và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân” [44. tr. 4-5].
Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị Khóa XII chỉ rõ: “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [18, tr.1]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam” [46, tr. 231]. Những nội dung luận giải trên đây cho thấy, nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được Đảng ta lựa chọn, bổ sung và hoàn thiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng, làm cơ sở lý luận, phương pháp luận chủ yếu, trực tiếp và nhất quán, chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng lấy đó làm tư tưởng nhất quán, xuyên suốt trong nhận thức và hành động, phù hợp với bản chất của Đảng và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Quan niệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Bảo vệ là thuật ngữ dùng để chỉ tổng thể các hoạt động của chủ thể nhằm chống lại, ngăn ngừa, đẩy lùi và triệt tiêu các tác nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra ảnh hưởng tiêu cực hoặc hủy hoại, xâm phạm sự tồn tại của sự vật; “bảo vệ là chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ vững sự tồn tại của sự vật” [131, tr. 175]. Bảo vệ và đấu tranh có quan hệ biện chứng với nhau, thống nhất ở mục tiêu đặt ra. Đấu tranh để bảo vệ mục tiêu và ngược lại bảo vệ là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đấu tranh đạt kết quả cao. “Mặc dù nội dung và hình thức của bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là hai phạm trù khác nhau, nhưng thống nhất ở mục tiêu đạt được. Trong bảo vệ có đấu tranh và ngược lại đấu tranh mục đích để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [62, tr. 59].
Theo đó, có thể quan niệm: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là tổng thể phương pháp và cách thức của các chủ thể nhằm giữ vững, tăng cường bản chất khoa học, cách mạng, sức sống, giá trị bền vững nền tảng tư tưởng của Đảng trước mọi thách thức; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là giữ vẹn nguyên vai trò, sức sống, giá trị bền vững, ý nghĩa lịch sử và thời đại nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó, giữ vững, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội và niềm tin của nhân dân với Đảng. Bảo đảm nền tảng tư tưởng của Đảng thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; là cơ sở lý luận, phương pháp luận, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng, lý luận cho toàn xã hội, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên; thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [46, tr. 56]. Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, sống còn của công tác xây dựng Đảng.
Chủ thể và lực lượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Mỗi chủ thể có vị trí, vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Lực lượng trực tiếp là những người hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; tạo ra môi trường đấu tranh rộng khắp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lực lượng gián tiếp là cán bộ, đảng viên và toàn thể quần chúng nhân dân; trong đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là lực lượng chủ yếu, trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được xác định trong luận án là giữ vững, tăng cường bản chất khoa học, cách mạng; bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 2
- Những Công Trình Khoa Học Tiêu Biểu Có Liên Quan Đến Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân
- Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 6
- Quan Niệm Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của
- Những Nhân Tố Cơ Bản Quy Định Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Chí Minh. Theo đó, nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được tiếp cận trên một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, bảo vệ bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng
Khi đã xác định lấy một học thuyết (chủ nghĩa) nào làm nền tảng tư tưởng, đều phải xuất phát từ giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết ấy. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [82, tr. 289].
Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tính khoa học và tính cách mạng là một thể thống nhất. Tính khoa học bản thân nó đã bao hàm tính cách mạng; tính khoa học đòi hỏi phải chỉ ra quy luật vận động, phát triển khách quan; đòi hỏi phải đấu tranh chống lại mọi lạc hậu, phản động, bảo thủ, chống lại áp bức, bất công, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đồng thời, tính cách mạng trong chủ nghĩa Mác - Lênin cũng bao hàm tính khoa học, muốn xây dựng xã hội mới đòi hỏi phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, tức là phải dựa vào khoa học. Về vấn đề này, Ph. Ăngghen đã chỉ ra: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc” [3, tr.796]. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa những thành tựu của khoa học xã hội trên tiền đề của khoa học tự nhiên đương thời.
V.I. Lênin khẳng định: “Học thuyết của Mác ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội” [74, tr. 49-50]. Đó là, triết học cổ điển Đức mà đại diện là G. Hegen, L. Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh mà đại biểu là A. Xmit và Đ. Rcácdô, đã mở đầu lý luận về giá trị sức lao động. Học thuyết xã
hội chủ nghĩa không tưởng Pháp, mà đại diện là X. Ximông, S. Phuriê và Ôoen đã chỉ trích, kết tội chủ nghĩa tư bản, ước mơ xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Khẳng định sự thay thế của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản là xu thế tất yếu; đồng thời phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của gia cấp công nhân trong cuốc đấu tranh để hiện thực hóa xu thế đó.
Trước sự vận động của chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại, đặc biệt là khoa học vật lý cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã khái quát những thành tựu của cách mạng thế giới, qua đó phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới và hiện thực hóa lý luận đó thành phong trào cách mạng. Sau này, V.I. Lênin đã nghiên cứu những thành tựu của khoa học, đặc biệt là những phát minh của khoa học tự nhiên, cùng với tổng kết thực tiễn vận động của chủ nghĩa tư bản, đã phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới. Tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện ở sự thống nhất giữa nội dung của chân lý khách quan và hình thức, đó là hệ thống lôgic chặt chẽ, hoàn thiện. Tính cách mạng thể hiện ở chỗ chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, cung cấp cho giai cấp vô sản một công cụ nhận thức khoa học; nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển. Tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin thống nhất với tính cách mạng nó được thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên.
Trước đây từng có khuynh hướng giáo điều dùng triết học Mác - Lênin thay thế những kết quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên, ngày nay lại có khuynh hướng ngược lại, dùng những thành tựu mới của khoa học tự nhiên để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin và cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời. Những khuynh hướng giáo điều trên đây là sai lầm. Bởi vì, những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên không những chứng minh sự đúng đắn mà còn là cơ sở để bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin thêm phong phú. Như vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết cần bảo vệ bản
chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Khẳng định giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại, tính hoàn bị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu, bổ sung, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị cho chúng ta thế giới quan, phương pháp luận khoa học; khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa là tương lai tốt đẹp của loài người. Thực tiễn đã chứng minh: “Đảng ta luôn vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam” [46, tr. 165]. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước hết cần kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin không có nghĩa là khư khư nắm giữ những câu chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin. Kiên định là giữ vững ý chí, không giao động trước những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Khẳng định những giá trị căn bản được thể hiện trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin và trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam là yếu tố quan trọng, cấu thành nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình mẫu tiêu biểu cho việc bổ sung và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tiếp nhận những bài học sâu sắc từ C. Mác, V.I. Lênin và thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; Người cho rằng: “Chủ nghĩa Lênin cũng gần như cái cẩm nang thần kỳ” [103, tr. 588]; nhưng luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo “cái cẩm nang thần kỳ” đó.
Những luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, v.v., trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam là những giá trị cốt lõi trong tư tưởng của Người. Những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh được hiện thực hóa ở chủ trương, đường lối của Ðảng; thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, từ thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc, kháng chiến thắng lợi, thống nhất đất nước năm 1975, sau đó cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Kiên định, bổ sung, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hai mặt của một vấn đề thống nhất có mối quan hệ biện chứng, kiên định phải trên cơ sở bổ sung, phát triển sáng tạo, phù hợp. Bổ sung, phát triển sáng tạo phải trên cơ sở kiên định thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng. Việc nghiên cứu, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là “xét lại” chủ nghĩa Mác - Lênin; cũng không phải làm lu mờ giá trị của nó mà là làm cho những nội dung, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có thêm sức sống mới; được hiện thực hóa, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, qua đó đập tan những quan điểm, tư tưởng phản động, xuyên tạc về nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thứ ba, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng
Bên cạnh việc bảo vệ giá trị bản chất khoa học, cách mạng, bổ sung, phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng trong thực tiễn, thì việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, là nội dung quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong xã hội có giai cấp, tất yếu có đấu tranh giai cấp; đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở nước ta cũng là một biểu hiện của đấu tranh giai cấp. Ph. Ăngghen cho rằng: “Tất cả mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử không kể nó diễn
ra trên địa hạt chính trị, tôn giáo, triết học, hay trên bất kỳ một địa hạt tư tưởng nào khác thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt của cuộc đấu tranh của các giai cấp trong xã hội” [2, tr. 373 - 374].
Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đòi hỏi phải nhận diện đúng các tư tưởng phản động; từ đó, kịp thời vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn, đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch. Nhận thức rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam. Các thế lực thù địch đang ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Với những thủ đoạn: “Một là, xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đối lập C. Mác, Ph. Ăgghen với
V.I. Lênin để làm xói mòn sự thống nhất, biện chứng của một học thuyết khoa học, cách mạng. Cố tình tạo sự khác biệt giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin. Muốn Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, duy trì tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, ca ngợi sự vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản, cho rằng chủ nghĩa xã hội không có tương lai; tập trung xuyên tạc, công kích, chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ba là, bóp méo, hạ thấp, phủ nhận thành quả đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng” [6, tr. 1 - 8].
Hiện nay, “có 300 tổ chức phản động lưu vong người Việt, trong đó có khoảng 100 tổ chức có lực lượng, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta một cách quyết liệt, trong đó có cả các tổ chức phi chính phủ như tổ chức: Theo dõi nhân quyền (HRW), Phóng viên không biên giới (RSF), Việt Tân, VOICE, Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS” [11, tr. 311]. Chúng phát tán thông tin xấu độc, quan điểm sai trái nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua các phương tiện truyền thông như: “VOA, RFI, RFA, AFP, và các blog, twiter, facebook cá nhân” [11, tr. 408].
Chỉ khi nào nhận thức rõ tính chất nguy hiểm, phức tạp của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, cập nhật thường xuyên tình hình và những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các thế lực thù địch; thì mọi người dân mới đề cao cảnh giác, không bị động, lúng túng. Ðảng ta đã xác định: “Đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, cơ bản lâu dài của cả hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân tộc” [18].
Chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức, đoàn thể là rất cần thiết, nhưng quan trọng và quyết định hơn vẫn là sự chủ động trong rèn luyện bản lĩnh chính trị, tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận của mỗi cá nhân. Đó chính là yếu tố cơ sở, nền tảng vững chắc để mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân, tích cực, tự giác tham gia có hiệu quả vào bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
2.1.2. Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học
viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là một bộ phận nhà giáo quân đội, trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy, truyền thụ tri thức khoa học xã hội và nhân văn, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, năng lực sáng tạo cho người học. Chức năng, nhiệm vụ chính của họ là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận. Do tính chất, yêu cầu và chịu sự quy định của các yếu tố mang tính đặc thù hoạt động quân sự, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan có những đặc điểm cơ bản sau đây.