Li Tan (2008), Nghịch Lý Của Chiến Lược Đuổi Kịp - Tư Duy Lại Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Dựa Vào Nhà Nước, Nxb Trẻ. (Nguyên Bản Gốc: Li Tan (2006), The


về bố trí chiến lược quốc phòng, dành thêm đất cho phát triển kinh tế - xã hội. Có chính sách đặc biệt phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân tại các khu vực có yêu cầu đặc thù về quốc phòng, an ninh.

Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thời và đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động của các thế lực thù địch. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và thực hiện tốt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

3.4. Tổ chức thực hiện chiến lược

Công bố ý tưởng chiến lược, một số mục tiêu chiến lược và phương cách cơ bản đạt mục tiêu cho dân chúng biết để cùng đồng lòng thực hiện chiến lược phát triển đất nước.

Chính phủ xây dựng chương trình hành động cụ thể trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ của chiến lược, được thể hiện thông qua các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương. Trong giai đoạn 2010-2015, tập trung khắc phục một cách cơ bản tình trạng của 3 thắt cổ chai (sự hẫng hụt về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, năng lực quản trị quốc gia), xây dựng cơ chế có chất lượng và cấu trúc lại nền kinh tế. Đây cũng là những năm chuẩn bị cho một hướng phát triển mới. Giai đoạn 2016-2020, bắt đầu thời kỳ phát triển năng động của giai đoạn phát triển mới, nhằm vào mục tiêu phát triển và thích nghi để trở thành nền kinh tế cầu nối trong khu vực. Phát huy dân chủ để thực hiện đoàn kết dân tộc, xây dựng đồng thuận xã hội và tranh thủ được hậu thuẫn quốc tế.

Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện chiến lược được thông qua và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Để làm việc này có tính khả thi cao đề xuất nên thành lập tổ chức chuyên trách có đủ năng lực tư vấn chiến lược và độc lập đối với các pháp nhân đại diện cho lợi ích ngành, vùng.


KẾT LUẬN

Qua hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và đang ở nhóm cuối của các nước có thu nhập trung bình thấp. Trong thời gian này, Việt Nam thực hiện hai chiến lược phát triển đất nước như kim chỉ nam để chỉ đạo và điều hành đất nước. Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chưa thể hiện rò ý tưởng chiến lược và các mục tiêu chủ đạo của chiến lược để định hướng cho dân tộc bứt phá và tạo được sự đồng thuận rộng lớn trong toàn xã hội nhằm xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hiện tại, Việt Nam đang tiến hành xây dựng chiến lược phát triển đất nước cho thời kỳ 2011-2020 trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới đang biến động mạnh mẽ. Nếu hội nhập tốt sẽ thu hút được nguồn lực bên ngoài, tạo cơ sở vững chắc khai thác và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhưng ngược lại, sẽ bị tụt hậu nếu không thể hòa nhập vào dòng chảy cuồn cuộc đó. Vậy, cần phải làm gì để có chiến lược phát triển rò ràng, đúng đắn đưa Việt Nam thoát khỏi sự tụt hậu và vươn lên thành quốc gia giàu mạnh?

Với mục đích đó, bằng cách tiếp cận hệ thống, chúng tôi đã thực hiện phân tích một số yếu tố chủ yếu tác động phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong nền kinh tế thế giới đến năm 2020. Kết hợp với sử dụng phương pháp SWOT để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến 2020.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 11

Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

- Chiến lược phát triển là thể hiện tinh thần cơ bản của đường lối phát triển của một quốc gia; nó chính là ý tưởng mang tính hệ thống về các quan điểm chỉ đạo phát triển đối với một đối tượng cụ thể hay đối với một hệ thống nào đó và phương cách biến những ý tưởng, quan điểm, mục tiêu ấy thành hiện thực. Chiến lược phát triển là sản phẩm do con người tạo ra, phản ánh các vấn đề mang tính quy luật được dự báo và được “chủ quan hóa” một cách khoa học để chỉ đạo quá trình phát triển của đời sống xã hội.

- Để xây dựng chiến lược phát triển cho một quốc gia cần phân tích điểm xuất phát của quốc gia đó, phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình phát triển


của quốc gia đó đặt trong tổng thể nền kinh tế thế giới để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nền kinh tế. Từ đó, kiến tạo tầm nhìn chiến lược và mục tiêu chiến lược đúng, phù hợp, có căn cứ khoa học. Tiếp theo là xác định các nhiệm vụ cơ bản hay trọng tâm của chiến lược để thực thi mục tiêu chiến lược. Và đề xuất phương án tổ chức thực hiện chiến lược.

- Một chiến lược phát triển thành công phải là một chiến lược mà các mục tiêu đề ra được thực hiện mỹ mãn do đã toàn dụng được các lợi thế, khuếch trương được các lợi thế, tận dụng được cơ hội, có tính thích ứng cao, hấp dẫn nhiều người tham gia.

- Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, một bản chiến lược phát triển cần thể hiện rò ý tưởng chiến lược, mục tiêu chiến lược cụ thể; từ đó, họ xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược, đưa ra quan điểm và định hướng để giải quyết những vấn đề lớn nêu trong chiến lược. Sự tham gia của cộng đồng để xây dựng chiến lược phát triển là rất sâu và rộng, đặc biệt, các doanh nghiệp lớn và các nhà khoa học.

- Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của thế giới, lại có vị trí địa lý thuận lợi và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Nhưng chưa tạo các điều kiện thuận lợi, kịp thời khai thác tốt vị trí địa lý chiến lược để sớm đưa Việt Nam trở thành một mắc xích quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực và toàn cầu.

- Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, chịu khó, có khả năng nắm bắt nhanh và tinh thần sáng tạo. Dân số đang bước vào thời kỳ dân số vàng. Nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế của đất nước.

- Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong cả giai đoạn dài, tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân và giảm nghèo. Tuy nhiên, kinh tế của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế là đáng cảnh báo khi mà nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp, năng suất lao động tăng chậm, trình độ công nghệ lạc hậu và còn khoảng cách xa so với các nước.


Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, bất cập và chưa có sự thay đổi về chất. Việt Nam chỉ tham gia vào những công đoạn sản xuất có giá trị tăng thêm thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực kinh tế nhà nước có nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả đầu tư thấp. Lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng hơn phân nữa trong tổng lao động. Mối liên kết giữa các vùng lãnh thổ còn yếu, chồng chéo và lãng phí.

- Ổn định chính trị, đã phát triển nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế; đặc biệt sự kiện gia nhập WTO (tháng 11/2006) tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tốc độ cải cách của Việt Nam chậm hơn so với các nước.

- Thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nhưng việc thực thi pháp luật còn yếu kém, thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho sự phát triển kinh tế.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cục bộ và chưa đạt tiêu chuẩn đã trở thành trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

- Chính sách phúc lợi, an sinh xã hội còn nhiều bất cập, chưa thực sự là công cụ hữu hiệu trong bảo trợ cho người dân khỏi những rủi ro đối với mức sống của họ, giúp giảm nghèo và bất bình đẳng kinh tế.

- Xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình và phát triển, đối thoại và hợp tác nên là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phân công lao động quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng nguy cơ tiếp tục tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực; rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

- Thế giới đang bước vào thời kỳ mở đầu thời đại tri thức hóa kinh tế toàn cầu. Việt Nam với lợi thế của nước đi sau có cơ hội lớn để tiến nhanh đạt trình độ tiên tiến nếu biết nắm bắt và tận dụng các cơ hội. Tuy nhiên, Việt Nam thiếu quyết tâm đổi mới triệt để khi mà nền kinh tế đã thoát khỏi nhu cầu cấp bách giải quyết đói nghèo. Chưa tạo nên sự đồng thuận sâu rộng trong xã hội để đẩy đất nước đến sự giàu có, phồn vinh. Cộng với sự yếu kém trong năng lực điều hành của Chính phủ.


Mà trên hết là nạn tham nhũng một cách tràn lan, có hệ thống đã làm suy yếu vai trò của nhà nước.

- Nhiều nước lớn trên thế giới luôn xem Việt Nam là đối tác chiến lược trong quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bị xem là nền kinh tế phi thị trường (không muộn hơn 31/12/2018) nên trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ gặp nhiều bất lợi.

- Môi trường ngày càng suy thoái dù Việt Nam sớm đã có nhận thức và có văn bản pháp luật để bảo vệ, tuy nhiên tính thực thi không cao. Bên cạnh đó, những biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp và tác động trực tiếp đến phát triển, tồn vong của đất nước.

- Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam cần tăng tốc, phát triển bền vững, chất lượng, hiệu quả và hội nhập thành công; từng bước xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn này có tên là Chiến lược hưng thịnh quốc gia”. Với mục tiêu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh, vững chắc và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Nâng cao hiệu quả, từng bước hiện đại hóa nền kinh tế, tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Đến năm 2020 Việt Nam gia nhập nhóm nước các nền kinh tế công nghiệp mới.

- Để việc thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đạt hiệu quả cao, cần: công bố ý tưởng chiến lược, một số mục tiêu chiến lược và phương cách cơ bản đạt mục tiêu cho dân chúng biết để cùng đồng lòng thực hiện chiến lược phát triển đất nước; đồng thời, Chính phủ xây dựng chương trình hành động cụ thể trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ của chiến lược, được thể hiện thông qua các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương; Và thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện chiến lược được thông qua và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ASEAN (2006), Third ASEAN State of the Environment Report 2006,

Jakarta.

2. Asian Productivity (2004), Total factor productivity growth - survey report,

Tokyo.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới 2011-2020.

5. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2001), Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, Nxb Lao động, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. David O. Dapice (2003), Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành công hay tình trạng lưỡng thể bất thường? một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

11. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, Hà Nội.

12. Trần Thọ Đạt (2005), Sources of Vietnam’s Economic Growth 1986-2004,

Hà Nội.

13. Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Hà Nội.

14. Trần Thọ Đạt (2007), Những nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2000-2006, Hà Nội.


15. Martin Evans (2007), An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào?.

16. Fullbright (2008), Lựa chọn thành công bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam.

17. Fullbright (2008), Tình trạng bất ổn vĩ mô: nguyên nhân và phản ứng chính sách.

18. Fullbright (2008), Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách.

19. Fullbright (2008), Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất ổn vĩ mô.

20. Fullbright (2009), Thay đổi cơ cấu giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất.

21. Henri Ghesquiere (2008), Bài học thành công của Singapore.

22. Lưu Bích Hồ (1992), Cách tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.

23. Li Tan (2008), Nghịch lý của Chiến lược đuổi kịp - Tư duy lại mô hình phát triển kinh tế dựa vào nhà nước, Nxb Trẻ. (Nguyên bản gốc: Li Tan (2006), The Paradox of Catching Up Rethinking of State-Led Economic Development, Palgrave Macmillan.

24. Vò Đại Lược (2007), Kinh tế Việt Nam đổi mới và phát triển, Nxb Thế giới, Hà Nội.

25. Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho Người nghèo (ADB), Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo - Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị,

26. Nguyễn Xuân Oánh (2001), Đổi Mới vài nét lớn của một chính sách kinh tế Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

27. Kenichi Ohno (2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia, và Nhật Bản bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

28. Kenichi Ohno (2007), Phát triển kinh tế của Nhật Bản con đường đi lên từ một nước đang phát triển, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, Hà Nội.

29. Rick Stapenhursh, Sahr J. Kpundeh, Kiềm chế tham nhũng hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Joseph E. Stiglitz (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nxb Trẻ.


31. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

32. Trần Đình Thiên (2005), Liên kết kinh tế ASEAN vấn đề và triển vọng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

33. Thierry de Montbrial, Philippe Moreau Defarges (2003), Thế giới toàn cảnh ramses, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Trần Văn Thọ (2000), Kinh tế Việt Nam 1955-2000 tính toán mới, phân tích mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

35. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiêp hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Tổng cục thống kê (2000), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975- 2000, Nxb Thống kê.

37. Tổng cục Thống kê (2001), Dự báo dân số cho cả nước, các vùng địa lý kinh tế và 61 tỉnh/thành phố Việt Nam, 1999-2024, Nxb Thống kê, Hà Nội.

38. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia.

39. Viện Chiến lược phát triển (2004), Quy hoạch phát kinh tế - xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Vũ Quang Việt (2005), Phát triển và chất lượng phát triển: các chỉ tiêu

đánh giá kinh tế.

41. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế - Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Ngô Doãn Vịnh (2006), Hướng tới sự phát triển của đất nước một số vấn đề

lý thuyết và ứng dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Ngô Doãn Vịnh (2007), Chiến lược phát triển bàn về tư duy và hành động có tính chiến lược, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí