Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 3


chiến tranh, song đời sống quân ngũ vất vả nhọc nhằn, luôn đòi hỏi họ phải hy sinh những tình cảm riêng tư, phải luôn ở tư thế sẵn sàng phục vụ (Khi chúng tôi là lính, Khi cơn lũ đi qua, Hai người lính và tôi...). Đọc những tác phẩm này thấy rõ những ưu thế của một nhà văn lính viết về những đồng đội của mình.

Càng giai đoạn sáng tác sau, những truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện. Với chỗ đứng của một người đã có độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn. Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hôm nay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh.

Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước vào cuộc sống hòa bình . Một loạt truyện ngắn của anh như Nanh sấu, Quãng đời xưa in dấu, Chuyến tàu đêm… đều viết với sự đan xen hai cảm hứng chủ đạo này. Truyện Dòng sông trinh nữ trong tập truyện đầu tay của anh cũng là một ví dụ điển hình. Tác phẩm khai thác một mối tình xuyên thời đại của một cô nữ sinh và một người chiến sĩ trẻ. Cuộc gặp gỡ vô tình một đêm mưa đã khiến họ gắn bó với nhau trong tình yêu ngọt ngào và lãng mạn. Thế nhưng, chiến tranh không cho họ ở bên nhau. Mối tình ấy giống như biết bao mối tình sét đánh, ngắn ngủi thời chiến mà âm vang của nó thì còn mãi, nhất là khi cô gái đã có một giọt máu cùng người lính, và luôn giữ trọn lời thề đợi chờ. Nếu chuyện kết thúc ở đó, thì dư ba của nó hẳn không nhiều. Sương Nguyệt Minh đã viết tiếp những trang viết lãng mạn bằng một hiện thực nhói lòng. Trong


khi người phụ nữ xưa cùng đứa con gái giờ đã trưởng thành ngày ngày vẫn ngóng đợi người lính trở về với niềm hy vọng cháy bỏng, thì ở một nơi chân trời xa người lính ấy đã không còn giữ được chính mình, đã tha hóa. Cuộc sống hòa bình cuốn xô anh vào những mối quan hệ lầm tưởng: lấy vợ là một họa sĩ có chồng ở ngoại quốc, trong cuộc hôn nhân ấy anh chỉ như một bức bình phong che chắn cho cô ta trong những ngày đầu giải phóng, rồi sau đó người vợ ấy bỏ rơi anh lại với nỗi đắng cay; tiếp tục trượt dốc anh lao vào rượu chè bê tha và sống tạm bợ với một người đàn bà thất học, lỗ mãng… Con người lý tưởng ngày xưa giờ đã biến chất một cách thảm hại. Người lính trong chiến tranh đẹp lung linh, nhưng hòa bình đã tự đánh mất mình. Cái nhìn sâu sắc giúp Sương Nguyệt Minh không xuôi chiều chỉ biết ngợi ca những người cầm súng, không nông nổi khẳng định họ mãi là đẹp đẽ một cách thô giản. Anh thấy rằng họ cũng là con người, cũng có nhiều lầm lỗi. Thậm chí họ còn dễ lầm lỗi hơn vì có một thời họ sống quá trong sáng và luôn ở trong một “bầu không khí vô trùng”, khi kết thúc chiến tranh, tâm lý hưởng lạc cùng với những ấu trĩ trong suy nghĩ dễ khiến họ không giữ được mình. Kết thúc truyện là một cái kết mở mang không khí lãng mạn, song nỗi buồn hậu chiến thì khó ai có thể khẳng định sẽ nguôi ngoai.

Ngay bên cạnh cảm hứng ngợi ca những tình cảm tốt đẹp giữa những người đồng đội trong kháng chiến, là những dòng viết rất tỉnh táo về sự đổi thay đen bạc của con người sau chiến tranh. Có nhiều tác phẩm của anh có những dòng viết say sưa về một mối tình đẹp thời chiến, rồi sau đó lại xen vào cảm xúc đau đớn khi có những con người không giữ được lòng thủy chung, không giữ được bản chất tốt đẹp mà mình từng có. Nếu trước đây, bạn đọc nào đã quá quen với những tác phẩm chỉ mang không khí ngợi ca, miêu tả những người chiến sĩ anh hùng, lý tưởng hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những tác phẩm mà hình tượng trung tâm vẫn là những người lính, song hoặc những tính cách tốt đẹp của họ bị biến chất trong cơ chế thị trường, hoặc họ bị rơi vào “hội chứng lãng quên chiến tranh” hoặc họ không còn là những con người chủ động mà trở thành nạn nhân của một cuộc sống thực dụng, khi đồng tiền đóng vai trò chủ đạo. Môtip về những người đi qua chiến tranh với


những kỉ niệm sâu đậm nghĩa tình rồi dần lãng quên, hờ hững, quay lưng lại với những gì mình từng tôn thờ và chịu ơn lặp đi lặp lại trong một số tác phẩm. Chuyến tàu đêm viết về một người lính đi du lịch cùng vợ qua miền đất đầy kỉ niệm. Kí ức làm anh ta nhớ lại kỉ niệm sâu nặng với H’Linh - cô gái dân tộc trong sáng và nhân hậu đã cứu sống anh trong một trận lũ rừng. Vậy mà, anh đã lãng quên cô. Cái lãng quên ấy cũng lặp lại ở nhân vật ông họa sĩ trong Những tháng ngày đã qua và lãng quên đến mức tha hóa, đánh mất mình nhất là ở nhân vật ông đạo diễn trong Nanh sấu.

Các mô típ về những anh bộ đội dũng cảm, thủy chung, son sắc giờ không còn nữa. Ngay từ thời kỳ đầu của văn chương đổi mới, Nguyễn Duy trong Ánh trăng, Nguyễn Minh Châu trong Bức tranh,… đã phát hiện ra rằng tính cách bội bạc của con người dường như không có ngoại lệ, ngay cả ở những người lính đã từng một thời được tôn thờ như những mẫu hình lý tưởng nhất. Trước sức hút của bao sự cám dỗ trong đời sống thường ngày, những người lính - người hùng một thời, cũng khó lòng trụ vững. Họ lãng quên quá khứ, lãng quên nghĩa tình với đồng đội với người thân, họ sống trong sự ích kỷ đáng chê trách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Ngay trong những tác phẩm mang cảm hứng bi kịch cũng ngầm chứa cả cảm hứng phê phán. Trong đa phần các tác phẩm giọng điệu phê phán của Sương Nguyệt Minh không mãnh liệt, sâu cay mà nhẹ nhàng thấm thía, có khi nó còn không được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ mà ẩn rất sâu đằng sau cách kể chuyện đầy khách quan của tác giả. Ở những tác phẩm viết về đề tài người lính, tính phê phán bộc lộ qua việc tác giả phơi bày một số hiện tượng đáng buồn về sự biến chất của những người một thời đã từng được vinh danh trên mặt trận chống quân thù. Nổi bật trong số những tác phẩm này là Nanh sấu. Nhân vật Lê Mãnh trước đây đã từng là một người lính can trường, chiến công đầy mình, từng dầm thân thể xuống cửa sông đánh tầu giặc…Nhưng, khi về sống giữa thời bình, ông ta đã bị tha hóa, quên khứ hào hùng và quên cả người thân… Con người ấy lại trở thành một đạo diễn ăn chơi sa đọa, quan hệ với cả những cô gái đáng tuổi con mình, dùng cả kỷ vật thiêng liêng ngày xưa để làm vật giải nguy trong những cuộc mây mưa. Ở tác phẩm này Sương


Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 3

Nguyệt Minh đã “giải thiêng lịch sử”, không lý tưởng hóa nhân vật của mình như kiểu xây dựng nhân vật của văn học thời kỳ trước. Ông đã lách sâu ngòi bút để làm rõ thêm những biến dạng nhân cách của những con người ngay ở hàng ngũ “quân ta”. Vì thế mà nhân vật của Sương Nguyệt Minh trở nên thật hơn, gần hơn với đời thường và cũng có sức thuyết phục hơn.

Cùng cảm hứng với những tác phẩm viết về sự lạc lõng của những người lính trở về sau chiến tranh rất nổi tiếng cùng thời như Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)…Sương Nguyệt Minh cũng có cái nhìn đầy cảm thông với những người lính vốn từng giữ vai trò chủ chốt trong một giai đoạn lịch sử, giờ không thể hòa nhập với cuộc sống bon chen đời thường. Đó là nhân vật Bùi Như Lạc trong Chuyện gia đình bạn tôi hay nhân vật người cha trong Bản kháng án bằng văn, Cha tôi. Họ vốn là những người lính đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho quân ngũ, về với cuộc sống đời thường, họ chỉ có hai bàn tay trắng. Có người thì cố gắng bằng mọi cách chạy đua với đời để kiếm miếng cơm manh áo cho vợ con mà không sao làm nổi, có kẻ thì sống trong nhà mình mà cứ như lạc vào đảo hoang. Họ không hiểu những gì đang diễn ra quanh mình, không làm chủ được gia đình mình đành cứ đứng nhìn những người thân trong gia đình bị vòng xoáy của kinh tế thị trường, của cuộc sống hiện đại kéo tuột khỏi tay mình. Đọc loạt truyện ngắn này của Sương Nguyệt Minh cũng như của Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Chu Lai… người đọc dễ có liên tưởng tới những tác phẩm viết về “thế hệ vứt đi” của nhà văn Mỹ Hêminguây khi ông rời khỏi quân ngũ sau Đại chiến thế giới thứ nhất.

Không chỉ thay đổi cách nhìn những người lính, Sương Nguyệt Minh cũng có cách đánh giá chiến tranh không theo lối mòn. Giờ đây, sau một thời gian dừng lại để suy ngẫm anh cũng như các nhà văn, nhà thơ và cả công chúng đều không còn ngợi ca một chiều chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong các cuộc chiến tranh. Đúng là thắng lợi huy hoàng thật đáng tự hào, nhưng để giành được thắng lợi ấy chúng ta cũng mất rất nhiều. Cái mất mát tính bằng người bằng của thì đã có rất nhiều tác phẩm nói tới, song những di chứng nặng nề tạo nên những bi kịch hậu chiến âm ỉ thì phải đợi đến giai


đoạn này mới thấy được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn chương. Văn học đổi mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn cái được cái mất của chiến tranh. Nguyễn Duy nhận ra:

Xét đến cùng mọi cuộc chiến tranh Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại

Còn Bảo Ninh với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh thì khơi sâu vào những mất mát không thể đong đếm được trong nhân cách, trong cuộc sống của những con người đã từng đi qua sự tàn khốc của một cuộc chiến. Khác với cách khai thác thật nặng nề và đầy day dứt (như là một chủ ý của Bảo Ninh), Sương Nguyệt Minh có những trang viết tuy nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần ám ảnh về những tổn thất trong và sau các cuộc chiến. Có thể kể đến những tác phẩm nổi bật ở dòng cảm hứng này như Bên dòng Tonlê Sáp, Hòn đá cháy màu lửa, Mười ba bến nước, Tiếng sét bên triền núi, Người ở bến sông Châu…. Ở những tác phẩm ấy Sương Nguyệt Minh giúp người ta có một cái nhìn sâu sắc, giàu nhân bản hơn với những gì chiến tranh gây ra và lấy mất, từ đó dấy lên trong lòng người đọc sự ghê sợ những trận chiến tương tàn.

Trong hoàn cảnh chiến tranh - một hoàn cảnh đặc biệt, con người cũng phải sống một cách khác đi với bản chất thật của mình. Những điều cấm kỵ của chiến tranh đôi khi gây nên những bi kịch đau đớn vô cùng. Những bi kịch ấy xuất phát từ việc chiến tranh không cho phép người ta tự do lựa chọn số phận cho mình. Truyện ngắn Bên dòng Tonle Sap phản ánh một bi kịch như vậy. Truyện viết về những ngày quân đội Việt Nam sang giúp nước bạn Campuchia chiến đấu với tàn quân Pôn Pốt. Bên cạnh những cái chết thương tâm của các chiến sĩ dưới bàn tay bạo tàn của lũ giặc, còn có những sự việc thật buồn diễn ra trong đời sống tình cảm của con người. Chuyện tình của Chương và Saly - cô gái Campuchia xinh đẹp không chỉ bị đứt đoạn bởi hành động đố kị ghen tuông tức thời của Kiên mà chủ yếu là bởi sự cấm đoán của chiến tranh. Kỷ luật dân vận thời đó buộc đôi bạn trẻ phải “tạm gác hạnh phúc riêng tư và chờ đợi” ngay cả khi tình cảm của họ chẳng có tội lỗi gì. Rồi sau đó, sự thuyên chuyển công tác cùng với cái nghiệt ngã của chiến tranh khiến


cho họ xa nhau vĩnh viễn: Chương chết thật thảm khốc, còn Saly thì mãi mãi không bao giờ nguôi quên những mất mát đau lòng. Phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh bất thường, con người không thể có cuộc sống bình thường yên ổn, và cái không bình thường ấy còn đeo bám họ đến cả thời hòa bình, độc lập.

Chiến tranh với mỗi người mang một khuôn mặt khác nhau và bi kịch do chiến tranh gây nên cũng không ai giống ai, nhất là những bi kịch hậu chiến. Cũng giống như nhiều tác giả khác thời kỳ đổi mới, Sương Nguyệt Minh cũng có một cái nhìn khác hơn, sâu hơn về chiến tranh, khi nhà văn phát hiện ra cuộc chiến không dừng lại ở những mất mát có thể tính được bằng số người, số của, mà còn có những tổn tâm lý, những thương tật “què quặt” tâm hồn, những di chứng nặng nề nhất vẫn tồn tại âm ỷ, dai dẳng, khi chiến tranh qua rồi còn để lại những bi kịch gia đình, những đứa con quái thai…Truyện ngắn Người ở bến sông Châu được người đọc đánh giá cao ở một cái nhìn có chiều sâu khi Sương Nguyệt Minh viết về những người nữ chiến sĩ sau ngày rời khỏi chiến trường, họ phải chịu nhiều sự thiệt thòi hơn cả những người đồng đội khác giới. Nhân vật Mây xuất ngũ trở về đúng cái ngày đau khổ nhất: ngày người yêu đi lấy vợ. Chiến tranh đã lấy mất của chị tuổi trẻ, nhan sắc. Khi đi chị là cô gái xinh đẹp nhất làng, còn khi về là hình hài “cái chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt”. Vết thương trên người cứ mỗi khi trở trời lại làm chị đau đớn, nhưng nào có thấm thía gì với nỗi đau tinh thần, khi ngày ngày chị nhìn sang hàng xóm thấy thấy người xưa “bên kia hàng dâm bụt … như đôi chim cu”, còn chị thì chỉ một thân một mình với chiếc nạng gỗ và con búp bê không biết rồi sẽ dành cho đứa trẻ nào! Rồi không chịu nổi cảnh trớ trêu, Mây bỏ nhà ra căn chòi bên bờ sông để ở, sống với nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ mới nguôi ngoai.

Các tác phẩm văn học đổi mới thể hiện bi kịch hậu chiến này không phải là hiếm hoi. Võ Thị Hảo cũng có truyện ngắn nổi tiếng Người sót lại của rừng cười phản ánh nỗi đau khổ, mất mát của những cô thanh niên xung phong sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã của núi rừng Trường Sơn. Chiến tranh khiến họ có một cuộc sống không bình thường với những chuỗi ngày cô đơn


đến rợn người và những chuỗi cười ma quái, để về sau kẻ thì chết thê thảm, người thì sống dở chết dở với những vết thương tinh thần không gì có thể xoa dịu. Trong truyện, Võ Thị Hảo đã cho nhân vật của mình nói lên những điều rất xúc động: Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là khủng khiếp. Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy. Và cái kết truyện của Võ Thị Hảo thật đến đớn đau, khi nhân vật chính cuối cùng mất hết: tuổi trẻ, tình yêu và sự bình yên trong cuộc sống, cô ra đi mà không biết đến nơi đâu. Còn ở tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, với cái nhìn yêu thương, cảm thông, chia sẻ của tác giả, kết truyện Người ở bến sông Châu vẫn hé mở một niềm hy vọng, khi có người đồng đội năm xưa về xây cầu và trăn trở với những lời ru của Mây. Đó có lẽ là một điểm khác trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh so với các tác phẩm viết về chiến tranh cùng thời, ngay trong cảm hứng bi kịch, văn của Sương Nguyệt Minh vẫn hé mở cho người đọc một niềm tin đầy nhân hậu.

Đọc kỹ các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, người đọc sẽ thấy, mặc dù là một nhà văn đã từng trải qua những tháng ngày cầm súng, song truyện của Sương Nguyệt Minh không có nhiều những cảnh tượng chiến tranh dữ dội, những cuộc chiến tương tàn với tiếng súng, tiếng bom. Anh viết nhiều hơn về những bi kịch lặng thầm mà âm ỉ. Những bi kịch chiến tranh trong truyện của anh không gây ấn tượng ghê sợ như những tác phẩm Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… song nó ám ảnh người đọc bằng chính những sự lặng im đầy đau đớn. Tác phẩm được nhắc tới nhiều hơn cả của Sương Nguyệt Minh theo đề tài bi kịch hậu chiến là Mười ba bến nước… Truyện bắt đầu bằng một sự việc đầy nghịch lý, hiếm có trên đời: nhân vật tôi trong truyện lấy vợ cho chồng. Tình tiết ấy là hệ quả của một chuỗi những bi kịch của người đàn bà “mười ba bến nước”. Cứ mượn nhan đề của tác phẩm mà ứng với những khổ đau người phụ nữ trong truyện phải trải qua, người đọc mới thấm thía câu “đời là bể khổ”. Bến nước đầu tiên của Sao có lẽ là bến nước thời con gái, khi trót nặng lòng yêu Tào rồi khi Tào nhập ngũ, họ phải xa nhau. Cái bến nước này trong thời chiến, hỏi có bao nhiêu người con gái đã phải đi qua? Song nỗi đau của Sao còn nhiều hơn thế, đó là


lúc nghe tin Tào mất, Sao đi lấy chồng và đúng cái ngày cô vu quy, thì là ngày Tào bị áp giải đi khắp xóm, trước ngực treo một cái mẹt tròn ghi dòng chữ “Thanh niên như tôi thì mất nước” và bao lời đồn thổi về việc trốn chạy của Tào. Bến nước thứ hai cũng không phải là chuyện buồn nhỏ, dù nó âm ỉ và khó ngỏ cùng ai, vì đây là chuyện riêng tư khó nói của một người phụ nữ có chồng đi chiến trận. Cưới nhau song, ngày hôm sau Lãng - chồng Sao lại lên đường ra trận sau một đêm tân hôn không trọn vẹn. Mô típ về người chinh phụ không phải là hiếm trong văn học tự cổ chí kim, song do những quan niệm ngặt nghèo về đạo đức, văn học cổ không dám phơi bày những khao khát bản năng của con người trên trang giấy mà chỉ dừng lại ở những câu thơ thể hiện nỗi mong đợi chung chung

Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

(Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)

Đến thời Sương Nguyệt Minh, thiếu thốn tình cảm bản năng cũng được coi là những bi kịch mà chiến tranh gây ra. Sương Nguyệt Minh đã viết rất thực về những nỗi khổ thầm kín ấy “Người vợ xa chồng có trăm ngàn cơ cực, chẳng nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào. Có những đêm dài ghê gớm, tôi lục sục không ngủ. Nằm một mình ôm gối, nhớ chồng, trằn trọc chờ sáng. Tôi lôi cái áo cũ bạc màu của chồng ra ấp vào mặt, nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn… Đêm đêm, tôi nằm tưởng tượng ra đủ điều, vò gối ấp áo vào mặt tìm hơi chồng. Không chịu nổi lại đổ lúa vào xay, xay đến sáng, hoặc múc nước giếng khơi đổ ào ào tắm cho lửa lòng dịu đi…vv… vv”. Bi kịch ấy cứ ngấm ngầm giết chết tuổi xuân của người phụ nữ, nhưng nó chưa phải là bi kịch ghê gớm nhất. Bởi sau đó Sao còn đi qua bến nước của sự nghi kỵ lòng chung thủy và phải sống trong sự ghẻ lạnh của bao nhiêu người, của cả bà mẹ chồng vốn vẫn yêu thương cô như con gái. May sao, Lãng về! Dường như hạnh phúc đã mỉm cười với vợ chồng chị, dường như chiến tranh vẫn còn “nhân nhượng” với cái gia đình nhỏ bé của Sao hơn với rất nhiều gia đình có người đi mà không có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024