Cảm Hứng Phê Phán Và Cảm Hứng Trào Lộng


anh chàng thạc sĩ văn chương tương lai trong Mùa trâu ăn sương muốn đủ tiền để sống, để trợ cấp cho vợ con ở nhà, để hoàn thành cái luận văn của cả cuộc đời, đành chọn một cái nghề tay trái chẳng hề liên quan đến chuyện văn chương: nghề đồ tể giết trâu. Thế nhưng sự cố gắng ấy không thể đưa các chàng trai lên đẳng cấp những người giàu. Và cuộc sống cơm áo gạo tiền đã khiến họ phải bán rẻ danh dự, làm “cửu vạn” tình ái cho những cô chủ, bà chủ rửng mỡ lắm tiền. Tất nhiên, sự lựa chọn ấy không đem lại cho những con người này những điều tốt đẹp. Chỉ một thời gian ngắn sau những cuộc tình chênh lệch tuổi tác, văn hóa, địa vị xã hội..., chàng trai trẻ trong Sao băng lúc mờ tối bất ngờ gặp lại chính người yêu của mình trong ngôi nhà của tình nhân. Cú sốc ấy khiến cô gái trẻ trở nên câm lặng suốt đời và chàng trai với nỗi ân hận và nhục nhã chọn nghề tẩm quất lương thiện nhọc nhằn để rồi sau này gặp lại người yêu cũ trong cảnh ngộ chủ - tớ đầy trớ trêu. Còn anh thạc sĩ văn chương tương lai thì lại khăn gói về quê sau khi bị tai nạn nghề nghiệp suýt mất cả khả năng làm chồng, suýt mất mạng. Trong cuộc chinh phục thị thành các nhân vật này có khác gì anh chàng Đ’Raxtinhắc trong Tấn trò đời của Banzắc, muốn chinh phục nó, ai ngờ lại để nó đồng hóa và đánh gục!

Một số nhân vật nam trong các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ở dòng bi kịch này khiến người đọc liên tưởng tới bi kịch của những trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao. Họ đều là những người “tài cao, phận thấp, chí khí uất”, có học hành, có lý tưởng song lại bị cuộc sống cơm áo “ghì xuống sát đất” đến mức bị tha hóa. Song khác với cách khai thác của Nam Cao, thường chỉ dừng lại ở những tha hóa về tinh thần, Sương Nguyệt Minh đã mạnh dạn hơn khi khơi sâu vào những tha hóa cả về nhân cách lẫn thể xác; bởi có lẽ nhà văn được tiếp thêm sức mạnh của khuynh hướng văn chương “nhìn thẳng vào sự thật” và chỉ rõ ra mặt trái của cơ chế thị trường khi nó làm biến dạng nhân cách con người.

Việc trở lại với đời thường, với số phận riêng của con người được coi là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Mối quan tâm đến con người thì nền văn học nào cũng có, song ở trong hoàn cảnh chiến tranh, người ta phải dành nhiều ưu tiên cho cái chung, cho vận


mệnh dân tộc, vấn đề con người cá nhân bị đặt xuống thứ yếu. Bước ra khỏi chiến tranh, sau một độ lùi thời gian cần thiết, người cầm bút có điều kiện hơn trong việc khơi sâu vào những số phận riêng, quan sát cuộc sống cá nhân ở nhiều góc độ và khám phá ra những góc khuất trong tâm hồn con người. Về cơ bản, cuộc sống con người bộn bề và phức tạp, nhất là trong thời điểm xã hội đang có những đột biến, những khúc rẽ ngoặt có thể thụt lùi, hoặc phát triển. Nói như Nguyễn Khải: “Đã gọi là một kiếp người thì không chỉ có vui mà còn có buồn, thường là buồn nhiều hơn, không chỉ có thắng mà còn có bại, thường là bại nhiều hơn, không chỉ có đúng mà còn có lầm lẫn, thường là lầm lẫn nhiều hơn. Có những kiếp người một đời đau buồn, một đời thất bại, một đời lầm lẫn, những tiếng kêu thống thiết của họ vẫn còn vang vọng tới tận hôm nay”[33]. Nhận thức được điều đó, những nhà văn đổi mới - vốn rất nhạy cảm trước nỗi đau con người đã viết nên nhiều tác phẩm bộc lộ tình cảm trước những tấn bi kịch của kiếp người. Với cái nhìn tinh nhạy và sắc sảo, nhà văn Sương Nguyệt Minh khám phá ra những bi kịch trong cuộc sống riêng tư: nỗi cô đơn lạc lõng giữa xã hội văn minh mà đời sống vật chất làm lu mờ những giá trị tình cảm, khiến con người bơ vơ ngay chính trong ngôi nhà của mình (Đêm thánh vô cùng); sự đau khổ tột cùng dẫn đến bi kịch khi trong gia đình xuất hiện một kẻ thứ ba (Đàn bà, Tuổi thơ của con ở đâu)….

Sự xuất hiện của người thứ ba là một bi kịch xảy ra không ít ở thời buổi hiện nay. Sách báo, phim ảnh nói về chuyện này rất nhiều và Sương Nguyệt Minh cũng góp thêm vào mảng đề tài này một câu chuyện hấp dẫn mang tên Đàn bà. Toàn bộ bi kịch của hai người đàn bà trong câu chuyện diễn ra cũng bởi thói bạc tình của một người đàn ông. Đã có vợ con đề huề, song người chồng thành đạt ấy vẫn “chơi trống bỏi” với một cô gái chỉ đáng tuổi bằng con mình. Khi biết sự thật, người vợ đau đớn đến đứt ruột đứt gan. Cái trò chị bày ra, giữ con bé lại trong nhà mình để đợi chồng về “bắt tận tay, day tận trán” chỉ là hệ quả của nỗi đau khổ ê chề khi biết sự thật về người đã đầu gối tay ấp suốt bao nhiêu năm trời. Nhà văn đi sâu miêu tả tâm trạng của người phụ nữ trong truyện khi đứng trước sự việc thật trớ trêu: bồ nhí của chồng đến nhà chị cầu cứu và chị phải giơ tay cứu vớt cô ta. Trong tâm lý người vợ này


vừa có cái cay đắng tột cùng vì bị phụ bạc, vừa có sự căm hận đứa con gái trẻ cướp chồng mình, lại vừa có sự đồng cảm vì dù sao chị cũng là đàn bà. Câu chuyện không có một cái kết cụ thể, mọi chuyện có thể chỉ là tưởng tượng của người phụ nữ về ngày chồng chị bước vào nhà và nhìn thấy cô bồ nhí trong vai trò một oshin. Nhưng dù có chuyện gì xảy ra nữa thì nỗi bất hạnh cũng sẽ không chỉ đến với một người. Gia đình ấy, những con người ấy liệu có thể sống yên ổn trong sự phụ tình, giả dối, bạc bẽo hay không?

Một hiện thực đáng buồn nữa của xã hội được phản ánh vào trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh là sự phụ bạc của giới nữ. Đã có nhiều bi kịch gia đình phát sinh ra từ sự đổi thay của người đàn bà do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự bạc tình của những người đàn bà được nhắc tới trong hàng loạt truyện ngắn: Chuyến đi săn cuối cùng, Giếng cạn, Những bước đi vào đời, Trò đời, Tuổi thơ con ở đâu, Mây bay cuối đường, Cái nón mê thủng chóp, Tha hương, Đêm mùa hạ tuyết rơi, Đồi con gái ….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Truyện ngắn Chuyến đi săn cuối cùng có cốt truyện xoay quanh lòng nghi kỵ về sự thay lòng đổi dạ của giới nữ. Trong đó, Mại - người thanh niên trong truyện làm nghề thợ săn, ngay từ nhỏ đã được cha dạy cách săn bắn và lại chỉ toàn săn những con giống cái, bởi cha anh bằng kinh nghiệm chua chát của cuộc đời mình đã truyền cho con lời máu thịt giống cái là giống bạc tình. Người cha của Mại đã suốt đời dằn vặt về sự thiếu trọn vẹn của người vợ khi ông lấy về và chính Mại sau này cũng đau đớn đi qua những mối tình bị phụ bạc với cô gái cùng làng tên Sim, và sau đó là với cô bé Chíp hôi mà anh đã cưu mang suốt một thời gian dài.

Xã hội đổi thay từng ngày từng giờ, những cạm bẫy của cuộc sống là những ngọn lửa thử thách lòng thủy chung của con người, nhất là với những người phụ nữ vốn yếu đuối. Không ít người nữ giới, vì vật chất mà mất đi tình cảm chân thành của mình. Đọc Giếng cạn, thấy sự ruồng rẫy lạnh lùng của Bống chị với chàng trai đã che chở, cưu mang cô suốt thời gian làm thợ thùng đào thùng đấu nhọc nhằn lam lũ lấy tiền gửi cho người yêu ăn học, người ta nhớ đến câu ca dao:

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 5

Công anh bắt tép nuôi cò Cò ăn cò lớn cò dò sang sông


Những trường hợp đưa đẩy người phụ nữ vượt qua cái ngưỡng của đạo đức cũng có nhiều. Không tính đến những trường hợp con người chạy theo phù hoa, theo lối sống buông thả như cô nhà văn trong Đêm mùa hạ tuyết rơi, cô vợ đua đòi trong Chiếc nón mê thủng chóp, hay người người đàn bà trong chuyện Trò đời, đã có một gia đình êm ấm mà không biết trân trọng, còn ảo tưởng khi đi theo một anh chàng dạy khỉ, đẹp mã nhưng vô cùng bẩn tính… Thì đa phần những người con gái trong truyện của Sương Nguyệt Minh đều bị đưa đẩy vào con đường ngoại tình do hoàn cảnh. Sự cám dỗ của xã hội, cám dỗ của bản năng, đưa đẩy người phụ nữ đến chỗ không giữ được những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình và phụ bạc những người thân yêu. Có trường hợp đáng trách, có trường hợp đáng thương, nhưng rõ ràng sự mềm yếu của họ đã tạo nên bi kịch không chỉ cho gia đình, cho người thân mà họ còn phải hứng chịu bi kịch từ chính sự dằn vặt của mình. Mong được giàu sang nhanh chóng, cô gái trong Tha hương sẵn lòng cặp bồ với một tên chủ thầu vô học bằng tuổi cha mình để rồi đánh mất cả tình yêu đầu đời chân thành, đánh mất cả sự thanh thản trong tâm hồn của mình. Đáng thương hơn là cô gái hư ảo trong Đồi con gái. Bản thân cô rất hiểu đạo nghĩa vợ chồng, rất thương và thông cảm với người chồng lớn tuổi suốt ngày lênh đênh nơi góc bể chân trời, rất lo lắng nếu mình làm gì không phải sẽ gieo tai họa cho người đầu ấp má kề. Thế nhưng, phần bản năng đàn bà trong cô lại không ngừng réo gọi, đưa đẩy cô đi theo tiếng hồ mê dụ, khiến cô có quan hệ với những người đàn ông không phải chồng mình, mặc dù có thể đó chỉ là ngoại tình trong tư tưởng. Để rồi cuối cùng cô phải chịu một cái chết thê thảm sau khi đã đi qua những chuỗi ngày dằn vặt và lo lắng không nguôi vì sự bội phản của mình.

Có một câu chuyện nhỏ Sương Nguyệt Minh viết rất xúc động đề cập tới vấn đề bi kịch gia đình đồng thời bộc lộ cả tình thương với những đứa trẻ không có tuổi thơ, đó là truyện Tuổi thơ của con ở đâu?. Gạt sang một bên lớp ý nghĩa nói về sự đáng thương của những đứa trẻ trong thời buổi nhà nào cũng chạy đua bắt con mình học tập, người đọc thấy được cả nỗi xót xa của nhà văn khi viết về một cậu bé phải sống trong cảnh bố mẹ chia tay. Mỗi tháng, thằng bé ở với một người. Ở với bố thì sợ cảnh bố giận cá chém thớt, ở


với mẹ thì sợ cảnh mẹ đi với người đàn ông khác mà quên mất sự tồn tại của nó. Những lời nói của thằng bé với bố và cái nhìn đau đáu của nó qua lỗ cửa ngóng trông mẹ đón, những bước đi thất thểu của nó trong những ngày mẹ nó tiếp người đàn ông mới quen…, tất cả như những nhát roi quất vào tâm khảm những ông bố bà mẹ vì sự ích kỷ riêng mình mà quên mất con cái. Cốt truyện không hề mới, song với những dòng văn đầy xúc động, Sương Nguyệt Minh giúp người đọc nhận thêm thấy một kiểu bi kịch mới của thời buổi hiện đại: bi kịch của những đứa trẻ trong các gia đình không hạnh phúc. Và trẻ con, cũng là con người, là những cá thể đáng được nâng niu trân trọng không đáng bị chịu những thiệt thòi bất hạnh vì mẹ cha.

Có thể nhận thấy rằng những tác phẩm của Sương Nguyệt Minh mang cảm hứng bi kịch rất phong phú.Viết theo cảm hứng này, cũng như nhiều nhà văn khác cùng thời, Sương Nguyệt Minh có điều kiện thể hiện được nhiều mặt ngổn ngang, bộn bề của xã hội, khai thác được đời sống cá nhân, số phận con người cũng như đặt ra được những câu hỏi bức thiết cho xã hội. Có một điểm khác biệt dễ nhận thấy trong ngòi bút của Sương Nguyệt Minh khi viết với cảm hứng này là dù miêu tả những cảnh đời bất hạnh, phản ánh các bi kịch vỡ mộng, song tác phẩm của anh vẫn luôn ấm áp tình người và chứa chan niềm hy vọng, đúng như anh nói “Từ lâu, bút pháp chủ yếu của tôi là hiện thực và lãng mạn. Một hiện thực có những số phận đau đớn, những va đập dữ dội, thậm chí có những nỗi buồn u ám. Nhưng, nhìn chung vẫn yêu đời, yêu người, ấm áp, nhân tình, không bi lụy, sướt mướt” (Trả lời phỏng vấn báo Thể Thao và Văn Hóa, tháng 10/2009). Chính điểm khác biệt này khiến tác phẩm của Sương Nguyệt Minh rất giàu chất nhân văn, khơi gợi được nhân tính và tình yêu thương con người, gia đình, làng xóm…

2.3. Cảm hứng phê phán và cảm hứng trào lộng

Như trên đã nói, cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh là cảm hứng bi kịch, bên cạnh đó ở những tác phẩm nằm trong những tập truyện gần đây, người ta còn thấy có sự xuất hiện của cảm hứng phê phán và trào lộng. Nhà văn bị cuốn vào cảm hứng này cũng không mấy khó hiểu, nhất là với một cây bút nhạy cảm trước những vấn đề thời đại như


Sương Nguyệt Minh. Cảm hứng phê phán và trào lộng gắn liền với “sự phát hiện cái xấu và nhu cầu phê phán cái xấu”[23], mà trong xã hội đương đại thì có biết bao nhiêu điều chưa đẹp “cái nhất thời trong cái muôn đời, cái độc ác nằm giữa cái nhân hậu, cái cực đoan nằm giữa cái tinh thần xởi lởi, cởi mở; cái nhảy cẫng lên lấc láo giữa cái dung dị, thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ” [25]. Trước sự thay đổi của xã hội, cảm hứng ngợi ca người tốt việc tốt trong văn chương được thay thế bằng cảm hứng phê phán, châm biếm những hiện tượng xấu và mặt trái của xã hội. Tính chất phê phán của văn học giai đoạn này đa chiều hơn nhiều so với giai đoạn trước. Như trên đã dẫn, cảm hứng phê phán thường đi cùng với cảm hứng bi kịch, khi viết về những mặt đáng buồn trong cuộc sống nhà văn đồng thời thường thể hiện một thái độ (thẳng thắn hoặc kín đáo) phê phán chính những hiện tượng đó hay chỉ ra nguyên nhân dẫn đến chúng bằng các hình tượng nghệ thuật. Như vậy khi tìm hiểu cảm hứng bi kịch, chúng ta đồng thời cũng thấy được phần nào cảm hứng phê phán trong văn Sương Nguyệt Minh. Vì vậy ở phần này chỉ xin đi sâu vào cảm hứng trào lộng.

Cảm hứng trào lộng thực chất là một cách nhìn nhận, tiếp cận và phản ánh hiện thực . Văn học trước những năm tám mươi của thế kỷ trước luôn hướng tới những vấn đề thời đại trang nghiêm, cao cả liên quan đến vận mệnh dân tộc nên hầu như không thể hiện cảm hứng này. Cảm hứng trào lộng khởi nguyên từ cái hài, từ “sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện thẩm mĩ xã hội” [dẫn theo Nguyễn Thị Bình, 23], mà xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới thì đầy rẫy những chuyện “không tương xứng”, chuyện vênh lệch tạo nên những cách đánh giá khác nhau về đời sống. Hơn thế nữa “ý thức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong văn chương đã là cơ sở cho tiếng cười nở rộ” [23]. Trong văn học Việt Nam đã ghi nhận những cây bút trào phúng nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan của thời kỳ trước, phanh phui hiện thực nhố nhăng, lên án cái giả bằng tiếng cười. Đến giai đoạn này cảm hứng trào phúng đem lại cho văn chương tính dân chủ hóa và nhiều giá trị nhân văn hơn.


Trong giai đoạn đầu sáng tác, các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ít mang cảm hứng trào lộng, chủ yếu hai tập truyện Đêm làng Trọng Nhân Người ở bến sông Châu viết bằng một giọng văn trữ tình ấm áp, nhân hậu. Song ngay ở trong hai tập này, người đọc cũng đã thấy thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh trong một vài tác phẩm, như Chuyện gia đình bạn tôi, Nạn văn chương. Ở những tập truyện sau, cảm hứng trào lộng mới bắt đầu hiện rõ hơn khi nhà văn phản ánh những cái chuyện dở khóc dở cười trong cuộc sống.

Trước tiên, Sương Nguyệt Minh tái hiện một cách sinh động nhiều chuyện trớ trêu nơi làng quê còn nặng nề tập tục cổ hủ. Với lối nói nhại, nhà văn nhắc lại nguyên văn những lời của ông anh trưởng gửi cho em trong một lá thư thông báo việc đóng góp xây mộ tổ (Đi qua đồng năn). Sau những lời lẽ dài dòng vừa khuyên bảo, vừa nhắc nhở về nghĩa vụ đóng tiền xây mộ, ông anh còn ghi: “Tái bút: Tôi cũng báo tin cho chú biết để mà liệu: Nhà Ngõa có con trai đầu lòng làm chủ thầu trên thị xã đóng đủ suất đinh còn cúng tiến năm trăm ngàn đồng. Nhà Bống có con Lan Anh (ngày còn ở nhà, tên nó là Hĩm ấy) người gầy quắt gầy queo, mặt như ngón tay chéo mới đỗ Luận văn tiến sĩ dinh dưỡng ăn sắn nhiều calo hơn ăn gạo gì đó, cúng tiến ba trăm ngàn đồng”. Chỉ một đoạn thư ngắn được trích dẫn nguyên văn ấy thôi, tác giả đã cho người ta thấy cái sự nhiêu khê trong tập tục ở nhà quê, việc xây lăng xây mộ chỉ một phần ít là do con cháu nhớ công lao của các vị tiên tổ, còn phần nhiều là bởi “con gà tức nhau tiếng gáy”, do thói ganh đua vô lối, thiển cận. Và cái tập tục ấy, tạo nên những màn bi hài kịch trong làng, điển hình là cảnh vợ chồng anh cu Bần, tức khí vì bị cả làng khích bác không có con trai, anh cu Bần quyết định bắt vợ “dốc bồ còn hai tạ lúa bán nốt, đóng hẳn bằng thằng chủ thầu con nhà Ngõa cho chúng nó biết mặt cu Bần”! Chị vợ chẳng làm được gì lôi mấy đứa con bưng thóc đi bán, vừa đi vừa rêu rao việc “nhà cháu bớt ăn bớt mặc đi để mộ cụ họ ta to đẹp hơn mộ cụ tổ nhà khác”, làm ê mặt mấy ông bà trong họ và sau đó bị chồng gọi về “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” một trận ê chề. Những chuyện bi hài ở nông thôn xuất phát từ những tập tục và lối suy nghĩ cũ kỹ khơi gợi cả cảm hứng bi kịch lẫn cảm hứng trào


lộng, hai nguồn cảm hứng cho người ta những cách nhìn khác nhau với những hiện thực đáng buồn nơi thôn dã.

Không chỉ dừng lại ở đó, nông thôn Việt Nam thời mở cửa còn xuất hiện nhiều cái lố lăng khi quá trình đô thị hóa tràn về. Nào là cảnh “dòng chữ Karaoke sơn trắng viết trên cái nẹp tròn chị tôi thường sảy thóc”, nào là cảnh mấy mẹ con nhà thím Hào sang đánh ghen khi thấy chú Hào xúc thóc để đi hát (Làng động)… Rồi xuất hiện những ông chủ trang trại, nói ngọng líu ngọng lô mà rất vênh vác với đời, sành điệu từ việc gọi thịt chó đến việc bo cho phục vụ nhà hàng, cậy giàu sang xây mộ bố mẹ to nhất làng nhưng lại thuê trẻ con mang giấy mời ăn cỗ khánh thành mộ đến các nhà và đến giờ ăn thì bắc loa lên gọi cả xóm (Trần gian biến cải)... Hậu quả là: " Bần và vợ chồng Đại Phú nhìn cỗ ế bày mênh mông mà đờ đẫn cả hai mắt... Sáng hôm sau, người ta thấy thức ăn thừa nổi lều bều ở dầm, ao, hồ trong trang trại nhà Đại Phú". Cái thói hợm của và những cảnh nực cười như thế ở đâu cũng có, nhưng chỉ khi nó biến thành đối tượng của ngòi bút giễu nhại, châm biếm trào lộng, nó mới lộ hết tính phi lý, đáng mỉa mai, đáng bài trừ.

Những màn hài kịch không chỉ xuất hiện ở nơi thôn quê còn nhiều điều lạc hậu mà ở nơi đô thị cũng xuất hiện những chuyện nực cười khác. Trong tập Dị hương của Sương Nguyệt Minh có tới gần một phần hai số truyện được viết với cảm hứng trào phúng, khi nhà văn khám phá ra những tấn trò trong đời sống gia đình, trong chuyện tình cảm yêu đương của con người trong thời

@.

Tác phẩm đầu tiên in trong tập Dị hương là truyện Đêm thánh vô cùng. Cảnh sống của gia đình nhân vật tôi trong Đêm thánh vô cùng đọc nên thật nực cười, song có gì đó rất quen thuộc. Thế giới của nhân vật “tôi” bị bao quanh là nỗi cô đơn thường trực, đôi khi, anh ta muốn khuấy động gia đình mà không sao làm nổi. Anh ta bơ vơ trong ngay chính ngôi nhà của mình. Bước chân về nhà trong đêm Noel, sau chuyến bay suýt mất mạng, nhân vật tôi - người chồng, người cha - như bước vào quán trọ. Mọi người lạnh lùng, chẳng ai hỏi anh ta một lời về chuyến đi vừa rồi. Anh hỏi gì cũng nhận được một lời trả lời “Bình thường!”. Ngồi bên mâm cơm, giữa những người thân

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí