Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 3


Vấn đề xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được trình bày trong phần thứ 3 của cuốn giáo trình. Trong đó, những vấn đề đổi mới nhận thức lý luận về con người, con người Việt Nam phát triển toàn diện, vai trò và vị trí của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội mà tác giả đưa ra là cơ sở lý luận và phương pháp luận quan trọng cho việc nghiên cứu sự phát triển con người Việt Nam.

Bài viết “Một số vấn đề về con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen dưới ánh sáng của khoa học hiện đại” trong Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học [132], GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn đã phân tích những quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong mối quan hệ với các thành tựu khoa học hiện đại trong nghiên cứu con người, như tâm lý học, khảo cổ học, xã hội học, nhân chủng học, sinh học,...Từ đó làm sâu sắc thêm về nguồn gốc, bản chất con người.

Con người - Văn hóa, quyền và phát triển [103], do Mai Quỳnh Nam (chủ biên). Trong đó, bài viết của GS,VS Phạm Minh Hạc: “Vấn đề xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực: Quan niệm và chính sách”; và bài: “Người Việt Nam trong mối quan hệ giữa triết học, đạo đức và tôn giáo” của GS Vũ Khiêu là hai bài viết đã đề xuất cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu con người Việt Nam. Tiếp theo là ba phần nội dung: 1) Con người và Văn hóa, 2) Quyền con người, 3) Phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói, cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể các tác giả. Với 34 bài viết, cuốn sách đề cập một cách sâu sắc các vấn đề về mối quan hệ giữa văn hóa với con người, quyền con người, nguồn nhân lực và sự phát triển con người. Cuốn sách là một tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện trên cả bình diện lý luận, phương pháp luận, thực trạng và giải pháp.


Con người và văn hóa: Từ lý luận đến thực tiễn phát triển [109]. Cuốn sách được chia làm hai phần. Phần thứ nhất, trình bày những quan niệm Đông - Tây truyền thống và hiện đại về mối quan hệ giữa con người và văn hóa. Phần 2, với 12 bài viết, là những nghiên cứu về ứng dụng thực tiễn các quan điểm truyền thống và hiện đại (ở phần thứ nhất) trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa văn hóa và con người trong sự phát triển.

Nguyễn Thị Nga với bài: “Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI” [105]. Tác giả bài viết khẳng định: “Con người là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Việc đầu tư cho sự phát triển của con người không chỉ vì mục tiêu nhân văn mà còn là sự đầu tư có lợi nhất cho sự phát triển bền vững”. Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực trạng về con người, phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng như những nguyên tắc cần được quán triệt để có thể phát triển con người toàn diện.

Từ khi thành lập Đảng, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta luôn coi phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất và cũng là động lực lớn nhất của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Để nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, đã có nhiều công trình trình bày, phân tích và luận giải về những chủ trương, đường lối và chiến lược phát triển con người Việt Nam theo các văn kiện của Đảng, trong số đó, gần đây có các công trình như của PGS,TS Nguyễn Thế Kiệt: “Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” [72]; Hoàng Đình Cúc: “Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” [15]; Trong cuốn Một số vấn đề triết học trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng [115], do PGS,TS Trần Văn Phòng và GS,TS Nguyễn Hùng Hậu đồng chủ


biên, có các bài: “Vấn đề phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Thế Kiệt; “Chiến lược phát triển con người trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng” của Bùi Thị Phương Thùy và bài “Phát huy nhân tố con người theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI” của PGS,TS Nguyễn Thị Nga. Những chủ trương, phương hướng và chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam của Đảng được các nhà khoa học đưa ra và luận giải, hoặc chính các nhà khoa học của các công trình trên đề xuất là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài luận án của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG

PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM

Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 3

Cuốn sách Phát triển con người - từ quan niệm đến chiến lược và hành động [165]. Tác giả Keith Griffin và Terry Mckinley với bài viết “Hướng tới một chiến lược phát triển con người”, đã trình bày thực trạng của nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển con người ở nhiều nước trên thế giới, như những vấn đề suy dinh dưỡng, tỷ lệ biết chữ của trẻ em, mức đầu tư cho y tế, giáo dục; thu nhập, bình đẳng giới, thất nghiệp,... Các dữ liệu được đưa ra về các vấn đề trên, nhất là những chỉ số thấp, đòi hỏi mỗi quốc gia và cộng đồng thế giới phải có những chiến lược và hành động để nâng cao chất lượng sống của con người trên hành tinh chúng ta; bài “Một số vấn đề về phát triển con người Việt Nam” của Edouard A.Wattez - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc ở Hà Nội - Việt Nam, đã đưa ra các kết quả nghiên cứu một số vấn đề về thực trạng phát triển con người Việt Nam trong những năm qua, trong đó tác giả khẳng định: “Tình trạng nghèo đói và cận nghèo đói hiện nay vẫn đang là thách thức cấp bách nhất về phát triển con người Việt Nam” [161, tr.11]. Vì vậy, ông đặt ra vấn đề là Việt Nam, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới, góp phần tạo điều kiện cho con người Việt Nam phát triển, song Đảng và Nhà nước Việt Nam phải có những chiến lược, biện pháp tích cực hơn nữa. Đồng thời ông cũng đưa ra quan niệm:“Phát triển con người là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn để con người có thể nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của chính mình một cách bền vững” [161, tr.11].


Tác giả Vũ Thiện Vương với cuốn sách Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [170]. Trong chương 2 (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người) của cuốn sách, tác giả đã nhấn mạnh yêu cầu khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam được tác giả phân tích qua ba giai đoạn cơ bản: Con người Việt Nam truyền thống (giai đoạn trước khi Đảng ra đời), con người Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới. Nhìn chung, tác giả đã phân tích thực trạng xây dựng con người gắn với bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam, bên cạnh việc nêu lên những bản chất tốt đẹp của người Việt Nam, những thành quả đạt được, tác giả cũng đã trình bày những hạn chế của việc xây dựng con người Việt Nam. Từ thực trạng đó, tác giả đã thẳng thắn đặt ra bốn vấn đề cần giải quyết để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thứ nhất, vấn đề cơ cấu lao động còn bất hợp lý và lạc hậu; thứ hai, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn còn thấp; thứ ba, chính sách xã hội ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập; thứ tư, quyền dân chủ của nhân dân còn nhiều vấn đề tiếp tục phải giải quyết.

Trong phần hai của cuốn sách Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [48], để luận giải cho những định hướng lớn cũng như các giải pháp cụ thể về chiến lược phát triển con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tác giả đã đưa ra những luận cứ, luận chứng dựa trên những khảo sát thực trạng về phát triển con người Việt Nam trên cả bốn phương diện là đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất. Những kết quả khảo sát thực tiễn về phát triển con người Việt Nam giai đoạn trước năm 2001, đồng thời những mục tiêu phát triển con người Việt Nam đến năm 2005, 2010, và những giai đoạn tiếp theo mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả, đồng bộ và có sự tham gia của nhiều cấp,


nhiều ngành, mọi tầng lớp nhân dân mới có thể xây dựng con người Việt Nam

phát triển toàn diện đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh - phương pháp luận nghiên cứu con người: Niên giám nghiên cứu [49], vấn đề thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam được các tác giả trình bày trong tiết 1 của chương 3. Trong đó, các tác giả không nêu những thành tựu đạt được, mà chỉ nhấn mạnh đến những mặt hạn chế đang đặt ra trong quá trình phát triển con người Việt Nam, như giáo dục - đào tạo trong gia đình, nhà trường và xã hội ít quan tâm đến tính chỉnh thể (ít quan tâm đến giáo dục lịch sử dân tộc và lý tưởng cách mạng); chưa xây dựng được lối sống xã hội chủ nghĩa; sự nghiệp phát triển con người chưa tạo thành một phong trào có tính cách mạng, lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia. Trên cơ sở đó, các tác giả nêu lên mấy vấn đề “nổi cộm” cần giải quyết nhằm xây dựng con người mới ở nước ta là: độ chênh lệch giữa mục tiêu với thực tế phát triển con người toàn diện trong những năm đổi mới là rất lớn; sự mất cân đối khá trầm trọng giữa các mặt trong nội dung giáo dục - đào tạo ở trong nhà trường, gia đình và xã hội; đầu tư cho các lĩnh vực liên quan đến sự phát triển của con người chưa tương xứng. Theo các tác giả, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là trong những năm qua, chúng ta chưa hiểu sâu sắc và vận dụng chưa đúng đắn tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh vào phát triển con người Việt Nam. Vì vậy, để có được thành công trong phát triển toàn diện con người ở Việt Nam, chúng ta cần phải vận dụng đúng đắn tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh.

Bộ sách gồm ba cuốn: 1) Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (đồng chủ biên), Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu; 2) Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (đồng chủ biên), Chỉ số tuổi thọ trong HDI - Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam; 3) Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (đồng chủ biên), Chỉ số giáo dục trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Bộ sách là công trình nghiên cứu chuyên sâu về cách tính và thực trạng phát triển con người


qua các chỉ số thành phần trong HDI. Vì vây, đây là tài liệu quan trọng cho việc

nghiên cứu thực trạng phát triển con người Việt Nam qua chỉ số HDI.

Hồ Sỹ Quý, Con người và phát triển con người [119]. Một số vấn đề thực tiễn của sự phát triển con người Việt Nam được tác giả trình bày trong chương 9 thuộc phần thứ 3 của cuốn sách. Tác giả đã luận giải về chỉ số phát triển con người HDI và HPI. Tác giả đã phân tích những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển con người Việt Nam những năm gần đây. Cách luận giải của tác giả về các chỉ số này là cơ sở lý luận quan trong trong việc nghiên cứu thực trạng phát triển con người ở Việt Nam. Theo tác giả,“Chỉ số phát triển con người HDI với tính hợp lý đáng kể của nó là bộ công cụ nghiên cứu khá hữu hiệu về phát triển con người được đông đảo cộng đồng thế giới chấp nhận…Tuy nhiên, đối với nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách xã hội, sự tỉnh táo nhất định là điều cần phải có, vì bộ công cụ HDI có thể che giấu những khiếm khuyết của sự phát triển con người trong thực tế” [119, tr.274-275].

Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI [12]. Cuốn sách chia làm 6 chương, đề cập một cách toàn diện về mạng lưới, quy mô, chất lượng, đội ngũ giáo viên, chương trình, quản lý giáo dục, mức đầu tư cho giáo dục, phương pháp giảng dạy và chiến lược phát triển,... các cấp bậc học từ giáo dục đại học trở xuống của cả hệ thống giáo dục, đào tạo công lập và ngoài công lập. Nội dung cuốn sách là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng phát triển con người Việt Nam ở phương diện trí lực.

Phùng Danh Cường, “Phát triển con người ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” [19]. Tác giả đã đi luận giải thực trạng phát triển con người Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn một số hạn chế nhất định trên các bình diện: chỉ số HDI, giáo dục và đào tạo, công tác phát triển y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân và thành tích trong xóa đói giảm nghèo. Bằng cách tiếp cận của Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), trong bài “Thực trạng về sự phát triển con người Việt Nam qua chỉ số HDI” [21],


tác giả tiếp tục luận giải, phân tích những thành tựu và hạn chế phát triển con người Việt Nam qua chỉ số HDI và vạch ra một số điểm mới trong nghiên cứu con người qua chỉ số này. Các công trình này là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng phát triển con người Việt Nam.

Nguyễn Đình Tuân, “Báo cáo phát triển con người 2010: Xu hướng phát triển con người và một số thay đổi trong tính toán các chỉ số[162]. Bằng cách luận giải sâu sắc và chi tiết, tác giả đã cho chúng ta thấy trong báo cáo thế giới về phát triển con người năm 2010 có sự thay đổi cách tính toán chỉ số HDI và bổ sung thêm 3 chỉ số mới, gồm: IHDI (bất bình đẳng), GII (bất bình đẳng giới), MPI (nghèo khổ đa chiều). Chính vì vậy, thứ hạng về phát triển con người của các quốc gia cũng vì thế bị thay đổi và chúng ta nên cân nhắc kỹ trong việc lấy chỉ số phát triển con người năm 2010 để so sánh với các năm trước. Công trình là căn cứ quan trọng trong việc tính toán các chỉ số phát triển con người Việt Nam.

Bên cạnh những công trình trên, những công trình của Tổng cục thống kê, gồm: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009; Niên giám thống kê năm 2010; Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010; Niên giám thống kê năm 2011; Điều tra lao động và việc làm 2011; Niên giám thống kê 2010, 2011, 2012; Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Các kết quả chủ yếu; Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2012; Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013;...; cùng với các Báo cáo phát triển con người của tập thể tác giả Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; các Báo cáo phát triển con người của UNDP, gồm: 1) Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm 2001: “Đổi mới và phát triển con người ở Việt Nam”. Báo cáo đề cập đến những hậu quả lớn do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đến phát triển con người Việt Nam. Đồng thời đưa ra những thách thức mới mà chúng ta phải đối mặt và những mục tiêu cần thiết nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển con người Việt Nam trong thời kì mới; 2) Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm 2006: “Phát triển con người Việt Nam 1999-2004 -


Những thay đổi và xu hướng chủ yếu”. Báo cáo này giới thiệu các thành tựu phát triển con người đã đạt được trong quá trình đổi mới ở nước ta trong thời gian 1999-2004. Bên cạnh đó, báo cáo này còn trình bày những thay đổi và xu hướng chính trong phát triển con người Việt Nam qua so sánh chỉ số HDI, HPI và GDI ở cấp quốc gia, vùng, tỉnh, giai đoạn 1999-2004; 3) Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm 2011: “Dịch vụ xã hội vì sự phát triển con người”. Báo cáo gồm 2 phần chính: phần 1 (3 chương), trình bày khung phân tích, quan điểm phát triển, con người và xu hướng phát triển con người ở Việt Nam. Phần 2 (3 chương), phân tích những thách thức mà người dân gặp phải trong tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục. Các công trình này đã đề cập một cách chi tiết đến mức cụ thể về các mặt của sự phát triển con người Việt Nam. Vì vậy, các công trình đó là tài liệu quan trọng trong nghiên cứu thực trạng phát triển con người Việt Nam.

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM

Bài viết của Đặng Xuân Kỳ: “Những phương thức và biện pháp xây dựng con người mới”, trong Vấn đề xây dựng con người mới [16]. Tác giả bài viết cho rằng, quá trình xây dựng con người mới không phải là quá trình đơn giản, riêng rẽ và khép kín, mà là một quá trình mở và “để xây dựng con người mới, chúng ta phải tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng - cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa....Trong ba cuộc cách mạng, cách mạng tư tưởng và văn hóa có nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng con người mới; bởi vì nó là động lực trực tiếp đến các mặt của con người như nhận thức, tư tưởng, tình cảm, tác phong, lối sống” [16, tr.466].

Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Trong phần hai (Định hướng chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) của cuốn sách, các tác giả đã nêu lên những tư tưởng và mục tiêu chung về chiến lược phát triển toàn diện con người

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí