thông báo cho Tổng Công ty Thương mại Dầu khí kế hoạch sản lượng của năm và từng tháng.
B2: trên cơ sở kế hoạch sản lượng, Công ty thương mại dầu khí xây dựng kế hoạch mời khách hàng vào đàm phán và ký hợp đồng dài hạn và ngắn hạn báo cáo Ban Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty dầu khí Việt Nam sẽ xem xét và trình Hội đồng quản trị phê chuẩn. Sau khi có quyết định phê chuẩn của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty sẽ phê duyệt kế hoạch đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu dầu thô.
B3: trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt Tổng Công ty Thương mại Dầu khí tiến hành mời khách hàng chào giá cạnh tranh và đàm phán. Kết quả đàm phán sẽ được trình ban Tổng Giấm đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam sẽ xem xét và trình Hội đồng quản trị phê chuẩn. Sau khi có quyết định phê chuẩn của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty sẽ phê duyệt mức giá và khối lượng của các hợp đồng xuất khẩu dầu thô để công ty thương mại dầu khí ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Sơ đồ 2.3. Cơ chế điều hành giá dầu Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng
Hội đồng quản trị
Tổng Công ty Dầu khí
Tổng Công ty
TM Dầu khí PETECHIM
Khách hàng mua dầu thô
Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí
Xí nghiệp liên doanh Dầu khí
Đối với các loại dầu thô khác:
Ngoài dầu thô Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng, các mỏ dầu khác được quản lý theo các hợp đồng phân chia sản phẩm giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các nhà thầu nước ngoài. Do các quy định của Hợp đồng phân chia sản phẩm cho phép các nhà đầu tư được nhận phần lãi bằng dầu thô nên có thể trực tiếp nhận và xuất khẩu dầu thô. Tuy nhiên, trong các năm qua Tập đoàn Dầu khí đã đàm phán và thuyết phục các nhà thầu dầu khí thực hiện việc bán dầu chung. Quy trình bán dầu của các mỏ này được thực hiện như sau:
B1: các nhà thầu điều hành mỏ trình Ủy ban quản lý (gồm đại diện của Tập đoàn Dầu khí VN và các phía tham gia đề án khai thác mỏ) phê duyệt kế hoạch sản xuất hàng năm.
B2: trên cơ sở kế hoạch sản xuất được Ủy ban quản lý phê duyệt, nhà thầu điều hành mỏ sẽ tiến hành khai thác dầu theo kế hoạch và báo cáo các phía tham gia đề án theo định kỳ.
B3: các phía tham gia đề án cử đại diện của mình tham gia Ủy ban bán dầu chung (mỗi phía tham gia cử 1 đại diện). Trên cơ sở kế hoạch sản lượng của năm và từng tháng Ủy ban bán dầu chung sẽ quyết định thời điểm bán dầu và khối lượng dầu xuất khẩu.
B4: trên cơ sở quyết định của Ủy ban bán dầu chung, Tổng Công ty Thương mại dầu khí với tư cách là đại lý Marketing sẽ mời các khách hàng tham gia đấu thầu.
B5: kết quả đấu thầu sẽ được trình Ủy ban bán dầu chung. Các thành viên thuộc Ủy ban bán dầu chung có thể đưa ra các chào hàng mà mình có được để cùng cạnh tranh với các chào hàng mà PETECHIM đã mời. Ủy ban bán dầu chung sẽ quyết định về lựa chọn khách hàng, giá cả và khối lượng xuất khẩu trên cơ sở kết quả chào thầu theo nguyên tắc chọn các chào thầu có giá tốt nhất.
B6: Tổng Công ty Thương mại Dầu khí ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài trên cơ sở quyết định của Ủy ban bán dầu chung.
Sơ đồ 2.4. Mô hình quản lý giá các loại dầu khác
Tổng Công ty TM
Dầu khí PETECHIM
Nhà thầu điều hành mỏ
Khách hàng mua dầu
Các phía tham gia đề án khai thác mỏ
Ủy Ban bán dầu chung
Qua hai mô hình quản lý trên, có thể thấy rằng mô hình quản lý giá của các mỏ dầu được khai thác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm, được thực hiện đơn giản và linh động hơn. Điều này xuất phát từ nguyên nhân có sự giám sát qua lại của các phía tham gia ngay trong Ủy Ban bán dầu chung.
Trong điều kiện sản lượng và giá cả các loại dầu chuẩn mà dầu thô Việt Nam sử dụng làm căn cứ tính giá ổn định thì dầu thô Việt Nam hoàn toàn có ưu thế về giá so với các loại dầu cạnh tranh trong khu vực do tính ổn định của các công thức giá hiện đang áp dụng. Tuy nhiên trong điều kiện giá các loại dầu chuẩn khu vực có những biến động khó lường thì ưu thế cạnh tranh về giá của các loại dầu thô Việt Nam có thể giảm sút đáng kể so với các loại dầu thô nhẹ từ Châu Phi.
c) Chiến lược phân phối
Trước năm 2003, 99% lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam là do đội tàu nước ngoài vận chuyển và được bán theo điều kiện FOB – kho chứa nổi. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội tàu vận tải dầu thô của Việt Nam, các hợp đồng xuất khẩu dầu thô Bạch Hổ đã quy định tỷ lệ cam kết sử dụng dịch vụ vận chuyển của Việt Nam theo điều kiện FOB + vận chuyển. Công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans) đã được thành lập và đi vào hoạt động với mục tiêu bảo đảm vận tải dầu thô xuất khẩu với khối lượng ít nhất đạt 30% lượng dầu xuất khẩu hằng năm.
Vận tải dầu thô là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với ngành dầu khí, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, trong đó yếu tố con người có ý nghĩa quyết định, phải từng bước xây dựng mới đáp ứng yêu cầu công việc. Vì vậy công ty đã hoạch định chiến lược tuyển dụng đào tạo đội ngũ nhân viên, thuyền viên giỏi, năng động. Ðồng thời, phối hợp nhịp nhàng giữa đội ngũ cán bộ thương mại làm việc trên bờ và thủy thủ dưới tàu, đẩy mạnh tìm kiếm bạn hàng bảo đảm nguồn hàng để những con tàu quay vòng liên tục, nâng cao tần suất khai thác phương tiện.
Về kênh phân phối, hầu hết dầu thô của Việt Nam trước đây đều được xuất khẩu qua các trung gian là các công ty thương mại chứ không trực tiếp đến tay bạn hàng. Vì lượng dầu xuất khẩu của Việt Nam là không lớn nên hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển các kênh phân phối trực tiếp để giảm chi phí, giá thành đồng thời lấy công làm lãi. Ngoài ra xuất khẩu trực tiếp cũng giúp ta tiếp nhận được trực tiếp ý kiến từ khách hàng giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời hơn và có các dự báo thị trường với độ chính xác lớn hơn.
d) Chiến lược xúc tiến thương mại
Trong thời gian qua, Việt Nam đã giới thiệu hình ảnh dầu thô Việt Nam qua một số triển lãm quốc tế chuyên ngành được tổ chức tại Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Hiện nay chúng ta đang có những kế hoạch tập trung nhiều hơn vào các hình thức quảng cáo như: tham gia các hội chợ triển lãm dầu khí quốc tế, các Hội nghị, diễn đàn, hội thảo quốc tế về lĩnh vực buôn bán trao đổi dầu thô trong đó quan trọng nhất là Hội nghị các nhà kinh doanh dầu thô Đông Nam Á, Diễn đàn các công ty dầu châu Á – TBD. Bên cạnh đó, dầu khí Việt Nam còn phát hành các trang web, các tờ thông tin về chất lượng và sản lượng các loại dầu thô, tổ chức hội nghị khách hàng mua dầu thô… nhằm gây dựng thương hiệu dầu khí Việt Nam, để tên tuổi dầu thô Việt Nam cũng như các sản phẩm dầu trong tương lai được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn.
Ở cấp vĩ mô, các hoạt động xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ cũng đang được quan tâm nhiều hơn. Trước giờ ngành dầu khí vẫn luôn là ngành được ưu tiên hàng đầu trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Chính phủ và Bộ Công thương hiện cũng đang nghiên cứu hoàn thiện việc ký kết các thỏa thuận, hiệp định ở cấp Chính phủ để tạo điều kiện cho việc thâm nhập thị trường đồng thời chỉnh sửa, hoàn thiện và xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu dầu thô cùng các sản phẩm dầu của Việt Nam trong tương lai.
2.2.3.2. Khả năng cạnh tranh của các loại dầu thô Việt Nam trên thế giới
a) Chất lượng của dầu thô Việt Nam so với thế giới
Hiện nay, sản lượng dầu thô Việt Nam được khai thác chủ yếu tại 7 khu mỏ. Mỗi mỏ dầu cung cấp một loại dầu thô riêng (trừ dầu thô mỏ Rồng có sản lượng nhỏ được thu gom và xuất khẩu cùng dầu thô mỏ Bạch Hổ). Các loại dầu thô này được cung cấp ra thị trường dưới các tên thương mại cùng với tên mỏ: dầu Bạch Hổ, dầu Đại Hùng, dầu Ruby, dầu Rạng Đông, dầu Bunga Keiwa và dầu Sư tử đen.
Bảng 2.2. Đặc tính kỹ thuật các chủng loại dầu thô Việt Nam
Tỷ trọng | Nhiệt độ đông đặc (°C) | Hàm lượng lưu huỳnh (%theo trọng lượng) | |
Đại Hùng | 38,70 | 27,0 | 0,095 |
Bạch Hổ | 40,50 | 34,0 | 0,035 |
Rồng | 40,50 | 34,0 | 0,035 |
Rạng Đông | 37,60 | 30,0 | 0,05 |
Ruby | 39,50 | 27,0 | 0,14 |
BungaKekwa | 36,50 | 36,0 | 0,05 |
Sư tử đen | 36,20 | 36,0 | 0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu Dầu Thô Của Việt Nam Những Năm Qua
- Thực Trạng Thị Trường Xuất Khẩu Theo Cách Tư Duy Mới
- Đặc Điểm Một Số Thị Trường Xuất Khẩu Dầu Thô Chủ Yếu Của Việt Nam
- Hợp Tác Quốc Tế Khai Thác Ở Nước Ngoài Và Kết Hợp Nhập Khẩu Dầu Thô
- Quan Điểm 3, Xuất Khẩu Dầu Thô Cần Nâng Cao Uy Tín Và Vị Thế Quốc Gia
- Mô Hình Xác Định Chiến Lược Xuất Khẩu Theo Quan Điểm Marketing Hiện Đại
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Nguồn: http://www3.congnghedaukhi.comNhìn tổng quát thì dầu thô Việt Nam đều thuộc loại dầu thô ngọt (ít lưu huỳnh), có nhiều sáp và có tỷ trọng thuộc loại trung bình (Bảng 2.2). Theo đánh giá của người sử dụng thì dầu thô Việt Nam là loại dầu thô sạch, chứa ít lưu huỳnh, kim loại và các hợp chất của Nitơ do đó khi sử dụng không cần dùng các giải pháp loại bỏ lưu huỳnh và Nitơ đến giới hạn cho phép. Với đặc điểm này dầu thô Việt Nam có thể dùng đốt trực tiếp trong các lò công nghiệp
mà không sợ thủng nồi hơi và giảm ô nhiễm môi trường.
Dầu thô Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng paraphin cao (chiếm từ 25-27%). Sự có mặt của paraphin với hàm lượng cao trong dầu làm cho dầu mất tính linh động ngay cả ở nhiệt độ không khí bình thường. Điểm đông đặc của dầu Bạch Hổ là 36°C, dầu Đại Hùng là 27°C là một trong những bất lợi
của dầu thô Việt Nam do phải phát sinh chi phí làm nóng trong quá trình tồn chứa và vận chuyển.
b) So sánh giá xuất khẩu dầu thô của Việt Nam so với các loại dầu thô có cùng chất lượng trên thế giới và khu vực
Trong các năm qua, giá công bố của các loại dầu thô Việt Nam trong đó chủ yếu là dầu thô Bạch Hổ luôn đạt mức cao hơn dầu thô Minas. Điều này xuất phát từ các yếu tố:
Mức chênh lệc giá giữa các loại dầu thô Châu Á trong đó có dầu thô Việt Nam đối với dầu chuẩn Dubai thấp do chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC được thực hiện khá hiệu quả. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới giữ được tốc độ phát triển đều (cho đến trước năm 2007) làm cho nhu cầu dầu thô tăng nhanh.
Nhu cầu dầu thô nhẹ có hàm lượng lưu huỳnh thấp của Trung Quốc tăng nhanh do quốc gia này giữ được tốc độ pháy triển cao trong nhiều năm. Trong các năm gần đây một số lượng lướn các lô dầu thô Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby bán trên thị trường giao ngay – spot đã được đưa về thị trường Trung Quốc.
Khoảng cách giữa giá dầu Minas công bố chính thức và giá dầu Minas theo Platt’s và APPI có xu hướng tăng từ 10 xu Mỹ/thùng lên đến 40 xu Mỹ/ thùng do lượng dầu Minas được mua bán trên thị trường có xu hướng giảm do tiêu thụ nội bộ tăng.
Việc giá dầu thô Bạch Hổ là loại dầu thô xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam dựa trên giá dầu Minas cũng có những thuận lợi và bất lợi nhất định. Trong trường hợp giá dầu Minas giữ ổn định theo tương quan với các dầu chuẩn khác trên thế giới thì giá dầu Bạch Hổ là khá cạnh tranh, lượng dầu Bạch Hổ giao dịch trên thị trường tăng mạnh. Tuy nhiên, khi có những yếu tố đột biến làm giá dầu Minas tăng cao tương đối so với các dầu chuẩn khác
trong khi lượng dầu Minas giao dịch trên thị trường không lớn có thể dẫn đến tình trạng giao dịch dầu thô Bạch Hổ gặp khó khăn do mức giá tương đối cao.
c) Phương thức giao hàng và thanh toán trong xuất khẩu
Mặc dù công nghiệp đóng tàu cũng đang là một ngành công nghiệp được quan tâm, tập trung đầu tư và đã có nhiều chuyển biến tích cực, tháng 06/2009 sẽ hạ thủy tàu chở dầu made in Vietnam với trọng tải 104.000 tấn – lớn nhất Việt Nam hiện nay, song đội tàu vận tải dầu thô của Việt Nam hiện vẫn còn mỏng và nhiều hạn chế nên tỷ lệ vận chuyển bằng tầu chở dầu thô Việt Nam vẫn còn nhỏ.
Việc sử dụng phương thức giao hàng theo điều kiện FOB tuy chưa đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng có khá nhiều ưu điểm:
- Hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển dầu thô, các rủi ro này có thể có tác hại và hậu quả rất lớn.
- Tạo điều kiện cho người mua chủ động trong việc thay đổi điểm đến đích của từng lô hàng và có thể thu xếp vận chuyển cùng với các lô dầu khác có cùng hành trình.
- Thông lệ trong buôn bán dầu thô quốc tế là dầu thô được tính giá trên cơ sở giá FOB và quyền lựa chọn tàu vận chuyển luôn thuộc về người mua tùy thuộc theo các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường, hành trình.
Việc thanh toán các lô dầu của Việt Nam thường được tiến hành theo hình thức:
- Người mua mở Thư đám bảo thanh toán hoặc L/C Standby tại các Ngân hàng quốc tế loại I cho toàn bộ giá trị lô hàng cho người bán trước 15 ngày so với ngày giao hàng.
- Người bán sẽ kiểm tra Thư đảm bảo thanh toán và chấp nhận/ sửa đổi trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận.