Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 22



158


Qua bảng 3.9 chúng ta thấy, đa số HS nhóm lớp TN đã quan tâm và thường xuyên sử dụng các tính năng của hệ thống M- learning Toán 12 trong quá trình tự học của mình phục vụ tốt cho việc nâng cao mức độ hiểu bài, làm bài tập và nghiên cứu tư liệu phục vụ học tập và trao đổi thông tin.

Có 100% HS khai thác hệ thống M- learning Toán 12 trong việc tự học các kiến thức Toán do GV yêu cầu; có 98,8% HS thường xuyên khai thác các tài liệu Toán trên


Hình 3.2

hệ thống này; Có 90,4% HS thường xuyên làm các bài tập có trên hệ thống và có 66% HS thường xuyên trao đổi thông tin học tập với bạn bè nhưng chỉ có 17,4% HS thường xuyên trao đổi với GV các nội dung học tập, qua phỏng vấn chúng tôi được biết phần đa HS vẫn rụt rè khi trao đổi kiến thức và những thắc mắc của mình đối với GV nguyên nhân do HS vẫn quen theo hình thức học truyền thống là phụ thuộc hoàn toàn vào GV yêu cầu (Hình 3.2)

Với kết quả điều tra này, chúng ta có thể khẳng định M-learning Toán 12 giúp HS tích cực và tự lực trong quá trình tự học giúp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THPT (Hiện nay, công ty Artificial Intelligence Co.LTD đã ký kết hợp đồng với đề tài để tiếp tục hoàn thiện và đưa kết quả nghiên cứu vào khai thác).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

3.7. Kết luận chương 3

Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp TNSP, chúng tôi tiến hành TNSP, với các kết quả thu được và các số liệu được xử lý từ phương pháp thống kê, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp nghiên cứu trường hợp đã có cơ sở để khẳng định:

Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 22



159


- Việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán là cần thiết, có ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn.

- Với điều kiện sống của HS THPT ở Việt Nam hiện nay, hoàn toàn có thể khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ để hỗ trợ HS tự học nói chung và tự học Toán nói riêng. Cụ thể, HLĐT đã thiết kế, có thể hỗ trợ cho HS lớp 12 tự học Toán.

- GV và HS về cơ bản có đủ kĩ năng khai thác các ứng dụng trên ĐTDĐ để hỗ trợ cho việc dạy học và tự học.

Mặc dù khi triển khai đề tài vẫn gặp một số khó khăn như: Một số HS vẫn chưa có ĐTDĐ hoặc có ĐTDĐ nhưng chưa có điều kiện kết nối internet (thuộc các vùng khó khăn về điều kiện kinh tế) hoặc một số GV chưa quen với sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ dạy học nên không muốn sử dụng ĐTDĐ hỗ trợ quá trình dạy học của mình; kĩ năng khai thác HLĐT trên ĐTDĐ của một số HS chưa thật tốt... nhưng quá trình TNSP đã thu được các kết quả sau:

(1). Nội dung HLĐT do đề tài thiết kế, biên tập hoàn toàn phù hợp với chương trình, nội dung môn Toán lớp 12 THPT. Cấu trúc của HLĐT giúp HS lựa chọn được nội dung tự học phù hợp với năng lực bản thân và tận dụng tốt khả năng tương tác trong quá trình tự học.

(2). Các phương án triển khai tự học do đề tài đề xuất là khả thi và sau khi khắc phục được một số hạn chế hoàn toàn có thể triển khai rộng.

(3). Những kết quả TNSP cả về định tính và định lượng TNSP cho thấy việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ thực sự đã giúp HS tích cực, chủ động trong tự học từ đó góp phần nâng cao kết quả tự học môn Toán đối với HS lớp 12 THPT.



160



161


KẾT LUẬN


Với mục đích nghiên cứu và thử nghiệm việc sử dụng ĐTDĐ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tự học môn Toán cho HS lớp 12 THPT, luận án đã đạt được một số kết quả ban đầu, cụ thể:

Về mặt lý luận:

- Hệ thống hóa các lý luận về tự học, góp phần làm sáng tỏ vai trò của CNTT và truyền thông trong việc hỗ trợ HS tự học Toán.

- Thông qua việc điều tra, phỏng vấn trên diện rộng với các đối tượng GV, HS, phụ huynh HS cho thấy rõ thực trạng việc tự học Toán hiện nay ở trường THPT, cũng như những bài toán đặt ra cho việc tự học Toán đối với HS lớp 12 THPT cần quan tâm, tháo gỡ.

- Trên cơ sở trình bày tổng quan về mô hình học tập di động (M- learning), luận án đã tập trung vào làm rõ những yếu tố tích cực của M- learning trong việc hỗ trợ HS tự học cũng như các kỹ năng cơ bản đối với GV, HS khi tham gia M-learning để từ đó đề xuất mô hình hệ M-learning với các chức năng phù hợp việc tự học của HS cũng như các bước triển khai tự học với M-learning.

- Góp phần làm rõ một số khái niệm như: Hỗ trợ tự học, ứng dụng trên ĐTDĐ, học liệu điện tử... và đề xuất các yêu cầu, nguyên tắc thiết kế HLĐT nhằm mục đích khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán.

- Đề xuất các phương án sư phạm cụ thể để tổ chức cho HS khai thác một số ứng dụng của ĐTDĐ trong quá trình tự học Toán ( tập trung vào việc khai thác nguồn HLĐT do đề tài thiết kế).

Về mặt thực tiễn:

Luận án đã thiết kế một hệ thống HLĐT phù hợp với mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Toán lớp 12. Sản phẩm được đưa lên mạng



162


Internet tại địa chỉ mlearningvn.com. Tài liệu này hoàn toàn có thể sử dụng để HS tự học khi có điều kiện truy cập vào Internet.

Luận án đã bước đầu thử nghiệm các phương án khai thác một số ứng dụng của ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán đối tượng thử nghiệm sư phạm.

Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đi đến những nhận định:

(1) Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay việc triển khai M- learning, trong đó có việc khai thác một số ứng dụng của ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán là khả thi, nó cho phép ta khai thác được ngay các thành tựu mới nhất của CNTT&TT vào dạy học Toán.

(2) HLĐT được thiết kế theo các định hướng do luận án đề xuất đã thể hiện được lý luận về tự học đồng thời lại khai thác được những điểm mạnh của M-learning trong tự học Toán nên hoàn toàn có thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển để hỗ trợ HS tự học Toán.

(3) Các phương án khai thác một số ứng dụng của ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán do luận án đề xuất đáp ứng tốt các yêu cầu về tự học góp phần nâng cao chất lượng tự học Toán cho HS lớp 12 THPT.

Mặt khác, việc khai thác một số ứng dụng của ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán còn góp phần bồi dưỡng việc ứng dụng CNTT&TT vào học tập, cuộc sống cho HS (đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu được của con người lao động trong thế kỷ 21).

Với các kết quả trên, cho phép luận án đi đến kết luận giả thuyết khoa học của luận án là hợp lý, mục đích nghiên cứu của luận án đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.



163


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Trịnh Thị Phương Thảo (2011). Khai thác phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở THPT. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 87, số 11.

2. Trịnh Thị Phương Thảo (2011). Ứng dụng M-learning vào dạy học Toán ở trường THPT. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 80, số 04.

3. Trịnh Thị Phương Thảo(2012). Sử dụng điện thoại di động hỗ trợ học sịnh tự học ngoài giờ lên lớp. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học. NXB Đại học Sư phạm.

4. Trịnh Thị Phương Thảo (2013). Khai thác M-learning trong tự học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, 8/2013.

5. Trịnh Thị Phương Thảo (2013). Sử dụng điện thoại di động hỗ trợ học sinh trung học phổ thông tự học Toán. Tạp chí Giáo dục, số 323 kỳ 1.

6. Trịnh Thị Phương Thảo (2014). Biên soạn nội dung học liệu hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học toán trên điện thoại di động. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, 3/2014.

7. Trịnh Thị Phương Thảo (2014). Vấn đề nâng cao năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử để dạy học trong đào tạo giáo viên. Kỷ yếu Hội thảo khoa học. NXB Đại học Sư phạm.

8. Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Danh Nam (2014). A model for using mobile phones in teaching and learning mathematics. Proceedings of the 7th International Conference on Educational Reform, Đại học Huế

9. Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Danh Nam (2014). An empirical research on the use of mobile phones to support students’ mathematics learning. Ijlter, Vol 6, No 1, Hunggari



164


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tiếng Việt

[1] Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2014), Nghị quyết số 29-NQ/TW

[2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 58 - CT/TW của Bộ Chính trị.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị số 29/2001/CT - BGD&ĐT của Bộ trưởng.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hướng dẫn thực hiện nhiện vụ Giáo dục Trung học năm học 2013 – 2014, Số 5466/BGDĐT-GDTrH.

[5]. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

[6]. Nguyễn Hữu Châu (1966), Trao đổi về dạy học toán nhằm nâng cao tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. Thông tin Khoa học Giáo dục, số 55, NXB Giáo dục.

[7]. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề về tâm lý học, NXB Giáo dục. [8]. Trịnh Thanh Hải (2007), Ứng dụng CNTT vào dạy học hình học lớp 7

theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.

[9]. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới PPDH, chương trình và SGK, NXB Đại học Sư phạm.

[10]. Trần Bá Hoành, Nguyễn Đình Khuê, Đào Như Trang (2007), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn toán học, NXB Đại học Sư phạm.

[11] Đặng Thành Hưng (2001), Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học trên thế giới (tổng thuật), Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội.

[12] Đặng Thành Hưng (2004), Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại, Tạp chí Giáo dục, số 78.



165


[13]. Phạm Đình Khương (2006), Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học toán của HS THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.

[14]. Trần Kiều (2000), Một số ý kiến về đổi mới PPDH toán ở bậc Trung học của nước ta, Kỷ yếu Hội nghị tập huấn PPDH toán phổ thông, Bộ GD&ĐT.

[15]. Trần Kiều (2011), Một số vấn đề về giáo dục toán học phổ thông Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Giáo dục toán học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

[16]. Trần Kiều (2013), Định hướng đổi mới chương trình sách giáo khoa môn toán sau 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015, Bộ GD&ĐT.

[17]. Nguyễn Bá Kim (2006), PPDH môn toán, NXB Đại học Sư phạm. [18]. Nguyễn Kỳ (1999), Xã hội hóa giáo dục cốt lõi là xã hội hóa tự học,

số chuyên đề về tự học của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế.

[19]. Trịnh Quốc Lập (2010), Phát Triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt am, Website Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội.

[20] Luật Giáo dục (2005), NXB Giáo dục.

[21]. Nguyễn Danh Nam (2007), Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến học phần hình học sơ cấp cho HS sư phạm ngành toán, Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục, ĐHSP Thái Nguyên.

[22]. Nguyễn Danh Nam (2007), Các mức độ ứng dụng E-learning ở trường ĐHSP, Tạp chí Giáo dục, số 175.

[23]. Bùi Văn Nghị, Vương Dương Minh, Nguyễn Anh Tuấn (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kì III (2004 - 2007), NXB Đại học Sư phạm.

[24]. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, tập 1-2, NXB Giáo dục.

[25] Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Trần Phương Dung, Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng (2008), Giải tích 12 nâng cao, NXB Giáo dục.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 02/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí