Tự Rèn Luyện, Nỗ Lực Trau Dồi Kiến Thức, Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn, Năng Lực Công Tác


cứu khoa học nhằm phát triển chuyên sâu về chuyên môn cho viên chức cũng như khai thác các nguồn thu, góp phần cải thiện thu nhập cho viên chức, cụ thể như: Liên kết các cơ quan, đơn vị có nhu cầu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoài kế hoạch; cũng như tăng cường hoạt động cộng tác viên để viết và gởi bài đăng cho các tạp chí Trung ương và địa phương...

3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía bản thân viên chức

3.2.2.1. Tự rèn luyện, nỗ lực trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác

Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng nên mỗi một chúng ta nếu không muốn bị lạc lỏng, tụt hậu trong vòng quay vận động ấy thì chúng ta cần phải rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác là điều tất yếu. Viên chức có thể nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thông qua đào tạo - bồi dưỡng, tự bản thân viên chức phải vận động và thông qua học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để tích lũy, bổ sung thêm những gì mà bản thân mình đang thiếu và yếu...

Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác là hoạt động thường xuyên, liên tục để đáp ứng cho yêu cầu công việc, vị trí việc làm. Cần nhận thức rõ việc học tập là quyền lợi và nhiệm vụ để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu và phải học tập, rèn luyện suốt đời như V.I. Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.

3.2.2.2. Nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Lời nói của Bác đặt ra cho bao thế hệ chúng ta một vấn đề rất cụ thể và cần thiết đó là: Phải luôn tu dưỡng, rèn luyện để có đức và tài. Do vậy, bên cạnh việc học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn thì viên chức còn phải luôn tự rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp


104

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


và lối sống.

Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông - 15

Đặc biệt, với viên chức công tác tại một Trường Chính trị tỉnh - môi trường ĐVSN công lập trực thuộc Tỉnh ủy, vừa chịu ảnh hưởng của môi trường giáo dục vừa môi trường hành chính. Vì thế, viên chức của Trường cần có ý thức nâng cao đạo đức nghề nghiệp của mình. Ngoài đạo đức nghề nghiệp của một viên chức, cần thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp của người thầy giáo để làm gương cho học viên và đồng nghiệp khác, cụ thể là:

Thứ nhất, luôn học tập, rèn luyện và làm theo lời Bác dạy, triển khai việc đăng ký và rèn luyện theo chủ đề hằng năm về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí minh trong công tác cũng như sinh hoạt.

Thứ hai, chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như luôn tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp thực hiện đúng nội dung với quan điểm, đường lối.

Thứ ba, công bằng, công tâm và khách quan trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học, chống bệnh thành tích, hình thức mà không có chất lượng.

Thứ tư, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện suy thoái về đạo đức, tư tưởng.

Thứ năm, tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã, thân thiện với học viên, đồng nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

Thứ sáu, tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của Trường, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Thứ bảy, trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức


105


trong hoạt động nghề nghiệp.

Thứ tám, nêu cao tính sáng tạo, tự giác, tự rèn luyện, tu dưỡng nâng cao trình độ, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới; tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm để phát triển nghề nghiệp.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Nhà nước

3.3.1.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách trả lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm và các chế độ đãi ngộ

Thứ nhất, Nhà nước cần phải thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương viên chức, dứt khoát đặt vấn đề tiền lương là giá cả của sức lao động, coi vấn đề lương công chức, viên chức là chìa khóa cho mọi cải cách, trả lương đúng mức cho viên chức cũng chính là đầu tư cho phát triển. Phải cơ cấu lại các khoản chi của NSNN, không thể vì lý do NSNN hạn hẹp mà xem nhẹ việc trả lương cho viên chức một cách đúng đắn, trong khi vẫn còn tình trạng NSNN đầu tư vào những công trình kém hiệu quả và rơi vào túi của một bộ phận cán bộ tham nhũng, lãng phí. Do vậy, cần có sự điều chỉnh phù hợp mức lương của viên chức để đảm bảo mức sống cho họ và gia đình để họ yên tâm cống hiến sức lực, tận tụy vì mục tiêu chung của tổ chức. Trong khi tăng lương cần phải chú ý tới mức tăng của giá cả sinh hoạt để tính toán hợp lý và đảm bảo mức tăng có tác dụng nhất định trong việc cải thiện đời sống của viên chức.

Bởi lẽ, tiền lương là mối quan tâm hàng đầu và là ĐLLV của người lao động. Thực tế hiện nay, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đặc biệt trước tình hình chung do đại dịch Covy-19 gây ra, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để nuôi sống bản thân và gia đình, nếu không được đảm bảo tốt thì sẽ làm cho viên chức không yên tâm công tác, giảm động lực phấn đấu.

Do vậy, xây dựng một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý, làm đòn bẩy kích thích năng suất và hiệu quả lao động luôn là nhiệm vụ lớn đặt ra cho


106


các CQNN. Muốn cải thiện được ĐLLV của viên chức thông qua tiền lương thì cần đảm bảo được các nguyên tắc là: Trả lương theo cơ chế thị trường; trả lương theo vị trí việc làm; trả lương theo kết quả công việc.

Thứ hai, bên cạnh việc điều chỉnh mức lương phù hợp thì Nhà nước nên chi trả thêm phần phụ cấp cho viên chức làm hành chính tại các ĐVSN công. Bởi thực tế viên chức không thuộc diện đặc thù là giáo viên, diễn viên, vận động viên... mà công tác ở các phòng không có phụ cấp. Ví dụ như viên chức phục vụ hành chính ở các Trường Chính trị cấp tỉnh không được hưởng 45% phụ cấp giảng dạy như đội ngũ giảng viên. Như vậy, có nghĩa rằng mức lương viên chức được hưởng phụ cấp nghề đã thấp thì viên chức không được hưởng còn thấp hơn. Điều này đã làm giảm động lực ở họ, gây tâm lý so bì với viên chức được hưởng phụ cấp mặc dù công việc của họ khá nhiều, đôi khi còn vất vả hơn. Do vậy, cùng với cải cách chính sách tiền lương Nhà nước nên chi trả thêm phần phụ cấp cho đối tượng là viên chức làm hành chính.

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về viên chức nói chung và viên chức ở các Trường Chính trị tỉnh nói riêng

Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các ĐVSN công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Ngoài ra, tập trung xây dựng hệ thống các ĐVSN công lập để cung cấp những dịch vụ công nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các ĐVSN công lập theo hướng xác định lĩnh


vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp.

3.3.2. Với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; là trung tâm quốc gia ĐT - BD cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các ĐVSN công lập, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc doanh nghiệp Nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Lý luận Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu về các khoa học chính trị.

Theo đó, Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông hoạt động theo bộ quy chế về quản lý đào tạo do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành. Có thể thấy, Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông vẫn còn “trẻ” so với một số Trường của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước nhưng về cơ bản, Trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Từ năm 2018 - 2020, Trường đã mở được 104 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 7.138 học viên. Cùng với đó là hoạt động nghiên cứu khoa học cũng luôn được Nhà trường quan tâm, chú trọng, tỷ lệ viên chức hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định từng ngạch là 100%...

Tuy nhiên, để tạo ĐLLV hơn nữa cho viên chức nhằm xây dựng và phát triển vì sự nghiệp chung của Trường trong thời gian tới, thiết nghĩ, Học viện cần quan tâm đến một số nội dung sau đây:


Thứ nhất, Học viện nên đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc tăng thêm chế độ phụ cấp cho viên chức trong hệ thống ngành dọc của mình, nhất là nhóm viên chức làm hành chính, bởi vì công tác chuyên môn sẽ hoàn thành tốt hơn khi có được sự cộng hưởng, hỗ trợ hiệu quả của bộ phận hành chính; góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống để họ phấn khởi hơn, có thêm nhiều ĐLLV, cống hiến và gắn bó bền vững với Nhà trường.

Thứ hai, quy định cụ thể, chi tiết hơn về một số quy định chung và quy định cụ thể đối với giảng viên cho phù hợp với tình hình cụ thể, nhất là một tỉnh như Đắk Nông - trẻ nhất vùng Tây Nguyên, khi mà điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nguồn nhân lực đang trong quá trình ĐT - BD để dần nâng cao hơn về trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển giúp Trường thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

3.3.3. Với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Đắk Nông

Một là, sắp xếp, bố trí không chỉ mời riêng viên chức lãnh đạo của Trường mà nên mời từ cấp Phó Trưởng khoa, phòng trở lên dự các kỳ họp của HĐND - UBND để nắm bắt kịp thời tình hình mới, có tính thời sự của địa phương, bổ sung vào bài giảng để có tính thuyết phục sâu sắc hơn.

Hai là, cần tham mưu với lãnh đạo của tỉnh về việc cho chủ trương để Nhà trường thực hiện đề án cử viên chức đi cơ sở có thời hạn để trải nghiệm, gần gũi, nắm bắt tình hình thực tiễn được sâu sát hơn. Ví dụ: Cử Trưởng cấp khoa, phòng xuống huyện phụ trách tuyên giáo, hay xuống xã, phường, thị trấn với vị trí là Phó Bí thư... Người ta nói “ra đi để trở về” hay “đi để trưởng thành” nhằm nhấn mạnh việc cọ sát với thực tiễn sẽ giúp viên chức sớm trưởng thành, có kinh nghiệm và sẽ thành công hơn trong công việc và cuộc sống, nên Trường mong muốn nhận được sự quan tâm hơn về vấn đề này.

Ba là, có cơ chế thông thoáng hơn trong một số lĩnh vực thuộc chuyên môn của Nhà trường để Trường chủ động hơn trong việc mở lớp, tăng nguồn


thu, cải thiện đời sống cho viên chức và người lao động.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Hoàn thiện các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông là sự tổng hợp các biện pháp, chính sách có liên quan đến mục tiêu phát triển của Nhà trường và có 3 nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất đó là: Đối với Nhà nước; Nhà trường và với bản thân viên chức.

Mỗi một giải pháp đưa ra ở trên đều thiết yếu và có tác dụng trong duy trì và thúc đẩy động lực làm việc cho viên chức tại Trường đồng thời, bản thân các giải pháp này cũng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.

Như vậy, để tạo ĐLLV cho viên chức tại Trường là phải áp dụng hệ thống các chính sách, biện pháp phù hợp. Để những giải pháp được hiện thực hóa trong thực tế chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, muốn vậy cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, tham gia thực hiện của các cấp các ngành có liên quan.


KẾT LUẬN

Tạo động lực làm việc là một vấn đề khá phức tạp đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải kết hợp cả khoa học và nghệ thuật. Có rất nhiều giải pháp tạo động lực làm việc, tuy nhiên tùy từng môi trường, điều kiện cụ thể của mỗi tổ chức và đặc điểm nguồn lực ở đó như thế nào để chúng ta có những giải pháp tác động thích hợp.

Ở Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho viên chức trong các Trường Chính trị cấp tỉnh.

Trong Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông.

Tại Chương 3, tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông.

Những giải pháp được đề xuất trong luận văn là những giải pháp cơ bản, để vận dụng những giải pháp đó vào trong thực tế, đòi hỏi phải có thời gian và

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí