Bên cạnh đó, cơ quan này cũng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu những lượng cà phê đã được xuất khẩu mà bị trả về vì những lỗi đã được kiểm tra. Chính phủ cần có những biện pháp mạnh nhằm thay đổi và nâng cao tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, góp phần nâng tầm cạnh
tranh cho cà phê Việt Nam.
3.2.5. Nâng cao hiểu biết của người dân về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
Có thể coi đây là một bước đi mang tính chiến lược, lâu dài nhằm nâng cao chất lượng cà phê ngay từ khâu đầu tiên . Việt Nam từng được các chuyên gia của ICO đánh giá là có lực lượng nhân công dồi dào và có chi phí thuê nhân công rẻ nhất trong các nước hiệp hội cà phê. Đây là một thế mạnh riêng có của ngành cà phê Việt Nam. Nhưng có một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận đó là, chất lượng lao động trong ngành cà phê của Việt Nam nói chung còn rất thấp. Hầu hết người trồng cà phê của nước ta đều không qua một trường lớp đào tạo nào một cách bài bản mà chủ yếu lấy kinh nghiệm để bù đắp cho kiến thức sách vở. Cũng chính bởi lẽ đó mà người nông dân, khi thu hoạch cà phê cũng không thể lường hết được việc thu hái theo kiểu tuốt cành có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cà phê, bởi lẽ, khi chế biến sẽ bị lẫn quả xanh dẫn đến giảm hương vị của cà phê, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh cà phê nước ta trên thị trường thế giới.
Để thực hiện tốt giải pháp này, ngành cà phê nên phối hợp với sở nông nghiệp các tỉnh mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho người trồng cà phê. Qua đó, cũng tuyên truyền cho bà con nông dân hiểu tác hại của việc thu hái không theo tiêu chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng ra sao đến chất lượng cà phê, đồng thời cũng phân tích sâu về lợi ích của việc thu hái có chọn lọc. Còn việc đào tạo nguồn nhân lực cho nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu thì đòi hỏi phải là sự kết hợp giữa ngành cà phê với các đơn vị kinh doanh cà phê. Nguồn nhân lực trong kinh doanh luôn đòi hỏi phải là những người giỏi, năng động,
sáng tạo và có khả năng dự báo cao, nắm bắt xu thế của thị trường tốt sẽ tránh được nhiều thua thiệt trên thị trường.
Khuyến khích các doanh nghiệp thu mua chủ động nâng cao nhận thức cho người dân thông qua việc mua các sản phẩm cà phê đã chọn lọc, có chất lượng với giá cao hơn hẳn sản phẩm chưa chọn lọc, từ đó người dân sẽ biết cách làm ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất. Đặc biệt hiện nay, khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì việc nâng cao nhận thức cho người nông dân phải càng được chú trọng hơn bởi yêu cầu chất lượng của thị trường ngày càng khắt khe hơn. Các doanh nghiệp thu mua cần cập nhật thường xuyên tiêu chuẩn chất lượng của thị trường thế giới và phổ biến ngay cho người dân
Nói tóm lại, việc đào tạo nhân lực ở tất cả các khâu như vậy phải được tiến hành thường xuyên và đồng bộ sẽ là một nhân tố vô cùng quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam.
3.2.6. Nâng cao vai trò của hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa)
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam ra đời ngày 04/1/1990 đến nay đã được 19 năm. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và có những tiến bộ nhưng vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam còn rất mờ nhạt thể hiện ở chỗ:
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Thị Trường Cà Phê Thế Giới Trong Những Năm Tới
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Cà Phê Việt Nam
- Đa Dạng Hoá Chủng Loại Sản Phẩm Cà Phê
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Chưa có được một chính sách tốt hỗ trợ cho các doanh nghiệp cà phê trong lĩnh vực xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Chưa tạo được một sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể giao dịch tại đó.
Chưa làm tốt công tác dự báo thị trường, việc cung cấp thông tin đến người trồng cà phê còn chưa được chú trọng.
Do đó, cần tăng cường hoạt động của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam để Hiệp hội thực sự là tổ chức đại diện cho lợi ích của ngành cà phê, phục vụ
sự nghiệp xây dựng một ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Trong xu thế hiện nay, khi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế thì vai trò của hiệp hội là rất quan trọng. Hiệp hội sẽ là cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp. Qua Hiệp hội, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phản ánh chính xác và nhanh chóng nhất tới các cơ quan quản lý của nhà nước, đồng thời cũng có thể đề xuất, tham mưu cho nhà nước trong việc hoạch định và ban hành các chính sách phù hợp. Điều này sẽ tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở phát triển bền vững.
Hiệp hội nên thiết lập các cơ quan đại diện ở nước ngoài, trước hết là tập trung ở các thị trường trọng điểm và tổ chức tốt việc nghiên cứu các điều kiện thâm nhập thị trường nhằm mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê. Và cà phê cũng là một mặt hàng nông sản được chọn trong việc thí điểm mô hình xây dựng sàn giao dịch nông sản của chính phủ. Vicofa cần phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong việc phát triển các chức năng của sàn giao dịch cà phê là thực hiện các giao dịch mua bán cà phê thông qua các hợp đồng tương lai. Đây là công cụ mà nhờ đó người buôn cà phê có thể giảm thiểu hoặc quản lý được các rủi ro biến động do thị trường đem lại. Nhưng do trình độ phát triển thấp và thói quen buôn bán của người Việt Nam nên hình thức thị trường này sẽ phải phát triển kết hợp với hình thức đấu giá và kinh doanh thương mại điện tử(B2B).
Bên cạnh đó, dưới sự cho phép của nhà nước, ngành cà phê nên thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu ổn định mua cà phê cho người nông dân. Quỹ này có tác dụng phòng tránh rủi ro cho hoạt động xuất khẩu. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu sẽ do Vicofa thành lập và quản lý sẽ tránh được những quy định cấm trợ cấp của WTO mà vẫn ổn định được giá cà phê, tạo điều kiện cho những người sản xuất kinh doanh cà phê đầu tư nâng cao chất lượng và công nghệ chế biến cà phê. Hiệp hội phải là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi của hội viên
trong các quan hệ trong nước và quốc tế.Tập hợp rộng rãi các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan khoa học kỹ thuật và đào tạo trong ngành cà phê và các ngành có liên quan, tạo ra mối liên hệ liên kết kinh tế ổn định. Trên cơ sở hợp tác thực hiện khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của các thành viên, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn ngành để phát triển sản xuất cà phê, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Liên kết chặt chẽ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết những vấn đề kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất và chế biến, cùng nhau xây dựng thị trường xuất khẩu ổn định, bảo vệ lợi ích của các thành viên và của toàn ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để Hiệp hội làm được tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình cần có sự quan tâm hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan nhà nước, và tổ chức Hiệp hội phải được thể chế hóa bằng một văn bản luật chính thức của nhà nước. Hiện nay mọi hoạt động của Hiệp hội mới chỉ dừng ở mức khuyến cáo, khuyến khích mà chưa có quyền đưa ra một quyết định nào mang tính bắt buộc đối với các thành viên của hiệp hội.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích và đánh giá trên đây có thể thấy, mặt hàng cà phê đang ngày càng trở thành một trong những sản phẩm nông sản xuất khẩu hết sức quan trọng trong ngành nông nghiệp, trong công cuộc phát triển đất nước. Xuất khẩu cà phê mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể hàng năm cho đất nước. Sản xuất cà phê tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân các tỉnh Tây Nguyên và nhiều tỉnh thành khác. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam là một chiến lược mang tính quốc gia nhằm đưa cà phê Việt Nam lên vị trí số một thế giới.
Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam vẫn còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như vị thế trên thị trường quốc tế. Có quá nhiều yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là chất lượng kém. Khâu tổ chức sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn còn quá nhiều tồn tại. Canh tác, thu hoạch, bảo quản, sơ chế vẫn chưa đúng quy trình, thiếu sự chọn lọc và hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn. Cơ cấu sản xuất không hợp lý, mất cân đối trong đầu tư giữa trồng trọt và chế biến, giữa nguồn sản lượng khổng lồ và sự thiếu thốn máy móc thiết bị. Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn chất lượng chưa được áp dụng triệt để. Các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm tham gia thương mại quốc tế, giá cả phụ thuộc giá thế giới, bị động và thiếu ổn định.
Từ những tồn tại trên đây, trong khuôn khổ luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao uy tín, tạo dựng thương hiệu với mục đích cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam. Những giải pháp nổi bật đó là:
- Tăng cường đầu tư cho khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị phục vụ sản
xuất.
- Xây dựng và phát triển những vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh.
- Tập trung sản xuất cà phê chất lượng cao, đa dạng chủng loại.
- Nâng cao nhận thức cho người dân về kinh tế thị trường
- Đặc biệt nâng cao vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
Mục tiêu lớn nhất là nâng cao uy tín cho cà phê Việt Nam, tạo dựng thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới.
Nhu cầu thế giới và trong nước ngày càng tăng cao là một yếu tố vô cùng thuận lợi nhưng đồng thời yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng khắt khe hơn, do đó ngành cà phê cần có những giải pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng, bởi lẽ, chất lượng là nguồn gốc của mọi vấn đề.
Ở Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê và vấn đề là chúng ta tận dụng và phát huy những lợi thế ấy như thế nào.Với lợi thế về sản lượng như ngành cà phê hiện nay, thì vấn đề còn lại là làm sao đưa được những sản phẩm tốt nhất ra thị trường để chiếm thị phần lớn, cũng như tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng cho cà phê Việt Nam.
Nói tóm lại, cà phê đang trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực thì nâng cao năng lực cạnh tranh cũng đang là một yếu tố sống còn đối với ngành cà phê. Yếu tố sống còn ấy cần sự kết hợp của cả chính phủ, bộ ngành và toàn thể người trồng cà phê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (12/2004), Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ( SCARDII).
2. “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010”– Bộ Thương mại, 2005.
3. Bạch Thụ Cường (2002), “Bàn về cạnh tranh toàn cầu”, NXB Thông Tấn, Hà Nội
4. Cục Xúc Tiến Thương Mại (2001), “Báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu Việt Nam”, 2001.
5. Nguyễn Văn Dũng (2008), “Cà phê Việt Nam những cơ hội và thách thức”, Báo Bình Dương, số ngày 06/08/2008.
6. Đại từ điển Tiếng Việt.
7. Phan Huy Đường. “Tiêu thụ nông sản Việt Nam: thực trạng và những vấn đề đặt ra trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài NCKH, ĐHQG Hà Nội.
8. Thúy Hiền (2006), “Đâu là giải pháp để ngành cà phê phát triển bền vững”, Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế Việt nam và thế giới, số ngày 19/02/2006, tr 18-20.
9. Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (2005), “Báo cáo tổng hợp”, Hà Nội, 2005.
10.Trần Ngọc Hưng (2002), “Một số nguyên nhân làm suy yếu năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam”, tạp chí phát triển kinh tế tháng 9/2002, tr 21-23.
11. Nguyễn Hữu Khải (2000): “Các giải pháp đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm cây công nghiệp của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
12.Đỗ Ngọc Kiên (2008), “Thương mại công bằng trong kỷ nguyên toàn cầu hoá: Từ lý thuyết tới thực tiễn” Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 28, tháng 01/ 2008.
13.Hoàng Lan (2006), “Cà phê Việt Nam- những vấn đề cần cải thiện”, Tạp chí thương mại số 32/2006, tr 32-33.
14. Trần Lê, Cần một chương trình cà phê quốc gia, Thời báo kinh tế Việt Nam số ngày 10/01/2006.
15. Nguyễn Đình Long, Phạm Đức Minh (2003), “Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu”, Viện kinh tế Nông Nghiệp, 2003.
16. Công Luận ( 2006), Vào WTO- ngành cà phê đối mặt với nhiều khó khăn, Tạp chí thương mại 27/06/2006.
17. Bùi Xuân Lưu (2002), Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê.
18. Hòa Minh (2009), “Cà phê và thị trường nội địa”, Vneconomic, số ngày 11/05/2009.
19. Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng, Hoàng Thanh Tiệm (2000), “Cây cà phê Việt Nam”, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2000.
20.OECD, “Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC)”. 21.Trần Sửu ( 2000), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều
kiện toàn cầu hoá.
22. Nguyễn Phương Thanh (2000), Luận văn tốt nghiệp, Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trường đại học Ngoại Thương Hà Nội.
23.Hồ Khánh Thiện (2008), “Cà phê Việt đối mặt với thách thức mới”, Vneconomy số ngày 13/08/2008.