Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2


Ở những sáng tác đầu tay những trang viết về không gian quê có thể được coi là “bảo bối” của Sương Nguyệt Minh, chính vì vậy mà nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã gọi Sương Nguyệt Minh là “Nhà văn của cảnh sắc đồng quê lung linh”, còn nhà phê bình trẻ Đoàn Minh Tâm đã viết một bài tiểu luận đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội với nội dung Không gian làng quê trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Số tháng 11/2009). Trong đó nhà phê bình trẻ này có những khám phá riêng về không gian nghệ thuật đặc trưng của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - một không gian làng quê đẹp đẽ, đậm đà nghĩa tình mà bộn bề những bi kịch trước sự tấn công của cơ chế thị trường được viết với tấm lòng âu lo của một người con nặng tình với quê hương.

Đến giai đoạn sáng tác sau của Sương Nguyệt Minh, chất kỳ ảo và yếu tố tính dục lại được nhiều nhà phê bình chú ý tới. Tập truyện ngắn Dị hương ghi dấu những đổi mới và thành công trong sự thay đổi bút pháp của anh, nó vừa thể hiện sự thống nhất, vừa thể hiện những phát triển đáng mừng trong phong cách tác giả, như nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương đã viết “chất lãng mạn thăng hoa gặp được cái bí nhiệm đã mở lối cho truyện ngắn Sương Nguyệt Minh vào thế giới kỳ ảo” (Khi chiếc yếm bay lên - Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội - tháng 11-2009). Phát hiện ra giá trị của những trang viết về tính dục giàu chất nghệ thuật, Thùy Dương trong bài Sex với Dị hương viết: “Ông không đi theo lối mòn của bất kỳ ai trong ý tưởng sáng tác cũng như nghệ thuật chuyển hóa “thế giới sex” mang tính thẩm mỹ vào văn học”. Điều đáng quý là tác giả Sương Nguyệt Minh đã không sử dụng sex như một món ăn câu khách mà “Sương Nguyệt Minh sử dụng sex như một phương tiện nghệ thuật để đưa ý tưởng tác phẩm đến với người đọc. Đó là thứ tình dục sang trọng, thanh tao, đầy gợi cảm” (Trần Hoàng Anh, Dị hương và lối viết như nhập đồng, Tiền phong cuối tuần số 47/2009).

Cũng trong buổi tọa đàm về sự ra đời của Dị hương, nhà phê bình Văn Giá đã gói gọn phong cách văn chương của Sương Nguyệt Minh trong ba từ Hoạt - Phiêu - Thõa (linh hoạt, phong phú về chất liệu và sự trẻ trung). Ba từ


ấy đã phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh trong truyện ngắn của tác giả quân đội này.

Những nhận định, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã góp phần giúp bạn đọc dần dần khám phá những nét đặc sắc trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh. Tuy nhiên hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào hệ thống lại những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh hay đánh giá một cách tổng quan về phong cách riêng của tác giả này. Hầu hết các nhà phê bình đề chỉ đi vào một khía cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể mà chưa có cái nhìn khái quát về đóng góp của Sương Nguyệt Minh hay phân tích những đặc điểm chung của thời kỳ văn học phản ánh qua những sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, những bài viết ấy vẫn là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này.

3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh với những nét chính: Cảm hứng nghệ thuật; Thế giới nhân vật và Các phương diện nghệ thuật đặc sắc.

Phạm vi nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, nhưng để có một cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng tôi có liên hệ, so sánh với thể loại khác của nhà văn như bút ký, cũng như so sánh với truyện ngắn của một số nhà văn cùng và khác thời.

Phương pháp nghiên cứu:

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2

Hướng vào thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

1. Phương pháp loại thống kê, phân loại:


Phương pháp thống kê, phân loại giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật … từ đó khái quát nên những đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà văn này

3. Phương pháp lịch sử:

Phương pháp này cho thấy những nét đặc trưng nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh có sự kế thừa của văn học truyền thống, nhưng cũng có nhiều cách tân độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn

4. Phương pháp đối chiếu, so sánh:

Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh giữa tương quan với các sáng tác khác thời kỳ đổi mới, nhất là với các sáng tác về đề tài chiến tranh và những bi kịch hậu chiến, bi kịch đời thường.

5. Phương pháp loại hình

4. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật Chương 2: Thế giới nhân vật

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh


Chương I‌

CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT


1. Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986.

Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về khái niệm “cảm hứng nghệ thuật”, song hầu hết các nhận định đều khẳng định vai trò quan trọng của cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác. Vì cảm hứng nghệ thuật giống như một sợi chỉ đỏ xâu chuỗi các yếu tố trong văn bản, tạo nên một sự gắn kết bền vững. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về cảm hứng nghệ thuật (hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.”[6, tr 32]. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học với niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”. Đặc biệt trong thể loại truyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng. Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao. Truyện ngắn cũng có điểm tương đồng với thơ ở chỗ những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết, như lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn “qua một mảng lông mà biết toàn bộ con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần”. Vì vậy, truyện ngắn luôn đòi hỏi cảm hứng nghệ thuật phải dồi dào, có định hướng, từ đó thể hiện nội


dung tư tưởng một cách sắc bén và tạo nên một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ, hài hòa giữa yếu tố lí trí và tình cảm.

Cảm hứng nghệ thuật không phải là tình cảm được xướng lên thành một phát ngôn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà người đọc cảm nhận được từ tình huống, từ khung cảnh, từ chất liệu… từ không khí chung của toàn tác phẩm. Lí luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm của nhà văn với thế giới được mô tả. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học luôn thống nhất với đề tài và tư tưởng tác phẩm, nó tạo nên cho tác phẩm một sự thống nhất ở mọi cấp độ. Đồng thời, cảm hứng nghệ thuật còn thể hiện được thế giới quan của nhà văn, bộc lộ được quan điểm của nhà văn trước mọi vấn đề của cuộc sống vì “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động” [10, 268]. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm có vai trò quan trọng, có vai trò không thể thiếu, như Bêlinxki đã nói, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”.

Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975 gắn liền với những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc: công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người cũng không còn như trước, vì vậy văn học cũng không thể chỉ mang mãi cảm hứng cũ. Hiện thực cuộc sống đời thường sau chiến tranh mở ra những vùng đất mới, khơi gợi những nguồn cảm hứng mới mẻ cho các nhà văn. Thêm vào đó, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra con đường cho các văn nghệ sĩ “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Và từ đó, một khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cái nhìn hiện thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn. Công cuộc đổi mới càng ngày càng phát triển cả ở chiều rộng lẫn bề sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tưởng thẩm mĩ đến hệ thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật. Các nhà văn không còn “nhìn đời


và nhìn người một phía”, họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhận thức được rằng “hiện thực không phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; con người là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá; nhà văn phải là người có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ không chỉ bằng nhiệt tình và trong tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình nữa…”[18,16]. Với cái nhìn đa chiều ấy, văn học đồng thời cũng xuất hiện những cảm hứng mà văn học thời chiến tranh rất ít xuất hiện như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng….

Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu chiến; bi kịch tình yêu, hôn nhân…phản ánh đúng những bộn bề của cuộc sống của thời kinh tế thị trường đầy xáo động. Những tác phẩm mang cảm hứng này đánh dấu sự khởi sắc của văn chương thời kỳ đổi mới. Có thể nhắc tới những sáng tác ở giai đoạn đầu như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)… Và ở chặng đường sau là hàng loạt những tên tuổi như Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ…

Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cảm hứng lớn trong văn học giai đoạn này. Khi ý thức cá nhân phát triển, khi con người không còn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, công dân nữa mà chủ yếu được nhìn nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường, những bi, hài kịch bắt đầu xuất hiện. Cảm hứng trào lộng mở ra những bức tranh cuộc sống với nhiều mảng màu tương phản: niềm vui chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát, sự đủ đầy của vật chất thời mở cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức, tình cảm trong cuộc sống tinh thần , hạnh phúc tồn tại song song với những bất hạnh của đời thường…Những hiện tượng dở khóc dở cười diễn ra tạo thành nguồn cảm hứng cho các tác giả sáng tác. Cái Tôi cá nhân càng được đề cao, thì việc khai thác vào tận cùng của những nỗi niềm càng được chú ý tới và vì thế mà văn chương ngày càng sâu sắc hơn. Chính vì vậy sáng tác văn học trong giai đoạn này đã đạt được đến những thành công nhất định khi Vấn


đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được khai thác trong văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu sắc [27, tr.3].

Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm 1975 là một điều quan trọng, vì trong bài Khái quát về văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1975 đến hết thế kỷ XX [18, tr.17] có nhận xét về văn học thời kỳ đổi mới như sau “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường; nội tâm của nhân vật được khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở rộng, phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở nên phong phú hơn; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thường hơn…”[18, tr.18]. Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương. Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn văn học.‌

Sương Nguyệt Minh vốn là một nhà văn quân đội luôn biết đổi mới văn chương của mình, trong sáng tác của anh vừa có những cảm hứng văn chương thời chiến tranh (cảm hứng lãng mạn, ngợi ca) vừa có những cảm hứng của văn chương thời đổi mới (cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng…). Chính vì thế anh đã tạo được một phong cách văn chương đa dạng, một thế giới nghệ thuật đa chiều, tiếp thu và sáng tạo không ngừng.

2. Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

2.1. Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh

Vốn là một cây bút quân đội, một trong những quan tâm hàng đầu của Sương Nguyệt Minh là đề tài chiến tranh và những người lính. Điều này cũng không có gì là khó hiểu, nhất là với một cây bút vốn xuất thân từ quân đội như anh. Sương Nguyệt Minh đã từng trực tiếp cầm súng trên chiến trường Campuchia trong nhiều năm, từng ngày từng giờ chìm lút trong biển lửa trận mạc, chứng kiến nhiều cái chết trẻ trong nỗi bi quan tuyệt vọng, anh cũng đã


từng sống nhiều năm với những người lính thời đánh Mỹ. Vì vậy, viết về họ, viết về chiến tranh như là một nhu cầu tự thân, một lẽ tất nhiên là một mảng không thể thiếu trong văn chương của anh. Khi nói về truyện ngắn viết theo đề tài chiến tranh, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý từng nói : “… chiến tranh còn nhiều tầng vỉa để khai thác. Bao nhiêu kỳ tích, con người, sự việc chưa được phản ánh miêu tả, bao nhiêu hy sinh mất mát của đồng chí đồng bào chưa tri ân đầy đủ, bao nhiêu câu hỏi về chiến tranh chưa được trả lời…Món nợ của người cầm bút vẫn còn lớn lắm…Chiến tranh vẫn là một đề tài nóng của văn học. Tôi nghĩ rằng 30 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa thì sự quan tâm của người cầm bút đối với nó vẫn không hoàn toàn mất đi ” (www.baomoi.com). Điều này cũng rất gần với quan điểm của Chu Lai khi nhà văn mặc áo lính này cho rằng “ …chiến tranh là một siêu đề tài. Càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn, miễn là người viết biết tìm ra một lối đi riêng”

Chiến tranh là một biến động quá lớn trong lịch sử của một dân tộc, ấn tượng về nó khó lòng có thể phôi phai trong mỗi người. Một phần nữa là viết về chiến tranh với một số nhà văn còn như một món nợ, mà nếu như không viết nhà văn sẽ có cảm giác như mình vô ơn với những gì đã nhận được từ đồng đội, từ nhân dân…Sương Nguyệt Minh cũng viết với tâm thế như vậy.

Trong những sáng tác của Sương Nguyệt Minh chỉ có một số ít các truyện ngắn viết về người lính thời bình là mang dáng dấp, hơi hướng của những tác phẩm viết trước năm 1975, còn lại đa phần các tác phẩm cũng hướng về đề tài chiến tranh, người lính song cách tiếp cận của anh lại có nhiều đổi mới. Truyện viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh tuy văn phong giản dị song có nhiều điểm khác với tác phẩm của những cây bút trẻ viết về cùng đề tài, bởi hiện thực trong đó được gợi lại nóng hổi, bởi đó chính là vùng kí ức sâu đậm khi anh là lính, chứ không chỉ là những ấn tượng lờ mờ qua những câu chuyện nghe được, đọc được. Ví như ký ức không thể nào quên của thời son trẻ ở mặt trận biên giới Tây Nam (Quãng đời xưa in dấu); hay cuộc sống binh ngũ trong thời kỳ đất nước ổn định, khi những người lính thời bình dù không còn phải đối mặt với những hiểm nguy của bom đạn

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí