206
72- Giò lụa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 31, 7-1973.
73- Cốm, Báo Tổ quốc số 3654, 8-1973.
74- Cái bánh dẻo tròn, Văn nghệ số 569, 9-1974.
75- Cảnh sắc và hương vị đất nước, Nxb Tác phẩm mới, HN, 1988.
Có thể bạn quan tâm!
- Vẻ Đẹp, Tính Sáng Tạo Và Giàu Chất Thơ Của Ngôn Từ
- Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 25
- Ý Nghĩ Trên Cỏ, Nguyễn Đình Vượng Xuất Bản, Sài Gòn, 1971.
- Đào Duy Anh Biên Soạn (1957), Hàn Mạn Tử Hiệu Đính, Hán Việt Từ Điển
- Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 29
- Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 30
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
Hàn Mặc Tử
76- Chơi giữa mùa trăng, Nxb Ngày mới, 1944.
Khánh Vân
77- Hôm nay, chúng ta ra trận, Nxb Thanh niên, HN, 1971.
Chế Lan Viên
78- Vàng sao, Nxb Tân Việt, 1942.
79- Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui, viết cho tạp chí Europe
(Pháp), 1961.
80- Bay theo đường dân tộc đang bay, Nxb Văn học Giải phóng, Tp. Hồ Chí
Minh, 1976.
81- Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, Nxb Tác phẩm mới, HN, 1981.
Nhiều tác giả
82- Không có gì quý hơn độc lập tự do, Nxb Thanh niên, HN,1972.
207
Phụ lục 2:
SO SÁNH SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI TÙY BÚT
TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆTNAM
VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC TRUNG QUỐC
(Trần Văn Minh)
1. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa, với những nét bản sắc riêng. Đó là cái phần tinh hoa, tinh túy được kết tinh lại qua quá trình tồn tại và phát triển của một cộng đồng. Tuy nhiên, xét trên đại thể, các nền văn hóa thường không tồn tại độc lập hay tách biệt mà luôn có ảnh hưởng qua lại, giao thoa với nhau. Trong điều kiện lịch sử, xã hội gần giống nhau, giữa những thành tố văn hóa của các dân tộc có thể ít nhiều liên quan hoặc cùng chịu sự chi phối từ những nguyên tắc mang tính phổ quát.
Việt Nam và Trung Quốc nằm chung trong khu vực văn hóa các quốc gia có sử dụng Hán tự. Các giai đoạn của tiến trình lịch sử - xã hội ở hai nước mang nhiều nét tương đồng. Hệ tư tưởng Tam giáo đã thống trị thế giới tinh thần cả hai dân tộc trong suốt thời kỳ trung đại. Về sau, văn minh phương Tây mới được du nhập và tiếp biến để làm nên những giá trị mới ở thời kỳ hiện đại. Xét riêng lĩnh vực văn học, có thể thấy quá trình hiện đại hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ và triệt để từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong văn học hiện đại, ý thức cá nhân được khẳng định, kéo theo hàng loạt thay đổi về bút pháp thể hiện. Trên cơ sở kế thừa và cách tân, hệ thống thể loại văn chương dần trở nên đa dạng, linh hoạt và tự do hơn. Thơ ca truyền thống lược bớt yếu tố cách điệu, tượng trưng để tăng cường chất hiện thực, đời thường. Văn xuôi trung đại (tản văn, tiểu thuyết chương hồi,…) cũng từng bước đổi mới về thi pháp, nhằm đáp ứng thỏa đáng những yêu cầu đặt ra từ cuộc sống hiện đại.
2. Như đã trình bày ở các phần trước, tùy bútlà một thể loại văn xuôi giàu chất trữ tình, ra đời và có nhiều thành tựu đáng kể ở thời kỳ hiện đại. Sự hình thành, quá trình phát triển của nó trong văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc hoàn toàn không phải do ngẫu nhiên, tùy tiện mà là kết quả tất yếu từ một quá trình biện
208
chứng, với những nguyên tắc nhất định. Do đó, thao tác so sánh ở đây không chỉ nhằm mục đích khẳng định các giá trị vốn có, mà quan trọng hơn, để chỉ ra những nét tương đồng, dị biệt và rút ra những quy luật khách quan ngỏ hầu định hướng phù hợp cho sự phát triển của thể loại tùy bút ở tương lai.
2.1. Trong nền văn học Trung Quốc, tùy bút được coi là một dạng thức tồn tại và có nguồn gốc sâu xa từ tản văn truyền thống: “Một loại tản văn, viết theo cảm hứng tự do, không câu nệ theo một thể cách nào. Nội dung rất rộng rãi, hoặc nói lên điều tâm đắc sau khi đọc sách, hoặc kể một sự việc, một danh nhân, hoặc nêu những kiến văn về nhiều phương diện (…), văn chương hoạt bát” (Phạm Thị Hảo) [57; 210].
Mặc dù tản văn là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng của nền văn xuôi Trung Quốc, đã được nhiều học giả dày công nghiên cứu. Tuy nhiên, quan niệm về tùy bút (hay tản văn thể tùy bút) vẫn chưa có được sự nhất trí cần thiết. Có người đem hợp nhất hai loại: tiểu phẩm văn và tùy bút làm một, cho rằng chúng có thể lẫn vào nhau. Nhưng theo Lưu An Hải, Tôn Văn Hiến trong Lý luận văn học thì tùy bút và tiểu phẩm văn có ranh giới khá rò ràng: “Tùy bút và tiểu phẩm văn xét về nội hàm và ngoại diên đều có khác biệt cơ bản: tùy bút thường dài hơn, không tinh xảo, đẹp đẽ, ngắn gọn như tiểu phẩm văn vậy. Tùy bút và tiểu phẩm văn đều chú trọng thể hiện cá tính, nhưng tùy bút tản mạn và lý tính hơn, không thanh khiết, cô đọng như tiểu phẩm văn. Tùy bút nghiêng về “bút”, tiểu phẩm lại nghiêng về “phẩm”. “Bút” là ghi chép lại, còn “phẩm” là thưởng thức” [56; 10].
Mặc dù mãi đến đầu thế kỷ XX thể loại tùy bút mới chính thức ra đời trong nền văn học hiện đại Trung Quốc, nhưng yếu tố trữ tình - nét đặc trưng nghệ thuật cơ bản của nó - đã tiềm ẩn trong tản văn thời kỳ trung đại với mức độ ngày càng đậm đà, rò nét hơn. Theo Dư Quan Anh trong Trung Quốc văn học sử, “Tập văn ghi chép và luận thuyết đầu tiên của Trung Quốc cổ đại là Thượng thư”, gồm 100 thiên. Ba thiên Bàn canh (vốn là ba bài diễn thuyết ngắn) và đặc biệt thiên cuối cùng có tựa Tân thệ bộc lộ “tình cảm tràn trề” của tác giả [4; 21]. Đến giai đoạn văn học Bắc triều, Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên tuy là một bộ sách địa lý nhưng được viết bằng thể văn du ký, giàu chất trữ tình (có người gọi là ký sơn thủy). Đơn cử đoạn tả cảnh Tam Hiệp trong Chú thích về sông Trường giang: “Từ Tam Hiệp trở đi trong vòng bảy trăm dặm, hai bờ núi liền một mạch, không hở chỗ
209
nào, trùng trùng điệp điệp, che kín bầu trời, không phân biệt được ngày đêm, không thấy được mặt trời mặt trăng. Khi mùa hạ nước dâng, ngược xuôi cách trở (…). Mùa xuân, mùa đông sóng nước lăn tăn, dòng sông quanh co, cảnh vật in bóng đôi bờ (…). Mỗi khi gặp buổi sáng sương sa, rừng cây lạnh lẽo, khe nước tiêu điều, thường nghe vượn hú buồn da diết vang trong hốc núi mãi không sao dứt”.
Trong bộ trường thiên tản văn Xương Lê tiên sinh văn tập (40 quyển) của Hàn Dũ, chất tự sự và chất trữ tình đã có sự hòa hợp rò nét. Không ít bài văn ngắn mà ở đó trữ tình đã dào dạt lên thành mạch cảm xúc chính: “Đất Yên, đất Triệu ngày xưa khen có nhiều kẻ sĩ cảm khái bi ca. Đổng tiên sinh đỗ tiến sĩ, luôn bất đắc chí với các quan trên, mang cái tài lỗi lạc, bực bội đến đất kia, tôi biết thế nào ông cũng hợp. Xin Đổng tiên sinh hãy cố gắng đi! Việc ông không gặp thời, tất cả những người hâm mộ đạo nghĩa, quý trọng điều nhân, đều yêu mến thương tiếc; huống gì những kẻ ở đất Yên, đất Triệu mà lòng nhân nghĩa là bản tính của họ !... Xin Đổng tiên sinh hãy gắng đi!”(Tống Đổng Thiệu Nam tự).
Mặc dù chất trữ tình luôn bàng bạc trong tản văn truyền thống, nhưng theo Tiền Chung Thư, yếu tố tùy bút chỉ xuất hiện tương đối rò nét ở những tác phẩm ký thời kỳ Bắc Tống: “Rất nhiều bài ký và tùy bút của Tô Thức mới là tản văn văn học chân chính hoặc là tản văn có tính chất văn học. Những bài ký sơn thủy của Liễu Tông Nguyên hoặc Nhạc Dương lâu ký của Phạm Trọng Yêm, Túy ông đình ký của Âu Dương Tu…phần lớn đều dùng thủ pháp truyền thống tình hòa với cảnh để diễn tả tư tưởng tình cảm của tác giả (…), nhưng bố cục kết cấu lại luôn biến đổi theo yêu cầu chủ đề” [4; 74].
Phải đến văn học thời kỳ Gia Khánh, Đạo Quang (thế kỷ XVIII), nhu cầu giải phóng cá tính mới được đặt ra một cách gay gắt (tiêu biểu là trong sáng tác của Củng Tự Trân). Xã hội phong kiến ở giai đoạn suy vong, mục ruỗng đã lộ rò bản chất tàn bạo, đối lập với quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Do đó, đội ngũ văn nghệ sĩ - thành phần nhạy cảm nhất - đã kịp thời nắm bắt và thể hiện thành công khát vọng cháy bỏng về tự do cá nhân trong đời sống xã hội cũng như trong thế giới tinh thần của con người. Theo Đoàn Lê Giang trong công trình nghiên cứu Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, từ thời Lục triều (cụ thể, trong tác phẩm Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp), khái niệm “bút” được dùng để gọi chung
210
những thể văn không vần. Nhưng mãi đến thời Minh mới thấy từ “tùy bút” xuất hiện trong sáng tác của Viên Mai (hiệu là Tùy Viên Lão Nhân, 1716-1798). Ngoài tác phẩm Tùy Viên thi thoại gồm những đoản văn đặc sắc bàn về bản chất của thơ và yêu cầu đối với người nghệ sĩ, ông còn sáng tác Tùy Viên tùy bút. Quan niệm nghệ thuật của Viên Mai hết sức phóng túng, tự do. Ông đề cao “tính linh” - bộc lộ tình cảm chân thật của cá nhân một cách tự nhiên: “thích nhất là những sáng tác nói lên tình cảm” (Dư tối ái ngôn tình chi tác) và luôn khẳng định vai trò của phong cách cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật: “Làm thơ không thể không có cái tôi, không có cái tôi thì cái tệ mô phỏng sao chép càng lớn” (Tác thi bất khả dĩ vô ngã, vô ngã tắc tiễu tập phu diễn chi tệ đại) [43; 125-126].
Rò ràng, mặc dù chưa xuất hiện tản văn thể tùy bút với tư cách một thể loại văn xuôi hẳn hoi, nhưng đã có những tiền đề cho sự ra đời của nó trong tiến trình văn học cổ - trung đại Trung Quốc. Đó là nỗi bức bách và nhu cầu bộc lộ, giãi bày những cung bậc cảm xúc trữ tình cá nhân, là khát vọng giải phóng ngòi bút, mở rộng biên độ những quy phạm của thi pháp tản văn trung đại. Công cuộc hiện đại hóa nói chung và sự ra đời của thể loại tùy bút nói riêng trong nền văn học Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đã dựa trên những tiền đề lý luận và thực tiễn vững chắc như thế.
Từ đầu thế kỷ XX (thời kỳ Ngũ Tứ), thể loại tùy bút của phương Tây mới được đưa vào giới thiệu ở Trung Quốc. Trong tác phẩm Quan niệm cải lương về văn học của tôi, Lưu Bán Nông là người sử dụng từ “essay” sớm nhất. Lỗ Tấn cũng có lần cắt nghĩa: “Nếu như vào mùa đông, ngồi trên ghế một cách an nhàn bên cạnh lò sưởi, hoặc là vào mùa hè lúc uống ly trà đắng, tùy tiện tâm sự bày tỏ lòng mình cùng bạn thân, nếu đem chép lại những lời này ra giấy thì đó gọi là essay”. Trong Thanh tân đích tiểu phẩm văn tự, Úc Đạt Phu có lý giải cụ thể và so sánh chi tiết hơn: coi tùy bút là một dạng tản văn được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng từ essay của phương Tây. Dần về sau, giới Tân văn học đã tìm được sự dung hợp giữa tản văn nghệ thuật truyền thống với essay, tạo nên một hình thức độc đáo: Tản văn thể tùy bút.
Trong công trình nghiên cứu Văn học hiện đại Trung Quốc nhìn từ Thượng Hải, Vương Văn Anh có nhận định: “Văn học của Trung Quốc đại để đã
211
thực hiện hiện đại hóa vào thập niên 20, có những tác phẩm mô phỏng theo hình thức của những tác phẩm văn học đang lưu hành trên thế giới” [9; 48]. Khái niệm essay và thể loại tùy bút được du nhập vào Trung Quốc từ phong trào Ngũ Tứ, nhằm chống lại hình thức sáng tác giáo điều, công thức đang thống trị nền văn học lúc bấy giờ. Trong bài viết có tựa đề Văn học vì con người (đăng trên số 5, số 6 của tạp chí Tân Thanh Niên), Chu Tác nhân đã khẳng định rò ràng: “Chúng ta hiện nay cần phải đề xướng văn học mới, nói vắn tắt trong một câu là văn học vì con người. Thứ cần phải bài xích chính là thứ văn học không vì con người”.
Vào thập kỷ 20, nhóm Sáng tạo với thành phần chủ yếu là những trí thức du học ở Nhật Bản, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trào lưu tư tưởng hiện đại của phương Tây nên đã tạo ra được một bầu không khí phê bình, sinh hoạt văn học sôi nổi theo hướng đổi mới. Đội ngũ của nhóm gồm những gương mặt trẻ đầy tài năng và giàu tâm huyết như Quách Mạc Nhược, Úc Đại Phu, Thành Phỏng Ngô, Trương Tư Bình, Điền Hán, Trịnh Bá Kỳ, Hà Uy, Từ Tổ Chính, Dương Chính Vũ,…Hoạt động văn học của nhóm hết sức phong phú, trải dài từ sáng tác sang lĩnh vực phê bình, luận thuyết. Các cơ quan ngôn luận liên tiếp được sáng lập ra: đầu tiên là tạp chí Sáng tạo, rồi đến tờ báo Sáng Tạo châu báu, Sáng Tạo Nhật, nguyệt san Hồng Thủy, Sáng Tạo nguyệt san,…Mặc dù đến tháng 12 năm 1927, khi tờ Hồng Thủy bị đình bản, nhóm Sáng Tạo tan rã, nhưng ý nghĩa của nó trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học Trung Quốc là rất lớn lao. Nó góp phần tạo ra một bầu không khí cởi mở, dân chủ, để kích thích và giải phóng mọi năng lực sáng tạo. Ở thập niên này, thành tựu của tùy bút chưa nhiều, chỉ giới hạn trong những sáng tác tự do, phóng túng và giàu chất trữ tình, chất chính luận của Chu Tác Nhân.
Sang thập niên 30, tình hình chính trị căng thẳng tạo nên sự phân hóa rò nét trong xã hội cũng như trong đời sống văn học. Văn học cánh tả lấy lý luận Mác, Ăng-Ghen làm cơ sở tư tưởng, coi nhiệm vụ đấu tranh với giai cấp phong kiến thống trị để giành lại tự do và hạnh phúc cho tầng lớp vô sản là cứu cánh nghệ thuật. So với các bộ phận khác (như phái Dân chủ chủ nghĩa, phái Tự do chủ nghĩa, phái Văn học phân tâm của Freud,…), văn học của Liên minh cánh tả phát triển rất mạnh, có nhiều cách tân về nội dung và phương thức thể hiện. Cây bút văn xuôi nổi bật nhất ở thời kỳ này chính là nhà văn Lỗ Tấn. Tháng 10 - 1927, sau khi từ Quảng
212
Châu đến Thượng Hải, Lỗ Tấn bắt đầu một giai đoạn sáng tác mới, chủ yếu ở thể loại tạp văn. Bởi đây là thể loại cơ động, đáp ứng kịp thời nhất cho nhu cầu phục vụ chính trị mà thời đại đặt ra. Nhà văn đã tỏ ra hào hứng khi bàn về tác dụng xã hội sâu sắc và tương lai đầy hứa hẹn của tạp văn: “Tôi là một người thích đọc tạp văn, và hơn nữa còn biết rằng thích đọc tạp văn không phải chỉ có một mình tôi…Tôi càng vui mừng với sự phát triển của tạp văn, ngày ngày được xem sự rạng rỡ của nó. Thứ nhất là làm cho giới trước tác Trung Quốc càng hoạt bát và náo nhiệt. Thứ hai, làm cho những lũ không ra trò trống gì phải thụt đầu. Thứ ba, là làm cho những tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật, qua sự so sánh với tạp văn, sẽ càng lộ rò cái tướng mạo sống dở chết dở của nó” [101; 277].
Trong lời tựa tác phẩm Thả giới đình, khi bàn về khái niệm thể loại, Lỗ Tấn có viết: “Phàm là văn chương…bất cứ thể gì, mọi thể đều xếp vào một chỗ cả, thế là thành tạp”. Ở đây có lẽ nhà văn muốn ám chỉ tính chất phong phú, linh hoạt về đề tài của tạp văn chứ không nhằm xóa đi ranh giới giữa các thể loại. Theo Phương Lựu, “quả là thể tài của tạp văn thật muôn hình muôn vẻ, bao gồm tạp cảm, chính luận, tùy bút, diễn văn, thư từ, bình luận thời sự, bình luận văn nghệ, hồi ức, nhật ký, điếu văn, tựa, bạt, tiểu phẩm trữ tình, văn châm biếm,…” [101; 273]. Như vậy, có thể xem tùy bút là một trong những dạng thức tồn tại cụ thể, sinh động của tạp văn. Phân định ranh giới giữa các dạng thức này quả không là chuyện dễ dàng. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là cùng với mảng tạp văn của Lỗ Tấn, thể loại tùy bút đã có bước định hình và phát triển đáng kể trong nền văn học Trung Quốc.
Đến giai đoạn kháng chiến chống Nhật ở thập niên 40, hình thức tản văn thể tùy bút tiếp tục phát triển với những tên tuổi như: Đường Thao, Châu Mộc Trai, Kim Tính Nghiêu, Vương Nhâm Thúc,… Hai tác phẩm được chú ý nhất trong thời kỳ này là Tù lục ký của Lục Lãi và Trích cư tản ký của Trịnh Chấn Đạt. Thông qua những điều mắt thấy tai nghe chốn ngục tù hoặc trong những năm tháng đi ở ẩn, các tác giả chủ yếu bộc lộ mạch suy tư, cảm xúc cá nhân về sự tồn vong của dân tộc, về những thăng trầm của thân phận con người. Chất tùy bút trở nên đậm đà, thành một nét phẩm chất nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.
213
Ở những thập niên tiếp theo của thế kỷ XX, tùy bút dần khẳng định sự tồn tại như một hình thức văn thể mới trong nền văn học hiện đại Trung Quốc, tỏ rò nhiều ưu thế khi giãi bày thế giới tinh thần phong phú đến phức tạp của con người giữa cuộc sống xã hội đầy biến động. Đội ngũ sáng tác tùy bút ngày càng đông đảo, chuyên nghiệp, đa phong cách hơn. Nếu tùy bút của Lương Ngộ Xuân, Phong Tử Khải mang đậm sắc thái biện luận lý tính, là những chiêm nghiệm đậm mùi thiền về bi kịch và khát vọng giải thoát của kiếp nhân sinh, thì sáng tác của Lâm Ngữ Đường lại được chú ý bởi những cách tân về hình thức. Lâm Ngữ Đường nhiều lần cho rằng không cần phải phân biệt essay của phương Tây với tiểu phẩm văn của Trung Quốc, vì nội dung và phương thức thể hiện của chúng gần giống nhau. Theo quan niệm đó, tùy bút của ông là sự dung hợp, hài hòa giữa tiểu phẩm văn truyền thống với essay của phương Tây hiện đại. Ngoài ra còn có thể kể thêm những sáng tác tùy bút giàu chất triết lý của Trương Ái Linh, Tiền Chung Thư,…
Tóm lại, tản văn thể tùy bút (đôi khi còn được gọi tắt là tản văn tùy bút) ra đời trong quá trình hiện đại hóa nền văn học Trung Quốc, là sự kết hợp giữa những ưu điểm của essay phương Tây với tản văn truyền thống; do vậy, đã mang đến những tố chất mới cho tản văn Trung Quốc thế kỷ XX. Một là, phạm vi đề tài được mở rộng và kết cấu tự do hơn. Tản văn truyền thống thường chú trọng đến kết cấu tinh xảo, mực thước và phát huy triệt để sự điêu luyện, sắc sảo của bút pháp nên ít nhiều ảnh hưởng đến vẻ phong phú, tự nhiên của tư tưởng tình cảm. Tùy bút hiện đại đã mở được cái tính phong bế của kết cấu, lấy tư thái tự do mà sáng tác nên phát huy được tính quảng đại bao dung của tản văn. Hai là sắc thái tư biện, lý tính được tăng cường. Trong khi tản văn truyền thống Trung Quốc chủ yếu thể hiện cái tình thì tùy bút hiện đại lại chú trọng thêm tính triết lý, nghị luận, suy luận lôgic. Nhà văn được tự do ngôn thuyết và có quyền cường điệu những kiến giải độc lập, độc đáo của mình. Cho nên, tùy bút hiện đại không chỉ mang lại những rung động tình cảm tinh tế mà còn giúp độc giả nâng cao trí huệ, ngỏ hầu nhận thức sâu sắc hơn về các vấn đề tự nhiên, về nhân sinh, nhân tính, nhân tình. Cuối cùng, cùng với sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, trong tùy bút hiện đại tính khách quan luôn được chú trọng như một nguyên tắc xuyên suốt từ công đoạn sáng tạo của người nghệ sĩ cho đến thực tế tiếp nhận của độc giả. Tính dân chủ, tự do nhờ đó cũng nâng lên một bước