền nơi đây, trên áo có thêu nhiều hoa văn lấp lánh, tay bế chúa hài đồng. Đức Mẹ với khuôn mặt tròn đầy hiền từ và ánh mắt dịu dàng đang nhìn về phía trước, điều này khác hẳn với gương mặt góc cạnh trong các hình tượng Đức Mẹ tại nhiều nước phương Tây. Như vậy rò ràng hình tượng Đức Mẹ tại La Vang - Quảng Trị là hình tượng của người phụ nữ Việt Nam, từ phục trang, điệu bộ thần thái toát lên hình ảnh của người phụ nữ Việt.

Tại Giáo xứ Khmer Trung Bình - Sóc Trăng hình tượng Đức Mẹ nổi bật nhất là hình tượng của người phụ nữ Khmer, Đức Mẹ trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer còn gọi là Săm pết chorphun, Đức Mẹ với khuôn mặt và thần thái quen thuộc của phụ nữ Khmer, với khuôn mặt thon dài, trang điểm đậm, phục trang lấp lánh, đi chân đất.


Hình tượng Đức Mẹ Maria trong trang phục truyền thống của người phụ nữ 1

Hình tượng Đức Mẹ Maria trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer

– tại Giáo xứ Khmer Trung Bình – Sóc Trăng.

Như vậy hình tượng Đức Mẹ rất phong phú và đa dạng, tùy mỗi địa phương hay tộc người, tùy không gian văn hóa để có sự hòa nhập phù hợp với văn hóa bản địa.

Về trang phục: Trang phục của Đức Mẹ là một vấn đề phức tạp, bởi không có tư liệu hay hình ảnh nào mang tính chính thống về kiểu trang phục, màu sắc… mà Đức Mẹ đã từng mặc. Người ta chỉ truyền nhau trong những lần mẹ hiển linh với chiếc áo dài trùm kín đầu, hoặc một vài mô tả có phần mơ hồ về trang phục Đức Mẹ … Từ đó, khi Công giáo được du nhập vào mỗi quốc gia thì bản thân mỗi quốc gia ấy lại vận cho Mẹ một bộ trang phục đặc trưng của dân tộc mình. Trường hợp Công giáo Việt Nam cũng không ngoại lệ, thậm chí, trang phục của Bà còn mang đậm cả tính địa phương, tộc người. Qua khảo sát thì trang phục của Đức Maria ở Việt Nam khá đa dạng với nhiều phong cách khác nhau:

Trang phục kiểu cung đình: Điển hình là tượng Đức Mẹ La Vang với gương mặt của người phụ nữ Việt Nam hiền hậu đội khăn vành, áo đại trào màu thanh thiên và chân đi hài, kiểu trang phục này rất giống với các trang phục của các hoàng hậu trong hoàng cung, cụ thể là triều Nguyễn. Trang phục Đức Mẹ tại La Vang khá giống với trang phục của Nam Phương Hoàng Hậu trong triều đình nhà Nguyễn hay

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí