Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

------ 0------


TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN


THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34


Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 1

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

------ 0------


TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN


THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Dục Tú


Hà Nội – 2010


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề 5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4. Cấu trúc luận văn 9

Chương 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT 10

1. Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986 10

2. Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 13

2.1. Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh 13

2.2.1. Bi kịch cộng đồng 25

2.2.2. Bi kịch cá nhân 28

2.3. Cảm hứng phê phán và cảm hứng trào lộng 35

2.4. Cảm hứng khám phá con người bản năng 43

Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH 52

1. Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn trước và sau 1986 và đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 52

2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 55

2.1. Kiểu nhân vật truyền thống 55

2.2. Kiểu nhân vật đổi mới 60

2.2.1. Nhân vật cô đơn 60

2.2.2. Nhân vật dị biệt 65

2.2.3. Nhân vật giả huyền thoại, giả lịch sử 68

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH 72

1. Cốt truyện 72

1 .1. Cốt truyện truyền thống được kế thừa và phát triển 73

1. 2. Cốt truyện tâm lý 76

1.3. Cốt truyện phân rã 77

1.3.1. Kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính 78

1.3.2. Kết cấu mở 80

1.3.3. Kết cấu sắp xếp nhiều mạch truyện 82

2.Tình huống truyện 85

3. Không gian - Thời gian nghệ thuật 90

3. 1. Không gian 90

3.1.1. Không gian bối cảnh 91

3.1.2. Không gian ảo 99

3..2. Thời gian nghệ thuật 100

3.2.1. Thời gian hiện thực 101

3.2.2. Thời gian tâm lý 103

4. Giọng điệu trần thuật 105

4.1. Giọng điệu trữ tình 107

4.2. Giọng khách quan gai góc, lạnh lùng 111

4. 3. Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt 113

PHẦN KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

1. Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ sau đổi mới có nhiều thành tựu đáng kể cả về nội dung lẫn hình thức. Góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của nền văn học hiện đại là những nhà văn - người lính. Thời kỳ văn học trước năm 1975, họ là đội quân sáng tác chủ lực của văn chương Việt Nam, đến khi bước vào thời kỳ đổi mới, những người lính cầm bút cũng vẫn là những tác giả quan trọng của nền văn học dân tộc. Bên cạnh những “cây đa cây đề” của các nhà văn quân đội mở đường tiên phong cho sự nghiệp đổi mới văn chương như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu…, người ta còn thấy xuất hiện một lớp nhà văn quân đội trẻ trung hơn xuất hiện và trưởng thành trong thời kì đổi mới. Với những cái nhìn mới mẻ, họ có những đóng góp không nhỏ làm phong phú, sâu sắc thêm cho những trang viết về chiến tranh và người lính, về nhiều mặt bộn bề, phức tạp, sinh động của cuộc sống, con người hiện tại… Việc tìm hiểu đóng góp của một nhà văn quân đội vào sự khởi sắc của văn học thời kỳ này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn không chỉ về vai trò của những nhà văn mặc áo lính trong công cuộc xây dựng nền văn học mới, mà còn thấy được phần nào con đường phát triển của văn xuôi Việt Nam những năm gần đây.

1.2. Sương Nguyệt Minh hiện nay được đánh giá là một trong những nhà văn quân đội tiêu biểu. Anh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm đầu của thập niên chín mươi của thế kỉ XX, cho tới nay với sự đam mê và lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn, rất nhiều bài bút ký, tùy bút…, định hình được một phong cách riêng vừa ổn định lại không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, Sương Nguyệt Minh đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội (1996) với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải thưởng truyện ngắn cuộc thi Cây bút vàng của Tạp chí Văn hóa - văn nghệ Công an (1998 -2001) với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục (2004) với tác phẩm Những bước đi vào đời; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Nhà xuất bản


Thanh niên (2004) với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (2003-2004) với tác phẩm Mười ba bến nước; Hai lần Giải thưởng sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng về đề tài "Chiến tranh và Người lính" với tập bút ký Trong cơn đại hồng thủy và tập truyện ngắn Mười ba bến nước. Và gần đây, tập truyện ngắn Dị hương ra đời đã tạo ra những cuộc tranh luận khá sôi nổi.

Những thành công bước đầu của nhà văn Sương Nguyệt Minh chủ yếu ở thể loại truyện ngắn. Với vốn sống phong phú của một người lính đã từng đi nhiều, đọc nhiều, trăn trở nhiều, cộng thêm một tấm lòng nhân hậu luôn hướng về cuộc đời và con người với cái nhìn trìu mến và lo lắng, các sáng tác của Sương Nguyệt Minh cho người đọc thấy được nhiều điều trong cuộc sống: những được - mất, vui buồn trong chiến tranh hay khi đã hòa bình; những mặt sáng - tối của đời sống nông thôn, thành thị; những góc khuất trong đời sống riêng tư con người… Đọc văn của Sương Nguyệt Minh, người đọc được bước vào một thế giới nghệ thuật riêng, phong phú, đa chiều với một phong cách văn chương giản dị nhưng luôn không ngừng tìm tòi, đổi mới. Có thể nói truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh vừa có cái trầm tĩnh, đôn hậu của một người lính cầm bút vừa có cái sắc sảo của một nhà văn tinh nhạy khi sống trong xã hội thời kinh tế thị trường đầy biến động, vì thế nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn có thể thấy được phần nào sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ lúc đất nước bắt đầu bước vào Thời kỳ đổi mới (1986) tới nay kể cả mặt đề tài, cảm hứng lẫn bút pháp… Trong buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn Dị hương tháng 10 năm 2009 với sự có mặt của đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà lý luận phê bình, có nhiều ý kiến cho rằng Sương Nguyệt Minh là cây bút có mặt trong tốp đầu hiện nay của đội ngũ nhà văn quân đội (Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, và nhà LLPB Yên Trang, Nguyễn Hoàng Đức…)

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh mong muốn qua việc tìm hiểu tường tận những giá trị nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả sẽ giúp làm nổi rõ hơn một số phương diện trong văn học Việt Nam đương đại.


2. Lịch sử vấn đề

Đã có rất nhiều bài phê bình đánh giá về truyện ngắn Sương Nguyệt Minh trên các báo viết, báo mạng…với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Điều đó chứng tỏ sáng tác của Sương Nguyệt Minh đã được nhiều bạn đọc chú ý và tìm hiểu.

Ngay từ khi truyện ngắn đầu tiên của anh (Nỗi đau dòng họ) được in trên báo đã có ý kiến đánh giá đó là những trang văn “có mùi có vị, rõ ra tư chất nhà văn”[54]. Liên tiếp sau đó, cùng với sự ra đời đều đặn của các tập truyện ngắn, những ý kiến bình luận về tác phẩm của Sương Nguyệt Minh ngày càng nhiều hơn.

Nhận xét về cách viết của Sương Nguyệt Minh, nhà văn Phong Điệp trên tờ Văn nghệ trẻ (2002) đã từng khẳng định: “Truyện của anh viết kỹ đến từng câu chữ, từng chi tiết. Đặc biệt anh rất dụng công trong việc dựng cốt truyện”… Nhà văn - nhà phê bình Văn Chinh trong bài viết Tôi muốn cái lục lạc ấy bằng đất nung (www.vanchinh.net, ngày 18/12/2008) cũng cho rằng: “Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ”. Có thể thấy rằng Sương Nguyệt Minh đã rất có lý khi lựa chọn thể loại truyện ngắn, bởi với anh nó có sức tải lớn, chứa đựng được nhiều tâm tưởng. Đọc truyện của Sương Nguyệt Minh dễ thấy yếu tố cốt truyện, tình huống và sự đậm đặc của các chi tiết là thế mạnh của anh. Bên cạnh đó thế giới nhân vật trong truyện rất phong phú, có những nét tính cách chân thực, sinh động, thường để lại ấn tượng sâu, như Hoài Anh nhận xét: “Tâm lý nhân vật được tác giả phân tích khá kỹ, ý nghĩ được biến đổi thành các hành động minh họa dẫn người đọc tới thế giới trong câu chuyện” và “Đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thấy cuộc sống lần lượt đi qua trang viết nhẹ nhàng, hư và thực lẫn lộn, quá khứ và hiện tại, nam và nữ…” [19].

Nhà văn Khuất Quang Thụy trong lời tựa cho tập truyện ngắn Mười ba bến nước thì phát hiện ra “những cái không thông thường” trong cách viết của Sương Nguyệt Minh, ngay ở những “bến nước” đầu tiên trên con đường sáng


tạo văn học nghệ thuật, từ việc phá vỡ bút pháp truyền thống của thể loại, đến việc phá vỡ môtip chủ đề và tạo ra sự đa thanh trong tác phẩm. Tất cả những cái “không thông thường” ấy thể hiện sự tìm tòi không mệt mỏi của tác giả Sương Nguyệt Minh trong quá trình sáng tác. Chính nhờ sự tìm tòi ấy mà các tác phẩm của anh luôn không ngừng đổi mới, mang lại nhiều phong vị khác nhau trong từng giai đoạn sáng tác.

Nhìn nhận khái quát về quá trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh, các nhà phê bình đều nhận ra những bước chuyển đáng mừng trong văn phong của nhà văn quân đội này. Nếu trong những tập truyện đầu tay như Đêm làng Trọng Nhân, Người ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sương Nguyệt Minh được đánh giá là: “mang đến cho người đọc một khuôn mặt văn chương theo lối truyền thống, nhuần nhụy từ giọng văn cho tới tên của các nhân vật trong tác phẩm” (Thu Phố, Tạp chí tuyên giáo, 10/2009), thì càng về sau với các tập truyện Mười ba bến nước, Chợ tình và đặc biệt là Dị hương, Sương Nguyệt Minh càng thể hiện những tìm tòi, bứt phá mới như chính anh quan niệm: Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng. Dòng sông không chảy là dòng sông lấp, sông chết. Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc. Các nhà phê bình quan tâm tới sáng tác của Sương Nguyệt Minh đã tìm ra con đường vận động trong văn chương của Sương Nguyệt Minh là đi từ “hiện thực - lãng mạn” đến “hiện thực - lãng mạn và kỳ ảo”. Nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên đã khẳng định “Nhà văn không nhất thiết phải viết hay hơn người khác, nhưng đến một lúc nào đó, nhà văn phải viết khác mình. Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này” (Phát biểu nhân buổi tọa đàm ra mắt tập truyện ngắn Dị hương). Nhà văn Di Li trên tờ An ninh thủ đô ( Số ngày 18/10/2009) cho rằng: “Trước nay, cái tên Sương Nguyệt Minh thường gắn liền với những câu chuyện viết về đề tài chiến tranh và nông thôn bằng ngòi bút dù dữ dội vẫn lung linh, trữ tình, nên việc ra đời những truyện ngắn ma mị và nhiều tính dục với bút pháp huyền ảo và giả tưởng trong tập Dị hương khiến nhiều người đọc lạ lẫm, bất ngờ.”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024