DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng | Nội dung | Trang | |
1 | Bảng 3.1 | Số lượng lao động tại Công ty ( 2016 – 2017 - 2018) | 41 |
2 | Bảng 3.2 | Chất lượng lao động tại Công ty (2016 – 2017 - 2018) | 44 |
3 | Bảng 3.3 | Kế hoạch và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch Công đoàn Việt Nam năm 2018 | 45 |
4 | Bảng 3.4 | Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch Công đoàn Việt Nam năm 2016 – 2018 | 46 |
5 | Bảng 3.5 | Bảng khảo sát nhu cầu và các mức độ nhu cầu của người lao động trong công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam | 48 |
6 | Bảng 3.6 | Năng suất lao động và tiền lương bình quân (2016 – 2018) | 50 |
7 | Bảng 3.7 | Bảng đánh giá tình hình thực hiện công việc, hoàn thành nhiệm vụ của người lao động theo phương pháp cho điểm | 61 |
8 | Bảng 3.8 | Bảng tổng hợp ý kiến NLĐ về công tác đào tạo tại Công ty 2018 | 66 |
9 | Bảng 3.9 | Năng suất lao động của công ty 2017 – 2018 | 71 |
10 | Bảng 4.1 | Bảng mô tả công việc cho nhân viên lễ tân | 87 |
11 | Bảng 4.2 | Bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc | 88 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo động lực cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam - 1
- Khái Niệm Và Vai Trò Của Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Trong Doanh Nghiệp
- Nội Dung Công Tác Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
- Thiết Kế Và Tổ Chức Thực Hiện Các Biện Pháp Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ | Nội dung | Trang | |
1 | Biểu đồ 3.1 | So sánh thu nhập bình quân của các công ty năm 2018 | 54 |
2 | Biểu đồ 3.2 | Đánh giá của NLĐ trong công ty về mức lương tại công ty | 54 |
3 | Biểu đồ 3.3 | Kết quả khảo sát tiêu chí NLĐ được phân tích công việc | 58 |
4 | Biểu đồ 3.4 | NLĐ đánh giá về công tác đánh giá thưc hiện công việc tại công ty | 62 |
5 | Biểu đồ 3.5 | Đánh giá của NLĐ trong công ty về điều kiện lao động và môi trường làm việc | 64 |
6 | Biểu đồ 3.6 | Đánh giá của NLĐ trong công ty về cơ hội thăng tiến tại công ty | 69 |
7 | Biểu đồ 3.7 | Kết quả khảo sát NLĐ hài lòng với những gì công ty mang lại | 73 |
8 | Biểu đồ 3.7 | Kết quả khảo sát NLĐ sẽ gắn bó với công ty | 74 |
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ | Nội dung | Trang | |
1 | Sơ đồ 1.1 | Quá trình tạo động lực của người lao động | 11 |
2 | Sơ đồ 1.2 | Hệ thống nhu cầu của Maslow | 14 |
3 | Sơ đồ 1.3 | Mô hình kỳ vọng đơn giản hóa | 15 |
4 | Sơ đồ 3.1 | Mô hình tổ chức hoạt động của công ty | 39 |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập kinh tế với thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức. Để khẳng định mình và có chỗ đứng trên thị trường các doanh nghiệp cần luôn luôn đổi mới, biết tận dụng những thế mạnh của mình nhằm tối ưu hoá sản xuất, nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ… Một trong số những yếu tố, nguồn lực quan trọng để tổ chức có thể khẳng định mình, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là nguồn lực con người. Trong giai đoạn hiện nay nguồn nhân lực của tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là nhân tố quyết định nên sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức. Vấn đề tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc nâng cao nắng suất lao động. Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp nhà nước cũng không ngoại lệ. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người. Khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau. Đây được coi là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý, là yếu tố mang tính quyết định hiệu quả làm việc và khả năng cạnh tranh của tổ chức, cho dù đó là tổ chức của nhà nước hay tổ chức tư nhân. Cụ thể hơn, động lực có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức. Điều này luôn luôn đúng với bất cứ tổ chức nào, nhưng đối với tổ chức nhà nước điều này quan trọng hơn, bởi vì nếu người lao động không có động lực làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nước và có tác động không tốt đến xã hội. Do đó, việc tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu quả của bộ máy nhà nước; quyết định đến việc sử dụng hiệu quả hay gây lãng phí lớn cả về tài lực lẫn vật lực.
Với công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam điều này càng được thể hiện rõ ràng hơn. Bởi lẽ, du lịch và lưu trú là ngành dịch vụ đặc thù. Động lực làm việc, thái độ hết mình với công việc của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận và mức độ chi trả của khách hàng. Điều này tác động rõ rệt lên kết quả hoạt động, thương hiệu, uy tín của công ty. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, uy tín công ty chỉ có thể thực hiện được nếu có những đòn bẩy tạo động lực cho người lao động cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty.
Mặc dù ban lãnh đạo công ty cũng ý thức được về tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động nhưng công tác này vẫn chưa thực sự tốt, người lao động vẫn chưa cống hiến hết mình vì công ty. Trong những năm qua, công ty đã sử dụng nhiều hình thức kích thích, khuyến khích nhằm tạo động lực cho người lao động và phần nào có tác dụng khuyến khích người lao động hăng say làm việc. Mặc dù vậy, các hình thức khuyến khích được thực hiện chưa đủ mạnh. Điều này khiến cho động lực tạo ra cho người lao động mới chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định cho nên chưa thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả cao hơn.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam.” làm đề tài nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam?
- Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực lao động và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.
- Nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là công tác tạo động lực cho người lao động. Tất cả các hoạt động nghiên cứu sẽ xoay quanh hoặc liên quan đến vấn đề tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam tại Số 14 Trần Bình Trọng, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2016 – 2018.
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, các giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH MTV Du lịch Công đoànViệt Nam.
4. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn đã thu thập và đưa ra một số nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới các lý thuyết về tạo động lực cho người lao động, từ đó hệ thống cơ sở lý luận chặt chẽ cho tạo động lực lao động nói chung và vận dụng vào nghiên cứu đề tài nói riêng.
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần chỉ ra thực trạng, ưu điểm và các nhược điểm cần khắc phục trong công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam đồng thời đóng góp một số biện pháp để công ty hoàn thiện công tác này.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chương 3: Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam
Chương 4: Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể khẳng định bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào dù làm trong ngành nghề nào, dù làm hành chính hay sản xuất kinh doanh cũng đều mong muốn nhân viên hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong thực tế bên cạnh những người lao động làm việc hăng say nhiệt tình luôn có những người làm việc trong trạng thái uể oải, thờ ơ, dẫn đến kết quả thực hiện công việc thấp. Hiểu được rằng thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động là chìa khóa thành công của tổ chức, từ lâu, động lực và tạo động lực cho người lao động là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều học giả và các nhà quản trị.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trên thế giới đã có rất nhiều học giả tập trung vào các nghiên cứu về phân công, chuyên môn hoá công việc, kích thích lao động để có thể tổ chức lao động một cách chặt chẽ và mang lại hiệu quả hoạt động cao. Các học giả nổi tiếng nghiên cứu về động lực và tạo động lực có thể kể đến như Frederick Winslow Taylor (1911) với Lý thuyết về cây gậy và củ cà rốt; Abraham Harold Maslow (1943) với Tháp nhu cầu, Douglas Mc Gregor (1960) với Lý thuyết X và Y, Fridetick Herzberg (1959) với biểu đồ hai yếu tố tạo động lực bên trong và bên ngoài của người lao động; Vroom & Brown (1964) với thuyết kỳ vọng; Adams (1965) với thuyết công bằng...
Theo Kuo (2013) một tổ chức nếu muốn thành công phải kết hợp các điểm mạnh, động lực của nhân viên nội bộ và đáp ứng kịp thời các thay đổi, yêu cầu của môi trường bên ngoài. Nghiên cứu đã phân tích các câu hỏi được hoàn thành bởi 335 nhân viên tại 91 doanh nghiệp công nghệ cao ở Đài Loan và chỉ ra rằng: trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, định hướng thị trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua chính cam kết của tổ chức này. Các nhà quản lý