Các Công Cụ Được Nghiên Cứu, Ứng Dụng Trong Hoạt Động Giám Sát


Kết quả khảo sát như sau:

Biểu đồ 2.34: Nội dung hoạt động giám sát vĩ mô

Nguồn Kết quả khảo sát Theo kết quả khảo sát nội dung hoạt động giám 1

Nguồn: Kết quả khảo sát

- Theo kết quả khảo sát, nội dung hoạt động giám sát vĩ mô bắt buộc phải có những nội dung chính là:

+ Mức độ rủi ro đối với hệ thống (100%);

+ Mức độ lành mạnh tài chính (100%).

- Ngoài ra còn có các nội dụng khác như:

+ Hoạt động liên ngân hàng (47,7%);

+ Tình hình sở hữu chéo, đầu tư chéo (60,9%);

+ Tình hình sở hữu cổ đông/cổ phần (48,2%).

+ Mức độ ổn định của dòng vốn (57%);

+ Khả năng xảy ra khủng hoảng (56,3%);

+ Mức độ tập trung của các khoản đầu tư (52,9%).

2.2.2.3. Trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng

Theo quy định hiện hành về thanh tra, giám sát ngân hàng thì hoạt động thanh tra và giám sát đang tách rời tương đối về cả phương diện tổ chức và hoạt động. Hoạt động thanh tra thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thanh tra và Luật NHNN và các văn bản hướng dẫn 02 Luật này. Hoạt động giám sát chịu sự điều chỉnh của


Luật NHNN và các văn bản hướng dẫn Luật NHNN, không chịu sự điều chỉnh của Luật Thanh tra, có sự tách biệt về quy định trình tự, thủ tục cho hoạt động thanh tra và trình tự, thủ tục cho hoạt động giám sát và chưa có quy định cụ thể để kết nối giữa hoạt động thanh tra, giám sát. Do vậy, chưa có quy trình thanh tra, giám sát liên tục, khép kín và thống nhất về phương pháp tiếp cận như phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Kết quả khảo sát như sau:


Biểu đồ 2.35: Trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng

Biểu đồ 2 36 Nội dung quy trình thanh tra giám sát Nguồn Kết quả khảo sát 2


Biểu đồ 2.36: Nội dung quy trình thanh tra, giám sát

Nguồn Kết quả khảo sát Về trình tự thủ tục thanh tra giám sát ngân hàng 3

Nguồn: Kết quả khảo sát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

- Về trình tự thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng:

+ Theo kết quả khảo sát, có 86% ý kiến trả lời hiện nay có sự tách biệt về quy định trình tự, thủ tục cho hoạt động thanh tra và trình tự, thủ tục cho hoạt động giám sát. Kết quả khảo sát trên phản ánh đúng thực tiễn về hoạt động thanh tra giám sát là chưa có quy định cụ thể để kết nối giữa hoạt động thanh tra, giám sát và chưa có quy trình thanh tra giám sát liên tục, khép kín và thống nhất về phương pháp tiếp cận như phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro theo thông lệ quốc tế.


- Về nội dung quy trình thanh tra giám sát:

+ Đại đa số ý kiến khảo sát cho rằng nội dung quy trình thanh tra, giám sát có các nội dung sau:

(i) Lập kế hoạch thanh tra (100%).

(ii) Tìm hiểu và đánh giá rủi ro của TCTD (87,5%).

(iii) Thành lập đoàn thanh tra và công tác chuẩn bị của đoàn (100%).

(iv) Báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra (100%).

+ Có 69,8% ý kiến cho rằng trong nội dung quy trình thanh, giám sát cần phải có hoạt động “Giám sát liên tục đối với TCTD”.

đ) Các công cụ định lượng hỗ trợ hoạt động thanh tra, giám sát

Từ khi triển khai phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, việc nghiên cứu, ứng dụng các công cụ định lượng để hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngày càng được chú trọng, tuy nhiên, ở mức độ còn rất hạn chế, chủ yếu mới sử dụng hệ thống xếp hạng CAMELS. Kết quả khảo sát như sau:

Biểu đồ 2.37: Các công cụ được nghiên cứu, ứng dụng trong hoạt động giám sát

Nguồn Kết quả khảo sát Theo kết quả khảo sát hiện tại chỉ có hệ thống 4

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát, hiện tại chỉ có hệ thống xếp hạng CAMELS là được ứng dụng nhiều nhất (91,9% cán bộ được khảo sát là sử dụng công cụ này trong hoạt động giám sát ngân hàng).


Trong khi đó thì các công cụ định lượng khác như: Mô hình dự báo tài chính (FPM); Mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng (DEA); Mô hình xếp hạng các TCTD; Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (FSI), bộ chỉ số giám sát ngân hàng (BSI) có mức sử dụng khá hạn chế (tỷ lệ được sử dụng trong số cán bộ được khảo sát đều dưới 30%).

2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Qua quá trình tổng hợp và phân tích thông tin khảo sát thu được; qua phỏng vấn, trao đổi với một số lãnh đạo tại các đơn vị thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát và thực tiễn công tác của bản thân, nghiên cứu sinh có một số đánh giá về công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các TCTD như sau:

2.3.1. Thành tựu đạt được

2.3.1.1. Thành tựu đạt được trong công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro

Trên cơ sở Luật NHNN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, sau một thời gian thực hiện từng bước áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, NHNN đã đạt được một số thành tựu nhất định:

- Việc chuyển đổi từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra tuân thủ quy định pháp luật kết hợp thanh tra trên cơ sở rủi ro đã thể hiện một bước đổi mới trong hoạt động thanh tra để phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tuy mới áp dụng đối với khối TCTD nước ngoài, nhưng cũng đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, làm nền tảng để nhân rộng phương pháp này trong toàn hệ thống các TCTD:

+ Kết quả thanh tra và những biện pháp xử lý đã giúp NHNN giám sát và giảm thiểu được rủi ro, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền; giúp cho TCTD nước ngoài hiểu và tôn trọng pháp luật Việt Nam.

+ NHNN có thể đánh giá được tổng thể rủi ro của từng TCTD nước ngoài, từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Kết quả thanh tra đã hỗ trợ đắc lực cho công tác cơ cấu lại và quá trình giám sát liên tục: (i) Cung cấp thông tin để NHNN xác định các TCTD nước ngoài hoạt động yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại theo Đề án 254; (ii) Là cơ sở quan trọng thực hiện giám sát liên tục đối với các TCTD nước ngoài (như xác định tần suất, mức độ giám sát, theo dõi và xử lý sau thanh tra).

+ Kết luận thanh tra đã tiếp cận những thông lệ, chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát các TCTD; từng bước sử dụng các nguyên tắc về quản trị rủi ro, quản


trị doanh nghiệp của Ủy ban Basel cùng với việc hoàn thiện các mức độ, thang điểm đánh giá rủi ro tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế và xu hướng thị trường. Cụ thể như việc đánh giá mức độ rủi ro và chất lượng/năng lực quản lý rủi ro chuyển từ sử dụng 03 mức đánh giá trước đây (lần lượt là Cao/Thấp/Trung bình và Tốt/Trung bình/Yếu) sang sử dụng 04 mức độ (lần lượt là Cao/Thấp/Trung bình/Thấp và Tốt/Trung bình/Trung bình cần cải thiện/Yếu), đồng thời bổ sung thêm xu hướng rủi ro (tăng, ổn định, giảm) đưa ra các kiến nghị/khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tại đơn vị.

+ Công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro đã bước đầu tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, có mức độ rủi ro cao của từng TCTD nước ngoài, góp phần rút ngắn thời gian thanh tra, giảm số lượng cán bộ tham gia Đoàn thanh tra, nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đề ra của NHNN. Bên cạnh đó, những vấn đề vi phạm pháp luật, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của các TCTD nước ngoài đã được phát hiện, do đó nhiều kiến nghị, khuyến nghị đã được đưa ra để TCTD nước ngoài có biện pháp khắc phục, xử lý nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

+ Kết quả thanh tra đã giúp NHNN kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định quản lý, phát hiện được những sơ hở, thiếu sót và bất cập trong cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa, khắc phục cho phù hợp.

+ Căn cứ kết quả thanh tra, tùy thuộc vào mức độ vi phạm, thiếu sót, mức độ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro, NHNN đã áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

2.3.1.2. Thành tựu đạt được trong công tác giám sát trên cơ sở rủi ro

Từ tháng 11/2017 trở về trước, hoạt động giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên kết quả giám sát đã cho phép cán bộ thanh tra, giám sát các TCTD:

- Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát.

- Theo dõi thường xuyên tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng căn cứ dựa trên các báo cáo của TCTD.

- Đưa ra các kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.


- Kết quả giám sát đã đưa ra một số cảnh báo về mức độ rủi ro hệ thống trong hoạt động của TCTD làm cơ sở cho hoạt động thanh tra, như: cảnh báo về cho vay đầu tư bất động sản, khuyến cáo hạn chế cho vay mua cổ phiếu chưa được niêm yết; cảnh báo và đưa ra các khuyến nghị về hoạt động cho vay, đầu tư kinh doanh chứng khoán; định hướng tập trung thanh tra đối với hoạt động cho vay, đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng; tình trạng sở hữu chéo; một số TCTD có năng lực tài chính yếu kém, tỷ lệ nợ xấu cao; cảnh báo về cấp tín dụng cho các lĩnh vực xây dựng, đầu tư theo hình thức Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (Build- Operate - Transfer (BOT))... Đồng thời, căn cứ dữ liệu phân tích thông tin giám sát và kết quả thanh tra tại chỗ, NHNN đã thực hiện xếp loại đối với các NHTMCP và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân hàng năm. Việc xếp loại đã đề cập 5 tiêu chí theo chuẩn CAMEL. Kết quả xếp loại đã giúp NHNN có các biện pháp thanh tra, giám sát phù hợp để chấn chỉnh các TCTD yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Từ tháng 12/2017 đến nay, với sự ra đời của Thông tư số 08, Sổ tay giám sát ngân hàng và Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về xếp hạng các TCTD, hoạt động giám sát trên cơ sở rủi ro đã được đổi mới về nội dung, phương pháp: (i) Giám sát tuân thủ các quy định pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định về chế độ báo cáo thống kê, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; (ii) Giám sát trên cơ sở rủi ro thông qua việc phân tích, đánh giá các loại rủi ro của TCTD cùng với việc đánh giá tình hình hoạt động, năng lực quản trị, điều hành, nghiệp vụ phái sinh, dự báo tài chính, xếp hạng tín dụng của TCTD.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng các công cụ định lượng trong công tác phân tích, đánh giá, xây dựng các chỉ báo rủi ro của từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống TCTD tuy còn hạn chế (chủ yếu là hệ thống đánh giá xếp hạng CAMELS) nhưng đã giúp công tác giám sát phản ứng kịp thời đối với một số dấu hiệu bất thường thông qua việc phân tích, tổng hợp dữ liệu với các chỉ số liên quan.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các TCTD còn một số tồn tại sau:

2.3.2.1. Đối với hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro

- Hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro mới chỉ được triển khai đối với khối TCTD nước ngoài. Đối với khối TCTD trong nước vẫn nặng về thanh tra dựa vào tuân thủ.


- Ngay cả đối với khối TCTD nước ngoài, hoạt động thanh tra mặc dù bước đầu đã tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát các TCTD hiệu quả, nhưng công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro chưa toàn diện và đầy đủ. Việc đánh giá rủi ro mới chỉ được áp dụng đối với một số nội dung, nghiệp vụ và loại rủi ro chính (như: nội dung về tín dụng, ngoại hối, huy động vốn, phòng chống rửa tiền, tỷ lệ đảm bảo an toàn; đánh giá được các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản) nhưng chưa thực hiện đánh giá tổng thể và xếp hạng đối với vốn, thu nhập và thanh khoản của TCTD trên cơ sở tổng hợp.

- Chất lượng thanh tra trên cơ sở rủi ro chưa có sự đồng đều giữa các Đoàn thanh tra. Năng lực thanh tra, đánh giá về quản trị rủi ro, mức độ rủi ro đối với từng nội dung, đối tượng thanh tra còn có sự không đồng nhất giữa các đoàn thanh tra. Nhiều trường hợp các thanh tra viên lựa chọn cách đánh giá trung tính như chọn mức “trung bình” để tránh việc khiếu nại của đối tượng thanh tra. Như vậy, việc đánh giá trong một số trường hợp sẽ thiếu chính xác, giảm hiệu lực của hoạt động đánh giá rủi ro cũng như việc đưa ra các khuyến nghị, biện pháp khắc phục, hoàn thiện, giảm thiểu rủi ro.

- Chủ yếu thanh tra đơn lẻ TCTD, việc thanh tra hợp nhất (toàn bộ) mới phục vụ chủ yếu cho hoạt động cơ cấu lại các TCTD, chưa chú trọng thanh tra hợp nhất đối với các tập đoàn tài chính. Ngay cả thanh tra đơn lẻ thì các nội dung thanh tra về các hoạt động thanh toán mới áp dụng công nghệ cao, thanh tra về công nghệ thông rất ít triển khai; đánh giá mức độ rủi ro đối với các loại rủi ro chính và đánh giá năng lực quản trị rủi ro chưa thực sự là trọng tâm của các cuộc thanh tra.

- Thông tin đầu vào cho hoạt động thanh tra không kịp thời, đầy đủ, chưa tương thích với nội dung phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đang áp dụng; đồng thời, kết quả thanh tra hiện tại chưa tương thích với việc đánh giá xếp hạng TCTD theo CAMELS.

- Một số lượng không nhỏ các kiến nghị tại các kết luận thanh tra chưa được thực hiện nghiêm túc, cơ quan quản lý cũng chưa có đủ chế tài xử lý nghiêm ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các kết luận thanh tra.

2.3.2.2. Đối với hoạt động giám sát trên cơ sở rủi ro

Giai đoạn tháng 11/2017 trở về trước, chất lượng các báo cáo giám sát vi mô chưa cao, chủ yếu phân tích các thông tin định lượng, nặng về đánh giá tuân thủ, chưa đánh giá được rủi ro tổng thể của TCTD, chưa phát huy tối đa vai trò cảnh báo sớm rủi ro, góp phần định hướng, chỉ điểm cho hoạt động thanh tra, giúp NHNN kịp


thời can thiệp và xử lý các hành vi gây mất an toàn hệ thống, đe dọa an ninh tiền tệ quốc gia, góp phần củng cố hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Từ 01/12/2017 đến nay, hoạt động giám sát có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.

- Kết quả hoạt động giám sát trên cơ sở rủi ro chưa tương thích với nội dung, phương pháp của thanh tra trên cơ sở rủi ro đang triển khai thực hiện; kết quả giám sát chưa thực sự là thông tin đầu vào cho hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro. Cụ thể:

+ Đánh giá rủi ro theo hoạt động trọng yếu là nguyên tắc và nội dung chủ yếu của thanh tra, giám sát rủi ro. Tuy nhiên, hệ thống thông tin thống kê hiện nay thu thập ở cấp toàn hàng, không theo sản phẩm, quy trình nghiệp vụ và đơn vị kinh doanh, không theo hoạt động trọng yếu.

+ Hệ thống văn bản quy định nội bộ là một trong những đầu vào quan trọng hàng đầu để thực hiện đánh giá việc quản lý, quản trị rủi ro của TCTD trong phương pháp của thanh tra, giám sát rủi ro. Hệ thống các văn bản đầu vào này cần bao quát hầu hết các khía cạnh về tổ chức và hoạt động của TCTD; cần bao gồm các cấp độ từ quy định chung đến các hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể.

Theo quy định của pháp luật, các TCTD có nghĩa vụ phải gửi các văn bản quy định nội bộ về NHNN (qua CQTTGSNH). Tuy nhiên, rà soát nội dung các văn bản quy định nội bộ do các TCTD gửi tới NHNN theo quy định của NHNN (Công văn số 226/TTGSNH4 ngày 25/01/2016) có thể thấy mức độ bao quát và chi tiết của tài liệu gửi tới CQTTGSNH là rất khác nhau giữa các TCTD và chưa đáp ứng được yêu cầu đầu vào thực hiện thanh tra, giám sát rủi ro.

+ Các quyết định quản lý, các báo cáo nội bộ của ngân hàng là tài liệu quan trọng để đánh giá thực tế quản lý, quản trị rủi ro của TCTD. Tuy nhiên, trên thực tế, việc yêu cầu và tiếp nhận các văn bản điều hành, báo cáo nội bộ của TCTD hiện nay được thực hiện theo vụ việc và do vậy chưa toàn diện và có hệ thống.

- Hành lang pháp lý đã cho phép CQTTGSNH thực hiện các biện pháp để đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng các đánh giá định tính trong công tác thanh tra, giám sát các TCTD còn hạn chế, nhiều đánh giá còn thiên về định lượng mà chưa đi sâu vào bản chất kinh tế. Do đó, sẽ dẫn đến khả năng các TCTD lạm dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để lách các quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

- Các kênh thông tin hỗ trợ cho hoạt động giám sát mới chủ yếu từ báo cáo của

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí