Cảm Hứng Bi Kịch Trước Những Vấn Đề Đời Thường


ngày đoàn tụ. Nhưng, (sau và trong chiến tranh có thật nhiều những cái “nhưng” oan nghiệt!), bi kịch chưa dừng lại, điều khủng khiếp liên tiếp xảy ra

- Sao 5 lần đẻ và cả 5 lần đều là những đứa con dị dạng, quái thai. Còn bi kịch nào đau đớn hơn cho người phụ nữ khi sau mỗi lần mang nặng đẻ đau, lại sinh ra những hài nhi không mang hình dạng con người. Chất độc hóa học đã cướp mất quyền làm cha làm mẹ của Sao và Lãng, gây nên những giấc mơ ám ảnh kinh hoàng. Người ta có nhiều cách để đo đếm những mất mát thương vong của chiến tranh, nhưng biết lấy gì để đong đếm những giọt nước mắt của những người vợ, người mẹ khi sinh ra những đứa con quái thai, dị dạng; lấy gì để đo những nỗi đau đến điên loạn khi nhìn thấy những chã đất, liễn sành, những bè chuối chở những hài nhi không được làm người! Có lẽ mỗi lần Sao đẻ con quái thái là một lần cô đi qua bến nước của sự tột cùng đớn đau. Bất hạnh dồn dập đổ xuống đầu Sao, cũng là bất hạnh mà chiến tranh gieo xuống những gia đình Việt Nam, ngay cả khi tiếng súng đạn đã ngừng. Mười ba bến nước ấy vừa là những bến nước mà người phụ nữ nông thôn nào cũng phải qua, vừa có những bến nước mới mà chỉ có người phụ nữ kinh qua chiến tranh mới phải nếm trải. Bến nước thứ mười ba đưa Sao trở về với gánh nặng gia đình mà chị đã yêu thương gắn bó, song không biết đó có phải là bến nước cuối cùng của đời chị không?

Đã có nhiều tác phẩm viết về nỗi đau da cam, song truyện ngắnMười ba bến nước của Sương Nguyệt Minh được đánh giá cao bởi một lối viết giàu cảm xúc, nhiều chi tiết và nhất là những khung cảnh ám ảnh vừa rất thực mà cũng rất giàu tính biểu tượng mang đậm chất điện ảnh. Truyện tuy ngắn song lại có chồng lớp những thân phận con người, đan xen giữa yếu tố ảo và thực, giữa hiện thực khốc liệt và trữ tình lung linh . Chính vì thế, Mười ba bến nước đã được chuyển thể thành bộ phim truyền hình đạt giải cao trong Liên hoan phim Việt Nam 2010. Và cũng không quá khi nhiều người đánh giá Mười ba bến nước là tác phẩm xuất sắc của Sương Nguyệt Minh viết về những bi kịch hậu chiến.

Những tác phẩm viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh chiếm phần không nhỏ trong các sáng tác của anh, mỗi tác phẩm phản ánh một vấn


đề của hiện thực song đều cuốn hút người đọc ở cái nhìn sâu sắc khi tiếp tục đào sâu vào những gì chiến tranh gây ra cho con người. Sương Nguyệt Minh viết về chiến tranh bằng cả sự trải nghiệm bản thân, bằng những thể nghiệm qua những gì được nghe, được kể. Mặc dù tác phẩm của anh không nói nhiều đến hiện thực chiến tranh tàn khốc song những mất mát và tổn thương bên trong tâm hồn người thì được miêu tả thật chân thực và xúc động. Những tác phẩm này giúp người đọc hiểu hơn về một thời đã qua, hiểu hơn bản chất thực của những cuộc chiến và đáng quý hơn là khơi gợi trong lòng người những tình cảm cảm thông đầy nhân bản. Đọc những câu chuyện Sương Nguyệt Minh kể trên những trang giấy, người đọc nghĩ tới câu nói của Tim O’Brien: “Các truyện về chiến tranh thực chất không phải bao giờ cũng viết về chiến tranh. Chúng không viết về bom đạn và mưu mô quân sự. Chúng không viết về chiến thuật, chúng không viết về các hố cá nhân và lều trại. Truyện chiến tranh giống như bất kỳ truyện hay nào, rốt cuộc là viết về trái tim con người”. Và chính điều đó đã làm cho truyện viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh mang ấn tượng sâu sắc.

2.2. Cảm hứng bi kịch trước những vấn đề đời thường

Xã hội Việt Nam những năm đổi mới vừa có những dấu hiệu phát triển đáng mừng, vừa đem lại nhiều biến động dữ dội, làm lung lay những giá trị cuộc sống và tạo ra nhiều bi kịch trớ trêu. Các nhà văn trong giai đoạn này muốn người đọc đối diện với một thực tại thô ráp, phức tạp “hằng ngày hằng giờ diễn ra một cuộc đối chứng giữa hai mặt nhân cách và phi nhân cách, giữa cái hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi con người - miếng đất nương náu và gieo mầm nhiều lỗi lầm và tội ác”[23,144]. Hiện thực ấy với những xung đột, mâu thuẫn đầy phức tạp đã khơi dòng cho cảm hứng bi kịch xuất hiện nhiều trong văn chương. Như nhiều tác giả cùng thời, Sương Nguyệt Minh cũng viết nhiều tác phẩm mang cảm hứng bi kịch, phản ánh nhiều sự đáng buồn đang diễn ra trong xã hội hay trong cuộc sống cá nhân mỗi con người


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

2.2.1. Bi kịch cộng đồng

Vốn là một nhà văn nặng lòng với quê hương, Sương Nguyệt Minh viết nhiều về làng Yên Mỹ, huyện Yên Mô quê mình (hóa thân thành làng Yên Hạ trong tác phẩm) và từ những trang viết rất thực thấm đẫm không khí của một làng quê bán sơn địa, nhà văn mở ra những bi kịch đáng buồn nơi thôn quê. Ở nơi đây vừa có những con người mộc mạc chân quê, có lối sống nghĩa tình; vừa có những hủ tục lạc hậu bao đời đè nặng lên đôi vai của những con người một nắng hai sương; vừa có những bước chuyển mình đô thị hóa đầy đau đớn. Đề tài hủ tục nông thôn vốn trước đây được gắn với những cây bút thành danh như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Bùi Hiển… giờ được khai thác lại với sự kế thừa và đổi mới, làm giàu thêm những trang viết về nông thôn Việt Nam. Nếu như văn học trước năm 1986, văn học viết về nông thôn thường quan tâm đến phong trào hơn đến con người thì giờ đây, các nhà văn gắn bó với nông thôn như Sương Nguyệt Minh chủ yếu “đứng ở góc độ con người để nhìn con người, xã hội và các vấn đề chung”[24].

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 4

Mặc dù từ lâu đã trở thành “một con người thành thị”, Sương Nguyệt Minh vẫn không nguôi đau đáu hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra. Trong tác phẩm của anh, người đọc sẽ không còn thấy một nông thôn thuận chiều và yên ổn nữa mà sẽ có bi kịch của những vùng quê còn nặng nề những tập tục cổ hủ, những mâu thuẫn dòng họ truyền kiếp thói đố kỵ, ghen ăn tức ở, ganh đua, gây bao đau khổ cho người dân ( Nỗi đau dòng họ, Đi trên đồng năn…). Truyện ngắn đưa tên tuổi của Sương Nguyệt Minh trở nên nổi tiếng, cũng là tác phẩm gây ra phiền toái, hiểu lầm giữa câu chuyện thật và hư cấu nghệ thuật đến mức người nhà quê ra tận tòa soạn kiện cáo, và khi mọi chuyện sáng tỏ thì tác phẩm đã bị rút ra khỏi vòng chung khảo Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1992-1994 là truyện Nỗi đau dòng họ. Câu chuyện kể về mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ trong một ngôi làng, chỉ vì bộ xương vô chủ không hiểu vì sao táng vào mộ tổ dòng họ Nguyễn, đã dẫn đến việc họ Nguyễn và họ Ninh rơi vào một cuộc chiến tương tàn suốt mấy thế hệ. Nhà văn đã ngược dòng thời gian, kể lại những sự việc đau lòng (dựa trên những sự việc có thực ở làng quê ông) “Đời này qua đời khác ngọn


lửa thù hằn giữa hai họ không bao giờ hết, lúc âm ỉ lúc bùng lên dữ dội. Làng quê xơ xác, mùa màng thất bát, việc nông chểnh mảng, cỏ mọc đầy đồng, đói nghèo… có người chịu không thấu bỏ đi tha phương cầu thực”. Sự đố kị, kình địch của các dòng họ đã gây ra bao tấn kịch đớn đau: những cuộc đụng độ, những vụ kiện tụng, những trận trả thù đẫm máu và nhất là gây ra bao oan nghiệt cho những kiếp người. Từ đời ông Đốn, bà Gái đến đời ông Giáo, cô Mây trai gái hai họ yêu nhau luôn bị cấm đoán, phỉ nhổ và sinh ra những đứa trẻ bị tẩy chay phải chịu nỗi bất hạnh không cha không mẹ. Mối hận thù dòng họ ấy như bóng đêm bao phủ lên nhiều làng quê Bắc Bộ, bao phủ lên số phận nhiều người. Chẳng thế mà khi truyện ngắn Nỗi đau dòng họ ra đời, đã có làng “kiện” tác giả phanh phui những chuyện ẩn khuất của làng mình, xã mình. Điều đó chứng tỏ hiện tượng này khá phổ biến ở nông thôn Việt Nam.

Một hiện tượng nữa cũng đáng buồn không kém ở thôn quê, đó là tệ mê tín, nặng nề những tập tục cổ hủ. Người nhà quê hay có thói ganh đua, hay nặng về tiệc tùng đình đám, nặng về xây cất lăng mộ, đền đài. Truyện Đi trên đồng năn kể về việc một dòng họ xây lăng cho mộ tổ, đua với dòng họ khác vừa xây lăng to một, họ hô hào anh em họ hàng đóng góp để xây lăng to gấp mười. Nhà này đóng một, nhà kia tức khí cũng đóng hai, đóng ba cho bõ mặt, vì “ làm bất cứ việc gì cũng bị chê. Sợ bị chê mà không làm thì chẳng bao giờ làm được việc gì. Nhưng đã làm rồi thì làm đến cùng và đua nhau mà làm, chỉ sợ người ta hơn mình.” Thế là cả làng nhao lên chạy tiền đóng góp xây mộ tổ, trong khi năm hết Tết đến, trong nhà chưa có lấy một đồng thì phải bán thóc, bán gạo đi mà góp để có thể vênh mặt với đời. Thế là từ đó mà sinh ra cảnh vợ chồng đánh lộn, anh em cãi cọ, đau lòng hơn là người dân cứ nai lưng đổ mồ hôi nước mắt “lóp ngóp, lóp ngóp trên đồng năn”rồi lại để đổ vào những chuyện hão huyền đau lòng cả người sống lẫn người chết. Những tác phẩm này có cùng chung một đề tài với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh… tuy dung lượng truyện của Sương Nguyệt Minh không lớn, song vấn đề đặt ra cũng làm sáng rõ một hiện thực nhức nhối đằng sau những dãy tre làng tưởng như bình lặng.


Bên cạnh những chuyện cũ viết mãi không hết đó, khi nền kinh tế thị trường len vào từng ngôi nhà, từng góc phố, từng xóm thôn thì những bi kịch mới lại nảy sinh. Đứng trước sự đổi thay trong cơ chế, người nông dân không khỏi ngỡ ngàng và có nhiều sai lầm khi phải gồng mình chống chọi với nó, người đứng vững có nhiều, và kẻ bị tha hóa cũng không ít. Nhận thức được sự nghiệt ngã của nền kinh tế thị trường ấy, ngay từ thời kỳ đầu đổi mới Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường… đã có những tác phẩm như Mùa lá rụng trong vườn, Mảnh đất lắm người nhiều ma… phản ánh sự đổi thay của số phận con người trong thời buổi nhà nhà làm giàu, người người làm giàu. Bi kịch diễn ra không ở không sót một xó xỉnh nào từ nông thôn tới thành thị. Ngòi bút của Sương Nguyệt Minh đã lách sâu vào đời sống của cả cộng đồng để phơi bày những chuyện đáng buồn đó.

Đa phần các truyện ngắn trong tập truyện Đi qua đồng chiều của nhà

văn đều viết về sự đổi thay của nông thôn trong cơn bão thị trường. Một trong những bi kịch nổi lên trong tập truyện là bi kịch đô thị hóa nông thôn. Với một tấm lòng nặng tình yêu quê hương, nhà văn đã thể hiện một nỗi niềm trăn trở của một người luôn vừa mong cho quê hương, làng xóm mình đi lên, vừa lo lắng khi tác động của cơ chế thị trường đã làm méo mó cả khuôn mặt xóm làng lẫn khuôn mặt của những người nông dân chất phác (Mây bay cuối đường, Đi qua đồng chiều, Đi trên đồng năn, Trang trại lúc mờ sáng, Lửa cháy trong rừng hoang, Làng động, Trần gian biến cải, Bản kháng án bằng văn…). Trong những tác phẩm này, cái làng Yên Hạ không hề yên ả như tên gọi của nó. Những hình ảnh “Sáng sáng, dê từng đàn đeo lục lạc đinh đinh… Chiều chiều, khi mặt trời gác núi, thợ sơn tràng ra khỏi cửa rừng, người trên đồng Cỏ rủ nhau lũ lượt quẩy quang gánh lên đường về nhà… Làng tôi bình an, trong trẻo đến vô cùng…” giờ không còn nữa, chỉ vì biến cố “người ta đầu tư làm đường từ thị xã qua làng…” “Làn gió kinh tế thị trường cứ tưởng chỉ tung hoành ở chốn thị thành, nay cũng đã thổi tới làng tôi” và tạo ra những bi kịch thật giống với cảnh ngày xưa trong thơ Tú Xương:

Trời kia khiến vậy: sông nên bãi Ai khéo xoay ra phố nửa làng

(Vị Hoàng hoài cổ)


Cái làng nhỏ bé ấy xảy ra toàn những “chuyện dữ, ghê gớm, động rừng, động làng” khi xuất hiện một khu du lịch sinh thái, xuất hiện những quán Karaoke, xuất hiện những ông Tây ba lô bụi…Người dân làng đua nhau làm kinh tế, kẻ thì buôn bán đặc sản rừng biển, người thì đấu thầu đầm đất làm thành trang trại, mở công ty cổ phần, bọn con gái mới lớn thì đi làm nhà hàng hoặc nhoai ra thành phố kiếm sống… và thế là những hệ lụy đáng buồn cũng tới. Cảnh chồng ham của lạ giấu thóc mang đi cho cave, cảnh bà con lối xóm đấu đá nhau vì chuyện làm ăn, cảnh những cô gái nhẹ dạ bị thất thân rồi chết oan vì phải đi làm côvắc… xảy ra nhan nhản. Làng nước đổi thay, song vui ít buồn nhiều. Đọc những truyện ngắn về chủ đề này của Sương Nguyệt Minh, người ta thấy nhức nhối với những hiện tượng phổ biến thời mở cửa, khi quá trình đô thị hóa như muốn nuốt trôi cả những thuần phong mĩ tục, cả những nghĩa tình đậm đà sau lũy tre làng. Và qua những trang viết đó người đọc còn thấy được cả nỗi lòng đau đáu của nhà văn dành cho đồng đất quê hương mình khi anh biết rằng quy luật đô thị hóa là tất yếu song vẫn không khỏi nhói lòng trước những giá trị đẹp đẽ mất đi, như Văn Chinh từng nhận xét “bản lĩnh nhà văn của Sương Nguyệt Minh là nhìn thấu cái tất yếu, tôn trọng nó trong khi vẫn không nguôi nỗi xót xa thương cảm”. Cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn của Sương Nguyệt Minh thật kỹ càng, phơi bày cả những điều nằm trong tầng sâu, mạch ngầm của đời sống nông thôn. Bên cạnh những chuyện nghĩa tình, những điều tốt đẹp trong nông thôn truyền thống, những vấn đề thuộc thực trạng của nông thôn hiện tại cũng được làm nổi bật lên. Cảm hứng bi kịch đan xen với cảm hứng phê phán khiến những tác phẩm của anh viết có chiều sâu, có xúc cảm cuốn hút được người đọc.

2.2.2. Bi kịch cá nhân

Những bi kịch chung của cả cộng đồng ấy dẫn đến những bi kịch của một lớp người trong xã hội. Đồng tiền trong kinh tế thị trường có một ma lực đáng sợ, nó thúc đẩy con người phải sống, phải làm việc tận lực, nó cũng dẫn đến bi kịch của những con người ngùn ngụt khát vọng thay đổi thân phận, đổi đời bằng mọi giá mà phải trả những cái giá quá đắt. Ánh sáng thị thành cuốn hút lớp thanh niên ở các làng quê, biến họ thành những con thiêu thân và


quăng họ vào những câu chuyện trớ trêu đầy nỗi buồn và nước mắt. Nhạy cảm trước hiện tượng xã hội ấy, Sương Nguyệt Minh viết một loạt các tác phẩm phản ánh số phận những con người hoặc chen chân vào chốn thị thành mà mất dần nhân cách, tự trọng (Mây bay cuối đường, Đi qua đồng chiều, Những vùng trời của họ, Những bước đi vào đời, Sao băng lúc mờ tối, Tha phương, Mùa trâu ăn sương…), hoặc để đồng tiền làm thay đổi bản chất (Cái nón mê thủng chóp, Bản kháng án bằng văn….). Bi kịch cá nhân bắt đầu nảy sinh khi con người có khát vọng xong không vượt qua được những cám dỗ và rào cản của hiện thực xã hội.

Đọc Mây bay cuối đường, người đọc cứ ám ảnh mãi về số phận của cô bé Gấm, mặc dù Gấm gắn bó và yêu thương vô cùng mảnh đất làng Sơn Hạ đẹp đẽ song Gấm cũng cảm nhận được cuộc sống quanh quẩn, tù túng nơi làng quê. Vầng sáng đô thị lấp lánh cuối đường xa cùng với bao nhiêu lời mời gọi không khỏi tác động đến cô gái ấy. Chị gái Gấm, Toàn, vợ Sang… cùng bao nhiêu người làng khác đã rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình để thực hiện ước vọng thay đổi thân phận. Còn Gấm, dù chưa ra đi song cái ngọn gió thị thành đã bắt đầu khiến cô biết mặc váy ngủ cổ trễ, biết dùng shampoo thay cho hương xả đồng quê…. Và mặc dầu vô cùng nặng lòng khi nghe tiếng thở dài của cha, Gấm vẫn cứ say sưa ngắm nhìn “Chân trời pha màu xanh, tím, hồng rực. Những tảng mây bay bồng bềnh nơi cuối con đường xa ngái”. Gấm đã nhiều lần muốn trốn cha, bỏ làng lên thành phố, dù cả ba lần định đi thì đều không thành. Lần cuối cùng là hình ảnh chị vợ của Sang trở về làng cùng với cái thai hoang to kềnh càng như một bài học nhỡn tiền khiến Gấm lỡ chuyến tàu đó. Nhưng ai dám chắc cô sẽ bỏ giấc mộng đổi đời nơi thành thị phồn hoa?

Trong tác phẩm Đi qua đồng chiều, người đọc cũng thấy những tâm sự ngổn ngang của Na - một cô bé nông thôn đầy mặc cảm tự ti về gốc gác xuất thân. Những bài thơ của cô mang nỗi day dứt, nửa như luyến tiếc, nửa như muốn dứt bỏ cái thế giới ao làng tù đọng, ruộng làng, xóm mạc nhỏ bé ngột ngạt và lầm lụi. Giấc mộng đổi đời của Gấm (Mây bay cuối đường) cũng như những trăn trở, khát vọng đổi đời của Na trong Đi qua đồng chiều thật đáng


trân trọng và cũng thật đáng thương. Viết về họ, Sương Nguyệt Minh có cái phấp phỏng âu lo vì họ thì quá non nớt, quá mong manh mà chốn thị thành thì đầy khắc nghiệt và cạm bẫy. Bi kịch của Gấm, Na là bi kịch của các cô gái nông thôn, muốn thay đổi thân phận mà không thể thay đổi được vì họ còn chưa vượt qua được nghĩa vụ, trách nhiệm của chức phận; chưa dứt lòng hoàn toàn được với đồng đất quê hương. Trong họ luôn có sự giằng xé nội tâm, đắn đo day dứt lựa chọn giữa đi và ở. Cả hai con đường ấy đều mở ra trước họ những gian truân gập ghềnh. Ở lại thì quẩn quanh tù túng. Ra đi cũng quá bấp bênh mạo hiểm. Còn tìm một lối đi hoàn hảo thì họ chưa đủ khả năng.

Có biết bao nhiêu cô gái như Gấm, như Na trong thời buổi này? Hiện vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể. Song nhìn ra xã hội người ta thấy đầy rẫy những chàng trai, cô gái vứt bỏ màu áo nâu sồng để bon chen nơi phố thị. Gấm còn chưa bước chân ra khỏi làng, nên cái sự biến chất còn chưa bộc lộ rõ, còn nhiều người bạn của cô đã bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội kim tiền và dần tha hóa. Đó là nhân vật tôi trong Những bước đi vào đời. Truyện có bốn cô gái với bốn sự lựa chọn khác nhau. Để bám trụ lại thành phố, Lan Anh phải nhẫn nhục đi phục vụ nhà hàng, để muối mặt nghe mắng chửi và chịu đựng những trò bỉ ổi của những kẻ có tiền. Còn nhân vật tôi sau khi bán chữ “nhẫn” để làm gia sư vài tháng, muốn bước vào xã hội thành đô nên cặp với một công tử nhà giàu, cuối cùng phải vào bệnh viện làm côvắc trong nỗi nhục nhã ê chề và hậu quả khôn lường là tuyệt đường sinh nở!

Bi kịch không chỉ đến với những cô gái chân yếu tay mềm, mà cả những chàng trai có sức khỏe, có học thức cũng biến thành miếng mồi ngon cho cuộc sống kim tiền. Cả hai chàng trai trong Sao băng lúc mờ tối Mùa trâu ăn sương đều xuất thân từ nông thôn, đều cố gắng học hành để tiến thân. Song chỉ với kiến thức sách vở, họ không đủ sức để chen lên với đời, họ chấp nhận làm đủ mọi nghề để có thể sống, còn mộng làm giàu thì quá xa vời. Chàng trai trong Sao băng lúc mờ tối đã từng chấp nhận cả việc “rửa bát thuê, chạy bàn, ngày nghỉ cụp cái mũ xuống ngồi hong hóng ở Ngã Tư Sở chờ người ta đến thuê làm cửu vạn, thông cống tắc, đào móng nhà, phụ hồ, thỉnh thoảng lại được thuê phụ đẩy xe phân tươi từ nội thành ra Cổ Nhuế….” Còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024