Lí Thuyết Về Động Lực Làm Việc Của Hướng Dẫn Viên


Chương 1: TỔ NG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài

Du lịch được biết đến như một ngành kinh tế tổng hợp có tốc độ phát triển nhanh chóng, du lịch không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích chính trị, xã hội khác cho các quốc gia, tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm góp phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Do đó, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm của nhiều quốc gia.

Ngành du lịch Việt Nam luôn thay đổi và cải thiện không ngừng các sản phẩm du lịch để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế. Các địa điểm du lịch Việt Nam khá phong phú và đa dạng, trong đó phải nhắc đến một vùng đất du lịch nổi tiếng với bề dày văn hóa lịch sử lâu đó chính là Bình Định. Và để đáp ứng nhu cầu cũng như kỳ vọng của du khách khi đến Bình Định, ngành du lịch của tỉnh Bình Định phải không ngừng tạo ra những sản phẩm du lịch mới với chất lượng phục vụ ngày càng được hoàn thiện hơn mà trong đó không thể không kể đến đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người được coi là linh hồn của sản phẩm du lịch.

Trong những năm qua, đội ngũ hướng dẫn viên ngành du lịch của tỉnh Bình Định đã có nhiều bước tiến vượt bậc về số lượng và chất lượng với tổng số trên dưới 200 HDV. Tỉnh Bình Định, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, có sức lôi kéo một số ngành kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế “dịch vụ -công nghiêp̣ , xây dựng - nông nghiêp̣ ”. Một vấn đề quan trọng

được đặt ra đối với viêc

phát triển của ngành du lịch tỉnh Bình Định là làm thế nào

để hiểu rõ được những yếu tố nào thúc đẩy đội ngũ hướng dẫn viên cống hiến và làm việc hết mình nhằm tạo động lực trong công việc và thỏa mãn được sự kì vọng của khách hàng để từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy động lực làm việc của họ, giúp họ cảm thấy hài lòng trong công việc và làm việc hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bình Định vẫn còn rất yếu và thiếu. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên ngành du lịch của tỉnh vẫn chưa thật sự tâm huyết với nghề, không xác định gắn bó lâu dài với công việc bởi rất nhiều nguyên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

nhân khác nhau mà chúng ta cần phải tìm hiểu và phân tích để làm rõ vấn đề.

Tỉnh Bình Định là một thành phố du lịch đang trên đà phát triển, đang dần khẳng định vị thế của mình với các tỉnh thành trong khu vực miền Trung. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là cần phải tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bình Định để xác định được những yếu tố đang kìm hãm sự hăng say trong công việc của họ, qua đó sẽ có hướng giải quyết khắc phục những tồn tại để giải quyết triệt những vấn đề còn tồn tại như chế độ lương bổng, môi trường làm việc, chính sách đào tạo và

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định - 3

phát triển nâng cao trình độ, kĩ năng, bồi dưỡng và rèn luyên theo hướng chuyên

nghiêp̣ … Xuất phát từ tầm quan trọng trên, để góp phần giải quyết viêc thực hiện

mục tiêu phát triển đội ngũ hướng dẫn viên đủ chất và lượng bằng vấn đề thiết thực là cần có sự quan tâm cần thiết đến đội ngũ hướng dẫn viên để nâng cao động lực làm việc nhằm phục vụ tốt nhất cho khách du lịch và quảng bá rộng rãi hình ảnh du lịch Bình Định.

Đó là chưa nói tới nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, sự cạnh tranh nguồn lực trình độ cao của các Tỉnh có ngành du lịch phát triển … Tất cả đang trở thành một trong những thách thức gay gắt nhất về trình độ, kiến thức, thái độ, cách thức tổ chức tour du lịch… sao cho đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, làm thế nào để du khách cảm thấy hài lòng nhất về các điểm đến trên địa bàn Tỉnh Bình Định là một trách nhiệm lớn lao của đội ngũ hướng dẫn viên của Tỉnh.

Rõ ràng tạo động lực làm việc của đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói chung và hoạt động hướng dẫn nói riêng càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Thực tế tỉnh Bình Định đã có số lượng hướng dẫn viên ít hơn nhiều so với các địa phương khác cộng với hiệu quả làm việc của họ vẫn chưa được các công ty du lịch và du khách đánh giá cao, vẫn còn rất nhiều yếu kém cần phải khắc phục. Do đó, để giải quyết gốc rễ vấn đề này thì cần phải có sự nghiên cứu kĩ càng về những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của họ để từ đó phát huy những yếu tố đã được tổ chức đang thực hiện tốt và khắc phục, cải thiện những kìm hãm đến động lực làm việc nhằm mang lại mục đích thúc đẩy họ làm việc tốt


hơn, có động lực hơn.

Đối với ngành du lịch tỉnh Bình Định, dù đã nhận thức rõ nhu cầu bắt buộc đó, nhưng để đạt được yêu cầu phát triển quy mô, đảm bảo được động lực làm việc theo kịp các địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh trong khu vực và quốc tế là một thách thức to lớn. Yêu cầu chuẩn hóa quốc tế về đội ngũ hướng dẫn viêc đòi hỏi phải có nguồn đầu tư dài hạn, ổn định, phải có những nhà quản trị chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc thích hợp tương ứng. Tất cả phải được xây dựng bằng một chiến lược đầu tư thích hợp, liên tục và dài hơn.

Hướng dẫn viên du lịch họ là ai? Họ là những trực tiếp quảng bá hình ảnh, điểm đến và các sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Định cho du khách. Một địa phương để phát triển du lịch vững mạnh rất cần có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chất lượng, họ là một kênh truyền thông giúp cho khách du lịch hiểu rõ về nền văn hóa, lịch sử, sự nhìn nhận tích cực hay tiêu cực về điểm đến thì người hướng dẫn góp phần không nhỏ vào điều đó. Bên cạnh đó, chính thái độ tích cực của người phục vụ cũng là một lí do thu hút du khách và giữ chân họ quay lại điểm đến. Và để họ làm việc một cách hăng say và có hiệu quả nhất thì vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải nghiên cứu được những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của họ, thúc đẩy sự cống hiến cho công việc tối đa nhất để có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa động lực làm việc, nhằm giúp đội ngũ hướng dẫn viên có động lực làm việc tốt nhất. Một số mô hình nghiên cứu nước ngoài và trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định như mô hình nghiên cứu của Charles & Marshall(1992) với tên đề tài “động lực làm việc của nhân viên của khách sạn Caribean”, Simons& Enz (1995) với tên đề tài “các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Mỹ và Canada”, Wong, Siu, Tsang(1999 với tên đề tài “các yếu tố tác động đến động lực nhân viên khách sạn tại Hồng Kông” …Mô hình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thùy Uyên (2007) với tên đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tạo động lực làm việc của nhân viên các doanh nghiệp tại TP,HCM ”, Văn Hồ Đông Phương (2009) với tên đề tài “Các yếu tố động viên nhân viên ngân hàng ACB”… Dựa trên các mô


hình lý thuyết, các nghiên cứu trên liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả có cơ sở để nghiên cứu về động lực làm việc của đội ngũ HDV du lịch tại Bình Định. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Tỉnh Bình Định”.

1.2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứ u

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của luận văn là nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việccủa đội ngũ HDV du lịch, trên cơ sở đó sẽ đề xuất các nhóm giải pháp mang tính khả thi nhằm thúc đẩy động lực làm việc cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ HDV du lịch tại tỉnh Bình Đinh.

1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Xác định các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bỉnh Định và mô hình nghiên cứu.

Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh Bình Định.

Đưa ra một số kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bình Định.

1.2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ HDV du lịch tại tỉnh Bình Định

Đối tượng khảo sát là: HDV du lịch đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Định.

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bình Định?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh Bình Định như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Những giải pháp tạo động lực làm việc của đội ngũ


hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bình Định.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dung hai phương pháp đinh tính và đinh lương.

- Nghiên cứ u đinh tính: Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo sát trước về mô hình động lực để rút ra các yếu tố cơ bản tác động đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên tại Bình Định. Từ đó

xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Thực hiện thảo luận nhóm, bao gồm đại diện Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bình Định, đại diện lãnh đạo, hướng dẫn viên một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh. Xây dựng Mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn

viên du lịch tại Bình Định” làm mô hình cho đề tài nghiên cứu. Đươc

thưc

hiên

́i

kỹ thuât phỏng vấn thử để điều chỉnh và bổ sung thang đo các nhân tố ảnh hưởng

đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Tỉnh Bình Định.

- Nghiên cứ u đinh lương: Dùng kỹ thuâṭ thu thâp

thông tin trưc

tiếp bằng cách

phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch Tỉnh Bình Định. Từ đó sàng loc các biến quan

sát, xác đinh các thành phần cũng như giá tri,̣ đô ̣ tin cây Cronbach Alpha và phân

tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy, kiểm định sự khác biệt...

Nghiên cứu sử duṇ g phần mềm xử lý số liêu

thống kê SPSS 22 để phân tích dữ liệu.

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Tỉnh Bình Định.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện tại địa bàn tỉnh Bình Định.

Về thời gian: Số liệu được sử dụng liên quan đến đề tài và công tác điều tra và khảo sát liên quan trong giai đoạn từ 2015 – 2017.

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bình Định.

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống và xây dựng cơ sở lý luận cho việc


nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.

Giúp nhà quản trị có thể đánh giá được thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho hướng dẫn viên trong thời gian qua. Nhận định được các nhân tố nào tác động đến động lực làm việc của hướng dẫn viên để từ đó giúp nhà quản trị tìm ra các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho hướng dẫn viên

1.6. Kết cấ u củ a đề tài

Luận văn bao gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi của đề tài, phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý thuyết về động lực làm việc và những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu để kiểm định thang đo bằng Cronbach‟s alpha, EFA, Regression...

Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày phương pháp phân tích, kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho hướng dẫn viên: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, khả năng ứng dụng, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾ T VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Nội dung chương 2 sẽ tập trung trình bày cơ sở lý thuyết về động lực làm việc và các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, cũng như thiết kế thang đo những nhóm biến tác động đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định.

2.1. Lí thuyết về động lực làm việc của hướng dẫn viên

2.1.1. Khái niệm Hướng dẫn viên

Từ lâu đã có nhiều định nghĩa, nhiều khái niệm về HDV du lịch được đưa ra. Trải qua thực tế tồn tại và phát triển của ngành du lịch, khái niệm đó ngày càng được hoàn thiện và chính xác hơn, phù hợp với thực tế và bản chất công việc HDV du lịch.

Theo các giáo sư Đại học Britist Columbia của Canada (chuyên đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch khách sạn và HDV du lịch) thì HDV du lịch được định nghĩa như sau:

“Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các chuyến du lịch, trực tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn khách theo một chương trình du lịch, nhằm đảm bảo việc thực hiện lịch trình theo dúng kế hoạch, thuyết minh cho khách về các điểm du lịch đồng thời tạo ra những ấn tượng tích cực cho khách du lịch.”

Định nghĩa này xuất phát từ giác độ của những người đào tạo HDV du lịch vì vậy đã chỉ rõ nhiệm vụ của người HDV và mục đích của hoạt động hướng dẫn.

Theo quy chế HDV du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam ban hành theo Quyết định số 235/DL-HĐBT ngày 4/10/1994 thì : “ Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn, làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành (bao gồm cả các doanh nghiệp khác có chức nưng kinh doanh lữ hành), thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan theo chương trình du lịch đã được kí kết”.

Khi đưa ra định nghĩa này các chuyên gia đã đứng trên góc độ quản lý Nhà nước về du lịch vì vậy trong định nghĩa có môi trường hoạt động của HDV du lịch.


Điều này nhằm xác định rõ tư cách pháp lý của các HDV du lịch.

Năm 1997, đã có tác giả Việt Nam đưa ra khái niệm “ Hướng dẫn viên du lịch là người nào đó hướng dẫn một nhóm người thực hiện chuyến tham quan trong một thời gian nhất định”. (Tổng cục du lịch: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch – Tài liệu bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch – lưu hành nội bộ - Hà Nội, 1997, trang 48 )

Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về HDV du lịch vì đứng trên từng góc độ sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, tuy nhiên ta có thể hiểu: Hướng dẫn viên du lịch là người hướng dẫn khách du lịch trong chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch và thay mặt doanh nghiệp kinh doanh du lịch giải quyết những vấn đề phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình.

2.1.2. Khái niệm động lực làm việc

Để thực hiện thành công mục tiêu hướng dẫn khách du lịch tham quan, những công ty lữ hành nào cũng luôn mong muốn hướng dẫn viên du lịch hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong tất cả những hướng dẫn viên của tỉnh nhà, luôn có những người làm việc hăng say nhiệt tình, đạt kết quả tốt nhưng cũng có những người làm việc trong trạng thái chán nản, làm cầm chừng, thiếu hứng thú đôi khi rất thờ ơ với công việc, thậm chí bỏ việc. Câu trả lời cho vấn đề này chính là động lực làm việc của cá nhân.

Có một số định nghĩa về động lực làm việc như sau:

Động lực làm việc được định nghĩa là: “sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao của nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức, trong điều kiện một số nhu cầu cá nhân được thỏa mãn theo khả năng nỗ lực của họ” (Robbin, 1998).

“Động lực thể hiện quá trình tâm lý tạo ra sự thức tỉnh, định hướng và kiên trì thực hiện của các hoạt động tự nguyện nhằm đạt mục tiêu” (Mitchell, 1982).

Theo Bolton: Động lực được định nghĩa như một khái niệm để mô tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt được mục tiêu.

Locke (2000) mô tả động lực như tạo thành bốn khái niệm quan trọng: nhu cầu, giá trị, mục tiêu và ý định và cảm xúc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022