Tiềm Năng, Thực Trạng Du Lịch Tỉnh Tiền Giang‌


Thực hiện Nguyễn Hoàng Mẫn Hình 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TIỀN GIANG Chương 1


Thực hiện: Nguyễn Hoàng Mẫn

Hình 1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TIỀN GIANG


Chương 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG‌

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TIỀN GIANG‌

Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120, phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích 2484,2 km2, dân số 1.673,9 nghìn người (2009).

Là tỉnh có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Ngoài lợi thế về vị trí, tỉnh còn có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch khác nhau, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, tham quan.

Với đặc điểm tự nhiên là đồng bằng, sông nước chằng chịt, có những cù lao cây trái quanh năm xanh tốt. Là một trong những tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long có lượng trái cây lớn, đây được coi là một thế mạnh lớn nhất của Tiền Giang trong phát triển các hoạt động du lịch sinh thái vườn, tham quan và thưởng thức trái cây.

Tiền Giang còn có khá nhiều các di tích văn hóa lịch sử có thể khai thác phát triển du lịch như: chiến thắng Ấp Bắc, lăng Trương Định, lăng Tứ Kiệt, lăng Hoàng Gia, chùa Vĩnh Tràng,…

Các lễ hội gắn với phong tục tập quán, đời sông của nhân dân cũng rất đặc sắc như: lễ hội Nam Kỳ khởi nghĩa, lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Định, lễ giỗ anh hùng dân tộc thủ khoa Thủ Khoa Huân, Lễ hội chiến thắng Ấp Bắc,…

Các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo tạo sự thích thú với du khách như: làng nghề làm bánh tráng Gò Công, làng nghề làm bánh hủ tiếu Tân Mỹ Chánh,…Đây được xem là một điểm hẹn rất tốt cho khách du lịch khắp nơi trên đất nước Việt Nam cũng như khách du lịch quốc tế.

Tiền Giang nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước, là cửa ngõ miền Tây Nam Bộ, một địa bàn giao lưu khối lượng lớn, hàng hóa của miền Tây với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Quốc lộ 1A, đường cao tốc


Trung Lương – TP. Hồ Chí Minh đi qua tỉnh và mạng lưới giao thông đường thủy nối các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Tiền Giang nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía nam, giữa tỉnh Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Chỉ cách TP. Hồ Chí Minh 70 km, đây là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh sẽ có những tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang, đồng thời là điểm tựa tốt cho sự phát triển kinh tế du lịch Tiền Giang.

2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG‌

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên‌

2.2.1.1. Vị trí địa lý‌

Tỉnh Tiền Giang có tọa độ địa lý ở vào tọa độ 100 11’43’’ và 100 35’19’’ vĩ tuyến Bắc, 1050 49’12’’ và 1060 48’32’’ kinh tuyến Đông.

Với lợi thế về vị trí địa lý và hệ thống kết cấu hạ tầng liên vùng đi qua, Tiền Giang là vùng giao thoa giữa hai vùng kinh tế lớn, giữa hai trung tâm công nghiệp và nông nghiệp lớn của cả nước, có xu hướng dịch chuyển tác động lan tỏa từ thành phố Hồ Chí Minh sang các tỉnh lân cận.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, đặc biệt là du lịch, có thể gọi Tiền Giang là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long, là sự bổ sung hoàn hảo nguồn tài nguyên du lịch của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với cự ly được rút ngắn đáng kể khi đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh

-Trung Lương được xây dựng, Tiền Giang sẽ có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch đồng tháp mười vào mùa nước nổi..., đặc biệt tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn; là nơi nghĩ dưỡng của các chuyên gia, nhà doanh nghiệp sau thời gian lao động căng thẳng, mệt nhọc để tái tạo thể lực và trí lực.

Tiền Giang cũng xác định được rằng ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã và sẽ phát triển mạnh; do đó vấn đề tạo ra một ngành du lịch với các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng sẽ là nhân tố quyết định


sự thành công của ngành du lịch. Vì vậy, Tỉnh đã xây dựng dự án và kêu gọi đầu tư các khu, điểm du lịch để phát huy những lợi thế về vị trí địa lý.

2.2.1.2. Địa hình‌

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung như sau:

Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo). Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1.6 - 1.8 m.

Khu vực này chủ yếu tiếp giáp với sông và có kênh, gạch khá chằng chịch nên loại hình du lịch sông nước và vui ngoạn vào vườn cây ăn trái là chủ yếu. Thường các vùng có địa hình này phát triển các vườn trái cây ven sông, phía dưới giáp sông, phía trên giáp với các trục lộ nên dễ dàng cho du khách lựa chọn phương tiện để tiếp cận. Xen lẫn các vườn cây ăn trái thì loại hình "tát nước bắt cá" ở các ao trong vườn cũng đem đến cho khách rất thích thú.

Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp.

Đây là khu vực địa hình chủ yếu nằm trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến đường tỉnh lộ 866,867,868,... Nên đây được coi là vùng bản lề của vùng tiếp giáp ven sông Tiền và sông Hậu, có vai trò giao thông, xây dựng các cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch.

Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của


tỉnh. Khu vực này khả năng khai thác du lịch vào mùa lũ là rất lớn chẳng hạn bơi xuồng trên các cánh đồng ngập nước rất mênh mong và thơ mộng hoặc thả lưới, giăng câu bắt cá đồng, cá linh,...

Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông. Đây là khu vực có lưu lượng giao thông rất cao hằng ngày có rất xe khách, xe du lịch mọi nơi đều ngang qua. Bởi vì khu vực này có địa hình bằng phẳng dễ dàng xây dựng các giao lộ. Cho nên qua đây thường bắt gặp nhiều quán ăn phục vụ rất chất lượng hầu như 24/24.

Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m.Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh

Bờ biển dài 32 km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua...) và phát triển kinh tế biển. Mà du lịch biển không thể thiếu ở đây. Khu du lịch bãi biển Tân Thành (Gò Công Đông) là một trong những khu du lịch trọng điểm để phát triển du lịch ở Tiền Giang.

2.2.1.3. Khí hậu‌

Tiền Giang nằm gọn trong khu vực nhiệt đới Bắc bán cầu. Tiêu biểu cho chế độ nhiệt và có độ cao mặt trời lớn, ít thay đổi trong năm. Do vậy Tiền Giang có khả năng tiếp nhận một lượng bức xạ rất dồi dào. Lượng bức xạ đó đã quyết định khí hậu Tiền Giang mang tính chất nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo. Các yếu tố khí hậu như: nắng, bức xạ, nhiệt độ, bốc hơi, mưa, độ ẩm không khí, gió… được phân bổ theo mùa trong năm khá rõ nét. Quy luật phân bổ này khá ổn định qua các năm và ít thay đổi trong không gian.

Tiền Giang nằm ở vĩ độ thấp của vùng nhiệt đới, mặt trời chiếu sáng quanh năm, nên có cảm giác ban ngày dài hơn ban đêm. Hằng năm ở Tiền Giang có thời


kỳ dài 6 - 7 tháng mùa khô ít mây nên rất dồi dào về ánh sáng. Vì mùa khô nắng nhiều nên còn gọi là mùa nắng. Tiền Giang là nơi có tổng số giờ nắng trong năm (trước năm 1995) cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2.709 giờ), tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 (298 giờ). Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 9 (165 giờ). Mùa nắng trung bình mỗi ngày có gần 10 giờ nắng, mùa mưa giờ nắng trong ngày giảm xuống còn khoảng 5,5 giờ. Đây cũng là điều kiện rất tốt để khách du lịch có thời gian tham quan các phong cảnh lâu hơn, bởi vì nếu mưa nhiều sẽ gây không ít đến quá trình đi du lịch tham quan của khách.

Độ ẩm ở Tiền Giang có quan mật thiết với chế độ mưa, do chế độ gió mùa quyết định. Vì vậy chế độ độ ẩm biến đổi theo mùa. Tuy nhiên, sự chênh lệch độ ẩm qua các tháng không lớn. Độ ẩm trung bình tháng thay đổi từ 76,7% (tháng 3) đến 87,3% (tháng 9) sai biệt tối đa của độ ẩm trung bình giữa các tháng là 10,6%. Độ ẩm trung bình năm 82,7%; độ ẩm tối cao trung bình năm 93,2%; độ ẩm tối thấp trung bình năm 65,2%.

Do có một nền nhiệt độ tương đối ổn định nên du lịch Tiền Giang khá thuận lợi để phát triển du lịch. Không có tháng nào nóng quá và không có tháng nào lạnh quá, điều này tạo một không khí dễ chịu, hoài hòa giữa cảnh trời thiên nhiên và con người vùng đất này càng thêm quyến rũ. Bên cạnh đó, với nền nhiệt như thế tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển trồng các loại cây ăn trái khác nhau tạo lợi thế cho các cây trồng chủ lực như: chôm chôm, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc,... để du khách thưởng thức các loại trái cây đặc sản của tỉnh nhà.

Gió ở Tiền Giang thuộc về chế độ gió mùa. Một năm có hai mùa gió: mùa gió mùa Đông Bắc và mùa gió mùa Tây Nam. Gió mùa đông bắc, hằng năm vào giữa tháng 10 hoặc muộn hơn một chút, vào hạ tuần tháng 10, các khối không khí lạnh được hình thành từ Bắc Băng Dương, Xibêri di chuyển về phía nam gây ra những đợt gió mùa Đông Bắc, ảnh hưởng tới tận những miền vĩ độ thấp trong đó có tỉnh Tiền Giang. Gió thường thổi theo hướng: đông bắc, đông và đông nam. Trong đó chủ yếu là hướng đông và đông nam và được nhân dân địa phương gọi là gió “chướng”. Thời gian hoạt động của gió chướng trong năm bắt đầu từ cuối tháng 10


và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau. Khả năng xuất hiện gió chướng tăng dần từ đầu mùa (tháng 12) và đạt cực đại vào tháng 2 hoặc 3, sau đó giảm dần.

Gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương mang theo hơi ấm và ẩm. Hướng gió thịnh hành: nam, tây nam và tây. Trong đó chủ yếu là hướng tây nam. Thời gian hoạt động bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 và mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 8.

Nền nhiệt tương đối ổn định kết hợp miền sông nước và có đặc điểm gió là gió mùa tương đối thuận lợi cho du khách thưởng thức không khí trời trong lành nên thơ của một vùng quê sông nước miệt vườn. Cộng vào đó là khi du khách đi dạo trên các sông, gạch ít bị ảnh hưởng của các loại gió mạnh gây ảnh hưởng xấu đến chuyến đi. Mà ở đây sông, gạch kết hợp với các loại gió tùy theo mùa nó làm phong phú thêm sự hứng thú của du khách khi đi theo mùa về đất Tiền Giang. Mỗi mùa có đặc trưng riêng về tự nhiên cũng như ẩm thực mà gió có phần góp thêm sự phong phú về cảnh thiên nhiên của Tiền Giang.

Tiền Giang quanh năm nhiệt độ và ánh sáng dư thừa, vì vậy mưa kết hợp với chế độ thủy văn của hệ thống sông, rạch, kinh trở thành nhân tố chính chi phối thời vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bảng 2.1. Nhiệt độ, số giờ nắng, độ ẩm trung bình các tháng trong năm


Thành phần

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Nhiệt đô (0C)

26,7

26,9

27,0

27,0

27,4

27,1

Số giờ nắng (giờ)

187,6

187,7

199,8

194,3

183,6

198,9

Độ ẩm (%)

85,0

82,0

83,0

83,0

80,4

81,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.

Lượng mưa năm trung bình nhiều năm vào khoảng 1.100mm đến 1.400mm và khá ổn định qua các năm. So với các khu vực ở miền Đông và miền cực Tây của đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang thuộc khu vực ít mưa (nhỏ hơn 1.500mm)

Trong năm, lượng mưa phân bổ không đồng đều, hình thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa gắn với gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5 và


kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa mùa mưa chiếm 86 đến 90% lượng mưa năm và khá ổn định qua các năm.

Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình quân các tháng trong năm (Đơn vị: mm)


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Lượng mưa

136,7

128,2

142,2

127,6

117,6

144,5

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010, Cục thống kê Tiền Giang.

Lượng mưa ít thường vào tháng 1,2,3,4,11,12 mưa nhiều tập trung vào các tháng còn lại. Điều này cho thấy tạo nên mùa du lịch trong năm theo từng sản phẩm du lịch. Trong các tháng ít mưa thì sản phẩm du lịch sinh thái tham quan miệt vườn, sông nước là phù hợp nhất. Du khách vừa tránh được cái nóng bức vừa thưởng thức các trái cây từ các nhà vườn, cùng chèo xuồng vào các sông gạch mà điểm nổi bật là khu du lịch Thới Sơn, hay chợ nổi Cái Bè. Các tháng mưa nhiều thì du khách có thể tham quan khu ngập lũ Tân Phước, thưởng thức các món ăn dân giả rất ngon như: đọt trại, khóm tươi, cá rô đồng, cá lóc nướng chui,...Có thể nói lượng mưa ở Tiền Giang có một phần chi phối đến các sản phẩm du lịch, cũng như đặc thù của từng khu vực du lịch trong tỉnh.

2.2.1.4. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước ở Tiền Giang chủ yếu là nước trên mặt nguồn cung cấp nước chủ yếu của các con sông, rạch, kênh là nguồn nước mưa và chế độ thủy triều. Ở Tiền Giang có nhiều sông, rạch, kênh có giá trị về nhiều mặt, trong đó có giá trị làm tài nguyên du lịch là rất lớn. Có thể điểm qua các con sông, rạch, kênh, ao như sau:

Sông Tiền là một nhánh thuộc vùng hạ lưu của lưu vực sông Mêkông. Sông Tiền cũng chảy theo hướng đó, tới Vĩnh Long nó được tách làm 3 nhánh lớn: nhánh Hàm Luông, Cổ Chiên chảy qua địa phận của tỉnh Bến Tre và đổ ra biển bằng hai cửa cùng tên. Nhánh Mỹ Tho chảy qua địa phận Tiền Giang và đổ ra biển bởi ba cửa: cửa Tiểu, cửa Đại và cửa Ba Lai.

Đoạn sông Tiền từ chỗ tiếp giáp với sông nhánh Hàm Luông đến đầu cù lao Tàu cũng được gọi là sông Mỹ Tho. Xét theo đặc điểm tự nhiên, 92% diện tích của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023