Thực Trạng Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel


mà giao cho người có chuyên môn cao thì họ có cảm giác nhàm chán, lãng phí tài năng. Còn công việc quá khó mà giao cho người kinh nghiệm còn non thì cũng làm cho họ cảm thấy quá áp lực. Vì vậy đúng người đúng việc sẽ phát huy được hết khả năng của mỗi người và phát huy được năng lực, thái độ tích cực đối với công việc.

- Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của NLĐ. Người lao đông luôn mong muốn làm việc trong một điều kiện đầy đủ về trang thiết bị, máy móc, thiết bị bảo hộ, Vì khi đó họ có cảm giác yên tâm về sức khỏe, tính mạng, có thể chuyên tâm vào công việc. Nếu họ làm việc trong điều kiện tốt nhất, được hỗ trợ công cu dụng cụ phục vụ cho công việc thì đó cũng là cơ sở để tạo ra năng suất và chất lượng lao động cao. Người quản lý luôn phải tạo điều kiện làm việc thuận lợi nhất cho NLĐ, bố trí trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho NLĐ.

1.3.3. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Các quy định của pháp luật

Quy định của pháp luật và các nghị định của chính phủ là cơ sở pháp lý đảm bảo về quyền và nghĩa vụ cho NLĐ và bên sử dụng NLĐ. Luật pháp là nền tảng cơ bản để đảm bảo sự bình đẳng cho NLĐ, chống phân biệt đối xử. Một số quy định, bộ luật lao động, thông tư về mức lương tối thiểu cũng sẽ đảm bảo được một sự bình đẳng chung cho NLĐ. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cũng khiến NLĐ yên tâm hơn, họ không sợ bị chèn ép vô lý và đòi hỏi quá đáng trong công việc. Vì thế hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cũng là động lực lớn cho NLĐ yên tâm công tác.

- Bối cảnh của nền kinh tế

Tùy vào bối cảnh và xu hướng, NLĐ sẽ chịu những tác động từ nền kinh tế. Nếu bối cảnh kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng thì NLĐ sẽ có tâm lý không muốn mạo hiểm, muốn tìm công việc ổn định hơn là mong muốn tìm


một công việc lương cao. Ngược lại nếu trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh thì nhu cầu tìm một công việc tốt, có thu nhập cao sẽ tăng. Vì vậy nhà quản lý phải nắm bắt được tình hình nền kinh tế để điều chỉnh mức lương, các chính sách tạo động lực cho phù hợp với bối cảnh.

- Đặc điểm ngành và lĩnh vực hoạt động

Những đặc điểm về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động cũng sẽ tác động và ảnh hưởng rất nhiều đến động lực của NLĐ. Tùy vào nhu cầu và mục đích của bản thân mỗi người mà họ sẽ chọn cho mình những ngành nghề phù hợp. Có người muốn một công việc mang tính ổn định lâu dài sẽ chọn lĩnh vực hoạt động hành chính công. Với những người mong muốn công việc năng động, thu nhập cao sẽ muốn hoạt động trong những ngành kinh tế, tài chính…Vì vậy đặc thù công việc cũng là một động lực để NLĐ gắn bó với công việc.

- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh cũng tác động tới công tác tạo động lực làm việc của DN. Nhân lực được coi là tài sản vô giá của mỗi một DN, nó quyết định đến sự sống còn và phát triển của một DN. Đặc biệt trong bối cảnh lao động đang toàn cầu hóa. Do đó, việc lôi kéo NLĐ giữa các DN, đặc biệt là DN đối thủ cùng ngành ngày càng trở lên quyết liệt trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng lớn. Nếu đối thủ cạnh tranh có các chương trình tạo động lực làm việc tốt sẽ thu hút được NLĐ của DN mình chuyển sang làm việc và ngược lại. Để có thể giữ chân được nhân tài và thu hút được NLĐ ở các DN khác thì DN cần phải xây dựng cho mình một chính sách tạo động lực làm việc thật hiệu quả.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

2.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là DN kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một DN quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin.

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu

Với slogan “Hãy nói theo cách của bạn”, Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động. Hiện nay, Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Năm 2020, Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 250.800 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4% so với năm 2019; tổng lợi nhuận đạt gần 44.000 tỷ đồng, tăng 12%. Trong nước, mảng viễn thông của Viettel tăng trưởng 6,4% trong năm 2020 (gấp gần 2 lần trung bình của thế giới); còn đầu tư nước ngoài tăng trưởng 24,4%, gấp


6 lần trung bình thế giới. Viettel hiện đang hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam. Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình, thương mại và XNK, IDC. Chiến lược của Tập đoàn Viettel trong thời gian tới là tiếp tục phát triển các ứng dụng CNTT để đưa vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và cụ thể hóa tại nhiều thị trường nước ngoài, vươn lên trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong 20 DN viễn thông lớn nhất thế giới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

* Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

Tập đoàn viễn thông quân đội là DN nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn được thể hiện ở Hình 2.1.


TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL)

Khối Văn phòng

Tập đoàn

Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc

Khối đơn vị hoạch toán độc lập do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ

Khối đơn vị hạch toán độc lập do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều lệ

Kiểm soát

viên

Hình 2.1 Mô hình tổ chức Tập đoàn viễn thông quân đội – Viettel

(Nguồn: Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel) Với cơ cấu tổ chức khác với các Tập đoàn khác (không có hội đồng thành viên hay chủ tịch công ty) nên Tập đoàn luôn khẳng định nguyên tắc


Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt hoạt động của Tập đoàn. Trong quá trình hoạt động, Công ty mẹ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng đồng thời thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng và kiểm soát chặt chẽ các đơn vị thành viên thông qua chiến lược tài chính, nhân sự cấp cao, đầu tư mua sắm, khoa học công nghệ và định hướng đào tạo mà cụ thể là khối văn phòng Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Để thực hiện vai trò đó, Tập đoàn hình thành các tổ chức trực thuộc công ty mẹ trực tiếp điều hành kinh doanh và phát triển hạ tầng mạng lưới trên toàn cầu. Về phương thức điều hành, Tập đoàn sử dụng mô hình trực tuyến chức năng, tổ chức bộ máy điều hành kinh doanh và kỹ thuật trên toàn cầu. Các công ty, đơn vị của Tập đoàn được tổ chức tinh gọn, có sự liên kết chặt chẽ.

* Cơ cấu tổ chức khối văn phòng Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel

Khối văn phòng Tập đoàn là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc điều hành sản xuất, kinh doanh không chỉ Công ty mẹ mà cả Tập đoàn Viettel. Khối Văn phòng Tập đoàn có 625 người với 16 ban chuyên môn nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức của khối văn phòng Tập đoàn được vận hành theo mô hình trực tuyến – chức năng. Theo mô hình này, Tổng giám đốc được các Phó tổng giám đốc và các trưởng ban tham mưu, giúp việc trong việc ra các quyết định quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định đó. Mô hình tổ chức chức năng – trực tuyến cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, với những ưu điểm của mô hình giúp Tổng giám đốc linh hoạt trong điều động nhân sự giữa các bộ phận, thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng của Tập đoàn, cũng như các bộ phận chức năng của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, độc lập.


Hình 2 2 Mô hình tổ chức của khối văn phòng Tập đoàn Nguồn Ban Tổ chức 1


Hình 2.2: Mô hình tổ chức của khối văn phòng Tập đoàn

Nguồn: Ban Tổ chức - Nhân lực, Tập đoàn Viettel

Từ mô hình tổ chức, mỗi ban thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Ban giám đốc Tập đoàn định hướng, quản lý, chỉ đạo, đào tạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực được giao trong Tập đoàn. Theo đó mỗi ban thực hiện các nhiệm vụ: định hướng chiến lược mục tiêu cho ngành dọc (xuống các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ và công ty con); xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách (quy trình, quy định, hướng dẫn...) cho ngành dọc; xây dựng tổ chức bộ máy, nhân lực, đào tạo và tạo nguồn cán bộ của Ban, của ngành dọc; kiểm soát, giám sát và phát hiện vấn đề của ngành dọc; trực tiếp làm nhiệm vụ khác do Ban giám đốc Tập đoàn giao. Như vậy, với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ban cho thấy khối văn phòng của Tập đoàn chính là cơ quan đầu não của Tập đoàn, đây chính là nơi


vừa định hướng chiến lược vừa kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn từ năm 2017-2020

Kết quả kinh doanh của công ty mẹ, Tập đoàn giai đoạn 2017–2020: Trong những năm qua, nhờ có cách làm khác biệt, nền tảng tư tưởng, văn hóa và tầm nhìn chiến lược nên trong giai đoạn 2017–2020, Tập đoàn chiếm gần 50% về thị phần di động, kết quả sản xuất - kinh doanh rất tốt, thể hiện:

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty mẹ, Tập đoàn


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Vốn chủ sở hữu

Tỷ đồng

200.000

200.000

200.000

202.500

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

146.326

186.320

229.250

250.800

Lợi nhuận

Tỷ đồng

30.500

35.136

39.286

44.000

Nộp ngân sách

Tỷ đồng

35.326

37.636

40.215

41.140

Lao động

Người

19.503

19.075

19.328

20.382

Năng suất lao động

Trđ/ người/ năm

1.528

2.183

2.454

2.632

Tốc độ tăng năng

suất lao động

%

23

43

12

7

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

%

16,94

17,57

19,64

21,73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: Ban Tổ chức - Nhân lực, Tập đoàn Viettel Báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn Viettel cho thấy, năm 2020 Viettel đạt tổng doanh thu 250.800 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4% so với năm 2019; tổng lợi nhuận đạt gần 44.000 tỷ đồng, tăng 12%. Viễn thông trong nước đóng góp 65,6% trong tổng doanh thu của tập đoàn; mảng đầu tư nước

ngoài có tỷ trọng doanh thu ngày càng tăng với tỷ lệ năm 2020 là 13,55%.

Ở mảng nghiên cứu sản xuất, Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 12.500 tỷ đồng; các thiết bị mạng lõi do Viettel sản xuất đã được đưa vào mạng lưới tại Việt Nam và cả thị trường quốc tế, trong đó có 300 trạm BTS 4G. Năm 2020, Viettel đã có 25 bằng sáng chế, gấp 3 lần năm 2019 và đứng thứ 3 cả nước.


Bên cạnh kết quả kinh doanh, Viettel nộp ngân sách đạt 41.140 tỷ đồng, tăng 2,3%. Con số này tương đương tổng chi ngân sách trung ương cho 3 lĩnh vực sự nghiệp: Giáo dục - đào tạo, dân số - y tế, và khoa học - công nghệ. Năng suất lao động đạt 3,09 tỷ đồng/người, tăng 20% so với năm 2019. Trong khi đó, theo công bố từ Tổng cục thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 93,2 triệu đồng/người.

Tập đoàn Viettel được ghi nhận 3 chỉ số quan trọng trong các DN Việt Nam: DN có lợi nhuận lớn nhất (Vietnam Report); DN nộp thuế lớn nhất Việt Nam (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính); DN có giá trị thương hiệu cao nhất với 2,6 tỷ USD. Với giá trị này, thương hiệu Viettel được xếp hạng thứ 49 trong top 50 thương hiệu Viễn thông lớn nhất thế giới.

Năm 2018, Tập đoàn Viettel được Chính phủ công nhận là DN Quốc phòng, An ninh.

Năm 2021, Tập đoàn Viettel đặt mục tiêu doanh thu 277.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10,5% so với năm 2020; lợi nhuận 45.500 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2020. Thuê bao 4G lũy kế đến cuối năm 2020 dự kiến đạt 17 triệu. Viettel đặt mục tiêu nâng cao chất lượng mạng lưới, đưa tốc độ data mạng 4G vào Top 10 của thế giới. Ở mảng đầu tư nước ngoài, Viettel sẽ khai trương dịch vụ di động tại Myanmar – thị trường quốc tế thứ 10.

2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực tại Tập đoàn

Qua 32 năm xây dựng và trưởng thành, đến năm 2020 Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã có một nguồn nhân lực dồi dào cả về tài chính, cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực.

Cuối năm 2020, bộ tài chính đã chấp thuận cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ, trở thành công ty có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường viễn thông Việt Nam.

Tháng 6/2019, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel khánh thành trụ sở mới địa chỉ tại lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội, với cơ sở vật chất và

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí