Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 22

166


“Hiu quạnh sống trong người mình và chung quanh mình, cái gì cũng gợi đến những ý vắng, lạnh và cũ và mỏi và ngừng hết. Ngồi ăn một mình cả một mâm cơm chiều nay, tự nhiên tôi có cái cảm tưởng gở dại là mình đã trở nên một người góa bụa, hoàn toàn góa bụa. Góa vợ con, thân thích, anh em bạn, góa nhân loại, góa tất cả. Bát cơm và vào miệng, chỉ là những miếng thê lương”.

Từ Một chuyến đi (1938) đến Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút II (1943), Vòng ngô đồng (1944), cái tôi - nhân vật trữ tình trong tùy bút Nguyễn Tuân đã có sự thay đổi rò rệt về tư tưởng và cảm xúc. Không muốn đối mặt với thực tại, nó trốn vào quá khứ để tìm nguồn an ủi và cảm giác bình yên giả tạo, hoặc mải miết xê dịch, tự huyễn hoặc trong những lạc thú trần tục. Cuối cùng, nó rơi vào tình trạng hoảng loạn, bế tắc cùng cực, chỉ còn nghĩ tới chuyện tự sát như một phương cách duy nhất để giải thoát:

“Nguyễn cao thấp trên lề phố. Cái lưỡi lê và tiếng hô của người lính Nhật Bản lẻ loi ấy làm chàng giật bắn mình lên và tỉnh rượu (…). Ánh trăng suông lúc về sáng, la đà trên các khóm tre ngoại thành và soi xuống một bãi nước giải. Bãi nước ấm đã im đọng lại thành một mảnh gương. Chờ mãi một cánh cửa mở, tình cờ, Nguyễn đã thấy bóng mình trên tấm gương ấy (…). Không chịu được cái bóng trên bãi nước đó, Nguyễn đã nhớ tới một người bạn có chân trong làng Tây. Anh ta có một khẩu súng lục. “Ta sẽ mượn cái súng của nó, trong một buổi, để bắn vào cái bóng thằng người này (…). Nguyễn, từ hôm ăn cắp được hòn chì xinh xắn đó, tự coi mình như là một người sắp đi xa và lâu - xa lắm và lâu lắm nghĩa là chuyến này khởi hành thì không tính đến chuyện về nữa…” (Lột xác).

Thực ra, phá phách cực đoan chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn xót xa nuối tiếc quá khứ vàng son, đau đáu mong mỏi những điều tốt đẹp hơn cho đất nước và dân tộc mới là bản chất của tấn bi kịch tinh thần mà người trí thức phải gánh chịu trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Do đã ngự trị ở vị trí độc tôn trong thế giới tinh thần con người Việt Nam một khoảng thời gian dài, nên những chuẩn mực của Hán học gần như đồng nghĩa với văn hóa dân tộc và truyền thống. Khi văn minh phương Tây tràn vào, cái thành trì nghìn năm tưởng chừng bất di bất

167


dịch ấy bị lung lay. Những con người vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng trở nên bơ vơ, “như lạc loài nơi đất khách”, phải sống kiếp tha hương trên chính quê hương thân yêu của mình. Tâm trạng bất đắc chí, sinh bất phùng thời trở thành một nét tâm lý điển hình trong xã hội buổi giao thời và in dấu rò nét trong văn học (Vũ Hoàng Chương từng đau đớn thừa nhận: Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ / Bị quê hương ruồng rẫy, giống nòi khinh). Nhân vật trữ tình trong tập tùy bút Phút thoát trần của Lư Khê cũng triền miên với mạch suy tư, cảm xúc có phần nặng nề, yếm thế về cuộc đời và con người. Muốn thoát trần để được thảnh thơi mơ mộng, dù chỉ trong vài phút ngắn ngủi, nhưng hình như mong mỏi ấy khó thực hiện được. Bởi trước sau nhà văn vẫn nặng lòng gắn bó với đất nước và dân tộc. Trong cảnh nước mất, dân nô lệ, lương tâm và ý thức trách nhiệm của một trí thức không cho phép nhà văn tự huyễn hoặc bằng những ảo tưởng:

“Có lúc, cũng cảm thấy buồn-bực, nhưng cái buồn-bực có nhiều ý- nghĩa vị-tha. Chính ở trong cô-độc, tôi thường nhớ tới bổn-phận của tôi hơn nhu-cầu. Những lúc vắng-vẻ, tôi hay suy-nghĩ, nhưng ý-nghĩ của tôi khéo dạy lắm. Nhờ vậy, nhiều khi với ý-nghĩ ấy, tôi hay tạo ra một thế-giới riêng của mình để mà sống, một tôn-giáo riêng của mình để mà thờ. Rồi sống biệt- lập như thế, có nhiều khi cũng buồn-bực, khổ-đau, vì thế-giới ấy, tôn-giáo ấy, thiên hạ không ai biết sống với mình, cùng hưởng như mình”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Nỗi đau đời ấy, suy đến cùng, có liên quan nhiều hơn tới những bất bình về nhân thế và thời thế, chứ không phải bắt nguồn từ những thăng trầm riêng tư của thân thế.

Từ sau 1945, diện mạo nhân vật trữ tình trong tùy bút có sự thay đổi rò nét, phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và tình cảm của con người Việt Nam ở thời đại mới. Không khí sử thi từ thời đại anh hùng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm của nhân vật trữ tình trong các tác phẩm tùy bút. Tuy vẫn giữ được cá tính sáng tạo của mình, nhưng cái tôi của người nghệ sĩ đã tự nguyện hòa nhập vào cái ta chung của cả cộng đồng; mọi suy tư, cảm xúc của nó đều hướng về Tổ quốc và dân tộc:

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 22

“Cách mạng mùa thu, cánh cửa thời gian mở cho tất cả chúng ta bước

sang một mùa xuân vĩnh viễn của đất nước (…). Từ cha ta, anh ta vừa bẻ

168


gãy gông xiềng nô lệ để cầm lấy khẩu súng giành lại chính quyền, đến em ta cất tiếng chào đời, cái nhìn đầu tiên là khoảng trời tươi xanh chế độ… Từ trong đau thương và căm uất, ta làm nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chế độ mang trong mình lịch sử của tinh thần bất khuất, đem cho ta một ngày khai sinh thứ hai về tâm hồn và dáng đứng Việt Nam” (Hai mươi nhăm năm hành quân bảo vệ chế độ - Khánh Vân).

Xét trong tương quan với hoàn cảnh lịch sử - xã hội, nhân vật trữ tình của tùy bút giai đoạn 1930 - 1975 đã có sự vận động, sát hợp với những yêu cầu của hiện thực đời sống: từ ý thức cá nhân đến ý thức cộng đồng, từ thoát ly đến hòa nhập, từ dân tộc đến thời đại. Cái tôi trữ tình riêng tư dần được thay thế bằng cái ta trữ tình mang dáng dấp sử thi. Chính sự thay đổi ấy làm nên một nét tư tưởng nghệ thuật cơ bản của tùy bút thời chiến tranh.

Mặc dù không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ xã hội như nhân vật của tác phẩm tự sự và kịch, nhưng nhân vật trữ tình lại rất cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Công việc tái hiện lại bức chân dung tinh thần của tác giả qua các tác phẩm tùy bút, vì thế, tương đối dễ dàng. Nhân vật trữ tình trong tùy bút Nguyễn Tuân mang phong thái tài hoa, uyên bác, lịch lãm. Đó là một người có ý thức thẩm mỹ rò ràng, có tư tưởng nghệ thuật dứt khoát, suốt đời đi tìm để phát hiện và ngợi ca cái Đẹp. Từ trong bản chất, con người ấy luôn nặng lòng với đất nước, với dân tộc và chú tâm gìn giữ nhân cách nghệ sĩ. Đến với tùy bút Thạch Lam, người đọc sẽ không thấy cái sôi nổi, ào ạt, quyết liệt đến cực đoan như ở Nguyễn Tuân. Nhỏ nhẹ, thủ thỉ, thâm trầm, với nhiều khoảng lặng để ngẫm nghĩ, những trang văn “xanh màu cốm non” ấy không hợp với cách đọc hấp tấp, vội vàng. Bước vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, độc giả phải luôn mở căng các giác quan và khả năng liên tưởng, tưởng tượng phải đặt ở chế độ thường trực mới kịp đón nhận hết những cảm xúc, ấn tượng, hình ảnh muôn màu muôn vẻ. Ngược lại, đọc tùy bút Thạch Lam, chúng ta sẽ có được cảm giác thanh thản, tin cậy, gần gũi. Có vẻ như nhà văn không cao giọng để áp đặt một điều gì, cả tư tưởng lẫn cảm xúc. Sự thanh nhã, lịch sự toát ra từ cách nghĩ, cách cảm tinh tế và lời văn, giọng văn chừng mực, vừa phải:

169


“Tôi đã nói gần hết bởi vì cũng còn nhiều thứ hàng ngày chúng ta vẫn nghe rao, mà ở đây không nói đến. Phần thưởng, tôi chỉ chú ý đến những thức quà vĩnh viễn, mà có chút gì đặc biệt, đáng yêu. Vì có nhiều thức quà, tựa như sao băng vút qua bầu trời mùa hạ, hiện ra rồi lại mất đi, không còn dấu vết gì để lại. Cái đời ngắn ngủi ấy, duyên cớ ở chỗ các thức đó chỉ hợp với cái thị hiếu một thời: không phải chỉ ở trong y phục, trong trang sức hay trong văn chương mới có những cái “mốt”, những cái đua đòi mà thôi. Cả đến trong việc ăn uống cũng vậy. Người ta theo nhau ăn thức quà này, cũng như người ta theo nhau mặc kiểu áo kia. Và chỉ có những thức quà có những hương vị chắc chắn và phong phú, mới có thể bền lâu được” (Hà Nội băm sáu phố phường).

3.3.2. Loại nhân vật tự sự - trữ tình tuy xuất hiện không phổ biến nhưng cũng góp phần làm nên diện mạo riêng của tùy bút. Như đã biết, tùy bút là một thể loại văn xuôi giàu chất trữ tình, phái sinh từ . Trong khi ưu tiên bộc lộ mạch cảm xúc và quan điểm của cái tôi chủ quan, người viết tùy bút thường có khuynh hướng lướt qua những cảnh đời, những số phận khác. Ngoài bản thân nhà văn, tất cả đều được xem là phông nền, là chất liệu, phương tiện cần thiết để trữ tình. Nhưng đôi khi đối tượng trữ tình lại chính là những con người hoặc những sự vật, hiện tượng cụ thể trong hiện thực. Để tán thành hay phản đối, ngợi ca hay phê phán, trước tiên nhà văn phải làm công việc giới thiệu, miêu tả. Chân dung trữ tình trong trường hợp đó cũng thật sống động, với đầy đủ những nét ngoại hình, tính cách, diễn biến tâm lý, ngôn ngữ, hành vi,… như trong các tác phẩm tự sự. Nhưng ở đây, nhân vật không tồn tại như một thực thể khách quan sinh động mà đóng vai trò là cái phần tập trung nhất, điển hình nhất của hiện thực được tái hiện lại để nhà văn gửi gắm quan điểm tư tưởng và tâm tư, tình cảm chủ quan của mình.

Có thể xem nhân vật ông lái đò Lai Châu trong tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) là một ví dụ minh họa cho loại nhân vật đặc biệt này. Tác phẩm ca ngợi tư thế, tầm vóc của con người Việt Nam trong quá trình chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc từ sau 1954. Những thay đổi căn bản về quan niệm thẩm mỹ và tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân được bộc lộ một cách gián tiếp qua việc chăm chút khắc họa hai hình tượng nghệ thuật độc đáo: hình

170


tượng sông Đà và hình tượng ông lái đò. Dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, dòng Đà giang “hung bạo và trữ tình” vừa là đối tượng thẩm mỹ vừa có ý nghĩa làm nền để tôn vinh vẻ đẹp của tư thế, nghị lực và tài trí con người.

Nhân vật ông lái đò được khắc họa với hai tư cách: người lao động giỏi và người nghệ sĩ tài hoa. Những đường nét ngoại hình cụ thể cho thấy ông lái có thân hình chắc khỏe, rắn rỏi: cái đầu quắc thước đặt trên một cơ thể gọn quánh như làm bằng chất sừng chất mun, tay lêu nghêu như cây sào dài, chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp một cái cuống lái tưởng tượng, trên bả vai có vết chai hình tròn như khoanh củ nâu, nhỡn giới vòi vọi như luôn trông một cái bến xa nào trong sương mù, giọng nói ào ào,… Chừng ấy chi tiết đủ cho thấy ông lái là người lao động thực sự yêu mến, gắn bó và thích nghi với nghề nghiệp.

Tính cách của ông lái được thử thách và khẳng định qua những cuộc đối đầu quyết liệt với dòng sông hung hãn. Cũng có lúc ông tỏ ra yếu thế, cô độc. Con sông Đà “trái tính trái nết” như một loài thủy quái khổng lồ đang trong cơn cuồng nộ, sẵn sàng quật tan xác bất cứ chiếc thuyền nào dám bén mảng đến trận địa của nó. Bằng tài trí và nghị lực phi thường, ông lái luôn giữ được thế chủ động để chinh phục sức mạnh man dại của dòng sông, hướng nó vào việc phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống con người. Đó quả là một chiến công thầm lặng, khẳng định trí tuệ, tầm vóc của những con người vừa thoát khỏi kiếp nô lệ, đang hăng hái góp phần dựng xây cuộc sống mới:

“Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ tay lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo. Trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than chấm câu và những đoạn xuống dòng”.

Rò ràng, Nguyễn Tuân đã dốc sức vào việc khắc họa nhân vật để sáng tạo nên một hình tượng độc đáo. Nhưng tư tưởng nghệ thuật của tác giả hình như lại được đặt ở chỗ khác. Không đơn thuần ngợi ca vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và tài trí con người để qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước, vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn được đặt ra trong tác phẩm là cần nhận thức đúng đắn

171


về mối tương quan giữa con người với tự nhiên. Con người phải biết tôn trọng những quy luật khách quan để chung sống hài hòa với tự nhiên. Khác đi, con người sẽ phải trả giá cho sự ấu trĩ hoặc duy ý chí của mình. Đặt trong bối cảnh phơi phới lạc quan và lãng mạn đến mức hồn nhiên của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lúc bấy giờ, bức thông điệp nghệ thuật của Nguyễn Tuân mang đến ý nghĩa cảnh tỉnh hết sức thiết thực.

Trong tùy bút Người điên với tượng thánh (Phút thoát trần - Lư Khê), tác giả đã miêu tả thật cặn kẽ nhân vật người điên, từ những chi tiết ngoại hình rất bình thường cho đến những hành động hết sức khác thường:

“Khắp thành-phố ai cũng biết người điên ấy. Người mặc một cái áo đen còn được nửa lưng, một cái quần tả-tơi, rách-rưới. Đầu, tóc rũ xuống khỏi vai. Mắt lờ-đờ. Gương mặt tái xanh như nước da một người chết. Mình mẩy dơ-bẩn và hôi-hám lắm. Không ai lại gần người và người cũng không lại gần ai. Tối ngày, người cứ đi lang-thang ngất-nghễu ngoài đường, hết đường này tới phố khác, miệng lẩm-nhẩm nói gì không rò. Có lúc bỗng cười vang, có khi lại khóc nức-nở .

… Người điên ấy, hôm nay không cười, không hát. Với bộ đồ hôi- tanh rách-rưới mỗi ngày, người cứ bước tới… nhè-nhẹ, nghiêm-trang, mắt chăm-chỉ nhìn lên cao, mặt hiền-lành với đầy tin-tưởng (…). Đến trước thánh-đài, người quỳ xuống, chấp tay, trông ngay lên hình Đức-Chúa (…) rồi bỗng hai giòng nước mắt chảy ra, lăn tròn trên mặt”.

Nếu trong một truyện ngắn, chắc chắn cuộc đời của nhân vật người điên sẽ được phục dựng lại với nhiều biến cố và những tình tiết éo le, ngang trái về chuyện gia đình, chuyện yêu đương,… Ở đây thì khác. Hình ảnh người điên bơ vơ, lạc lòng giữa còi người nhưng lại mang trong tâm thức một đức tin mãnh liệt ấy chỉ có ý nghĩa khơi gợi để nhà văn chạnh lòng “nghĩ đến số phận của đám văn-nhân mà luống những ngậm-ngùi”:

“Suy ra thì bọn văn-nhân, từ bao giờ tới bao giờ, có khác chi người điên đáng thương-hại và cũng khó hiểu ấy (…). Không ai cậy, mượn mà vẫn khóc, vẫn sầu. Vì vậy, nên họ khóc không ai hiểu vì sao họ khóc. Họ

172


cười cũng đừng mong biết vì sao họ cười. Tuy cực-khổ thế, nhưng không ai mong đem của tiền mua chuộc được họ. Có khi họ ngã quỵ bên chồng sách nát mà ngọn bút cùn cũng không nỡ rời tay !”.

Trong tập tùy bút Phấn thông vàng của Xuân Diệu, có những chân dung nhân vật được khắc họa khá rò nét qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi, số phận. Đó là nhân vật chàng họa sĩ trong Phấn thông vàng, sau ba lần tình duyên tan vỡ, chàng cảm thấy chán ngán, tuyệt vọng với tình yêu: “lòng mệt mỏi và trống không như một lâu đài bị cướp”. Sau mấy năm trời sống cô độc, vào một ngày hè rực rỡ, chàng tìm đến một cánh rừng thông để vẽ tranh cho khuây khỏa. Cảnh thiên nhiên tinh khôi, rạng rỡ với phấn nhị thông rắc vàng cả không trung đã mang lại những cảm xúc mới mẻ, làm hồi sinh tâm hồn người nghệ sĩ lãng mạn và đa tình. Đó là nhân vật anh Tư trong Người học trò tốt, một người học trò thông minh, chăm chỉ, suốt ngày vùi đầu vào sách vở, không thiết gì đến những chuyện khác. Sau hai mươi ba năm dùi mài kinh sử, anh đã đỗ đạt và có được mọi thứ (được bổ làm tri huyện). Nhưng khi đã ở đỉnh cao vinh quang, anh đau đớn nhận ra mình “thất bại hẳn”. Nguồn nhựa sống của tuổi thanh xuân đã khô cạn từ lâu, anh chẳng còn tha thiết gì đến những thú vui của cuộc đời. Đó là hai chị em Quỳnh, Giao hiền như “hai hột cơm” trong Tỏa nhị Kiều. Cảnh ngộ của họ thật đáng thương: giữa chốn Hà thành phồn hoa mà phải chấp nhận cảnh sống tẻ nhạt, tù đọng, “không ánh sáng, chẳng hương người”. Cuộc đời của họ chỉ là sự ghép nối những buổi chiều dài buồn chán, đơn điệu, vô vọng. Chính sự hiện diện của những nhân vật này là cơ sở để không ít người xếp Phấn thông vàng vào thể loại truyện ngắn. Nhưng rò ràng, văn xuôi Xuân Diệu chỉ có câu chuyện chứ không có cốt truyện, nên nhân vật không giữ vai trò trung tâm, có tính quyết định như trong tác phẩm tự sự. Ở đây, các nhân vật chỉ là nguyên cớ để khơi gợi lòng trắc ẩn và những suy nghiệm sâu xa về cuộc đời, về thân phận con người.

Như vậy, ngoài nhân vật trữ tình, trong tùy bút còn có thêm một loại nhân vật trung gian, tuy được khắc họa bằng bút pháp tự sự nhưng lại nhằm phục vụ cho mục đích trữ tình. Những nhân vật này có thể hiện diện xuyên suốt tác phẩm hoặc chỉ thoáng qua trong mạch hồi ức, liên tưởng của tác giả. Sự tồn tại của nó đã góp

173


thêm cơ sở để khẳng định diện mạo linh hoạt của tùy bút - một thể loại văn xuôi độc đáo, nằm ở vị trí giáp ranh giữa tự sự với trữ tình.

3.4. Một phức hợp giọng điệu


Có thể khảo sát tính chất phức hợp của giọng điệu tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975 qua hai phương diện cụ thể: sự phong phú, đa dạng của nhiều kiểu, nhiều cung bậc giọng điệu tùy bút trong nền văn học và sự đan xen, hòa âm của những sắc điệu khác nhau trong cùng một tác phẩm tùy bút.

3.4.1. Sự phong phú về giọng điệu


Gần giống với thơ trữ tình, mục đích của các sáng tác tùy bút trước hết là để giãi bày những suy tư, cảm xúc của nhà văn. Có điều, đó không phải là thứ tình cảm xốc nổi, ào ạt nhất thời ở bề ngoài mà bao giờ cũng là những niềm hạnh phúc vô biên hoặc những nỗi trăn trở, day dứt, xót đau đầy tính nhân bản, nhân văn về thời cuộc và thân phận con người. Vì thế, đôi khi tác phẩm tùy bút ghi lại cả một quá trình độc thoại nội tâm triền miên của chính tác giả (Chiếc lư đồng mắt cua của Nguyễn Tuân, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng chẳng hạn). Bên cạnh đó, tùy bút còn là điệu tâm hồn, khao khát tìm đến những tâm hồn đồng điệu. Đối tượng của tùy bút, do vậy, không phải là số đông chung chung trừu tượng mà có định hướng, chọn lọc rò ràng. Đó là tri âm tri kỷ, đồng chí đồng bào, những người hết mực gần gũi, tin yêu, dễ cảm thông và chia sẻ. Không có chỗ cho sự lừa mị và giả tạo, không dung hợp được mọi biểu hiện giáo điều hoặc cải lương, sáng tác tùy bút đặc biệt chú trọng đến sự chân thành của mạch cảm xúc được bộc lộ. Viết cho mình và hướng tới những đối tượng thân thiết với mình nên tùy bút luôn thích hợp với giọng trầm lắng, thủ thỉ tâm sự, miên man suy tưởng.

Tùy bút thường mang giọng kể chậm, trầm buồn, như những trường đoạn trầm tư trữ tình có nhiều dấu lặng. Nhịp thời gian, do vậy, cũng khoan thai, dìu dặt thích hợp cho sự giãi bày, tâm tình chứ không dồn dập, gấp rút cuốn theo cốt truyện. Đó là nhịp điệu tự nhiên như dạo chơi, được ngân ra từ sâu thẳm tâm hồn con người, ít chịu tác động của ngoại cảnh. Mặt khác, để tạo nên một độ căng thời gian cần thiết, tùy bút đặc biệt quan tâm tới những khoảnh khắc, những thời điểm mà vào lúc đó, hiện thực trở nên căng tràn và dồn nén nhất.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí